Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

Hướng dẫn Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2 Tuần 24 - Chính tả trang 27, 29 được chúng tôi biên soạn bám sát nội dung yêu cầu trong vở bài tập. Nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức trọng tâm và ôn tập hiệu quả.

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 - Tuần 24 trang 27: Chính tả

Câu 1: Tìm các từ ngữ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi:.............

- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,... khéo léo của người và thú:.............

b) Chứa tiếng có thanh hỏihoặc thanh ngã có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, thường dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa:..............

- Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường,... bằng đường nét, màu sắc:…………..

Câu 2: Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng

s

M: san sẻ,……………………

x

M: xé vải, ……………………….

b) Chứa tiếng có

thanh

hỏi

M: nhổ cỏ, ………………………

thanh

ngã

M: gõ cửa, ………………………

TRẢ LỜI:

Câu 1: Tìm các từ ngữ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng hoặc x, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi: sáo

- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,... khéo léo của người và thú: xiếc

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngả, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa: 

- Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường…..bằng đường nét, màu sắc: vẽ

Câu 2: Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng

s

M: san sẻ, sa thải, sai khiến, sản xuất, san lấp, sàng lọc, sáng chế, sao chép, sạt lở,...

x

M: xé vải, xác định, xào nấu, xâm chiếm, xắn bánh, xâu kim, xây dựng, xem xét, ....

b) Chứa tiếng có

Thanh hỏi

M: nhổ cỏ, bổ củi, tổ chức, giảng dạy, hiểu bài, rửa mặt, chải tóc, ...

Thanh

Ngã

M: gõ (cửa), diễu hành, vẽ tranh, vỗ tay, giặt giũ, cổ vũ, ....

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 - Tuần 24 trang 29: Chính tả

Tìm và ghi vào ô trống (chọn các bài tập 1, 2 hoặc 3, 4):

1. Từ gồm hai tiếng, bắt đầu bằng âm s

M: sung sướng,………………………………….

….……………………………………………….

2. Từ gồm hai tiếng, bắt đẩu bằng âm x

M: xôn xao,………………………………….

….……………………………………………….

3. Từ gồm hai tiếng, mang thanh hỏi

M: đủng đỉnh,………………………………….

….……………………………………………….

4. Từ gồm hai tiếng, mang thanh ngã

M: rỗi rãi,………………………………….

….……………………………………………….

TRẢ LỜI:

Tìm và ghi vào ô trống (chọn các bài tập 1, 2 hoặc 3, 4):

1. Từ gồm hai tiếng, bắt đầu bằng âm s

M: sung sướng, sàm sỡ, san sẻ, sửng sốt, sành sỏi, sáng suốt, sục sạo, săn sóc, sẵn sàng, sạch sẽ...

2. Từ gồm hai tiếng, bắt đầu bằng âm x

M: xôn xao, xì xầm, xập xệ, xấp xỉ, xâu xé, xập xình, xây xát, xinh xắn, xấu xí, xào xạc...

3. Từ gồm hai tiếng, mang thanh hỏi

M: đủng đỉnh, tủn mủn, lủng củng, rủ rỉ, nảy nở, đổ bể, lẩm cẩm...

4. Từ gồm hai tiếng, mang thanh ngã

M: rỗi rãi, cũ kĩ, mũm mĩm, ngẫm nghĩ, dễ dãi...

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2 Tuần 24 - Chính tả trang 27, 29 chi tiết file PDF hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi!

Đánh giá bài viết

Với bài giải Chính tả Tuần 24 trang 29 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 3.

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

Tìm và ghi vào ô trống (chọn các bài tập 1,2 hoặc 3, 4):

1. Từ gồm hai tiếng, bắt đầu bằng âm S M: sung sướng,.................
2. Từ gồm hai tiếng, bắt đầu bằng âm S M: xôn xao,.............
3. Từ gồm hai tiếng mang thanh hỏi M: đủng đỉnh,..................
4. Từ gồm hai tiếng mang thanh hỏi M: rỗi rãi,...........................

Trả lời:

1. Từ gồm hai tiếng, bắt đầu bằng âm S M: sung sướng, sàm sỡ, san sẻ, sửng sốt, sành sỏi, sáng suốt, sục sạo, săn sóc, sẵn sàng, sạch sẽ.
2. Từ gồm hai tiếng, bắt đầu bằng âm S M: xôn xao, xì xầm, xập xệ, xấp xỉ, xâu xé, xập xinh, xây xát, xinh xán, xấu xí,xào xạc.
3. Từ gồm hai tiếng mang thanh hỏi M: đủng đỉnh, tủn mủn, lủng củng, rủ rĩ, nảy nở, đổ bề, lẩm cầm.
4. Từ gồm hai tiếng mang thanh hỏi M: rỗi rãi, cũ kĩ, mũm mĩm, ngẩm nghĩ, dễ dãi.


Page 2

Dựa theo truyện Người bán quạt may mắn, trả lời các câu hỏi dưới đây :

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì?

