2 danh tướng tiêu biểu của huyện phúc thọ tham gia phong trào cần vương chống pháp là ai

Thứ Sáu, 25/04/2014, 09:50 [GMT+7]

(QBĐT) - Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước 1883 đầu hàng thực dân xâm lược Pháp, đất nước ta rơi vào thảm cảnh “Tình thế nguy nan, cơ đồ tan nát. Cũng vì triều đình nhu nhược, tham sinh nên đã đầu hàng. Để cho quân giặc tung hoành, thừa thế ra tay tàn sát”1. 

Trước tình hình đó trong triều đình có sự phân hóa, một số quan lại và quân sĩ có tinh thần dân tộc đã kiên cường nổi dậy chống thực dân Pháp. Sau khi vua Tự Đức chết, Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết trong Hội đồng phụ chính đã dựa vào một số quan lại phái chủ chiến phế truất những ông vua thân Pháp từ Dục Đức, Hiệp Hòa đến Kiến Phúc rồi đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi. Ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết đem quân đánh vào Tòa Khâm sứ và đồn binh Pháp nhưng bị thất bại phải đưa vua Hàm Nghi rút lên miền núi Quảng Trị. Ngày 13-7-1885, từ Sơn Phòng Quảng Trị, vua Hàm Nghi ra  Chiếu Cần Vương hô hào nhân dân ra sức giúp vua cứu nước.

Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, từ năm 1885 nhiều cuộc khởi nghĩa lấy danh nghĩa Cần Vương nhanh chóng nổi lên khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng; khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật; khởi nghĩa Tây Bắc của Nguyễn Quang Bích và khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng.

Khi biết Hàm Nghi lên Sơn Phòng - Quảng Trị, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân truy tìm, bắt buộc Tôn Thất Thuyết phải đưa vua ra vùng núi Hương Khê, Hà Tĩnh. Đầu tháng 11-1885, biết tin Hàm Nghi ở Sơn Phòng - Hà Tĩnh, thực dân Pháp đã huy động lực lượng càn quét, Tôn Thất Thuyết lại phải đưa Hàm Nghi vào huyện Tuyên Hóa- Quảng Bình lập căn cứ kháng chiến mới. Tuyên Hóa – Quảng Bình trở thành Kinh đô kháng chiến của phong trào Cần Vương trong những năm 1885 đến năm 1888.

2 danh tướng tiêu biểu của huyện phúc thọ tham gia phong trào cần vương chống pháp là ai
Trong phong trào Cần Vương, tại eo Lập Cập, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa đã diễn ra những cuộc chiến đấu quyết liệt giữa quân ta và quân Pháp để bảo vệ vua Hàm Nghi. Ảnh: X.Vương.

Ở Quảng Bình, hưởng ứng Chiếu Cần Vương nhiều quan lại, sĩ phu yêu nước đã kêu gọi, tập hợp dân chúng lập căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sách Đại Nam thực lục chính biên của triều Nguyễn viết: “Thân hào các phủ huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch thuộc hạt Quảng Bình khởi loạn dựng các hiệu cờ “Cần vương cử nghĩa” (thủ xướng là nguyên tri phủ Nguyễn Phạm Tuân)” 2.

Nguyễn Phạm Tuân sinh năm Nhâm Thân (1842) tại làng Kiên Bính, tổng Võ Xá, phủ Quảng Ninh (nay thuộc phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới), năm Quý Dậu (1873) thi hương đỗ cử nhân, từng giữ chức tri phủ Bố Trạch, tri huyện huyện Tuyên Hóa,  năm Giáp Thân được bổ làm tri phủ phủ Đức Thọ (Hà Tĩnh). Là vị quan thanh liêm, chính trực, một lòng yêu nước thương dân trước họa xâm lăng ông quyết chí từ quan tham gia nghĩa quân giúp vua cứu nước.

Triều đình kháng chiến vua Hàm Nghi cử ông giữ chức Tán lý quân vụ thay Tôn Thất Thuyết (khi Tôn Thất Thuyết qua Trung Quốc) chỉ huy lực lượng nghĩa quân kháng chiến. Đội quân của Nguyễn Phạm Tuân đã anh dũng chiến đấu bảo vệ căn cứ kháng chiến và vua Hàm Nghi tại rừng núi Tuyên Hóa. Khi bị giặc bắt không cam chịu đầu hàng ông đã tự vẫn để giữ trọn khí tiết.

Xuôi về phía đồng bằng, Đề đốc Lê Trực người từng tham gia nhiều trận đánh giữ thành Hà Nội bị vua Tự Đức cách chức lui về ở ẩn, khi có Chiếu Cần Vương ông đã xây dựng căn cứ ở làng Thanh Thủy (Tiến Hóa, Tuyên Hóa ngày nay) tập hợp các sĩ phu, binh lính, trai tráng các làng quanh vùng tổ chức cuộc chiến đấu chống lại đội quân xâm lược thực dân Pháp.

