Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 3.1 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

Trả lời:

=> Chọn B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng..

Bài 3.2 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Khi Mặt Trăng che khuât Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Trả lời: 

=> Chọn B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Bài 3.3 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch?

Trả lời:

Vì đêm rằm âm lịch Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất mới có khả năng nằm trên cùng 1 đường thẳng. Trái đất có thể chắn ánh sáng Mặt Trời không cho chiếu xuống Mặt Trăng.

Bài 3.4 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao lm để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời đều song song?

Trả lời:

Dùng thước vẽ các cọc A’B’ dài lcm. Vẽ cái bóng trên mặt đất A’0 dài 0,8cm. Nối B’0 đó là đường truyền của ánh sáng Mặt Trời.

Lấy AO dài 5cm ứng với cái bóng của cột đèn.

Vẽ cột đèn AA’ cắt đường B’0 kéo dài tại B. Đo chiều cao AB chính là chiều cao cột đèn. AB = 6,25m.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 3.5 trang 9 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A.  Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng

B.   Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Trả lời:

=> Chọn C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực?

A. Mặt Trăng bị gấu trời ăn

B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng

C. Mặt Trăng bỗng dưng ngừng phát sáng

D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

Trả lời:

=> Chọn D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

Giaibaitap.me


Page 2

Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?

A.  Trời bỗng sáng bừng lên.

B.  Xung quanh Mặt Trăng xuất hiện cầu vồng.

C. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn

D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Trả lời:

=> Chọn D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Bài 3.8 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trời đi vào bóng tối của Trái Đất?

A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất.

B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường

D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối.

Trả lời:

Chọn B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

Bài 3.9 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?

A. Tăng lên                                          

B. Giảm đi

C. Không thay đổi                               

D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Trả lời:

=> Chọn D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Bài 3.10 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

A. Ngọn nến sáng yếu hơn.

B. Ngọn nến sáng mạnh hơn

C. Không có gì khác

D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Hướng dẫn:

=> Chọn D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình Mặt Trăng khi có nguyệt thực một phần (hình 3.1)? 

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Chọn C.

Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?

Trả lời:

- Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tôi ở xung quanh không đáng kể.

- Đèn ông là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tôi ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe.

Giaibaitap.me


Page 3

Bài 4.1 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Trên hình 4.1 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi SI với mặt gương bằng 30°. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Hình vẽ:

Bài tập vật lí 7 bài 3
Góc phản xạ: r = i = 60°.

Bài 4.2 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Góc tới có giá trị nào sau đây? 

A. 20

B. 80

C. 40

D. 60

Trả lời:

=> Chọn A. 20

Bài 4.3 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình 4.2).

a) Vẽ tia phản xạ.

b) Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 4.4 trang 12 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường thẳng đứng (hình 4.3). Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương (lấy một miếng bìa khoét 1 lỗ nhỏ rồi dán lên mặt kính của đèn để tạo tia sáng), sao cho tia phản xạ gặp bức tường. Hãy vẽ hai tia tới cho hai phản xạ gặp bức tường ở cùng một điểm M.

Trả lời: 

Bài tập vật lí 7 bài 3

Cách vẽ: Vẽ tia phản xạ IM, vẽ pháp tuyến IN, vẽ tia Sil sao cho góc phản xạ r = góc tới i. Tương tự ta vẽ tia S2K.

Bài 4.5 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60° (hình 4.4). Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r.

A. i = r = 60

B. i = r = 30°

c. i = 20°, r = 40°

D. i = r = 120°.

Trả lời: 

Bài tập vật lí 7 bài 3

=> Chọn B. i = r = 30°

Bài 4.6 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 90°          

B. r = 45°

C. r = 180°

D. r = 0°

Trả lời:

Chọn D. r = 0°

Giaibaitap.me


Page 4

Bài 4.7 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình 4.5, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào sau đâY?

A. 30°               B. 45°             C. 60°                B. 90°

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

=> Chọn B. 45°  

Bài 4.8 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?

A. Mặt gương

B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương

C. Mặt phảng vuông góc với tia tới

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Trả lời:

=> Chọn D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Bài 4.9 trang 13 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7


Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120° như ở hình 4.6. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 120°            B. r = 60°         C. r = 30°           D. r = 45°

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

=> Chọn C. r = 30°

Bài 4.10 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hai gương phẳng Gi và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương Gi phản xạ một lần trên gương Gi và một làn trên gương G2 (hình 4.7). Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?  

A.  0°                B. 60°                     C.45°                     D. 90°

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

=> Chọn A.  0° 

Bài 4.11 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hai gương phẳng Gi và G2 đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương Gi (hình 4.8) lần lượt phản xạ trên gương Gi rồi trên gương G2. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?