………………………………………………………

2. Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?

………………………………………………………

3.Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?

…………………………………………………………

TRẢ LỜI:

Dựa theo truyện Người bán quạt may mắn, trả lờ các câu hỏi dưới đây :

1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì ?

    Bà lão bán quạt gặp Vương Hi Chi và phàn nàn với ông về chuyện quạt bán ế, như vậy cả nhà bà sẽ không có cơm ăn.

2. Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?

   Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để giúp bà lão bán được quạt.

 3. Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?

   Mọi người đua nhau đến mua quạt bởi vì trên quạt có bút tích của Vương Hi Chi, một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc.

Giaibaitap.me


Page 3

Tìm và ghi vào chỗ chống các từ (chọn bài tập 1 hoặc 2):

1. Gồm hai tiếng , trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

- Màu hơi trắng:.....................................

- Cùng nghĩa với siêng năng :......................................

- Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió :

2. Chứa các tiếng có vẩn ut hoặc ưc, có nghĩa như sau :

- Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày :

- Người có sức khoẻ đặc biệt :..............................

- Quẳng đi :.............................

Tìm và ghi vào chỗ trống các từ (chọn bài tập 1 hoặc 2):

1. Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau :

- Màu hơi trắng : trăng trắng

- Cùng nghĩa với siêng năng : chăm chỉ

- Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió : chong chóng

 2.Chứa các tiếng có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau :

 - Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày : trực nhật

- Người có sức khỏe đặc biệt : lực sĩ

- Quẳng đi : vứt

Giaibaitap.me


Page 4

1. Đọc khổ thơ sau :

                                          Những chị lúa phất phơ bím tóc

                                          Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

                                          Đàn cò áo trắng

                                          Khiêng nắng

                                          Qua sông

                                          Cô gió chân mây trên đồng

                                          Bác mặt tròi đạp xe qua ngọn núi.

 a) Trả lời câu hỏi trong bảng:

Tên các sự vật, con vật ?

Các sự vật, con vật được gọi bằng gì ?

Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào ?

…………

……………

…………………

b) Cách gọi và tả sự vật, con vật có gì hay ? Đánh dấu X vào □ trước những câu trả lời thích hợp.

□ Thể hiện được tình cảm thân thiết của tác giả với sự vật, con vật.

□ Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

□ Làm cho các sự vật và con vật trở nên khác nhau.

□ Làm cho bài thơ có vần, khác với bài văn xuôi.

2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao ?" :

a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b) Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.

c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

3. Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, trả lời các câu hỏi sau :

a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông ?

b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt ?

c) Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống ?

d) Vì sao Quắm Đen thua ồng Cản Ngũ ?

TRẢ LỜI:

1. Đọc khổ thơ sau :

                                        Những chị lúa phất phơ bím tóc

                                        Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

                                        Đàn cò áo trắng

                                        Khiêng nắng

                                        Qua sông

                                        Cô gió chăn mây trên đồng

                                        Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.

a) Trả lời câu hỏi trong bảng :

Tên các sự vật, con vật ?

Các sự vật, con vật được gọi bằng gì ?

Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào ?

lúa

chị (lúa)

phất phơ bím tóc

tre

cậu (tre)

bá vai nhau thì thầm đứng học

đàn cò

đàn (cò)

áo trắng, khiêng nắng qua sông

gió

cô (gió)

chăn mây trên đồng

mặt trời

bác (mặt trời)

đạp xe qua ngọn núi

b) Cách gọi và tả sự vật, con vật có gì hay ? Đánh dấu X vào □ trước những câu trả lời thích hợp.

□ Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

2.  Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao

a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b) Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.

c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

3. Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, trả lời các câu hỏi sau :

a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông ?

Vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ nên người tứ xứ đổ về xem vật rất đông.

b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt?

Vì lúc đấu ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp nên keo vật xem chừng chán ngắt.

c) Vì sao ông cản Ngũ mất đà chúi xuống ?

Bời vì trước đó ông Cản Ngũ bị hụt chân nên ông mất đà chúi xuống.

d) Vì sao Quắm Đen thua ông cản Ngũ ?

Vì thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ nên Quắm Đen đả thua ông Cản Ngũ.

Giaibaitap.me


Page 5

Chọn bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điển vào chỗ trống : tr hoặc ch

Góc sân nho nhỏ mới xây

       Chiều …iều em đứng nơi này em ...ông

          Thấy …ời xanh biếc mênh mông

         Cánh cò ….ớp …ắng ...ên sông Kinh Thầy.

2 Điền vào chỗ trống : ut hoặc ưc

     -  Chỉ còn dòng suối lượn quanh

      Th..ˊ..  nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.

-  Gió đừng làm đ..´… dây tơ

Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều

TRẢ LỜI:

Chọn bài tập 1 hoặc 2:

1. Điển vào chỗ trống:  tr hoặc ch

Góc sân nho nhỏ mới xây

        Chiều chiều em đứng nơi này em trông

          Thấy trời xanh biếc mênh mông

          Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.

