Bài tập về đèn sáng bình thường

Bài 1 trang 85 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1. Vì 2 đèn mắc nối tiếp nên điện trở toàn mạch: \(R = {R_1} + {R_2} = 48\,\,\left( \Omega  \right)\). Bài: Chủ đề 12: Bài tập tổng hợp phần điện học

Bài tập về đèn sáng bình thường

Đèn Đ1 ghi 6V – 3W và đèb Đ2 ghi 6V – 1W là các bóng đèn sợi đốt, được mắc nối tiếp nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V không đổi.

– Hai đèn có sáng bình thường không, vì sao?

– Đèn nào mau chóng bị hỏng hơn, vì sao?

– Khi một đèn bị hỏng (bị đứt dây tóc), đèn còn lại có bị hỏng theo không, vì sao?

Bài tập về đèn sáng bình thường

Điện trở của hai đèn: 

\(\eqalign{  & {R_1} = {{U_1^2} \over {{P_1}}} = {{{6^2}} \over 3} = 12\,\,\left( \Omega  \right)  \cr  & {R_2} = {{U_2^2} \over {{P_2}}} = {{{6^2}} \over 1} = 36\,\,\left( \Omega  \right) \cr} \)

Quảng cáo

Vì 2 đèn mắc nối tiếp nên điện trở toàn mạch: \(R = {R_1} + {R_2} = 48\,\,\left( \Omega  \right)\)

Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = {U \over R} = {{12} \over {48}} = 0,25A\)

Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn là:

\({U_1}’ = {I_1}{R_1} = 0,25.12 = 3V\). Ta thấy \({U_1}’ < 6V\) nên đèn 1 sáng yếu.

\({U_2}’ = {I_2}{R_2} = 0,25.36 = 9V\). Ta thấy \({U_2}’ > 6V\) nên đèn 2 sáng mạnh.

– Đèn 2 sẽ dễ hỏng hơn vì hoạt động quá hiệu điện thế định mức.

– Khi đèn 2 bị hỏng, thì trong mạch bị ngắt dòng điện nên đèn 1 không bị hỏng theo.

13:40:0913/10/2019

Bài viết này sẽ hệ thống các phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch trong đó mạch điện có thể chỉ gồm một nguồn cùng các điện trở mắc nối tiếp, điện trở mắc nối tiếp bóng đèn, song song bóng đèn hay mạch gồm nhiều nguồn mắc hỗn hợp đối xứng,...

I. Những lưu ý trong phương pháp giải toán toàn mạch

1. Toàn mạch là mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r, hoặc gồm nhiều nguồn điện được ghép thành bộ nguồn có suất điện động ξb, điện trở trong rb và mạch ngoài gồm các điện trở.

→ Cần phải nhận dạng loại bộ nguồn và áp dụng công thức tương ứng để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

2. Mạch ngoài của toàn mạch có thể là các điện trở hoặc các vật dẫn được coi như các điện trở (ví dụ như các bóng đèn dây tóc) nối liền hai cực của nguồn điện.

→ Cần phải nhận dạng và phân tích xem các điện trở này được mắc với nhau như thế nào (nối tiếp hay song song). Từ đó áp dụng định luật Ôm đối với từng loại đoạn mạch tương ứng cũng như tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch và của mạch ngoài.

3. Áp dụng định luật Ôm đối với toàn mạch để tính cường độ dòng điện mạch chính, suất điện động của nguồn điện hay của bộ nguồn, hiệu điện thế mạch ngoài, công và công suất của nguồn điện, điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch,... mà bài toán yêu cầu.

4. Các công thức cần sử dụng:

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
(%).

Bài tập về đèn sáng bình thường

II. Bài tập ví dụ một số dạng toán toàn mạch

* Bài tập 1: Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 6 V và có điện trở trong r = 2Ω, các điện trở R1= 5Ω, R2 = 10Ω và R3= 3 Ω.

Bài tập về đèn sáng bình thường
a) Tính điện trở RN của mạch ngoài.

b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện và hiệu điện thế mạch ngoài U.

c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu điện trở R1.

° Hướng dẫn giải:

- Mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp (R1 nối tiếp R2 nối tiếp R3).

a) Điện trở mạch ngoài là: RN =  R1 + R2 + R3 = 5 + 10 + 3 = 18 (Ω).

b) Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:

- Cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là:

 

Bài tập về đèn sáng bình thường

⇒ Hiệu điện thế mạch ngoài là: U = I.RN = 0,3.18 = 5,4 (V).

c) Áp dụng định luật Ôm, hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R1 là: U1 = I.R1 = 0,3.5 = 1,5 (V).