A. 180°    

B. 60°

C. 45°   

D. 90

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời: 

 => Chọn A. 180°    

Bài 4.12 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hai gương phẳng Gi và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau một góc a (hình 4.9). Tia tới SI được chiếu lên gương Gi lần lượt phản xạ một lần trên gương Gi rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương Gi bằng 30°. Tìm góc a để cho tia tới trên gương Gi và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Bài tập vật lí 7 bài 3

Tại I theo định luật phản xạ ta có 

góc SIN=góc NIK=300

Vậy góc KIO = 900 - 300 = 600

Tại K theo định luật phản xạ ta có:

góc IKP=góc PKR

Trong tam giác vuông IKH ta có 

góc IKH=900- góc HIK=900- 2(góc SIN)

            =900-2.300=300

Vậy góc IKP=1/2 góc IKH=150

Do đó 

góc IKO=900- góc IKP=900-150= 750

Trong tam giác IKO, ta có

góc IOK= α = 1800- góc IKO- góc KIO = 1800 – 750 – 600 = 450

 Giaibaitap.me


Page 5

Bài 5.1 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?

A. Hứng được trên màn hình và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật

D. Hứng được được trên màn và lớn hơn vật.

Trả lời:

=> Chọn C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật

Bài 5.2 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Cho một điểm sáng s đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm.

1. Hãy vẽ ảnh của s tạo bởi gương theo hai cách:

a)  Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

b)  Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

2. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?

Trả lời

 1.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Cách vẽ:

AA’ 1 gương AH = A’H BB’ 1 gương BK = B’K

AB và A’B’ gặp nhau I trên mặt gương. Góc tạo bởi A’B’ và mặt gương bằng 60°.

2. Hai hình vẽ trên trùng nhau.

Bài 5.3 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình 5.1). Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 60 độ. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.

Trả lời:

Bài tập vật lí 7 bài 3

 

AA’ ⊥ gương

AH = A’H

BB’ ⊥ gương

BK = B’K

AB và A’B’ gặp nhau ở I trên mặt gương. Góc tạo bởi A’B’ và mặt gương bằng 600

Bài 5.4 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng.

a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).
b) Vẽ một tia tới SI cho một một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương (hình 5.2)

Hướng dẫn:

Cách vẽ:

a) Lấy S’ đôi xứng với S qua mặt phẳng gương.

b) Nối S’A cắt gương tại I. Nối SI ta được tia tới.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 5.5 trang 16 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn

c. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật

D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Hướng dẫn:

=> Chọn A

Bài 5.6 trang 16 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một điểm sáng s đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d. So sánh d và d’:

A. d = d’

B. d > d

C. d < d’

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Hướng dẫn:

Chọn A

Giaibaitap.me


Page 6

Bài 5.7 trang 16 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hai quả cầu nhỏ A và B được đặt trước một gương phẳng như ở hình. Đặt mắt ở vị trí nào thì nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia? Vẽ hình.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Hướng dẫn:

-   Muốn cho ảnh của hai quả cầu che lấp nhau thì hai tia tới xuất phát từ hai điểm sáng A, B phải cho hai tia phản xạ trùng lên nhau.

Như vậy hai tia tới cũng phải trùng lên nhau.

Hai tia tới duy nhất có thể trùng lên nhau là hai tia nằm trên đường thẳng AB, cắt mặt gương ở I (hình 5.1G).

- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng ở I (i = r), ta vẽ được tia phải xạ chung IR. Để mắt trên đường truyền của IR, ta sẽ nhìn thấy ả ni của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 5.8 trang 16 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đặt một gương phẳng trước một vật như thế nào thì nhìn thấy ảnh của vật lộn ngược so với vật? Vẽ hình. 

Trả lời:

 Ánh A’B’ của vật AB qua gương phẳng lộn ngược so với vật, có nghĩa là AB và A’B’ cùng nằm trên một đường thẳng. Các tia tới xuất phát từ A và B vuông góc với mặt gương (góc tới i = 0°) sẽ cho hai tia phản xạ đi qua A’ và B’ có góc phản xạ r = i = 0° và cũng vuông góc với mặt gương 

Do đó AB và A’B’ đều nằm trên đường thẳng AI vuông góc với gương. Có nghĩa là phải đặt vật AB vuông góc với mặt gương.

Bài 5.9 trang 16 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy vẽ ảnh của chữ ÁT đặt trước gương phẳng như hình 5.4. Ảnh thu được là chữ gì?