2. Điền vào chỗ trống: ưt hoặc ưc

       - Chỉ còn dòng suối lượn quanh

     Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.

- Gió đừng làm đứt dây tơ

 Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều.

Giaibaitap.me


Page 6

Quan sát một ảnh lễ hội (ảnh màu, trong Tiếng Việt 3, tập hai, trang 64), viết 4 - 5 câu nói về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.

Gợi ý :

- Lễ hội diễn ra ở đâu ? (trên cánh đồng, trên sông, trước cổng chùa,...)

- Mọi người tham gia trò chơi gì ?

- Người chơi là ai, họ đang làm gì ?

- Người xem có đông không, họ ăn mặc thế nào, thái độ thế nào ?

TRẢ LỜI:

Quan sát một ảnh lễ hội (ảnh màu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập hai, trang 64), viết 4-5 câu nói vể quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Với gợi ý ở vở bài tập Tiếng Việt 3, tập hai, trang 34.

 Cảnh đua thuyền trên sông

Buổi sáng, trời trong và dịu mát. Hàng ngàn người kéo nhau đến chật cả bến sông để xem hội đua thuyền. Trên mặt sông quạnh đỏ phù sa, mấy chục chiếc thuyền dài, đầy ắp người đang cố gắng để về đích nhanh nhất. Người đua thuyền, tay cầm mái chèo đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Động tác đẹp như múa. Người tham gia, người xem, ai cũng rạng rỡ và náo nức. Xa xa, từng chùm bóng bay sặc sỡ chao qua chao lại trong gió như chung niềm hạnh phúc của ngày hội vùng sông nước quê em.

Cảnh chơi đu ở đình làng

Đình làng em hôm nay đông nghịt người. Người địa phương, người tứ xứ khắp nơi đổ về xem hội. Ai cũng mặc áo mới, vẻ mặt hân hoan. Tiếng cười nói, tiếng loa, tiếng cổ vũ... khiến cho đình làng, ngày thường im lắng là thế, bây giờ lại rộn ràng như tết. ở giữa sân, ba cây tre được dựng lên theo thế chân vạc để giữ cân bằng cho chiếc đu ở giữa. Hai người tham gia chơi đu, người khom, người đứng, vịn chắc chiếc đu đang đánh qua đánh lại trên không trung. Phía trên cao, lá cờ phướn ngũ sắc thật lớn đang phất phơ trong gió càng tôn vinh thêm nét đẹp của ngày hội.

Giaibaitap.me


Page 7

Chọn bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi

Hoa …ấy đẹp một cách …ản …ị. Mỗi cánh hoa …ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc …ực …ỡ. Lớp lớp hoa …ấy …ải kín mặt  sân, nhưng chỉ cần một lần …ó thoáng, chúng tản mát bay đi mất.

2. Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh

Hội đua thuyền

Một sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.

Đến giờ đua, l..ˌ… phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập d..ˋ… trên mặt nước lập tức lao l..... phía trước. B…. bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công k…. trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi tr…. mặt nước m…. mông.

TRẢ LỜI:

Chọn bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

2. Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh

Hội đua thuyền

Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.

Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông.

Giaibaitap.me


Page 8

 Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B :

 1. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A :

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

2. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A :

               A                                                              B

Tên một số lễ hội

M : lễ hội đền Hùng,…………………

Tên một số hội

M : hội bơi trải,…………………………

Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội

M : đua thuyền,…………………………

(3) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :

a) Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khâp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.

b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.

c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.

d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

TRẢ LỜI:

1. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A :

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

2. tìm và ghi vào cột Bcacs từ theo yêu cầu của cột A 

             A                                                              B

Tên một số lễ hội

M : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Cầu mùa (dân tộc Khơ mú), lễ hội Chử Đổng Tử, lễ hội Dinh Cớ,…

Tên một số hội

M : hội bơi trải, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền, hội đền Và, hội đua ghe Ngo (dân tộc Khơ me), hội vật,...

Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội

M : đua thuyền, đua voi, thi nấu cơm, đấu vật, chọi trâu, múa hát, kéo co, ném còn, đánh đu,...

(3) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :

a) Vì thương dân, Chử Đổng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c) Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

d) Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Giaibaitap.me


Page 9

Chọn bài tập 1 hoặc 2.

1. Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật:

Bắt đầu bằng r

Bắt đầu bằng d

Bắt đầu bằng gi

 rổ,...

 dế,...

 giường,...

2. Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh :

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

TRẢ LỜI:


Chọn bài tập 1 hoặc 2:

1. Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật:

Bắt đầu bằng r

Bắt đầu bằng d

Bắt đầu bằng gi

rổ, rá, rương, rắn, rết, rây, rẩy, rươi, ....

dế, dụ dỗ, dương cầm, diều hâu, diều,....

giường, giàn giáo, gián, giun, giày, giẻ, giỏ, ...

 2. Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh.