Ông đã tổ chức nhiều trận đánh lớn ở Đồng Vại, Hướng Phương, Minh Cầm, Quảng Khê, Chợ Đồn, Ròn... và từng đưa quân đánh vào tỉnh lỵ ở Đồng Hới làm cho thực dân Pháp nhiều phen khiếp đảm. Mặc dù bị bao vây càn quét, nghĩa quân  gặp nhiều tổn thất, thực dân Pháp nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ nhưng Lê Trực vẫn một lòng trung thành với sự nghiệp giúp vua cứu nước, duy trì cuộc kháng chiến cho đến phút cuối cùng.

Ở phía hữu ngạn sông Gianh, võ tướng Mai Lượng, sau khi triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, ông đã từ quan về quê ở ẩn. Khi vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến, ông đã đến yết kiến xin được tham gia chiến đấu. Mai Lượng được vua Hàm Nghi phong chức Lãnh binh phụ trách nghĩa quân bảo vệ phía nam căn cứ Sơn Triều Tuyên Hóa. Căn cứ của nghĩa quân Mai Lượng trải dài từ vùng núi thượng nguồn sông Rào Nan đến vùng núi phía tây huyện Bố Trạch, kéo dài từ Cao Mại đến Troóc. Từ địa bàn rừng núi thượng nguồn sông Rào Nan, nghĩa quân Mai Lượng phối hợp với các đội quân của Lê Trực, Bạch Xỉ tổ chức nhiều cuộc chiến đấu, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch.

Ở phía hạ nguồn sông Gianh có Bạch Xỉ Đoàn Chí Tuân đã tổ chức lực lượng chống Pháp ở vùng Nam Quảng Trạch và phối hợp với nghĩa quân của Hoàng Phúc ở phía Nam Quảng Bình tổ chức nhiều trận đánh làm cho quân Pháp khiếp sợ. Khi cuộc kháng chiến ở Quảng Bình gặp phải những tổn thất nặng nề, ông đã đưa đội quân của mình tìm đường ra Hương Khê nhập với đội quân của Phan Đình Phùng tiếp tục cuộc chiến đấu.

Ở địa bàn huyện Bố Trạch có Lê Mô Khởi người làng Cao Lao Hạ (nay là Hạ Trạch, Bố Trạch) vốn là mệnh quan triều đình từng giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Khi triều đình ký hiệp ước bán nước 1883, ông từ quan về quê dạy học. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, ông đã xây dựng căn cứ Trại Nái tập hợp đông đảo nghĩa binh trong vùng tổ chức lực lượng kháng chiến. Từ căn cứ Trại Nái, nghĩa quân của Lê Mô Khởi đã tập kích tấn công quân Pháp nơi chúng đồn trú ở Lý Hòa, Hoàn Lão, Thanh Khê, Khe Nước gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, ông cho quân rút vào rừng sâu tiếp tục chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.

Ở phía nam tỉnh, phong trào Cần Vương nổi lên có các đội quân của Đề Én, Đề Chích, Hoàng Phúc và nhiều văn thân khác. Nghĩa quân của Hoàng Phúc đã phối hợp với các nhóm nghĩa dũng của Đề Én, Đề Chích dựa vào vùng núi phía tây hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy xây dựng căn cứ ở Kim Sen, Lèn Bạc tổ chức nhiều cuộc tấn công đánh phá doanh trại giặc làm cho chúng luôn bị động đối phó. Nghĩa quân khống chế  cả một vùng rộng lớn từ trung tâm tỉnh lỵ Đồng Hới đến vùng đồng bằng hai huyện Quảng Ninh,Lệ Thủy, đánh vào đình Mỹ Lộc tiêu diệt toán quân Pháp, bắt khâm phái Võ Bá Liêm, nhiều lần đánh vào các đồn binh Pháp ở Đồng Hới và có khi mở rộng địa bàn vào tận Cửa Việt Quảng Trị.

Lực lượng kháng chiến của phong trào Cần Vương ở Quảng Bình phát triển mạnh mẽ, sâu rộng từ phía bắc vào phía nam tỉnh, trên cả vùng rừng núi và đồng bằng làm thực dân Pháp và triều đình Huế hết sức lo lắng. Ông vua bù nhìn Đồng Khánh phải ra Đồng Hới thực hiện âm mưu mua chuộc, vì “Quảng Bình là tỉnh duy nhất chưa chịu thần phục” với phủ dụ: “người nào nguyên trước có quan chức đều cho vẫn theo như cũ (sau các địa phương cũng chiểu theo thế mà làm); người nào bắt chém được đầu sỏ bọn phản nghịch là Hoàng Phúc, Nguyễn Phạm Tuân, thì thưởng quan hàm có thứ bậc (bắt sống được bổ làm quan tam phẩm, và thưởng 200 lạng bạc; chém được thì bổ làm quan tứ phẩm và thưởng 100 lạng bạc)” 3.