* Bài tập 2: Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12,5 V và có điện trở trong r = 0,4 Ω; bóng đèn Đ1 có ghi số 12V – 6W ; bóng đèn Đ2 loại 6 V – 4,5 W; Rb là một biến trở.

Bài tập về đèn sáng bình thường

a) Chứng tỏ rằng khi điều chỉnh biến trở Rb có trị số là 8 Ω thì các đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường.

b) Tính công suất Png và hiệu suất H của nguồn điện khi đó.

° Hướng dẫn giải:

- Mạch gồm Đ1 song song (Rb nối tiếp Đ2) hay viết gọn Đ1//(Rb nt Đ2).

a) Điện trở của mỗi đèn là:

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Khi Rb = 8(Ω) thì ta có: R2b = R2 + Rb = 8 + 8 = 16(Ω)

⇒ Điện trở tương đương của mạch khi đó là: 

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
Bài tập về đèn sáng bình thường

⇒ Hiệu điện thế mạch ngoài là: UN = I.RN = 1,25.9,6 = 12 (V).

⇒ Cường độ dòng điện trong mạch chính là: 

Bài tập về đèn sáng bình thường

- Cường độ dòng điện trong mỗi nhánh là:

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: 

 IĐ1 = I1 = 0,5 (A). 

 IĐ2 = I2b = 0,75 (A).

- Cường độ dòng điện định mức qua mỗi đèn là:

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Như vậy ta thấy khi Rb = 8(Ω) thì cường độ dòng thực tế qua mỗi bóng đèn bằng với cường độ định mức của mỗi bóng, do đó các đèn sáng bình thường.

b) Công suất của nguồn điện khi đó là Png = ξ.I = 12,5.1,25 = 15,625 (W).

⇒ Hiệu suất là H = (Un/ξ).100% = (12/12,5).100% = 0,96.100% = 96%.

* Bài tập 3: Có tám nguồn điện cùng loại với cùng suất điện động E = 1,5 V và điện trở trong r = 1 Ω. Mắc  các nguồn này thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm hai dãy song song để thắp sáng bóng đèn loại 6V – 6W.

Coi rằng bóng đèn có điện trở như khi sáng bình thường.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm bộ nguồn và bóng đèn mạch ngoài.

b) Tính cường độ I của dòng điện thực sự chạy qua bóng đèn và công suất điện P của bóng đèn khi đó.

c) Tính công suất Pb của bộ nguồn, công suất Pi của mỗi nguồn trong bộ nguồn và hiệu điện thế Ui giữa hai cực của mỗi nguồn đó.

° Hướng dẫn giải:

a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai dãy mắc song song, mỗi dãy gồm có 4 nguồn điện mắc nối tiếp như sau:

Bài tập về đèn sáng bình thường
b) Suất điện động của bộ nguồn là: ξb = 4ξ =  4.1,5 = 6(V).

- Điện trở trong của bộ nguồn điện là: 

Bài tập về đèn sáng bình thường

- Điện trở của bóng đèn là:

Bài tập về đèn sáng bình thường

- Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có cường độ dòng điện chạy qua đèn là:

 

Bài tập về đèn sáng bình thường

- Công suất của bóng đèn là: P = I2.R = (0,75)2.6 = 3,375 (W).

c) Công suất của bộ nguồn là: Png = ξ.I = 6.0,75 = 4,5 (W);

- Do các nguồn giống nhau nên công suất của mỗi nguồn là: Pi = Png/8 = 4,5/8 = 0,5625 (W);

- Cường độ dòng điện qua mỗi nguồn là: Ii = I/2 = 0,75/2 = 0,375(A).

⇒ Hiệu điện thế Ui giữa hai cực của mỗi nguồn: Ui = ξ - I.r = 1,5 – 0,375.1 = 1,125 (V).

III. Một số Bài tập vận dụng phương pháp giải bài toán toàn mạch

* Bài 1 trang 62 SGK Vật Lý 11: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 11.3, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = R2 = 30Ω, R3 = 7,5Ω:

Bài tập về đèn sáng bình thường
a)Tính điện trở tương đương RN của mạch ngoài.

b)Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở mạch ngoài.

° Lời giải bài 1 trang 62 SGK Vật Lý 11: 

a) Các điện trở mạch ngoài được mắc song song nhau(R1//R2//R3) , ta có:

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
Bài tập về đèn sáng bình thường

b) Do nguồn điện có điện trở trong không đáng kể và 3 điện trở mắc sóng song nên hiệu điện thế hai đầu nguồn điện và mỗi điện trở là: U1 = U2 = U3 = U = ξ = 6V.

