3 giai đoạn trong cộng đồng học tập chuyên môn là gì

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

82


HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0026


Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 82-93 This paper is available online at //stdb.hnue.edu.vn


MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP CHUYÊN MÔN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THƠNG


Nguyễn Hồng Đoan Huy


Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Tóm tắt. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp lên chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thơng. Các hình thức phát triển nghề nghiệp giáo viên ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung hiện nay được tổ chức một cách đa dạng và phong phú; tuy nhiên hiệu quả mang lại từ mỗi một hình thức này cũng đang là vấn đề gây tranh cãi. Tổ chức cộng đồng học tập chuyên môn của giáo viên ngay tại các trường phổ thông là một trong những hướng đi mới và được cơng nhận tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến. Thơng qua phân tích các nghiên cứu quốc tế, bài báo giới thiệu về “cộng đồng học tập chun mơn” dưới góc nhìn của một hình thức phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, trong đó khái quát về khái niệm, đặc điểm cũng như làm rõ mối quan hệ giữa việc tổ chức cộng đồng học tập này với việc phát triển nghề nghiệp giáo viên và chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thơng.


Từ khóa: Cộng đồng học tập chun mơn, năng lực của giáo viên, phát triển nghề nghiệp giáo viên, chất lượng giáo dục phổ thông.



1. Mở đầu



Phát triển nghề nghiệp giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thơng ln là có mối quan hệ rất chặt chẽ và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động. Làm thế nào để đội ngũ giáo viên có thể nâng cao năng lực nghề nghiệp một cách liên tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục trên thế giới. Rất nhiều loại hình phát triển nghề nghiệp cho giáo viên được ứng dụng đã và đang mang lại những hiệu quả nhất định, trong đó, xây dựng và triển khai thực hiện hình thức “cộng đồng học tập chuyên môn” của giáo viên ở nhà trường phổ thông cũng đã cho thấy những tác động tích cực khơng chỉ đối với việc phát triển nghề nghiệp của giáo viên mà còn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.


Cụm từ “học tập chuyên môn” (Professional Learning) bắt đầu được sử dụng trong những năm 1990 sau khi Peter Senge - The Fifth Discipline (1990) [16] phổ biến ý tưởng về các tổ chức học tập. Sau đó, Charles B. Myers và Lynn K. Myers sử dụng cụm từ “cộng Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với việc phát triển nghề nghiệp…


83 đồng học tập chuyên môn” ở nhà trường trong cuốn sách xuất bản năm 1995, cuốn sách đó có tên là “Nhà giáo dục chuyên nghiệp: Giới thiệu mới về giảng dạy và trường học” [12]. Một năm sau Charles B Myers đã trình bày một báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Mỹ mang tên "Về loại hình trường phổ thơng phát triển nghiệp vụ - Professional Development Schools", nhà nghiên cứu này đã đề xuất một hình thức phát triển chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên ngay tại trường phổ thông nơi giáo viên đang giảng dạy. Năm 1997, Shirley M. Hord đã công bố một bài báo mang tên "Cộng đồng học tập chuyên môn: Cộng đồng liên tục hỏi và cải tiến" [6]. Kể từ cuối những năm 1990 đến nay, những công trình nghiên cứu và tài liệu cơng bố liên quan đến cộng đồng học tập chuyên môn cũng lần lượt được cơng bố trong đó có đề cập đến những tác động mà mơ hình này mang lại đối với chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và sự phát triển nghề nghiệp chuyên môn của giáo viên nói riêng.


2. Nội dung nghiên cứu



2.1. Cộng đồng học tập chuyên môn


2.1.1. Khái niệm cộng đồng học tập chuyên môn


Cho đến nay, không có định nghĩa thống nhất về cộng đồng học tập chuyên môn – Professional Learning Community (PLC). Tùy vào mỗi bối cảnh nghiên cứu và ứng dụng khác nhau, PLC có thể được hiểu theo nhiều nội hàm khác nhau. Tuy nhiên, dường như có sự đồng thuận rộng rãi trên bình diện quốc tế khi cho rằng PLC là một khái niệm dùng để chỉ một nhóm người cùng chia sẻ và cùng học hỏi một cách nghiêm túc về công việc chuyên môn của họ theo cách thức liên tục phản biện, cộng tác, học hỏi và trên tinh thần xây dựng để cùng nhau phát triển (Mitchell & Sackney, 2000 [11]; Toole & Louis, 2002 [20]) và hoạt động theo tập thể (King & Newmann, 2001) [8].