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Áp dụng tính chất ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng

(cách gương một khoảng bằngkhoảng cách từ vật đến gương), ta

lần lượt vẽ ảnh của từng điểm trênchữ ÁT, ta thu được ảnh là chữ TÀ

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 5.10 trang 16 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một điểm sáng s đặt trước một gương phẳng OM (hình 5.5). Khi gương quay thì cho ảnh của s di chuyển trên đường nào?gương quay một góc 30° quanh o thì ảnh của S di chuyển như thế nào? Đoạn thẳng OS’ quay được một gócbằng bao nhiêu?

Trả lời:

Khi gương ở vị trí OM thì cho ảnh của S là S’ ta có SI = IS’ và hai góc bằng nhau SOI = IOS'.

Cũng như thế, khi gương quay quanh điểm o đến vị trí OM’ (hình 5.4G) cho ảnh S”, ta có:

SK = KS”                                                                     

và SOK = KOS‘

Như vậy, khi gương quay được một góc

a = MOM' thì ảnh quay được một góc ß = S'OS.

ß= a + a = 2a ß = 2a.

Vậy khi gương quay được một góc a thì đường nối ảnh với o quay được một góc ß = 2a. Vì OS = OS’ = OS” nên ảnh di chuyển trên một cung tròn có bán kính OS’ = OS.

Bài 5.11 trang 17 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một người đứng trước một gương phẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng (hình 5.6).

a) Dùng hình vẽ xác định khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ.

b) Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì khoảng PQ sẽ biến đổi như thế nào?

Trả lời:

a) M’ là ảnh của mắt M cho bởi gương GI (hình 5.5G). Trong các tia sáng đi từ tường tới gương, hai tia ngoài cùng cho tia phản xạ lọt vào mắt là GM và IM, ứng với hai tia tới là PG và QI. Hai tia tới PG và QI đều có đường kéo dài đi qua M’ề Cách vẽ PQ như sau: Đầu tiên vẽ ảnh M’ của M (MM 1 GI và M’H = MH), sau đó nối M’G và kéo dài cắt tường ở p và M’I cắt tường ở Q. PQ là khoảng tường quan sát được trong gương.

b) Nếu người tiến lại gần gương thì ảnh M’ cũng tiến lại gần gương, góc GM1 to ra nên khoảng PQ cũng to ra hơn.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 5.12 trang 17 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một nguồn sáng s được đặt trước một gương phẳng (hình 5.7).

a) Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của s.

b) Nếu đưa s lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào?

Trả lời:

a) Muốn nhìn thấy ảnh S’ thì mắt phải đặt trong chùm tia phản xạ. Hai tia phản xạ ngoài cùng trên gương ứng với hai tia tới ngoài cùng trên gương là SI và SK

b) Nếu đưa s lại gần gương hơn thì ảnh S’ cũng ở gần gương hơn, góc IS'K sẽ tăng lên và khoảng không gian cần đặt mắt để nhìn thấy S’ cũng tăng lên.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Giaibaitap.me


Page 7

Bài 7.3 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Trò chơi ô chữ 

Theo hàng ngang:

1. Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng.

2. Vật có mặt phản xạ hình cầu.

3. Hiện tượng xảy ra khi Trái Đất đi vào vùng bóng đen của Mặt Trăng.

4. Hiện tượng ánh sáng khi gặp gương phảng thì bị hắt lại theo một hướng xác định.

5. Điểm sáng mà ta nhìn thấy trên trời, ban đêm, trời quang mây.

Từ hàng dọc trong ô in đậm là từ gì?

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

1. Ảnh ảo

2. gương cầu

3. nhật thực

4. phản xạ

5. sao

Từ hàng dọc : Ảnh ảo

Bài 7.1 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.

C. Hứng được trên màn, bằng vật.

D. Không hứng được trên màn, bằng vật.

Trả lời:

=> Chọn A

Bài 7.2 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Trả lời:

=> Chọn C

Bài 7.6 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vì sao người lái ô tô hay xe máy lại dùng một gương cầu lồi đặt phía trước mặt để quan sát những vật ở phía sau lưng mà không dùng gương phẳng?

A. Vì gương cầu lồi cho ảnh sáng hơn.

B. Vì gương cầu lồi cho ảnh giông vật hơn.

C. Vì gương cầu lồi cho phép nhìn thấy các vật ở xa hơn.

D. Vì gương cầu lồi cho ta nhìn thấy các vật nằm trong một vùng rộng hơn.

Giải

=> Chọn D

Bài 7.5 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A.  Ảnh thật, bằng vật.

B.   Ảnh ảo, bằng vật.

C. Anh ảo, cách gương một khoảng băng khoảng cách từ vật đến gương

D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Trả lời:

=> Chọn D

Bài 7.4 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy tìm trong các đồ dùng ở nhà một vật có dạng giống một gương cầu lồi. Đặt một vật trước gương đó và quan sát ảnh của vật tạo bở: gương. Ảnh đó có độ lớn thay đổi thế nào khi ta đưa vật lại gần gương.

