Bảng lương giáo viên tiểu học 2022

Bảng lương mới của giáo viên năm 2022

Bảng lương giáo viên 2022 - Từ ngày 1/7 năm 2022 cán bộ, công chức, viên chức sẽ có bảng lương mới và bãi bỏ hàng loạt phụ cấp trong đó có phụ cấp thâm niên của giáo viên. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn các thông tin mới nhất về bảng lương mới của giáo viên năm 2022, mời các bạn cùng tham khảo.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW về thực hiện cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT. Từ năm 2022, sẽ có 05 bảng lương mới thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý về bảng lương giáo viên 2022, mời các bạn cùng theo dõi.

Trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính đã đề nghị lùi thời gian thực hiện phụ cấp thâm niên đến khi chế độ tiền lương mới được ban hành và có hiệu lực tại Công văn số 8982 ngày 27-7-2020.

Đồng thời, tại Hội nghị Trung ương 13 ngày 9-10-2020, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 1-7-2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27. Như vậy, trong năm 2021 giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định.

2. 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm

Bảng lương áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo (Bảng 1)

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo từ Trung ương đến cấp xã sẽ được xây dựng thành 1 bảng lương riêng, theo nguyên tắc:

- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc; Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu giữ nhiều chức vụ thì hưởng lương chức vụ cao nhất.

- Mức lương của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương của lãnh đạo cấp dưới.

- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương, không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở trung ương; không phân biệt các chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương.

- Việc phân biệt các chức vụ ở bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở trung ương và các chức danh lãnh đạo theo đơn vị hành chính ở địa phương được thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

- Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định.

Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với người không giữ chức danh lãnh đạo (Bảng 2)

Với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ được xây dựng 01 bảng lương riêng theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức.

Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có các bậc lương theo nguyên tắc:

- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.

- Các nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay sẽ được sắp xếp lại nhằm khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Bảng lương đối với lực lượng vũ trang (Quân đội, công an) (Bảng 3, 4, 5)

Với lực lượng vũ trang sẽ có 03 bảng lương riêng, gồm:

- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm (Bảng 3)

- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an (Bảng 4)

- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (Bảng 5)

(Giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Lưu ý:

Khi xây dựng 05 bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức LLVT nêu trên, mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay sẽ được bãi bỏ; thay vào đó sẽ có mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

3. Lộ trình tăng lương đối với cán bộ công chức, viên chức

Năm 2021:

- Thực hiện áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị;

Năm 2025:

- Thực hiện nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước;

- Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2030:

- Thực hiện nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước;

- Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

4. Bảng lương giáo viên mới nhất

Để xem bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT 2021, mời các bạn tham khảo theo đường link bên dưới:

  • Bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT 2021

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.


Theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019, giáo viên là người dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…Trong đó, giáo viên tại các trường học tại Việt Nam sẽ gồm: Giáo viên là viên chức trong các trường học công lập và giáo viên ký hợp đồng lao động với các trường công lập, dân lập.

Dưới đây là chi tiết lương giáo viên năm 2022:

1. Lương giáo viên là viên chức

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34 năm 2021 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Nghị quyết này là lùi thời điểm cải cách tiền lương.

Theo đó, cũng giống công chức, giáo viên là viên chức trường công sẽ không được cải cách tiền lương và vẫn áp dụng cách tính lương theo công thức:

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số lương giáo viên được quy định cụ thể tại chùm bốn Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01, 02, 03 và 04 năm 2021 về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (cấp hai), trung học phổ thông (cấp ba).

Mức lương cơ sở thông thường các năm đều tăng. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vẫn áp dụng theo mức lương cơ sở của từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Hiện chưa có văn bản nào ban hành hoặc đề xuất về mức lương cơ sở năm 2022. Cùng với đó, tình hình dịch Covid-19 tại nước ta vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, xã hội của cả nước.

Do đó, dự đoán năm 2022 sắp tới, mức lương cơ sở cũng không tăng. Như vậy, giáo viên vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Dưới đây là chi tiết mức lương “cơ bản” của giáo viên (chưa tính các khoản phụ cấp và trừ các khoản đóng bảo hiểm… khác):

2. Lương giáo viên hợp đồng

Không giống giáo viên là viên chức tại các trường công lập (ký hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được tuyển dụng theo vị trí việc làm), giáo viên hợp đồng là người ký hợp đồng lao động với các trường học (bao gồm cả trường công và trường tư), hưởng lương theo thỏa thuận của các bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Năm 2021, cũng vì ảnh hưởng của Covid-19 nên lương tối thiểu vùng không tăng. Các chuyên gia dự đoán, năm 2022, tình hình Covid-19 cũng hết sức phức tạp nên khả năng cao là mức lương tối thiểu vùng năm 2022 cũng không tăng.

Do đó, lương giáo viên hợp đồng trong năm 2022 có thể tăng hoặc không:

- Sẽ được tăng lương: Nếu thỏa thuận giữa giáo viên hợp đồng và các trường học có nội dung tăng lương trong năm 2022 cho giáo viên hợp đồng. Khi đó, trong năm 2022, giáo viên sẽ được tăng lương theo mức đã thỏa thuận.

- Không được tăng lương: Nếu giáo viên hợp đồng và nhà trường thỏa thuận tăng lương theo mức lương tối thiểu vùng. Dự đoán năm 2022, không tăng mức lương tối thiểu vùng nên giáo viên hợp đồng cũng sẽ không được tăng lương.