Dựa trên tóm tắt các cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan, Hord (1997, p.1)[6] đã đúc kết và định nghĩa về PLC với tư cách là “cộng đồng chuyên môn của những người cùng nhau tham gia học tập” (Astuto, Clark, Read, McGree & Fernandez, 1993) [1], “... trong đó, giáo viên cùng một trường học bao gồm cả cán bộ quản lí, liên tục tìm kiếm và chia sẻ việc học và hành động để thực hiện hoạt động học đó của họ. Mục tiêu hành động này là nâng cao hiệu quả chuyên môn, đảm bảo mục đích cuối cùng là lợi ích của học sinh; do đó, mơ hình này cũng có thể được gọi là cộng đồng của những đề xuất và cải tiến liên tục”.


Theo đó, nội hàm của khái niệm PLC – Professional Learning Community cịn có thể rút ra được từ chính tên gọi của nó:


- Professional: Một cộng đồng học tập chuyên môn là cơng việc của những người làm


việc chun mơn, có nghĩa thành viên của một PLC phải chấp nhận một tinh thần, thái độ


chuyên nghiệp, tập trung vào mục tiêu là lợi ích của học sinh và hỗ trợ học sinh học tập. Nó cịn có nghĩa là PLC được vận hành thông qua tri thức và nghiên cứu. Giáo viên thảo luận làm thế nào để vận dụng linh hoạt những đổi mới giáo dục vào công tác giảng dạy của mình, giáo viên thực hiện nghiên cứu dựa trên chính những điều tra, vận dụng trên thực tiễn lớp học của họ.


- Learning: Cộng đồng học tập chuyên môn là đều nhằm chỉ đến việc học. Học dành

</div>

<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nguyễn Hoang Đan Huy


84


nhà trường. Học tập chuyên môn của giáo viên bao gồm học dựa trên kiến thức từ thực tiễn, kiến thức từ nghiên cứu.


- Community: Cộng đồng học tập chun mơn dựa trên tầm nhìn trong đó học tập có hiệu quả hơn nếu nó được thực hiện trong một nhóm các chuyên gia. Nhà trường có thể cung cấp những điều kiện về vật chất và tinh thần để hỗ trợ hoạt động của cộng đồng học tập.


Tựu trung lại, có thể nói rằng, trong mơi trường nhà trường, cộng đồng học tập chuyên môn là một tập thể gồm những giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường cùng nhau học hỏi, hợp tác, chia sẻ trong việc tiếp nhận, nghiên cứu, ứng dụng và sáng tạo những ý tưởng, kiến thức liên quan đến dạy học và giáo dục để cùng nhau phát triển, hướng đến mục tiêu cuối cùng là vì lợi ích của học sinh.


2.1.2. Đặc trưng của cộng đồng học tập chuyên môn ở nhà trường phổ thông



Báo cáo năm 2005 của Bộ Giáo dục Ontario (Canada) có tựa đề “Giáo dục cho Tất cả” cho thấy các đặc điểm của PLC như sau:


 Chia sẻ tầm nhìn và giá trị dẫn đến cam kết tập thể của cán bộ nhà trường, được


thể hiện trong công tác hàng ngày


 Đề xuất những giải pháp tích cực, tạo nên sự cởi mở đón nhận những ý tưởng mới


 Làm việc hợp tác để đạt được các mục tiêu chung


 Khuyến khích thử nghiệm để thúc đẩy cơ hội học tập


 Cùng nhau nghiên cứu về thực trạng, đề xuất các nhiệm vụ cần thực hiện để cải


thiện thực trang, qua đó nâng cao năng lực chuyên môn


 Cải tiến liên tục dựa trên đánh giá kết quả học tập


 Phản ánh để nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn


Theo nghiên cứu của Hord (2004) [7] và Louis (1995) [9], PCL có những đặc điểm như sau:


 Có giá trị và tầm nhìn chung


Có một tầm nhìn chung và đồng thuận về mục mục tiêu hoạt động là điều quan trọng nhất đối với một cộng đồng học tập chuyên môn. Đặc biệt, tất cả các thành viên trong cộng đồng học tập đều cùng có “một sự tập trung liên tục” đối với việc học của chính họ (Hord, 2004). Louis (1995) đề xuất rằng cùng nhau chia sẻ những giá trị chung là nền tảng để đồng thuận trong việc ra quyết định trong tập thể.


 Trách nhiệm tập thể


Trong nhiều tài liệu đã công bố, các nhà nghiên cứu hầu như đều đồng tình ở một đặc điểm của PLC, đó là các thành viên của PLC phải liên tục chịu trách nhiệm tập thể cho việc học của mỗi thành viên. Họ cho rằng trách nhiệm tập thể đó có thể giúp duy trì cam kết, tạo nên những áp lực một cách đồng thời và giảm bớt sự cô lập giữa các giáo viên với nhau.