Hướng dẫn:

Học sinh tự tìm ví dụ

Ví dụ: Cái vá múc canh, cái muỗng

Khi đưa vật lại gần gương thì độ lớn ảnh càng lớn.

Giaibaitap.me


Page 8

Bài 7.7 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất:

A. Song song.                              

B. Hội tụ

C. Phân kì.                                   

D. Không truyền theo đường thẳng.

Giải

=> Chọn C

Bài 7.8 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng?

A. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

B. Ảnh tạo bời gương cầu lồi bằng ảnh tạo bởi gương phăng,

C. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng 

D. Không thể so sánh được.

Hướng dẫn:

Chọn A

Bài 7.9 trang 20 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Cho một điểm sáng s đặt trước một gương cầu lồi tâm o, bán kính R. Coi phần mặt cầu nhỏ quanh một điểm M trên mặt gương cầu như một gương phẳng nhỏ đặt vuông góc với bán kính OM (hình 7.2).

a) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ ảnh của s tạo bởi gương cầu lồi. Nêu rõ cách vẽ.

b) Ảnh đó là ảnh gì? ở gần hay xa gương hơn vật?

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Bài tập vật lí 7 bài 3

a) Muốn vẽ ảnh của s, ta vẽ hai tia tới xuất phát từ s, hai tia phản xạ sẽ có đường kéo dài gặp nhau ở ảnh s

Vẽ tia tới SI. Áp dụng định luật phản xạ đối với gương phẳng nhỏ đặt ở I (i = r) ta có tia phản xạ IR. Vẽ tia tới SK có đường kéo dài đi qua tâm o, tia SI sẽ vuông góc với mặt gương tại K, góc tới bằng 0 nên góc phản xạ cũng bằng 0, do đó tia phản xạ trùng với tia tới.

Kết quả là hai tia phản xạ có đường kéo dài gặp nhau ở S' là ảnh của s.

b) Vậy S’ là ảnh ảo. Theo hình 7.lG, ảnh S’ ở gần gương hơn s.

Bài 7.10 trang 20 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Dựa vào thí nghiệm ở hình 5.3 SGK, hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

Trả lời:

Học sinh có thể đưa ra các phương án khác nhau.

Bố trí thí nghiệm như hình 5.3 SGK, trong đó thay gương phẳng bằng tấm kính màu trong suốt có mặt cong giống gương cầu lồi. Tấm kính cong là 1 gương cầu lồi, nó vừa tạo ra ảnh của viên phấn thứ nhất, vừa cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính. Dùng viên phân thứ 2 đúng bằng viên phân thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tr dự đoán về độ lớn của ảnh.

Kết quả cho thấy: độ lớn ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.

Bài 7.11 trang 20 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đặt mắt tại một điểm M ở phía trước một gương cầu lồi tâm o, bán kính R. Áp dụng phép vẽ như ở bài 7.9 để xác định vùng mắt có ta quan sát được trong gương.

Trả lời:

Bài tập vật lí 7 bài 3

Muốn nhìn thấy ảnh của S, mắt phải nằm trong chùm tia phản xạ ứng với chùm tia tới xuất phát từ S. Chùm tia tới rộng nhất giới hạn bởi hai tia tới đến mép gương là SI và SK cho hai tia phản xạ IR1 và KR2 (hình 7.2G). Vậy mắt phải đặt trong khoảng không gian giới hạn bởi IR1 và KR2.

Giaibaitap.me


Page 9

Bài 8.4 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây?

A. Lớn băng vật.      

B. Lớn hơn vật

C. Nhỏ hơn vật                           

D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

Giải

=> Chọn B

Bài 8.5 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A. Song song

B. Hội tụ

C. Phân kì

D. Không truyền theo đường thẳng.

Giải

=> Chọn B

Bài 8.1 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chuyện cũ kể lại rằng: Ngày xưa, nhà bác học Ác-si-mét đã dùng những gương phẳng nhỏ sắp xếp thành hình một gương cầu lõm lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời để đốt cháy chiến thuyền quân giặc. Ác- si-mét đã dựa vào tính chất nào của gương cầu lỏm? Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Ác-si-mét bằng những gương phẳng nhỏ.

Trả lời:

Xếp các gương phẳng nhỏ theo hình một chỏm cầu, mặt phản xạ tạo thành mặt lõm của gương cầu.

Hướng gương cầu lõm này về phía Mặt Trời. Điều chỉnh cho chồ ánh sáng hội tụ đúng vào thuyền giặc.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Bài 8.2 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Học sinh có thể tìm nhiều ví dụ khác nhau.