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

Giaibaitap.me


Page 10

Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) kể về một trò vui (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, đá cầu, bịt mắt bắt dê, ca hát, nhảy múa,…) trong ngày hội ở trường hoặc ở địa phương của em.

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

TRẢ LỜI:

    Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) kể về những trò vui (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, đá cầu, bịt mắt bắt dê, ca hát, nhảy múa,...) trong ngày hội ở trường hoặc ở địa phương của em.

 Làm bài

   Ai đã chứng kiến lễ hội Dinh Cô chắc chắn sẽ nhớ lâu màn múa lân thật ấn tượng ở đó. Đầu con lân thật to, mình lân dài với nhiều màu sặc sỡ. Cách con lân chuyển mình, xoay, lượn đẹp và sinh động vô cùng. Những người điều khiển lân làm nó lúc nhảy lên cao, lúc quẫy mình nhịp nhàng với tiếng trống, nhưng họ lại ít khi để lộ mình. Do vậy tiết mục múa lân chân thật, giống như một con vật thiêng bỗng nhiên lạc xuống trần đang phô diễn sự dũng mãnh với đất trời vậy.

Giaibaitap.me


Page 11

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc

…………………………………………………………

2. Dựa theo nội dung các tranh dưới đây kể lại câu chuyện có tên Quả táo. Dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.

 

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

…………………………………………………………………

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29
 

………………………………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc

                        Hai Bà Trưng

                        Bộ đội về làng

                        Báo cáo kết quả tháng thi đua

                        Ở lại với chiến khu

                        Chủ ở bên Bác Hồ

                        Trên đường mòn Hồ Chí Minh

2. Viết nội dung các tranh dưới đây kể lại câu chuyện có tên Quả táo. Dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.

Thỏ muốn hái quả táo trên cây nhưng cao quá chú không hái tới. Thỏ bèn nhờ anh Quạ hái giúp.

Quạ làm rơi quả táo xuống lưng chị Nhím xù. Chị Nhím xù liền mang quả táo trên lưng chạy vào rừng. Thỏ vừa đuổi theo vừa kêu: "Chị Nhím trả lại táo cho tôi".

Thỏ, Nhím và Quạ, ai cũng muốn quả táo thuộc về mình. Tiếng cãi nhau làm ồn một góc rừng.

Bác Gấu từ đằng xa đi lại hỏi : “Có chuyện gì thế các cháu’’ ? Cả ba con vật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bác Gấu nghe.

Nghe xong, bác Gấu ôn tồn phân xử : “Ai cũng có công cả, các cháu nên chia quả táo làm ba phần".

Thỏ, Nhím và Quạ rất bằng lòng về cách phân xử đó. Chúng cắt táo ra làm bốn phần, dành một phần mời bác Gấu để cảm ơn bác đã giúp chúng hiểu lẽ công bằng.

Giaibaitap.me


Page 12

Đọc bài thơ sau :        

Em thương

Em thương làn gió mồ côi

     Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây

       Em thương sợi nắng đông gầy

   Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.

a) Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người được dùng để nhân hoá làn gió và sợi nắng.

Sự vật được nhân hóa

Từ chỉ đặc điểm của con người

Từ chỉ hoạt động của con người

Làn gió

.....

.....

Sợi nắng

.....

.....

 b) Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai ? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A.

                 A                                                                   B

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

c) Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ?

……………………………

……………………………

……………………………

TRẢ LỜI:

a) Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con ngườ được dùng để nhân hóa làn gió và sợi nắng.

Sự vật được nhân hóa

Từ chỉ đặc điểm của con người

Từ chỉ hoạt động của con người

Làn gió

mồ côi

tìm, ngồi

Sợi nắng

gầy

run run, ngã

b) Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A.

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

c) Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ?

     Tác giả dành cho những người này tình cảm trìu mến, nâng niu và rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa.

Giaibaitap.me


Page 13

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo :

………………………………

………………………………

………………………………

2. Kể tên các nhân vật trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo : 

Tên bài

Nhân vật

.............

................

Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài thơ Cái cầu :

Cha gửi……………………………………………………  

Cha vừa………………………………, thư cha nói thế

……………………………………………, cho xem hơi lâu.

Những cái cầu ơi,………………………………………

………………………………………………bắc cầu tơ nhỏ

Con sáo………………………………………………………

……………………………………………bắc cầu lá tre.

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo :

Ông tổ nghề thêu                                              Nhà bác học và bà cụ

Bàn tay cô giáo                                                 Cái đầu

Người trí thức yêu nước                                     Chiếc máy bơm

2. Kể tèn các nhân vật trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo :

Tên bài

Nhân vật

Ông tổ nghề thêu

Trần Quốc Khái

Người trí thức yêu nước

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ

Nhà bác học và bà cụ

Ê-đi-xơn

Chiếc máy bơm

Ac-si-mét

3. Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài thơ Cái cầu :

  Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

        Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế

     Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.

     Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê

        Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ

       Con sáo  sang sông bắc cầu ngọn gió

  Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Giaibaitap.me


Page 14

1.Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật :

………………………………

2 Điền nội dung vào mẫu sau để hoàn chỉnh bản báo cáo gửi cô (thầy) tổng phụ trách :

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

                                                            ..., ngày… tháng… năm…

BÁO CÁO KẾT QUẢ

THÁNG THI ĐUA "XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH”

CỦA CHI ĐỘI………….

Kính gửi: Cô (thầy) tổng phụ trách

Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội

…………………. trong tháng……….vừa qua như sau :

1. Về học tập :

M : Các bạn đi học đầy đủ và đúng giờ.

…………………………

2. Về lao động :

…………………………

3. Về công tác khác :

…………………………

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật :

                         Nhà ảo thuật

                         Đối đáp với vua

                         Em vẽ Bác Hồ

                         Mặt trời mọc ở đằng... tây !

                         Chương trình xiếc đặc sắc

                         Tiếng đàn

2. Điền nội dung vào mẫu sau để hoàn chỉnh bản báo cáo gửi cô (thầy) tổng phụ trách :

   Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

                    TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 3 năm 2013

BÁO CÁO KẾT QUẢ

THÁNG THI ĐUA “XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH

CỦA CHI ĐỘI 3B

Kính gửi : Cô (thầy) tổng phụ trách

Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội 3B trong tháng 02 vùa qua như sau :

1.Về học tập :

Toàn chi đội có 60 đội viên, trong đó 20 đội viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, 32 đội viên đạt loại khá và 8 đội viên đạt loại trung bình. Cả chi đội đã tích cực tham gia phong trào “Vở sạch chữ đẹp’’ do trường phát động. Trong đó phân đội 3B1 đoạt giải ‘‘Hăng hái tích cực" nhất. Bạn Xuân Mai thuộc phân đội 3B3 đoạt giải Vở sạch chữ đẹp nhất.

2. Về lao động :

Hưởng ứng phong trào “Trồng cây theo lời Bác”, chi đội đã nhận trồng và chăm sóc 03 cây tràm trước sân trường, đến nay cây đã xanh tốt.

3. Về công tác khác :

Sáng kiến “Nuôi heo đất giúp bạn đến trường" của chi đội đã được thầy cô khen ngợi và đang được các chi đội khác học tập.

                                                                                                      Chi đội trưởng

                                                                                                       Trần Hoàng Minh

Giaibaitap.me


Page 15

1. Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh :

   Chim gõ kiến……………………

    ……………………..vòng quanh

 Sáng rồi, ……………………..

           Nào, đi……….……………….           

   ………………………..nhạc sáo

   ……………………… nhạc đàn

   …………rủ nhau………………

  Khoác………………………….

2. Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau :

Tôi đi qua đình. Trời…. (giét, rét, dét ) đậm, rét… (buốt, buốc). Nhìn thấy cây nêu……. (ngất, ngấc) ngưởng trụi …..(lá, nà)……… (trước, trướt) sân đình, tôi tính thầm : "A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !" Nhà …..(lào, nào) khá giả….. (lại, nại) gói bánh……(chưng, trưng). Nhà tôi thì không……..(biết, biếc) Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày…… (làng, nàng) vào đám. Tôi bấm đốt ……..(tay, tai) : mười một hôm nữa.

TRẢ LỜI:

1. Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh :

         Chim gõ kiến nổi mõ           

     Gà rừng gọi vòng quanh

     Sáng rồi, đừng ngủ nữa

     Nào, đi hội rừng xanh !

   Tre trúc thổi nhạc sáo

    Khe suối gảy nhạc đàn

Cây rủ nhau thay áo

         Khoác bao màu tươi non.

 2. Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau :

Tôi đi qua đình. Trời rét (giét, rét, dét) đậm, rét buốt (buốt, buốc). Nhìn thấy cây nêu ngất (ngất, ngấc) ngưởng trụi (lá, ná) trước (trước, trướt) sân đình, tôi tính thầm : “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào (lào, nào) khá giả lại (lại. nại) gói bánh chưng (chưng, trưng). Nhà tôi thì không biết (biết, biếc) Tết hạ cây nèu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng (làng, nàng) vào đám. Tôi bấm đốt tay (tay, tai): mười một hôm nữa.

Giaibaitap.me


Page 16

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội :

2. Giải ô chữ

a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :

- Dòng 1 : Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu.

- Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc.

- Dòng 3 : Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rỡ, thường có trong đêm hội.

- Dòng 4 : Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu.

- Dòng 5 : Đi thăm cảnh đẹp, bào tàng, di tích lịch sử,... (có 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T).

- Dòng 6 : Cùng nghĩa với đánh đàn (có 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C).

- Dòng 7 : Từ tiếp theo của câu sau : Nhờ thông minh, chăm chỉ, Trần Quốc Khái đỗ......

- Dòng 8 : Hai chữ cuối của dòng thơ Các anh về xôn xao làng...