 Phản ánh yêu cầu một cách chuyên nghiệp

</div>

<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với việc phát triển nghề nghiệp…


85 lẫn nhau và phân tích trường hợp, lập kế hoạch chung và cùng phát triển chương trình giảng dạy; tìm kiếm kiến thức mới, chia sẻ kiến thức mới cập nhật thông qua tương tác với nhau; áp dụng các ý tưởng cũng như những thơng tin mới hữu ích để hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề trong thực tiễn dạy học và giáo dục, qua đó đáp ứng nhu cầu của học sinh...


 Hợp tác


Điều này liên quan đến sự tham gia của các thành viên trong hoạt động phát triển một cách hiệu quả, thay vì chỉ đơn thuần là những sự kết hợp có qua có lại mang tính hình thức. Chẳng hạn như, giáo viên cùng nhau đánh giá và chia sẻ phản hồi liên quan đến đánh giá đó. Cảm giác phụ thuộc lẫn nhau là trọng tâm của sự hợp tác: mục tiêu của việc dạy tốt sẽ không thể đạt được nếu thiếu sự cộng tác giữa giáo viên với nhau, giữa giáo viên với cán bộ quản lí của nhà trường.



 Thúc đẩy hoạt động học tập theo nhóm và cá nhân


Tất cả giáo viên đều là những người học hỏi từ đồng nghiệp của họ (Louis và cộng sự, 1995). Trong nghiên cứu “Learning enriched schools” của Rosenholtz (1989), ‘‘tự đổi mới chuyên môn’’ là ‘một sự kiện xã hội chứ không phải là sự cô độc”. Học tập tập thể là điều hiển nhiên trong xã hội lồi người, thơng qua việc sáng tạo tri thức tập thể (Louis, 1994), nhờ đó cộng đồng học tập tương tác, tham gia vào đối thoại nghiêm túc và thảo luận về thông tin và dữ liệu mà họ cùng thu được.


Từ các cơng trình nghiên cứu liên quan, chúng ta nhận thấy, PLC có rất nhiều đặc điểm trong đó bao gồm cả việc tập thể và trách nhiệm cho việc học tập của học sinh được chia sẻ rộng rãi, tập trung vào câu hỏi và đối thoại phản chiếu giữa các nhà giáo dục, tập trung vào việc cải thiện việc học của học sinh, các giá trị và tiêu chuẩn chung.


2.2. Vai trò của cộng đồng học tập chuyên môn với sự phát triển nghề nghiệp giáo viên phổ thông


Phát triển chuyên môn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông là nhân tố ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ hệ thống giáo dục. Hơn ai hết, năng lực của giáo viên, trong đó sự phát triển nghề nghiệp liên tục của họ có thể quyết định đến sự tiến lên hay thụt lùi của chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Vậy, cộng đồng học tập chuyên mơn của giáo viên ở trường phổ thơng đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở đây?

</div>

<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nguyễn Hoang Đan Huy


86


Thực vậy, nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định vai trị của cộng đồng học tập chun mơn với sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên, trong đó, tiêu biểu là một nhóm nghiên cứu bao gồm Poulos, Culberston, Piazza, & D’entremont (2014) [15] đã nhận định rằng: các trường phổ thơng có thể nâng cao chất lượng giáo dục của mình nếu tập thể các thành viên trong trường hợp tác nỗ lực để cải thiện, học hỏi và cùng nhau đổi mới; Các PLC là cơng cụ có thể mang lại cơ hội để hình thành và thúc đẩy những nỗ lực tập thể đó. Việc xây dựng các PLC có thể là cách tốt nhất để thiết lập môi trường học tập liên tục cho giáo viên trong nhà trường (Davidson & Dwyer, 2014 [2]; Stahl, 2015 [18; DuFour, 2014 [4]; Owen, 2015 [13]).


Nhà nghiên cứu DuFour (2014) đã khẳng định rằng, “quy trình hoạt động của các cộng đồng học tập chuyên nghiệp cung cấp môi trường tốt nhất cho sự phát triển chun mơn có hiệu quả của giáo viên trong nhà trường”. Woodland & Mazur (2015) [21] cũng nhấn mạnh thêm rằng: PLC được biết đến với tư cách là một trong những cách tiếp cận tốt nhất để giúp cho giáo viên cải thiện và học tập trong suốt q trình cơng tác của họ. Tam (2015) [19] nói thêm rằng việc thiết lập PLC là một cách để tối đa hóa sự phát triển chun mơn trong các trường học trong thời đại ngày nay: “Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng, các hoạt động được tổ chức trong PLC có thể mang lại sự thực học cho giáo viên; các hoạt động như vậy thường bao gồm: giáo viên quan sát các thực hành của nhau, cho và nhận phản hồi, tham gia vào các nghiên cứu chuyên nghiệp và tham gia vào các cuộc thảo luận, tọa đàm để cùng nhau phản biện… tất cả đều là hoạt động đặc trưng của PLC”.