Mặc dù vậy, phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ khắp các vùng từ rừng núi đến đồng bằng các huyện trong tỉnh trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. Trong thế cô lập bị bao vây, điều kiện của cuộc kháng chiến thiếu thốn mọi bề nên các cuộc chiến đấu của các đội quân Cần Vương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đêm 1 tháng 11 năm 1888, được sự giúp đỡ của một số kỳ hào phản bội, thực dân Pháp đã đột nhập vào chỗ ở của vua Hàm Nghi và Trương Quang Ngọc đã bắt vua giao nộp cho quân Pháp.

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, cuộc kháng chiến dưới danh nghĩa Cần Vương dần dần đi vào thoái trào, nhưng ngọn lửa của lòng yêu nước, chí căm thù giặc vẫn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân Quảng Bình.

Phong trào Cần Vương tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng là trang sử mở đầu cho cuộc kháng chiến suốt hơn một thế kỷ của nhân dân Quảng Bình cùng nhân dân cả nước chống thực dân, đế quốc quân xâm lược giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

1. Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX. NXB Văn học. HN. 1977, tr 506

2. Đại Nam thực lục. Tập XXXVII. NXB Khoa học xã hội. HN. 1977, tr73-74

3. Đại Nam thực lục. Sách đã dẫn, tr 186

Phan Viết Dũng

Đinh Công Tráng (1842 - 1887) là lãnh tụ chính của khởi nghĩa Ba Đình (tên cứ điểm ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX tại Việt Nam. Sau khi vua Hàm Nghi dấy lên phong trào khởi nghĩa chống Pháp và truyền hịch toàn quốc thì ông tự xưng là Nga Định Sơn Vương đứng lên khởi nghĩa theo Phong Trào Cần Vương của vua Hàm Nghi nhưng sau vua bị đầy thì ông về ở ẩn (Có tư liệu cho rằng ông bị Pháp xử bắn.

2 danh tướng tiêu biểu của huyện phúc thọ tham gia phong trào cần vương chống pháp là ai
Đinh Công Tráng

Chân dùng Đinh Công Tráng do người Pháp vẽ

Binh nghiệpPhục vụNghĩa quân Ba ĐìnhNăm tại ngũ1883-1887Chỉ huyNghĩa quân Ba ĐìnhTham chiếnphong trào Cần VươngThông tin chungBiểu tựBộ NguyênChức quanLãnh đạo khởi nghĩa chống PhápSinh1842Mất5 tháng 10, 1887(1887-10-05) (44–45 tuổi)Nguyên nhân mấtPháp xử bắnQuốc giaĐại NamTriều đạinhà Nguyễn

Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842) tại làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).

Khi quân Pháp tiến hành công cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ, đang là một chánh tổng, ông đến gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy ngày 19 tháng 5 năm 1883.

Bài chính: Khởi nghĩa Ba Đình

Tháng 7 năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ban dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng, tháng 2 năm 1886, Đinh Công Tráng cùng với các đồng đội của mình đã chọn vùng đất thuộc ba làng là: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (vì mỗi làng có một ngôi đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia, nên gọi là căn cứ Ba Đình; nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm căn cứ kháng chiến lâu dài. Từ đây, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam... Chính vì vậy mà quân Pháp rất quyết tâm đánh dẹp.

Theo giúp Đinh Công Tráng có nhiều cộng sự, trong đó có Phạm Bành là người tài giỏi và đắc lực, đã cùng ông chỉ huy lực lượng nghĩa quân đánh bại hai đợt tấn công quy mô lớn của Pháp ngày 18 tháng 12 năm 1886 và ngày 6 tháng 1 năm 1887.

Trận ngày 18 tháng 12 năm 1886

Quân Pháp gồm 500 lính, có đại bác 80 ly yểm hộ, tấn công căn cứ Ba Đình từ hai hướng. Hướng tây nam do Trung tá Metzanhzơ (Metzinzer), hướng đông bắc do Trung tá Đôt (Dodds) chỉ huy, nhưng đều bị nghĩa quân đánh lui. Sau trận này, thấy không thể thắng nhanh được nên quân Pháp chuyển sang phương án bao vây.

Trận ngày 6 - 21 tháng 1 năm 1887

Ngày 6 tháng 1 năm 1887, Trung tá Đôt lại cho quân tấn công đợt nữa, nhưng do cũng không thành công nên cho quân rút ra xa, tổ chức bao vây và chờ viện binh.

