Ăn tràng lợn có tốt không

Lòng lợn là một trong những món ăn được yêu thích của không ít người. Lòng lợn mặc dù nhiều chất dinh dưỡng nhưng đồng thời lòng lợn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.

Ảnh minh hoạ

Nội tạng động vật hay nội tạng gia cầm đều có hàm lượng cholestorol xấu rất cao. Như trong óc của động vật lượng cholesterol xấu có thể cao hơn tới hàng chục lần so với hàm lượng cholesterol mà cơ thể con người cần.

Trong khi đó, hàm lượng cholesterol cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt với người lớn tuổi. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế sử dụng nội tạng động vật, đặc biệt với những người lớn tuổi, phụ nữ và nam giới từ 30 tuổi trở lên đều không nên ăn nội tạng động vật nhiều.

Việc ăn phủ tạng động vật có thể tốt với người này nhưng cũng có thể không tốt với người khác. Việc các món ăn phủ tạng của động vật có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam rất phổ biến. Vì vậy, người tiêu dùng nên biết sức khỏe của mình như thế nào, chất lượng các sản phẩm từ lục phủ ngũ tạng có tốt không để sử dụng sao cho đúng.

Những 'đại kỵ' khi ăn lòng lợn:

Người bị cảm, mệt mỏi

Cháo lòng có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.

Người có đường tiêu hóa kém

Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.

Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch

Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.

Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.

Bà bầu

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.

TPO - Lòng lợn là món khoái khẩu của khá nhiều người, tuy nhiên ăn lòng lợn thế nào để không hại sức khoẻ, không rước bệnh vào người lại là điều không phải ai cũng biết.

Nội tạng động vật (thông thường chúng ta hay ăn nội tạng của lợn, còn gọi chung là lòng lợn) là món ăn được yêu thích mặc kệ những nguy cơ mà nó mang lại.

Không thể phủ nhận rằng món ăn này rất giàu chất dinh dưỡng và mê hoặc người yêu ẩm thực, nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn này nếu hiểu biết của bạn về nó đủ để hạn chế những tác hại mà nó có thể gây ra.

Nội tạng động vật gồm thận, dạ dày, ruột, tim, lưỡi, và gan có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch.

Đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút..

Dưới đây là những điều cấm kỵ tuyệt đối nên tránh để món lòng lợn của bạn được an toàn và hấp dẫn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.

Lòng lợn là món ăn vô cùng quen thuộc của người Việt Nam từ xưa đến nay. Có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn và ngon miệng từ lòng lợn như: lòng chần, lòng rán, cháo lòng,… Tuy nhiên, ăn lòng lợn có tăng cân không? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Hãy tìm câu trả lời chi tiết nhất trong bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé! 

Nội dung bài viết

  1. Lòng lợn bao nhiêu calo? Bảng thành phần dinh dưỡng trong lòng lợn 
  2. Ăn lòng lợn có tăng cân không?
  3. Tác dụng khi ăn lòng lợn
  4. Cách ăn lòng lợn không bị béo?
  5. Những nguy hiểm khi ăn lòng lợn
    1. Dễ bị nhiễm khuẩn
    2. Nguy cơ bệnh nan y
    3. Nguy hiểm khi ăn phải hóa chất
  6. Một số lưu ý khi ăn lòng lợn
    1. Đối tượng không nên ăn lòng lợn
    2. Một số lưu ý khác khi ăn lòng lợn

Lòng lợn bao nhiêu calo? Bảng thành phần dinh dưỡng trong lòng lợn 

Trong lòng lợn bao nhiêu calo và có gây béo không? Trước hết bạn cần biết các thành phần có trong lòng lợn. Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong 100g lòng lợn sẽ có những thành phần dinh dưỡng cụ thể như: 

Calo167 calo Tinh bột 800mgĐạm6.9gSắt500mcg Kali0Chất béo15.1gCholesterol0Vitamin B1100mcgCanxi12mg Nước77.1g 
Thành phần dinh dưỡng trong lòng lợn

Có thể thấy ngay trong bảng thành phần trên, trong lòng lợn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Hơn thế nữa, lòng lợn còn chứa chất béo lên đến 15g, vì thế, nếu bạn biết cách kiểm soát lượng lòng lợn nạp vào trong cơ thể có thể đảm bảo việc giảm cân và giữ dáng an toàn.

Xem thêm: Ăn chua có giảm cân không?

Ăn lòng lợn có tăng cân không?

Vậy, với những thành phần kể trên thì ăn lòng lợn có tăng cân không? Ăn lòng lợn không gây tăng cân nếu bạn biết kiểm soát đúng cách. Tuy nhiên, cũng có thể gây béo phì, tăng cân nếu ăn quá nhiều. 