Mặc dù nhà nghiên cứu Poulos et al. (2014) nhận thấy rằng nhiều “giáo viên vẫn khơng thoải mái với việc chỉ trích người khác ở mức cần thiết” [15], nhưng chính sự khó chịu về ban đầu này cho thấy một cơ hội để thay đổi tích cực: chính những phản hồi trung thực và những phản biện mang tính xây dựng là rất quan trọng để giúp giáo viên cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học của mình.


Nghiên cứu của Sims & Penny (2014) [17] thông qua việc quan sát hoạt động của những PLC đã chỉ ra rằng: hình thức này mang lại một mơi trường tích cực và xây dựng thông qua việc cung cấp cơ hội cho các cuộc trò chuyện chuyên nghiệp cởi mở và minh bạch giữa các giáo viên trong cùng cộng đồng học tập chun mơn. Giáo viên khơng chỉ tìm kiếm cơ hội để tăng cường kiến thức của họ bằng PLC mà cịn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện chuyên môn, tư vấn và chia sẻ ý tưởng và chuyên môn mà họ nhận được từ các giáo viên khác và từ một người khác. Davidson & Dwyer (2014) [2] và Peskin et al. (2009) [14] đã xác nhận điều này sau khi phỏng vấn một số giáo viên về kinh nghiệm của họ khi tham gia vào các PLC; nghiên cứu của họ cho thấy rằng giáo viên rất thích chia sẻ kiến thức chun mơn, tài liệu học tập và nghiên cứu của họ. Hơn nữa, các giáo viên khi tham gia vào PLC đã học được nhiều hơn về những kinh nghiệm thực tiễn trong dạy học từ các giáo viên khác trong PLC.

</div>

<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với việc phát triển nghề nghiệp…


87 giữa giáo viên trao đổi với nhau trong PLC rất có thể có hiệu quả vì chúng được sử dụng trong thực tế chứ khơng phải là lí thuyết sng.


Kết quả phỏng vấn trên các giáo viên tham gia PLC về lợi ích và giá trị mà họ thu được từ PLC được nhóm nghiên cứu Davidson & Dwyer (2014), McConnell và cộng sự (2013) và Richmond & Manokore (2011) chỉ ra bao gồm như sau:


(1) Chia sẻ thơng tin và nguồn tài liệu;


(2) Tìm hiểu các quan điểm và thực hành mới dựa trên bằng chứng; (3) Tìm hiểu về các giải pháp thực tế;


(4) Phát triển tình đồng nghiệp;


(5) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên.


Như vậy, đối với sự phát triển nghề nghiệp giáo viên, các cơng trình nghiên cứu đã
khẳng định ý nghĩa của cộng đồng học tập chuyên môn như một yếu tố quan trọng trong hệ thống giáo dục hiện đại. Có thể nói, cộng đồng học tập chun mơn vừa là mục đích, cơng cụ, vừa là mơi trường để phát triển chuyên môn nghề nghiệp của giáo viên.


2.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông


Như đã đề cập ở trên, cộng đồng học tập chuyên mơn của giáo viên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự vận hành của tồn bộ q trình giáo dục. Mối quan hệ tương quan giữa cộng đồng học tập chuyên môn của giáo viên với chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông đã được công bố trong nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới.


2.3.1. Đối với hiệu quả dạy học của giáo viên


Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng PLC có thể cải thiện hiệu quả thực hành giáo dục


của giáo viên và nâng cao trình độ chuyên môn của họ thông qua hợp tác, nghiên cứu hành động và thảo luận. PLC cũng có thể cung cấp cơ hội cho giáo viên để suy ngẫm về thực hành của riêng mình cũng như chia sẻ những chiêm nghiệm về thực hành chuyên môn giữa giáo viên với nhau. Thảo luận mang tính phản biện, đóng góp ý kiến mang tính xây dựng thường thấy trong các hoạt động của những PLC có thể xem là một cơ hội tốt để giáo viên tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau về các quan điểm mới, các góc nhìn mới; nhìn nhận lại những khó khăn, thách thức mà mình và đồng nghiệp phải đối mặt; nhận phản hồi tích cực và xác định các phương pháp tiếp cận mới (Poulos và cộng sự, 2014; Tam, 2015). Sims & Penny (2014) [17] nói rằng: “PLC có thể cung cấp cho giáo viên cơ hội để đặt câu hỏi, nghiên cứu và tìm các giải pháp liên quan đến các vấn đề khác nhau của trong tác giảng dạy của mình”.


