Ăn nhiều xôi nếp có tốt không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng gạo nếp chứa nhiều dinh dưỡng, có thể giúp tăng cân và giữ no lâu. Tuy nhiên cũng có nhiều người không thể ăn được gạo nếp.

1. Người thừa cân, béo phì

Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng tương đương với cơm trắng, đặc biệt nếu bạn thường thích ăn xôi cùng các loại thức ăn kèm theo như trứng, thịt, xúc xích… thì sẽ càng khiến tình trạng béo phì gia tăng. Do đó, những người thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn xôi.

2. Bệnh nhân tiểu đường

Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chất chứa trong đó là tinh bột, nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều thì đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được.

3. Người mới phục hồi bệnh

Sau khi khỏi bệnh nặng, cơ thể tương đối yếu, lúc này cần ăn nhiều thức ăn lỏng bổ dưỡng để dạ dày từ từ phục hồi, nếu ăn nhiều thức ăn làm từ gạo nếp thì gánh nặng cho cơ thể, khó tiêu hóa và khiến cơ thể suy nhược hơn.

4. Người có tiền sử bệnh dạ dày

Gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều bất cứ ai cũng cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng…

Do đó, những người có tiền sử bệnh dạ dày không nên sử dụng xôi và các loại đồ nếp khác do nó có thể làm gia tăng tình trạng ợ chua, óc ách, thậm chí gây đau. Nếu xôi có kèm theo các loại dầu mỡ, tiêu, hành, tỏi… sẽ càng khiến bạn khó chịu nhiều hơn.

5. Người có vết thương bị mưng mủ

Những vết thương hở, đặc biệt khi bị viêm sẽ rất lâu lành. Nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi và các thức ăn từ gạo nếp khác sẽ càng làm tình trạng nặng thêm có thể gây mưng mủ.

Vì vậy những người mới phẫu thuật, người có vết thương bị sưng viêm nên kiêng thức ăn này và chỉ ăn lại khi các tổn thương đã lành và bình thường trở lại.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa sáng đạt chuẩn là một bữa ăn phải có đủ các thành phần gồm chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia, ăn xôi vào bữa sáng không những không hề có hại cho sức khỏe thậm chí vô cùng tốt là đằng khác. Đó là bởi xôi là một thực phẩm giàu năng lượng, giúp no lâu và giúp tinh thần minh mẫn.

Hơn nữa, xôi chứa một lượng calo khá cao. Chẳng hạn như, các loại xôi nấu từ gạo nếp, kết hợp thêm với các loại đậu, dừa nạo, vừng… cung cấp tới 600 calo/đĩa xôi (trong khi 1 bát phở chỉ chứa 400 calo).

Bên cạnh đó, còn có các loại xôi thịt, xôi trứng sẽ cung cấp thêm cả một lượng đạm và protein cho cơ thể. Mặt khác, xôi được gọi là “thực phẩm sạch”, bởi nó không có hóa chất như: bún, miến, phở…

các loại xôi thịt, xôi trứng sẽ cung cấp thêm cả một lượng đạm và protein cho cơ thể

Ăn sao cho đúng cách

Dù ăn xôi tốt như vậy, song, các chuyên gia cũng cảnh báo ăn quá nhiều và ăn xôi quá thường xuyên cũng không hề tốt cho sức khỏe. Chính bởi vậy, mỗi người chỉ nên ăn xôi từ 1 đến 2 lần/tuần, cũng như không nên ăn xôi thay cơm. Đặc biệt những nhóm sau không nên ăn xôi quá thường xuyên hoặc thậm chí nên hạn chế ăn xôi:

1. Những người đã béo, hoặc muốn giảm cân thì nên tránh món xôi nếp, càng không nên ăn xôi buổi sáng thay cơm bởi tinh bột dồi dào, ăn nhiều sẽ bị tăng cân.

2. Những người bị đau dạ dày cần tránh món xôi nếp, nhất là xôi đỗ xanh. Bởi cả đỗ xanh và gạo nếp theo đông y là lành tính, nhưng bị đau dạ dày sẽ tăng nguy cơ ợ chua, trào ngược dạ dày – thực quản, trướng bụng… Các gia vị hành, tỏi, tiêu… ăn kèm xôi sẽ khiến bệnh dạ dày tăng nặng.

3. Những người hay bị nóng bụng, hay nổi mụn trứng cá cũng chớ ăn xôi buổi sáng, bởi cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người.

4. Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con nên tuyệt đối tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ.

Xôi là món ăn quen thuộc, có màu sắc và hương vị thơm ngon khiến nhiều trẻ em yêu thích. Xôi hoặc đồ nếp còn là các món ăn nhanh tiện lợi cho bữa sáng. Nhiều phụ huynh thường mua xôi cho trẻ ăn vào buổi sáng trước khi đi học nhưng không biết rằng cho trẻ ăn xôi nhiều có tốt không?