Ví dụ: Mặt lõm của cái vá múc canh, cái muỗng, cái chén inox...

Di chuyển vật lại gần gương, ta thấy ảnh ảo càng nhỏ.

Bài 8.3 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.

Trả lời:

Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi thì luôn bé hơn vật.

Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm thì luôn lớn hơn vật. Vậy ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.

Bài 8.6 trang 21 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng

B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.

C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.

D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.

Trả lời:

=> Chọn D

Bài 8.7 trang 22 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vì sao người lái ô tô hay xe máy không dùng gương cầu lõm để quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?

A. Vì ảnh không rõ nét

B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo.

C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần.

D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt.

Giải

=> Chọn B

Bài 8.8 trang 22 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? xếp theo thứ tự tăng I dần từ trái sang phải.

A. Gương phảng, gương cầu lõm, gương cầu lồi

B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng

C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.

D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.

Trả lời:

Chọn B

Giaibaitap.me


Page 10

Bài 10.1 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng: Âm thanh được tạo ra nhờ

A. nhiệt                    

B. điện      

C. ánh sáng

D. dao động

Trả lời:

Chọn D

Bài 10.2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?

A. Khi kéo căng vật. 

B. Khi uốn cong vật

C. Khi nén vật 

D. Khi làm vật dao động

Giải

=> Chọn D

Bài 10.3 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn ghita, khi thổi sáo.

Trả lời:

- Khi gảy đàn ghita, dây đàn và không khí trong hộp đàn dao động phát ra các “nốt nhạc”.

- Khi thổi sáo, cột không khí trong ông sáo dao động phát ra các “nốt nhạc”.

Bài 10.4 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy thử làm đàn dạng đàn “tam thập lục” theo chỉ dẫn sau (hình 10.1):

Trả lời:

- Cắt một tấm bìa cactông thành hình tam giác có tám khấc.

- Làm một hộp gỗ (hoặc một hộp bìa cactông) có chiều dài bằng chiều dài tấm bìa cactông trên.

- Dùng tám sợi dây cao su (dây chun tròn) để buộc tấm bìa cactông trên hộp như hình 10.1.

- Gảy nhẹ vào các sợi dây cao su và thử điều chỉnh độ căng của dây bằng cách làm ngắn sợi dây cao su hơn để khi gảy vào các dây, âm phát ra gần đúng tám nốt nhạc theo thứ tự “đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đô”

Vật nào dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn?

 

Bài tập vật lí 7 bài 3

Dây cao su dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn.

Bài 10.6 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống   

B. Dùi trống

C. Mặt trống                                        

D. Không khí xung quanh trông

Giải:

Chọn C

Bài 10.5 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy đổ những lượng nước khác nhau vào bảy cái chai giống như như hình 10.2.

a) Dùng thìa gõ nhẹ vào thành các chai và cho biết vật nào dao độ: phát ra âm?

b) Thổi mạnh vào miệng các chai và cho biết vật nào dao động phát ra âm?

c) Điều chỉnh lượng nước trong chai để khi gõ (hoặc thổi), âm phát gần đúng bảy nốt nhạc theo thứ tự “đồ, rê, mi, pha, son, la, si”.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

a) Dùng thìa gõ nhẹ vào thành các chai, chai và nước trong chai động phát ra âm.

b) Thổi mạnh vào miệng các chai, cột không khí trong chai dao độ: đã phát ra âm.

Giaibaitap.me


Page 11

Bài 10.7 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Tay bấm dây đàn.                            

B. Tay gảy dây đàn

C. Hộp đàn.                                          

DDây đàn.

Giải

Chọn D

Bài 10.8 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?

A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm

B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm

C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiên chúng dao động gây ra tiếng sấm.

D. Cả ba lí do trên.

Trả lời:

=> Chọn c

Bài 10.9 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?

A. Mặt bàn dao động phát ra âm

B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm

C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm

D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.

Giải

=> Chọn A

Bài 10.10 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Người ca sĩ phát ra âm

B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm

 C. Màn hình tivi dao động phát ra âm

D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm

Giải

=> Chọn D

Bài 10.11 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen... có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.

D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Giải

=> Chọn B

Giaibaitap.me


Page 12

Bài 11.1 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

A. Khi vật dao động mạnh hơn

B. Khi vật dao động chậm hơn

C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn

D. Khi tần số dao động lớn hơn

Giải

Chọn D

Bài 11.2 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

- Số dao động trong một giây gọi là ... Đơn vị đo tần số là ... (Hz).

Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần sô" từ...

đến...

- Âm càng bổng thì có tần số dao động càng ...

- Âm càng trầm thì có tần số dao động càng ...

