Bài tập nâng cao về lực đẩy ác-si-mét

Bài tập về lực đẩy acsimet môn Vật lý lớp 8 đã được cập nhật. Để làm quen với các dạng bài hay gặp trong đề thi, thử sức với các câu hỏi khó giành điểm 9 – 10 và có chiến lược thời gian làm bài thi phù hợp, các em truy cập link thi Online học kì 2 môn Toán lớp 8 có đáp án

Thi thử ONLINE miễn phí các bài kiểm tra môn Vật lý

  • Đề cương ôn tập vật lý lớp 8 – Đề số (12)
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8
  • Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 môn Vật lý lớp 8 mã 14
Xem toàn màn hình Tải tài liệu

Tech12h xin gửi tới các bạn Chuyên đề vật lý 8: Lực đẩy Ác-si-mét - Sự nổi. Bài học cung cấp cho các bạn tổng quan kiến thức, phương pháp giải và các bài tập liên quan. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

1. Lực đẩy Ác-si-mét

  • Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy từ dưới lên với lực có độ lớn bằng một trọng lượng của phần chất lỏng mà được chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
  • Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét : FA = d.V
  • Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

                          V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ.              

2. Sự nổi của vật 

Một vật có trọng lượng P được nhứng vào trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét  FA:

  • Khi vật nổi: P < FA.
  • Khi vật chìm: P > FA.
  • Khi vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: P = FA.

II. Phương pháp giải 

1. Dạng 1: Tính lực đẩy Ác-si-mét

Để xác định lực đẩy Ác-si-mét lên một vật nhúng vào chất lỏng, cần nhớ lực này có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên và độ lớn tính bằng công thức:

FA = d. V

Chú ý: 

  • Khi vật nổi: V là phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (khác với thể tích của vật) .
  • Khi vật chìm hay lơ lửng trong chất lỏng: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng là thể tích của vật. 
  • Khi vật nhúng hoàn toàn trong chất lỏng thì V = $\frac{m}{D}$, với m, D lần lượt là khối lượng và khối lượng riêng của vật.

Ví dụ 1: Một vật có khối lượng 0,42kg, khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3.

Hướng dẫn:

Thể tích của vật xác định từ công thức: V = $\frac{m}{D}$

Với m = 0,42kg = 420g => V = $\frac{420}{10,5}$ = 40 (cm3) = 0,00004 (m3) 

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:

      FA = d.V = 0,00004.10000 = 0,4N

2. Dạng 2: Sự nổi - Xác định lực đẩy Ác-si-mét bằng lực kế

Để xác định lực đẩy Ác-si-mét bằng lực kế, cần biết khi vật nằm cân bằng trong chất lỏng thì trọng lượng của vật bằng với lực kéo của lực kế và lực đẩy Ác-si-mét:

P = F + FA suy ra FA = P - F

Ví dụ 2: Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng vật chìm trong nước, lự kế chỉ 6N. Hãy xác định lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

Hướng dẫn:

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:

FA = P - F = 10 - 6 = 4N

Bài 1: Một vật có khối lượng 0,6kg và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao? Tìm lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3.

Bài 2: Thả một vật hình cầu có thể tích V vào trong nước thấy $\frac{1}{3}$ thể tích của vật bị chìm trong nước.

a, Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu, biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.

b, Biết khối lượng vật 0,2 kg. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

Bài 3: Móc một vật A vào một lực kế thì thấy lực kế chỉ 7N, nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì thấy lực kế chỉ 4N. Hãy xác định thể tích của vật và trọng lượng riêng của chất làm vật. Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10000 N/m3

Bài 4: Treo một vật nặng vào lực kế, trong không khi lực kế chỉ 6N. Khi vật được nhúng chìm trong nước có trọng lượng riêng 10 000 N/m3, lực kế chỉ 3,6N. Khi vật được nhúng chìm trong chất lỏng khác, lực kế chỉ 4,08N. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí, trọng lượng riêng của chất lỏng đó bằng bao nhiêu?

Bài 5: Một quả cầu có trọng lượng riêng d1 = 8200N/m3, thể tích V1 = 100m3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu.

a, Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu.

b, Nếu tiếp tục rót thêm dầu thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu có thay đổi không? 

Trọng lượng riêng của dầu d2 = 7000N/m3 và của nước d3 = 10000N/m3.

chuyên đề vật lý lớp 8, các dạng bài tập vật lý 8, chuyên đề lý 8 Lực đẩy Ác-si-mét - Sự nổi, bài tập vật lý 8 phần cơ học