⇒ Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: 

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Kết luận: a) RN = 5Ω; I1 = 0,2A; b) I2 = 0,2A; I3 = 0,8A;

* Bài 2 trang 62 SGK Vật Lý 11: Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới, trong đó các ắc quy có suất điện động ξ1 = 12V; ξ2 = 6V và có điện trở không đáng kể. Các điện trở R1 = 4Ω; R2 = 8Ω

Bài tập về đèn sáng bình thường
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.

b) tính công suất tiêu thụ điện của mỗi điện trở.

c) Tính công suất của mỗi ắc quy và năng lượng mà mỗi ắc quy cung cấp trong 5 phút.

° Lời giải bài 2 trang 62 SGK Vật Lý 11: 

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.

- Do 2 nguồn điện mắc nối tiếp nên suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp: ξb = ξ1 + ξ2 = 12 + 6 = 18 (V).

- Ta cũng thấy 2 điển trở R1 và R2 được mắc nối tiếp nên điện trở tương đương của mạch ngoài gồm hai điện trở mắc nối tiếp là: RN = R1 + R2 = 4 + 8 = 12(Ω).

- Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có:

 

Bài tập về đèn sáng bình thường

b) Vì 2 điện trở ghép nối tiếp với nguồn nên I1 = I2 = I = 1,5A

⇒ Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở R1, R2 tương ứng là:

 P1 = R1. I12 = 4. 1,52 = 9(W);

 P2 = R2 .I22 = 8. 1,52 = 18(W);

c) Công suất của mỗi ắc quy cung cấp :

 Png(1) = ξ1.I = 12.1,5 = 18(W)

 Png(2) = ξ2.I = 6.1,5 = 9(W)

- Năng lượng mỗi ắc quy cung cấp trong 5 phút:

  Wng(1) = Png(1).t = 18.5.60 = 5400J

  Wng(2) = Png(2).t = 9.5.60 = 2700J

- Kết luận: a) I = 1,5A; b) P1 = 9W; P2 = 18W; c) Png(1) = 18W; Png(2) = 9W; Wng(1) = 5400J; Wng(2) = 2700J.

* Bài 3 trang 62 SGK Vật Lý 11: Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới. trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12V và điện trở trong r = 1,1Ω; điện trở R = 0,1Ω.

Bài tập về đèn sáng bình thường
a) Điện trở x phải có trị số là bao nhiêu để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

b) Điện trở x phải có trị số là bao nhiêu để công suất tiêu thụ ở điện trở này là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

° Lời giải bài 3 trang 62 SGK Vật Lý 11: 

a) Tính điện trở x để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất.

- Mạch ngoài gồm điện trở R mắc nối tiếp với điển trở x, nên ta có điện trở tương đương là: RN = R + x = (0,1 + x) (Ω).

- Cường độ dòng điện trong mạch: 

Bài tập về đèn sáng bình thường

- Công suất tiêu mạch ngoài là:

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Như vậy, để công suất P lớn nhất (Pmax) thì mẫu số phải là nhỏ nhất (min), tức là: 

 

Bài tập về đèn sáng bình thường

- Áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho 2 số dương 

Bài tập về đèn sáng bình thường
 và 
Bài tập về đèn sáng bình thường
 ta có:

Bài tập về đèn sáng bình thường
Bài tập về đèn sáng bình thường

Bài tập về đèn sáng bình thường

Dấu "=" xảy ra khi 

Bài tập về đèn sáng bình thường
 
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Khi đó, giá trị cực đại của công suất mạch ngoài là: 

Bài tập về đèn sáng bình thường

b) Công suất tiêu thụ trên điện trở x:

 

Bài tập về đèn sáng bình thường
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Để công suất Px đạt giá trị lớn nhất thì mẫu thức phải nhỏ nhất, tức là:

Bài tập về đèn sáng bình thường

- Áp dụng đẳng thức Cô-si cho hai số dương 

Bài tập về đèn sáng bình thường
 và 
Bài tập về đèn sáng bình thường
 ta được:

Bài tập về đèn sáng bình thường

Bài tập về đèn sáng bình thường

Dấu "=" xảy ra khi, 

Bài tập về đèn sáng bình thường
Bài tập về đèn sáng bình thường

- Khi đó, giá trị công suất lớn nhất là: 

Bài tập về đèn sáng bình thường