Trả lời:

- Tần số; Hec

- 20Hz - 20.000Hz

- Lớn

- Nhỏ

Bài 11.3 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy so sánh tần số dao động của âm cao và âm thâ'p; của các ni nhạc “đồ và rê”; “của các nốt nhạc “đồ và đố".

Trả lời:

- Tần số dao động của âm cao lớn hơn tần số dao động của âm thấp

- Tần số dao động của âm Đố nhỏ hơn tần sô' dao động của âm RÊ.

- Tần số dao động của âm ĐÔ nhỏ hơn tần sô" dao động của âm ĐÔ

Bài 11.4 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm.

a) Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai cô: trùng này, con nào vồ cánh nhiều hơn?

b) Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đỉ bay tạo ra?

Trả lời:

a) Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất.

b) Tai ta chỉ nghe được những âm do vật dao động với tần số troi khoảng từ 20Hz đến 20.000Hz.

Vì tần sô" dao động của cánh chim nhỏ hơn 20Hz, nên ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra.

Bài 11.5 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11

Hãy sử dụng nhạc cụ tự làm ở bài tập 10.5* (chai có thể thay bằng ống nghiệm) và bảng hướng dẫn dưới đây để tìm hiểu xem độ cao của âm phát ra phụ thuộc vào khôi lượng của nguồn âm như thế nào ?

1. Cách tạo ra nốt nhạc

Gõ vào thành các chai (từ chai sô" 1 đến

SỐ 7)

Thổi mạnh vào miệng các chai (từ chai số 1 đến sô' 7)

2. Ghi tên nguồn âm (bộ phận phát ra âm)

Nguồn âm là:

Nguồn âm là:

3. Nhận xét về khối lượng của nguồn âm

Khôi lượng của nguồn âm ...................

Khối lượng của nguồn âm.......................

4. Lắng nghe và ghi nhận xét về độ cao của các âm phát ra

Độ cao của các âm phát ra..........

Độ cao của các âm phát ra.....................

5. Rút ra mối liên hệ giữa khối lượng của nguồn âm và độ cao của âm phát ra

Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng ... thì âm phát ra càng....

Trả lời:

1. Cách tạo ra nốt nhạc

Gõ vào thành các chai (từ chai số 1 đến số 7)

Thổi mạnh vào miệng các chai (từ chai số 1 đến số 7)

2. Ghi tên nguồn âm (bộ phận phát ra âm)

Nguồn âm là: Chai và nước trong chai

Nguồn âm là: Cột không khí trong chai

3. Nhận xét về khối lượng của nguồn âm

Khối lượng của nguồn âm tăng dần

Khối lượng của nguồn âm giảm dần

4. Lắng nghe và ghi nhận xét về độ cao của các âm phát ra

Độ cao của các âm phát ra giảm dần

Độ cao của các âm phát ra tảng dần

5. Rút ra môi liên hệ giữa khối lượng của nguồn âm và độ cao của âm phát ra

Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng thấp, và ngược lại.

Giaibaitap.me


Page 13

Bài 11.6 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.

B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động

C. Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.

D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động

Trả lời:

=> Chọn A

Vì có tần số là : 200 Hz.

Tính tần số ở câu B là 50Hz; câu c là 100Hz; câu D là 60Hz.

Bài 11.7 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?

A. Khi âm phát ra với tần số cao.

B. Khi âm phát ra với tần số thấp,

C. Khi âm nghe to   

D. Khi âm nghe nhỏ.

Giải

=> Chọn B

Bài 11.8 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dảv đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?

A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.

B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát r2 có tần số càng nhỏ.

C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.

D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát rE nghe càng nhỏ.

Giải

=> Chọn A

Bài 11.9 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tại sao khi biểu diễn đàn bầu, người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn?

Trả lời:

Quan sát đàn bầu, ta thấy đàn bầu chỉ có một dây. Một đầu của dâv đàn gắn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn có thể uôn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi căng của dây đàn. Nhờ đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra sẽ khác nhau

Bài 11.10 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Bằng quan sát và lắng nghe âm phát ra từ chiếc đàn ghita kh: gảy một dây đàn, rồi cũng gảy dây đàn đó nhưng bấm lần lượt ở các phím khác nhau, hãy đưa ra nhận xét về tần số dao động của dây đàn khi thay đổi vị trí bấm trên phím đàn.

Trả lời:

Khi bấm vào các phím đàn trên cùng một dây là ta đã thay đổi chiềi; dài của dây đàn đó. Dây đàn càng ngắn thì âm phát ra càng cao, do đó, tần số dao động của dây càng cao.

Giaibaitap.me


Page 14

Bài 12.1 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật phát ra âm to hơn khi nào?