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

b) Viết từ xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm:………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội :

Hội vật                                                       Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Hội đua voi ở Tây Nguyên                            Đi hội chùa Hương

Ngày hội ở rừng xanh                                  Rước đèn ông sao

2. Giải ô chữ

a) Điển từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :

- Dòng 1 : Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu.

- Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc.

- Dòng 3 : Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rờ, thường có trong đêm hội.

- Dòng 4 : Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu.

- Dòng 5 : Đi thăm cảnh đẹp, bảo tàng, di tích lịch sử……(có 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T).

- Dòng 6 : Cùng nghĩa với đánh đàn (có 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C)

- Dòng 7 : Từ tiếp theo của câu sau : Nhờ thông minh, chăm chỉ, Trần Quốc Khái đỗ….

- Dòng 8 : Hai chữ cuối của dòng thơ Các anh về xôn xao làng ...

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

b) Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm : PHÁT MINH

Giaibaitap.me


Page 17

A - Đọc thầm :                                 

 Suối

  Suối là tiếng hát của rừng

Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây

Từ giọt sương của lá cây

Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.

Từ lòng khe hẹp thung xa

Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng

Suối gặp bạn, hoá thành sông

Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.

Em đi cùng suối suối ơi

Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông.

B - Dựa theo nội dung bài thơ trên, ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Suối do đâu mà thành ?

□ Do sông tạo thành.

□ Do biển tạo thành.

□ Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.

2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ?

      Suối gặp bạn, hoá thành sông

Sông gặp bọn, hoá mênh mông biển ngời.

□ Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.

□ Suối và sông là bạn của nhau.

□ Suối, sông và biển là bạn của nhau.

3. Trong câu thơ "Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây", sự vật nào được nhân hoá ? 

□  Mây              □ Mưa bụi               □ Bụi

4. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá ?

□ Suối, sông.

□ Sông, biển.

□ Suối biển.

5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách nào ?

□ Tả suối bàng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.

□ Nói với suối như nói với người.

□ Bằng cả hai cách trên.

TRẢ LỜI:

A - Đọc thầm :

Suối

Suối là tiếng hát của rừng

Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây

Từ giọt sương của lá cây

Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.

Từ lòng khe hẹp thung xa

Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng

Suối gặp bạn, hóa thành sông

Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời.

Em đi cùng suối, suối ơi

Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông.

B - Dựa theo nội dung bài thơ trên, ghi dấu X vào trước □ ý trả lời đúng :

1. Suối do đâu mà thành ?

□ Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.

2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ?

□  Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.

3.Trong câu thơ “Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây’’, sự vật nào được nhân hóa ?

□ Mưa bụi.

4. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hóa ?

□  Suối, sông.

5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hóa bằng cách nào ?

□ Nói với suối như nói với người.

Giaibaitap.me


Page 18

Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.

.............................................

..............................................

..............................................

TRẢ LỜI:

Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.

  Bài làm

Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.

Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

Giaibaitap.me


Page 19

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền l hoặc n vào chỗ trống :

   Một thiếu ….iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng ….ai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn …..ụa trắng thắt …..ỏng, mối bỏ rủ sau ...ưng. Con ngựa của chàng sắc ….âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời ….ạnh buốt căm căm mà mình ….ó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ ….ó từ xa ….ại.

2. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

   Hạng A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuôi, ngực vòng cung, da đo như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thăng như cài cột đá trời trồng.

   Nhưng phải nhìn A Cháng cày ruộng mới thấy hết ve đẹp cua anh. Trông anh hùng dung như một chàng hiệp si đeo cung ra trận.

TRẢ LỜI:

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền l hoặc n vào chỗ trống :

   Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của cnàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại.

2. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

   Hạng A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

   Nhưng phải nhìn A Cháng cày ruộng mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp đeo cung ra trận.

Giaibaitap.me


Page 20

1. Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ?

a) Tôi là bèo lục bình

Bứt khỏi sình đi dạo

Dong mây trắng làm buồm

Mượn trăng non làm giáo.

Cây lục bình tự xưng là : ……………………………………

Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?..........................

b)

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ lăn bàng tăm tắp.

Chiếc xe lu tự xưng là :……………………………

Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? …………………………

2. Viết vào ô trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Để làm gì ?":

Câu

Bộ phận câu trả lời câu hỏi

"Để làm gì?”

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

 ……………………

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưỏng nhớ ông.

 ……………………

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

...................

3. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào trong truyện vui Nhìn bài của bạn :

Phong đi học về □ Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à   

- Vâng Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long □ Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con nhìn bài của bạn

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà !

TRẢ LỜI:

1. Trong những câu thơ sau, cây côi và sự vật tự xưng là gì ?

a)

Tôi là bèo lục bình

Bứt khỏi sình đi dạo

Dong mây trắng làm buồm

Mượn trăng non làm giáo.

Cây lục bình tự xưng là : tôi

Cách xưng hô ấy có tác dụng : làm cho lời kể của lục bình gần gũi, thân mật, như đang nói chuyện với bạn bè.

b)

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ lăn bằng tăm tắp.