Gạo nếp là loại thực phẩm giàu tinh bột không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết những thực phẩm được chế biến từ gạo nếp, ví dụ như xôi, sẽ chứa rất nhiều năng lượng. Vì thế mỗi khi ăn đồ nếp hoặc xôi thì cơ thể sẽ no lâu hơn. Không chỉ vậy, đồ nếp còn chứa rất nhiều protein, các chất béo, chất xơ không hòa tan cũng như giàu các axit amin cùng nhiều nguyên tố vi lượng.

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng như vậy nên đối với con người, nhìn chung, những thực phẩm được chế biến từ gạo nếp đem lại khá nhiều công dụng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ em cần nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cao để phát triển thể chất và trí não. Đó là lý do vì sao gạo nếp luôn xuất hiện trong bữa ăn của trẻ. Ngoài ra, do gạo nếp chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan nên có khả năng chống oxy hóa tốt và có ích cho hệ tiêu hoá của trẻ. Các nguyên tố vi lượng có trong xôi ví dụ như sắt còn có thể phòng ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

Tuy rằng các loại thực phẩm được chế biến từ đồ nếp, ví dụ như xôi, vừa tiện lợi, dễ chế biến và cũng khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn chế biến từ gạo nếp nói chung hoặc xôi nói riêng. Sau đây là những lý do giải thích vì sao không nên cho trẻ ăn xôi và đồ nếp nhiều:

  • Đồ nếp, hay nói theo một cách khác là những món ăn được chế biến từ gạo nếp nói chung sẽ chứa nhiều chất amilopectin (một carbohydrate không hoà tan, tạo ra độ dẻo và làm tăng lượng đường trong máu). Đối với người lớn nói chung và trẻ em nói riêng thì ăn nhiều đồ nếp hoặc xôi sẽ khiến hệ tiêu hoá bị khó tiêu. Vì vậy mà những người già và trẻ nhỏ thường được khuyên là không nên ăn quá nhiều xôi hoặc đồ nếp. Đặc biệt những trẻ đang có bệnh cấp tính (sốt, ho,...), đang mắc bệnh về đường tiêu hoá (ví dụ như chướng bụng, vàng da,...) hoặc trẻ mới khỏi bệnh không nên ăn xôi.
  • Đồ nếp và xôi còn có tính ôn nên nếu trẻ em ăn quá nhiều xôi sẽ khiến trẻ bị nóng trong người, bị nhiệt miệng, gây rối loạn tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu. Với những trẻ em đang có tình trạng thừa cân hay béo phì thì càng phải hạn chế ăn những loại thực phẩm là từ đồ nếp bởi vì chúng sẽ tạo ra nguồn năng lượng rất lớn, vượt xa nhu cầu năng lượng cần thiết trong 1 ngày.
  • Xôi thường được chế biến đơn giản nên không đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng cho một bữa ăn của trẻ.

Các loại thực phẩm chỉ tốt và mạng lại giá trị dinh dưỡng tối ưu khi được sử dụng với hàm lượng đầy đủ và cân đối. Để trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí não thì mỗi bữa ăn hằng ngày cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Thừa hoặc thiếu bất kỳ chất nào, dù là lượng rất ít, cũng không tốt. Đối với đồ nếp và xôi, nếu cho trẻ ăn quá nhiều thì hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ của trẻ. Vì thế các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng ăn xôi nhiều sẽ khiến trẻ no lâu hơn mà cho con ăn thường xuyên. Nếu trẻ yêu thích những món ăn được làm từ gạo nếp thì chỉ nên cho trẻ ăn chút ít vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh ăn quá nhiều, nhất là vào buổi tối.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp cho các bậc cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ em ăn xôi nhiều có tốt không cũng như biết cách lên một kế hoạch dinh dưỡng an toàn, phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Ăn xôi bị gì?

Ăn nhiều xôi dễ bị mụn nhọt, sưng, mưng mủ vết thương. Xôi có chứa thành phần khá nóng, vì thế khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này.

Ai không nên ăn cơm nếp?

5 nhóm người không nên ăn gạo nếp, xôi.
Người thừa cân, béo phì ... .
Bệnh nhân tiểu đường. ... .
Người mới phục hồi bệnh. ... .
Người có tiền sử bệnh dạ dày. ... .
Người có vết thương bị mưng mủ.

Ăn xôi nếp có tác dụng gì?

Vitamin E và dưỡng chất trong cám gạo nếp được đông y tận dụng chữa tê phù và chứng nghẹn, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho da. Gạo nếp còn tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Ngoài ra chúng còn được dùng chữa các bệnh tiêu chảy, tiểu đường, buồn nôn, rối loạn bài tiết…

Không nên ăn xôi khi nào?

Gạo nếp còn có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, khi bị nóng sẽ khiến vết thương lâu lành. Ngoài những người có vết thương hở không nên ăn thì những người bị nhiệt, đàm nhiệt, sốt, ho khạc hoặc chướng bụng cũng nên tránh đồ nếp.

Chủ đề