A. Khi vật dao động nhanh hơn

B. Khi vật dao động mạnh hơn

C. Khi tần số dao động lớn hơn

D. Cả 3 trường hợp trên

Trả lời:

=> Chọn B

Bài 12.2 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Điền vào chỗ trống:

Đơn vị đo độ to của âm là...

Dao động càng mạnh thì âm phát ra ...

Dao động càng yếu thì âm phát ra...

Giải

- đexiben (dB).

- càng to.

- càng nhỏ.

Bài 12.3 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hải đang chơi ghita.

a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?

b) Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?

c) Dao động của các sợi dây đàn ghita khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?

Giải

a) Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh vào dây đàn.

b) Khi gảy mạnh dây đàn: Dao động của dây mạnh, biên độ của dây lớn. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.

c) Khi chơi nốt cao: Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh. Khi chơi nốt thấp: Dao động của sợi dây đàn ghita chậm.

Bài 12.4 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?

Giải

Muốn cho kèn lá chuôi phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh, vì khi đó đầu bẹp của kèn dao động với biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.

Bài 12.5 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?

Hướng dẫn:

Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.

Bài 12.6 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Biên độ dao động là gì?

A. là số dao động trong một giây

B. Là độ lệch của vật trong một giây

C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hi

được

D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Trả lời:

=> Chọn D

Giaibaitap.me


Page 15

Bài 12.7 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Biên độ dao động của âm càng lớn khi

A. vật dao động với tần số càng lớn

B. vật dao động càng nhanh

C. vật dao động càng chậm

D. vật dao động càng mạnh

Trả lời:

Chọn D

Bài 12.8 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

A. Vận tốc truyền âm                           

B. Tần số dao động của âm

C. Biên độ dao động của âm                 

D. Cả ba trường hợp trên

Giải

=> Chọn C

Bài 12.9 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

A. 130 dB                

B. 180 dB

C. 100 dB

D. 80 dB

Giải

=> Chọn  A

Bài 12.10 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?

A. 120 dB                

B. 50 dB             

C.30 dB             

D. 80 dB

Giải

=> Chọn B

Bài 12.11 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tần số dao động                              

B. Biên độ dao động

C. Thời gian dao động                          

D. Tốc độ dao động

Giải

Chọn BGiaibaitap.me


Page 16

Bài 13.1 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A. Khoảng chân không       

BTường bêtông

C. Nước biển                               

D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất

Giải

=> Chọn A

Bài 13.2 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới sông lập tức “lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao?

Giải

Vì cá nghe được tiếng chân người được truyền qua môi trường đất, rồi nước.

Bài 13.3 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích.

Giải

Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, trong khi đó vận tốc truyền ánh sáng trong không khí là 300.000km/s, chính vì vậy ta thấy tia chớp trước khi ta nghe thấy tiếng sét.

Bài 13.5 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Trò chơi “Điện thoại”.

- Vật liệu: 2 Ống bơ sữa bò bỏ 2 đáy; 2 miếng nilông (rộng hơn đáy ống bơ); 2 sợi dây chun; 1 sợi chỉ dài từ 20 đến 30 mét; 2 mẩu que tăm.

- Cách làm: Dùng sợi dây chun buộc chặt miếng nilông vào một đáy mỗi ống bơ. Đục 1 lỗ nhỏ ở giữa đáy mỗi ống bơ. Nối 2 ống bơ với nhau bằng sợi chỉ luồn vào lỗ giữa đáy mỗi ống và chốt đầu sợi chỉ ở mỗi lỗ với ống bơ bởi một que tăm buộc ngang.

- Cách chơi: Hai em tham gia, mỗi em cầm 1 ống bơ và đứng ở khoảng cách sợi chỉ vừa đủ căng. Một em đặt sát miệng vào ông bơ và gọi bạn. Em kia áp tai vào ông bơ sẽ nghe thấy rõ tiếng gọi của bạn.

Hỏi âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia qua những môi trường nào?

Giải

Âm đã truyền từ miệng bạn này qua đến tai bạn kia qua môi trường không khí và chất rắn.

Bài 13.6 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Kết luận nào sau đây là sai?

A. Vận tốc ầm thanh trong không khí vào khoảng 340 km/s.

B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s

C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s

D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s

Giải

Chọn D

Giaibaitap.me


Page 17

Bài 13.7 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Những môi trường dưới đầy có thể truyền được âm không?

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Môi trường có thể truyền âm: tường gạch; nước sôi; tấm nhựa; không khí loãng; khí Hiđrô; sắt nóng chảy; sàn gỗ; bông; cao su

Môi trường không truyền âm: chân không

Bài 13.8 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hi trong chất rắn.