Chiếc xe lu tự xưng là : tớ

Cách xưng hô ấy có tác dụng : tạo cảm giác thân mật, gần gũi giữa người nói (xe lu) với người nghe.

2. Ghi vào ô trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?" 

Câu

Bộ phận câu trả lời câu hỏi

"Để làm gì?”

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

 để xem lại bộ móng

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưỏng nhớ ông.

 để tưởng nhở ông

c) ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

 để chọn con vật nhanh nhất.


3. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống truyện vui Nhìn bài của bạn :

Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi :

- Hôm nay con được điểm tốt à ?

- Vâng ! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.

Mẹ ngạc nhiên .

- Sao con nhìn bài của bạn ?

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà !

Giaibaitap.me


Page 21

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

Tim từ ngữ và điền vào chỗ trống :

1. Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :

Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào khung thành đối phương.

.............

Môn thể thao trèo núi

.............

Môn thể thao có hai bên thi đấu, người chơi dùng vợt đánh quả cầu cắm lông chim qua một tấm lưới căng giữa sân.

.............

2. Chứa tiếng có thanh ngã hoặc thanh hỏi, có nghĩa như sau :

Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào rổ của đối phương.

………………

Môn thể thao đòi hỏi vận động viên nhảy bật cao để vượt qua một xà ngang.

………………

Môn thể thao đòi hỏi vận động viên dùng tay, chân hay côn, kiếm,... thi đấu.

………………

TRẢ LỜI:

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

Tìm các từ ngữ và điền vào chỗ trống :

1. Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :

Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào khung thành đối phương.

Bóng ném

Môn thể thao trèo núi

Leo núi

Môn thể thao có hai bên thi đấu, người chơi dùng vợt đánh quả cầu cắm lông chim qua một tấm lưới căng giữa sân.

Cầu lông

2. Chứa tiếng có thanh ngã hoặc thanh hỏi, có nghĩa như sau :

Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điểu khiển bóng, tìm cách ném bóng vào rổ của đối phương.

Bóng rổ

Môn thể thao đòi hỏi vận động viên nhảy bật cao để vượt qua một xà ngang.

Nhảy cao

Môn thể thao đòi hỏi vận động viên dùng tay, chân hay côn, kiếm, ... thi đấu.

Võ thuật

Giaibaitap.me


Page 22

1. Trả lời câu hỏi dưới đây để chuẩn bị cho bài kể về một trận thi đấu thể thao :

a) Đó là môn thể thao nào ?............................

b) Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ?...........................

c) Cuộc thi đấu tổ chức ở đâu ? Tổ chức khi nào ?.....................

d) Em cùng xem với những ai ?.........................

e) Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ? (căng thẳng, hào hứng, sôi nổi,….)....................

g) Kết quả thi đấu ra sao ?......................

(2) Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc được trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình).

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Trả lời các câu hỏi dưới đây để chuẩn bị cho bài kể về một trận thi đấu thể thao :

a) Đó là môn thể thao nào ?

Đó là trận đấu bóng đá.

b) Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ?

Em đi xem và cổ vũ cho đội của anh Hai em.

c) Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Tổ chức khi nào ?

Buổi thi đấu được tổ chức ở sân vận động xã, nhân dịp xã em đón nhận danh hiệu xã văn hóa của tỉnh.

d) Em cùng xem với những ai ?

Em đi xem với các bạn trong xóm.

e) Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ?

Buổi thi đấu diễn ra rất sôi nổi. Ai cũng nhiệt tình giành bóng, rê bóng, cố gắng để đưa bóng vào lưới của đối phương.

g) Kết quả thi đấu ra sao ?

Kết quả, đội ấp II thắng đội của anh em với tỉ số 1-0.

 (2) Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc được trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình).

 Bài làm

Giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc Cúp Yamaha 2009:

4 đội lọt vào vòng bán kết

Hôm nay (09/8/2009), tại nhà thi đấu tỉnh Hải Dương, vòng chung kết (VCK) Giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc Cúp Yamaha 2009 đã diễn ra các trận tứ kết giữa đội nhà Hải Dương - Bạc Liêu (2-0), Khánh Hoà - Vĩnh Phúc (1-3), Nghệ An - Bắc Giang (3-3) , Đăklăk - Tuyên Quang (4-2).

Tham gia VCK các đội bóng đều thể hiện quyết tâm giành chiến thắng cao độ. Mỗi trận đấu là những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn và gay cấn. Ở vòng tứ kết, trận đấu giữa Nghệ An và Bắc Giang đã phải phân thắng bại bàng những loạt đá luân lưu cân não.

Sự cổ vũ sôi động của các cổ động viên Hải Dương đã làm tăng thêm tinh thần thi đấu cho các đội. Ban tổ chức VCK đã xác định được bốn đội lọt vào vòng bán kết là Hải Dương - Nghệ An, Đắk Lẳk - Vĩnh Phúc. Hai trận đấu sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3 vào 15 giờ chiều mai (10/8/2009).