Theo như bảng thành phần dinh dưỡng kể trên, có thể thấy trong lòng lợn chứa nhiều đạm, sắt, nước và các thành phần tốt vì thế đặc biệt có lợi trong việc phục hồi sức khoẻ, thường là với những người sau khi phẫu thuật. 

Tuy nhiên, trong món ăn hấp dẫn nãy lại chứa khá nhiều chất béo bão hòa và cholesterol không có lợi cho cơ thể. Vì thế, những người có tình trạng béo phì trước đó không nên ăn hoặc hạn chế nhất có thể bởi món ăn này sẽ dẫn đến tăng cân không kiểm soát. 

Đặc biệt, nhiều người thường có thói quen ăn lòng rán, lòng xào và kết hợp với nhiều loại gia vị khác. Khi bạn nạp quá nhiều chất dinh dưỡng từ lòng và các loại gia vị và hình thức chế biến nhiều dầu mỡ này, thì việc tăng cân là điều vô cùng dễ thấy.

Xem thêm: Ăn hạt dẻ có tăng cân không

Tác dụng khi ăn lòng lợn

Không thể phủ nhận, ăn lòng lợn mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Theo Đông Y đây còn là một trong những vị thuốc hiệu quả có lợi cho thận. Một số món ăn chế biến từ lòng lợn có tác dụng tốt như: 

  • Cháo lòng: giúp phục hồi sức khoẻ, tình trạng kiệt sức hoặc các trường hợp ốm bệnh lâu ngày 
  • Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: có lợi cho người bị sa dạ dày, tử cung, người già bị thoát vị cơ năng yếu. 
  • Canh lòng lợn hoàng kỳ: có lợi cho phụ nữ mang thai, người cao tuổi có tình trạng suy nhược cơ thể. 
  • Lòng lợn nhồi củ năng: giúp trị tình trạng đầy hơi, trướng bụng. 
  • Không những vậy, đối với các chị em phụ nữ thì việc ăn lòng lợn còn có tác dụng thúc đẩy điều hoà kinh nguyệt vô cùng hiệu quả. 
  • Món hải sâm hầm lòng lợn: kết hợp 2 nguyên liệu này để làm món ăn đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón, suy nhược cơ thể, thiếu nước, da tóc khô, lòng bàn tay và bàn chân bị khô ráp. 
Tác dụng khi ăn lòng lợn

Tuy nhiên nên lưu ý, trong lòng lợn cũng như các bài món ăn là các bài thuốc kể trên chủ yếu có hàm lượng đạm rất cao. Vì thế, những đối tượng bị gút, hoặc các bệnh nhân có cholesterol cao.

Xem thêm: 1 cái bánh chuối chiên bao nhiêu calo?

Cách ăn lòng lợn không bị béo?

Ăn lòng lợn có tăng cân không? Ăn lòng sẽ không gây tăng cân nếu như bạn biết cách hấp thụ với lượng vừa phải và đúng cách như: 

  • Hạn chế ăn các món lòng chiên rán, lòng xào vì trong các món ăn này rất nhiều gia vị và dầu mỡ đi kèm. 
  • Nên ăn tối trước 19h để cơ thể được nghỉ ngơi và thức ăn được tiêu hoá trước khi đi ngủ. 
  • Chỉ ăn lòng khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi bữa chỉ ăn khoảng 50-70g, tránh ăn quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ. 
  • Bổ sung kèm nhiều rau, củ quả để giảm calo từ lòng nạp vào cơ thể 
Cách ăn lòng lợn không béo

Những nguy hiểm khi ăn lòng lợn

Chúng ta đều đã biết ăn lòng lợn có tăng cân không, mặc dù đây là một món ăn hấp dẫn và ngon miệng nhưng nó cũng hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của bạn. Cụ thể hơn là: 

Dễ bị nhiễm khuẩn

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong lòng lợn chứa nhiều calo nhưng cực kỳ dễ nhiễm khuẩn. Nếu như không được làm vệ sinh an toàn, làm chín đúng cách sẽ khiến lòng lợn dễ hình thành ổ vi khuẩn và gây bệnh nguy hiểm như: kiết lỵ, thương hàn, viêm gan,… 

Đặc biệt, khi ăn lòng lợn tại nhiều hàng quán không được làm sạch hoặc nấu kỹ, ký sinh trùng rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh kể trên. 