B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ ha trong chất rắn

C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ trong chất khí.

D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn trong chất rắn.

Trả lời:

Chọn B

Bài 13.9 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa?

A. 1700m

B. 170m

C. 340m

D. 1360m 

Giải

=> Chọn A

Vì s = v.t = 5. 340 = 1700m

Bài 13.10 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Độ cao của âm

B. Độ to của âm

C. Biên độ của âm

D. Cả A và B

Trả lời:

Chọn A

Bài 13.11 trang 31 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vì sao chân không không truyền được âm?

Hướng dẫn:

Sở dĩ âm truyền được trong chất khí, lỏng, rắn vì khi nguồn âm dao động, nó làm cho các hạt cấu tạo nên chất khí, chất lỏng hay chất rắn ở gần nó cũng dao động theo. Dao động của các hạt này lại truyền cho các hạt bên cạnh, cứ như thế, âm truyền đến tai ta làm cho màng nhĩ dao động, nên ta nghe được âm.

Trong chân không không có các hạt vật chất, vì vậy nố không có gi để có thể dao động được, nên chân không không truyền được âm.

Giaibaitap.me


Page 18

Bài 14.1 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ

B. Khi âm phát ra đến gần như cùng một lúc với âm phản xạ

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ

D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang

Giải

=> Chọn C

Bài 14.2 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp

B. Tấm gỗ

C. Mặt gương                                       

D. Đệm cao su

Giải

=> Chọn C

Bài 14.3 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ) tiếng nói nghe rất rõ?

Giải

Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp,I còn có âm phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.

Bài 14.4 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Có hai bể đang chứa nước, bể thứ nhất có nắp và miệng nhỏ (hình 14. la), bể thứ hai không có nắp đậy (hình 14.lb). Nói “alô” vào bể th nhất em sẽ nghe thấy tiếng vang, nhưng cũng nói như vậy vào bể th hai thì không nghe thấy tiếng vang. Hãy giải thích.

Bài tập vật lí 7 bài 3

Trả lời:

Trong bể nước có nắp đậy: âm phản xạ nhiều lần rồi mới đến tai ta, nên đủ thời gian để tai phân biệt được nó với âm trực tiếp, nên ta nghe thấy tiếng vang.

Trong bể nước không có nắp đậy, âm phản xạ từ mặt nước, thành bể một phần không đến tai ta, một phần đến tai ta gần như cùng một lúc với âm phát ra, nên ta không nghe thấy tiếng vang.

Bài 14.5 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy chọn từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém trong các từ sau: mềm, ấm, nhẵn, mấp mô, xốp, phẳng, đen, lạnh, gồ ghề, cứng.

Giải

Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt: nhẵn, phẳng, cứng.

Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém: mềm, mấp mô, xốp, gồ ghề.

Bài 14.6 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy nêu những ứng dụng của phản xạ âm mà em biết.

Giải

Ứng dụng của phản xạ âm dùng để:

- Xác định độ sâu của biển; trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh.

- Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.

Giaibaitap.me


Page 19

Bài 14.7 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.

B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng

C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn

D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.

Giải

=> Chọn D

Bài 14.8 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Âm phản xạ có lợi hay có hại? Nêu ví dụ.

Giải

Có trường hợp âm phản xạ có lợi, có trường hợp âm phản xạ có hại. 

Bài 14.9 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu, để tại đó, em được tiếng vang tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền của trong không khí là 340m/s.

Trả lời:

Để có tiếng vang trong không khí, thì thời gian kể từ khi âm phát đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng

Bài tập vật lí 7 bài 3
 s. Trong khoảng thời gian  
Bài tập vật lí 7 bài 3
  s , âm đi được một quãng đường là:

 

Bài tập vật lí 7 bài 3
 s x 340m/s = 22,7m

Vậy, để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách xa núi ít nhất:                                             22,7m : 2 = 11,35m

Bài 14.10 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Để tránh được hiện tượng có tiếng vang trong phòng, thì phải phải có kích thước nào sau đây?

A. Nhỏ hơn 11,5m

B. Lớn hơn 11,5m

C. Nhỏ hơn 11,35m

D. Lớn hơn 11,35m

Giải

=> Chọn c

Bài 14.11 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt?

A. Thép, gỗ, vải

B. Bêtông, sắt, bông

C. Đá, sắt, thép

D. Vải, nhung, dạ

Giải

=> Chọn D

Bài 14.12 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Em hãy nêu cách làm giảm tiếng ồn trong nhà có mái lợp tôn mỗi khi trời mưa to.

Trả lời:

Có thể làm thêm tấm xốp dưới mái tôn để tấm xốp hấp thụ bớt tiếng ồn.

Giaibaitap.me