Giaibaitap.me


Page 23

1. Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục :……………………………………………………

2. Điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

- nhảy …a

- nhảy …ào

- ….ới vật

b) in hoặc inh

- điền k…..

- truyền t….

- thể dục thể h..ˋ…

Giải: 

1. Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục : Đê-rốt-ti, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Nen-li, Ga-rô-nê

2. Điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

- nhảy xa

- nhảy sào

- sới vật

b) in hoặc inh

- điền kinh

- truyền tin

- thể dục thể hình

Giaibaitap.me


Page 24

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1 Điền vào chỗ trống s hoặc x :

Giảm 20 cân

Một người to béo kể với bạn :

- Tôi muốn gầy đi, bác …..ĩ khuyên là mỗi …..áng phải cưỡi ngựa chạy mươi vòng …..ung quanh thị ….ã. Tôi theo lời khuyên đó đã một tháng nay.

- Kết quả ra …..ao ? Người bạn hỏi.

- Kết quả là con ngựa mà tôi cưỡi …..út mất 20 cân.

2 Điền vào chỗ trống in hoặc inh :

Xếp thứ ba

Chinh khoe với Tín :

- Bạn Vinh lớp m..ˋ… là một vận động viên điền k…. Tháng trước có cuộc thi, bạn ấy về thứ ba đấy. Câu có t... không ?

Tín hỏi :

- Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ ba ?

- À, à. Đấy là một cuộc thi ở nhóm học tập. Có ba học s…….. tham gia thôi.

TRẢ LỜI:

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điền vào chỗ trống s hoặc x :

Giảm 20 cân

Một người to béo kể với bạn :

- Tôi muốn gầy bớt đi, bác sĩ khuyên là mỗi sáng phải cưỡi ngựa chạy mười vòng xung quanh thị xã. Tôi theo lời khuyên đó đã một tháng nay.

- Kết quả ra sao ? Người bạn hỏi.

- Kết quả là con ngựa mà tôi cưỡi sút mất 20 cân.

2. Điền vào chỗ trống in hoặc inh :

Xếp thứ ba

Chinh khoe với Tín :

- Bạn Vinh lớp mình là một vận động viên điền kinh. Tháng trước có cuộc thi, bạn ấy về thứ ba đấy. Cậu có tin không ?

- Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ ba ?

- À, à. Đấy là một cuộc thi ở nhóm học tập. Có ba học sinh tham gia thôi.

Giaibaitap.me


Page 25

Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Trang 29

TRẢ LỜI:

Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.

Gợi ý :

Học sinh hãy tóm tắt lại những điểu em đã kể trong bài tập làm văn miệng tuần trước trong khoảng 5 - 7 câu, kể về một trận thi đấu thể thao mà em đã xem. Chú ý rèn luyện chữ viết, chính tả và câu văn.

Mẫu :

Trận đấu bóng giữa đội 3A1 và đội 3A2 diễn ra thật sôi nổi.

(1) Những cú chạm bóng, rê bóng, dắt bóng cũng ngoạn mục và lắt léo như bất cứ một trận thi đấu chuyên nghiệp nào. (2)Các cầu thủ mặt đỏ ửng. (3) Tóc dính bết mồ hôi và quần áo đầy cát trông bẩn làm sao. (4) Tiếng cổ vũ reo hò, tiếng những chai nước đập vào nhau của những người phấn khích, tiếng hét chỉ đạo của các “huấn luyện viên” làm trận đấu tưng bừng khí thế. (5) Kết thúc, tỉ số 1 - 0 làm ai củng hỉ hả. (6) Đội 3A1 chiến thẳng. (7) Các cầu thủ ra sân, bắt tay “đốì thủ” của mình và í ới gọi nhau vào một quán nước mía gần đó.

Giaibaitap.me


Page 26

(1) Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống

a) (triều, chiều)

- buổi……..                                      - ……….chuộng

- thuỷ…….                                       - ngược………….

- …….đình                                       - ……….cao

b) (hếch, hết)                                 (lệch, lệt)

-……giờ                                          - …………bệt 

- mũi……                                        - chênh…….

- hỏng……

(2) Chọn 2 từ ngữ vừa được hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó :

…………………………………………………………

TRẢ LỜI:

(1) Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điển vào chỗ trống :

a) (triều, chiều)

- buổi chiều

- chiều chuộng

- thủy triều

- ngược chiều

- triều đình

- chiều cao

b) (hếch, hết)

(lệch, lệt)

- hết giờ

- lệt bệt

- mũi hếch

- chênh lệch

- hỏng hết

(2) Chọn 2 từ ngữ vừa được hoàn chỉnh ở câu 1, đặt câu với mỗi từ đó 

- Hết giờ học bạn Nam vẫn cố ở lại giải cho xong bài toán.

- Cái mũi hếch của em Thảo trông rất đáng yêu.

Giaibaitap.me