Nguy cơ bệnh nan y

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc ăn lòng lợn hoặc các loại nội tạng động vật có thể dẫn đến nhiều bệnh nan y như: huyết áp cao, các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc gút,… 

Trong lòng lớn chứa nhiều loại acid uric và các cholesterol xấu, vì thế khi nạp với lượng quá lớn vào cơ thể sẽ khiến bạn dễ dàng mắc các bệnh nan y kể trên. 

Một số nguy hiểm khi ăn lòng lợn

Nguy hiểm khi ăn phải hóa chất

Hiện nay, với nhu cầu của người dùng quá lớn nên các loại lòng lợn cũng được tiêu thụ tràn lan trên thị trường mà không hề biết chính xác nguồn gốc. Có thể thấy ở rất nhiều các chợ đầu mối, những loại lòng lợn, nội tạng động vật được bày bán và đưa ra thị trường với giá thành rất rẻ. 

Khi ăn những loại lòng lợn không rõ nguồn gốc này, kết hợp việc không được làm sạch hoặc sử dụng các loại chất bảo quản, chất tẩy rửa hoá học sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem thêm: 1 tô bún riêu bao nhiêu calo?

Một số lưu ý khi ăn lòng lợn

Ăn lòng lợn có thể không gây tăng cân nếu như bạn biết cách kiểm soát, thế nhưng nếu không muốn gặp tình trạng nguy hiểm cho sức khoẻ hãy ghi nhớ một số lưu ý sau đây.

Đối tượng không nên ăn lòng lợn

  • Người béo phì, thừa cân không nên ăn lòng lợn. 
  • Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch tuyệt đối không ăn lòng lợn. 
  • Phụ nữ đang mang thai sẽ gặp nguy hiểm đến thai nhi nếu như hấp thu lòng lợn không rõ nguồn gốc vào cơ thể. 

Một số lưu ý khác khi ăn lòng lợn

  • Lòng lợn là món ăn chứa nhiều đạm cũng như có thể nhiễm nhiều vi khuẩn, vì vậy những đối tượng có tiền sử bị bệnh đường ruột, tiêu hoá tuyệt đối không nên ăn. Điều này có thể tạo áp lực cho hệ tiêu hoá và khiến cơ thể của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • Không nên ăn các loại tiết canh lòng lợn sẽ dễ gây nhiễm liên cầu khuẩn lợn
  • Trước khi ăn hãy đảm bảo làm chín và trần nước sôi đầy đủ tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 
  • Tuyệt đối không ăn lòng lợn đã để qua đêm. Chỉ sử dụng các loại lòng lợn ăn hết trong ngày. Bởi, dù có được làm sạch sẽ và chế biến kỹ đến đâu thì thực phẩm khi để qua đêm cũng dễ bị dính mùi ôi thiu, vi khuẩn  tích tụ. Thay vì để lại trong tủ lạnh hãy bỏ ngay nếu không muốn gây bệnh cho cơ thể. 
Lưu ý khi ăn lòng lợn

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho vấn đề ăn lòng lợn có tăng cân không mà S-life muốn chia sẻ tới bạn. Bên cạnh việc tập trung vào chế độ dinh dưỡng, bạn nên kết hợp hoạt động thường xuyên, áp dụng nhiều bài tập thể dục để tăng hiệu quả giảm cân hiệu quả nhé!

Tại sao không nên ăn lòng heo?

Lòng lợn là thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu, hoàn toàn không tốt cho người bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao. Nếu không muốn tình trạng bệnh chuyển biến xấu thì tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa với lòng lợn. Người bị bệnh gout, bệnh thận cần kiêng đạm cũng cần giảm tránh món lòng lợn.

Dồi lợn có tác dụng gì?

Theo Đông y ruột non lợn còn gọi là trư tiểu tràng vị đắng, tính bình vào tâm, tỳ, có tác dụng bổ tâm, thanh nhiệt, hoà tạng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp lượng calo lớn đặc biệt protein.

Những người nào không nên ăn lòng lợn?

Người mắc các bệnh tim mạch, chuyển hóa được nhắc đến đầu tiên..
Người bị bệnh gout. ... .
Người mỡ máu cao. ... .
Người béo phì, thừa cân. ... .
Người bị cảm, cúm. ... .
Người tiêu hóa kém. ... .
Phụ nữ có thai..

Ruột heo chưa gì?

Đĩa lòng lợn thông thường còn bao gồm cả các phủ tạng khác như: tim, gan, lá lách, dạ dày, cổ hũ, trễ (dạ con và ống dẫn trứng còn gọi là "tràng", thường không nhồi, rất ngon nếu được nướng), cật (quả thận).

Chủ đề