Không thể để căn cứ Ba Đình tồn tại giữa vùng đồng bằng giáp ranh Thanh Hóa và Ninh Bình, làm cản trở công cuộc thôn tính nước Việt, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp quyết định:

  • Nâng số quân Pháp đánh Ba Đình lên 3.530 lính (1.580 lính Âu và 1.950 lính bản xứ). Ngoài ra, còn 5 nghìn dân binh và giáo dân của linh mục Trần Lục đến tiếp tay.
  • Tăng số pháo sử dụng lên 36 khẩu, trong đó có 4 khẩu 95 ly, 10 khẩu 81 ly, 4 khẩu 65 ly,...
  • Đưa 4 pháo hạm và nhiều thuyền lớn đến yểm trợ và lo việc tiếp vận.
  • Cử Đại tá Brixô (Brissaud) làm tổng chỉ huy.

Sau khi cắt đứt xong đường tiếp tế của nghĩa quân, Đại tá Brissaud liền cho quân tiến đánh căn cứ Ba Đình. Lần này, Brissaud vừa cho phun dầu đốt cháy các lũy tre, vừa cho nã pháo tới tấp, biến căn cứ Ba Đình thành một biển lửa.

Trước sức mạnh của đối phương, đêm 20 rạng 21 tháng 1 năm 1887, Đinh Công Tráng cho quân phá vòng vây, rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao.

Sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp chiếm được cứ điểm Ba Đình. Sau khi ra sức tàn phá, họ còn bắt buộc triều đình nhà Nguyễn phải xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính.[1]

Trận đồn Mã Cao

Thủ lĩnh Đinh Công Tráng vừa đến Mã Cao, chưa kịp củng cố lực lượng thì đã bị quân Pháp đuổi theo tấn công. Ngày 2 tháng 2 năm 1887, một trận giao tranh ác liệt đã xảy ra ở đây. Thấy không đủ sức kháng cự, lợi dụng lúc đêm tối, các thủ lĩnh đành phải cho quân rút theo hướng Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa sáp nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước. Một số khác theo Đinh Công Tráng rút về Nghệ An.[2]

Về Nghệ An, Đinh Công Tráng định gây lại phong trào, nhưng đến ngày 5 tháng 10 năm 1887[3] thì ông đã hy sinh trong một trận chiến đấu với đối phương tại làng Trung Yên, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Tướng Pháp Mason nhận định về Đinh Công Tráng như sau:

(Ông) là người có trật tự, trọng kỷ luật, cương trực, hay nghiêm trị những thủ hạ quấy nhiễu dân; có chí nhẫn nại, biết mình, biết người, không bao giờ hành binh cẩu thả, giỏi lập trận thế.[4]

Đề cập đến sự thất bại của ông, nhóm tác giả sách Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2) cho rằng:

Thất bại của ông bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, mà trực tiếp là do chiến thuật phòng ngự bị động, với việc lập chiến tuyến cố thủ tại một vùng đồng chiêm trũng, địa bàn chật hẹp, dễ dàng bị cô lập khi bị đối phương bao vây hoặc tấn công. Đây được coi là điển hình của lối đánh chuyến tuyến cố định.[5] Ông được đặt tên cho 1 con đường ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nhiều người soạn, Từ điển bách khoa Việt Nam (Tập 1). Hà Nội, 1995.
  • Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập Trung). Tác giả tự xuất bản, Sài Gòn. 1963.
  • Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
  • Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
  • Hoàng Văn Lân-Ngô Thị Chính, Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX), Quyển 3, Tập 1, Phần 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 1979.

  1. ^ Lịch sử 11 (nâng cao). Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 253.
  2. ^ Xem thêm Trận đồn Mã Cao (1887).
  3. ^ Ngày Đinh Công Tráng hy sinh chép theo Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập Trung, tr. 137) và Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 812). Tuy nhiên, Từ điển bách khoa Việt Nam chép là ngày 7 tháng 9 năm 1887. (tr. 157). Cũng theo Việt sử tân biên (đã dẫn) thì: Bị lý trưởng làng Tăng Yên tố cáo với Thiếu tá Coste, trưởng đồn Đô Lương, nên Đinh Công Tráng mới bị giết chết (tr. 136). Sách Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam (Tập 4) ghi là lý trưởng làng Chính An (Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr. 274).
  4. ^ Dẫn lại theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 157.
  5. ^ Lược theo Đại cương lịch sử Việt Nam' (Tập 2), tr. 77.

  1. Đinh Công Tráng: Lãnh tụ kiên cường của nghĩa quân Ba Đình Lưu trữ 2008-12-24 tại Wayback Machine
  2. 120 năm cuộc khởi nghĩa Ba Đình: Nghĩa quân quả cảm

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đinh_Công_Tráng&oldid=69090624”