Bảng khảo sát lương 2023

Bảng khảo sát lương 2023
3 tỉnh có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là: Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng với mức 150 doanh nghiệp/thành phố. Ảnh: H.Dịu

Cụ thể, việc khảo sát sẽ được tiến hành tại 2.000 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng (TP Hà Nội, TP Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc); vùng Đông Bắc (Quảng Ninh); vùng Tây Bắc (Hòa Bình); Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An); Duyên hải Nam Trung Bộ (TP Đà Nẵng, Khánh Hòa); Tây Nguyên (Đắk Lắk); Đông Nam Bộ (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) và Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, TP Cần Thơ).

Trong đó, 3 tỉnh có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là: Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng với mức 150 doanh nghiệp/thành phố.

Ngoài tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung khảo sát còn bao gồm việc thực hiện một số nội dung của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng khảo sát về tình hình lao động, tiền lương của doanh nghiệp bao gồm: số lượng và cơ cấu lao động, tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, quy chế trả lương, các mức tiền lương trong doanh nghiệp, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác có tính chất lương, tình hình đóng – hưởng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp…

Các doanh nghiệp được điều tra thuộc cả 4 nhóm loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế và thuộc 3 nhóm sản xuất kinh doanh, nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Việc điều tra sẽ được thực hiện từ ngày 1/4/2022 và kéo dài trong vòng 60 ngày.

Trước đó, do tác động của dịch Covid-19, Chính phủ đã không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động.

Bắt đầu từ tháng 4 tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành điều tra lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng năm 2023 và các chính sách liên quan.

Các nội dung chính được khảo sát ở doanh nghiệp là quỹ tiền lương theo công việc hoặc chức danh, quỹ phụ cấp lương, quỹ tiền thưởng, ăn ca, chi phí tuyển dụng đào tạo, quỹ công đoàn, việc điều chỉnh tiền lương trong quý 1/2022…

Dự kiến, 18 địa bàn sẽ được đồng loạt điều tra đợt này gồm: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Long An, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ.

Hơn hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tiền lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, khiến đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu chờ đến năm 2023 mới tăng lương tối thiểu vùng thì phải tính toán làm sao bù đắp được cho người lao động phần của các năm không tăng, tuy nhiên nếu mức tăng quá cao cũng sẽ vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp, đây là bài toán khó để hài hòa lợi ích cho cả hai bên.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, về mặt lý thuyết thì mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Hiện cả nước đang ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Vì thế, sau khi kinh tế phục hồi, người lao động có công ăn việc làm thì sẽ tính toán việc tăng lương tối thiểu vùng. Theo bà Hương, năm nay Hội đồng Tiền lương Quốc gia có thể bàn bạc để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho năm 2023.

Về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng cho rằng, hai năm qua tiền lương tối thiểu không được điều chỉnh tăng nên không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Theo ông Quảng, mức lương tối thiểu hiện nay không còn là sàn để bảo vệ người lao động yếu thế để thương lượng, thỏa thuận tiền lương trên thực tế. Hơn nữa, lâu nay các doanh nghiệp thường căn cứ vào mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu hàng năm của Chính phủ để chiều chỉnh mức lương thực tế tại doanh nghiệp, tuy nhiên, thời gian qua Chính phủ không điều chỉnh lương tối thiểu vùng nên nhiều doanh nghiệp dựa vào đó để không điều chỉnh tiền lương.

Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá tiêu dùng tăng cao, tiền lương thực tế của người lao động giảm đã dẫn đến nhiều vụ ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra đầu năm 2022. Như vậy, việc chậm tăng lương tối thiểu vùng cũng phần nào gây ra hệ lụy không tốt cho quan hệ lao động.

Từng có nhiều năm tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia, ông Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chia sẻ, tăng lương là mong muốn chính đáng của người lao động nhưng người lao động cũng cần chia sẻ với doanh nghiệp trong bối cảnh gặp khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đến nay khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã dần được phục hồi, cần phải xem xét việc tăng lương, ít nhất để đủ bù trượt giá. Theo ông Huân, cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp khó khăn, nên việc xem xét có tăng lương tối thiểu hay không và mức tăng ra sao sẽ cần thêm kết quả khảo sát thực tế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tới đây.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Do chưa được điều chỉnh, hiện mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể vùng 1 là 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,43 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,07 triệu đồng/tháng.