Ngồi ra, PLC có thể làm sâu sắc thêm kiến thức chuyên môn của giáo viên bên ngoài


</div>

<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nguyễn Hoang Đan Huy


88


Các PLC cũng có thể tác động tích cực đến sự tự tin về năng lực bản thân và chất


lượng thực hành của giáo viên vì trong các PLC, giáo viên có thể giao tiếp với nhau để


cùng chia sẻ cách giải quyết những trở ngại khác nhau trong nghề nhằm giúp cải thiện thực tế giảng dạy và giáo dục của họ. Nói cách khác, sự tự tin vào năng lực bản thân cũng như niềm tin vào năng lực chun mơn của người giáo viên có thể giúp họ thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Điều này là rất quan trọng bởi vì giáo viên có thể gặp phải những khó khăn, thách thức trong quá trình cơng tác của mình. Do đó, một mơi trường làm việc có sự hỗ trợ, cộng tác có thể tác động tích cực đến niềm tin của giáo viên (Thornton & Cherrington, 2014; Davidson & Dwyer, 2014). Tam (2015) đã nhận định rằng, trong các PLC, “giáo viên dễ dàng tiết lộ những bất ổn của họ và mong muốn có được những bình luận và lời khun từ những người khác”.


Không những vậy, đối với những giáo viên mới vào nghề, PLC đóng vai trị hết sức to lớn. Thông qua các hoạt động của PLC, giáo viên mới có thể :


(1) Trải nghiệm sự thay đổi và sự khác biệt giữa những gì được học ở trường đại học với thực tế giáo dục tại trường phổ thông (McConnell và cộng sự, 2013; Woodland & Mazur, 2015).


(2) Có thể hưởng lợi từ sự cố vấn, hướng dẫn của các giáo viên có kinh nghiệm khác về các hoạt động tại trường phổ thông (Beddoes, Prusak, & Hall, 2014).


(3) Có được sự chuẩn bị tuy vẫn thường bị choáng ngợp trước nhiệm vụ giảng dạy và các công tác được giao ở trường phổ thông (Jones, 2012).


(4) Được đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn hỗ trợ và tài liệu giảng dạy và hỗ trợ lập kế hoạch (Davidson & Dwyer, 2014, trang 46).


(5) Có những hiểu biết, kinh nghiệm giá trị từ các đồng nghiệp về thực hành thực tế hơn là những lí thuyết trên giấy (McConnell và cộng sự, 2013; Woodland & Mazur, 2015).


Tam (2015) đã phỏng vấn một số giáo viên của nhiều quốc gia khác nhau về niềm tin của họ đối với việc phát triển chuyên môn thông qua việc tham gia vào các PLC; một trong những giáo viên mới cho biết: “Chúng tôi học kiến thức về giảng dạy trong các chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nhưng thực ra loại kiến thức đó là lí thuyết áp đảo. Trong thực tế, lí thuyết được học hồn tồn khơng đủ để đối phó với các vấn đề phát sinh trong q trình giảng dạy tại trường phổ thơng. Chúng tôi cần học hỏi từ các đồng nghiệp, đặc biệt là những người có kinh nghiệm phong phú trong việc giải quyết các vấn đề hàng ngày trên lớp và tập trung vào việc mang lại hiệu quả học tập cho học sinh”.


Hơn nữa, thực tế cho thấy, giáo viên mới thường cho thấy mức độ bị cô lập cao hơn các giáo viên có kinh nghiệm, trong khi đó, các trường phổ thơng lại thường khơng chú trọng tới những chính sách hay hoạt động nhằm khuyến khích hoặc hỗ trợ sự hợp tác của mọi giáo viên trong toàn trường. Trong nỗ lực giải quyết các vấn đề cô lập của các giáo viên mới, một số trường học chỉ định một giáo viên có kinh nghiệm làm cố vấn cho giáo viên mới. Tuy nhiên, việc được chỉ định cho một người cố vấn có thể không đủ hiệu quả hoặc hỗ trợ không đầy đủ cho các giáo viên mới (Jones, 2012, David & Dwyer, 2014).

</div><!--links-->

Video liên quan

Chủ đề