Xem thêm: Tiền lương của người lao động năm 2022 thay đổi như thế nào?

Trên đây là bảng lương giáo viên năm 2022 khi không cải cách tiền lương và dự kiến không tăng lương tối thiểu vùng. Nếu còn vấn đề gì không rõ, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

>> Toàn cảnh chính sách tiền lương năm 2022

Giáo biên luôn là ngành nghề được xã hội quan tâm và kính trọng. Chúng ta không ít lần suy nghĩ vậy nghề cao quý như vậy sẽ có mức lương như thế nào? Bảng lương giáo viên năm 2022 như thế nào?

Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nội dung bảng lương của giáo viên năm 2022.

Bảng lương giáo viên là gì?

Bảng lương là văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỷ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm.

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng học trò.

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022

Bảng lương giáo viên năm 2022 đối với giáo viên Trung học Phổ thông

+ Giáo viên Trung học Phổ thông sẽ được tính lương theo 03 hạng chức danh nghề nghiệp là I, II và III với hệ số lương giống như cũ, không có sự thay đổi. Chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học Phổ thông hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98); hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4.0 đến hệ số lương 6.38). Mức cao nhất là hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78).

+ Bảng lương giáo viên năm 2022 của giáo viên Trung học Phổ thông được tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng )chưa tính phụ cấp ưu đãi 30% và phụ cấp thâm niên) áp dụng từ ngày 20/02/2021, cụ thể:

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022

Mức lương giáo viên THPT năm 2021

Bảng lương giáo viên Trung học cơ sở năm 2022

+ Lương của giáo viên Trung học cơ sở năm 2022 được chia theo từng cấp bậc, mức thấp nhất là hệ số 2.34, mức cao nhất được nâng cao ngang bậc Trung học Phổ thông là hệ số 6.78 thay vì 6.38. Với mức này, lương cơ bản cao nhất sẽ là 10. 102.200 đồng/tháng (chưa tính phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác). Ngoài bảng lương cơ sở trên, giáo viên Trung học Cơ sở còn được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức là 30% mức lương và phụ cấp thâm niên vẫn được giữ nguyên như cũ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương mới (từ ngày 01/07/2022).

+ Giáo viên trung học Cơ sở hạng I (theo quy định cũ, mã số V.07.04.10) nếu đạt chuẩn và được xếp là giáo viên Trung học Cơ sở hạng I theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng hơn trước. Nếu chưa đạt chuẩn thì mức lương không thay đổi.

+ Giáo viên Trung học Cơ sở hạng II (theo quy định cũ, mã số V.07.04.11) nếu đạt chuẩn và được xếp là giáo viên Trung học Cơ sở hạng II theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng mạnh. Nếu chưa đạt chuẩn thì mức lương không thay đổi.

+ Giáo viên Trung học Cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12 theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn và được xếp là giáo viên Trung học Cơ sở hạng III theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng. Còn nếu chưa đạt chuẩn thì lương không có sự thay đổi.

+ Đối tượng áp dụng bảng lương là giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc. Trong các trường Trung học Cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt lập.

Mức lương giáo viên Trung học Cơ sở bao gồm 03 hạng: I,II và III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1). Cụ thể, bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở áp dụng từ 20/03/2021:

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022

Mức lương giáo viên THCS năm 2022

Bảng lương giáo viên mầm non năm 2022

Bảng lương giáo viên năm 2022 nói chung và bảng lương giáo viên mầm non năm 2022 cũng không có khác biệt quá nhiều. Cụ thể:

+ Giáo viên mầm non hạng II (quy định cũ) nếu được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (quy định mới) khi trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì mức lương sẽ tăng hơn trước.

+ Giáo viên mầm non hạng II, hạng III (quy định cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới thì giữ nguyên mức lương theo xếp hạng giáo viên mầm non mới (vẫn giữ hạng II, hạng III).

+ Giáo viên mầm non hạng IV (quy định cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới sẽ được bổ nhiệm thành giáo viên mầm non hạng III (quy định mới) và mức lương sẽ tăng hơn trước.

+ Giáo viên mầm non hạng II (quy định cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định mới thì được bổ nhiệm giáo viên mầm non hạng III, mức lương không thay đổi.

+ Giáo viên mầm non hạng IV (quy định cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định thì áp dụng hệ số lương của viên chức loại B cho đến khi đạt chuẩn và được bổ nhiệm giáo viên mầm non hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo.

Lương của giáo viên mầm non được xếp theo 03 hạng I, II và III (tương đương viên chức loại A2, A1, A0). Sau đây là bảng lương mới nhất của giáo viên mầm non áp dụng:

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022

Mức lương giáo viên mầm non năm 2021

Bảng lương giáo viên tiểu học năm 2022

+ Bảng lương giáo viên năm 2022 đối với giao viên tiểu học áp dụng cho giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường Tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và cách cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục Tiểu học.

+ Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III (quy định cũ) nếu đạt chuẩn thì theo quy định mới mức lương vẫn giữ nguyên (vẫn xếp là giáo viên tiểu học hạng II, hạng III).

+ Giáo viên Tiểu học hạng II (quy định cũ) nếu được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (quy định cũ) khi trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì mức lương sẽ tăng hơn trước.

+ Giáo viên Tiểu học hạng II (quy định cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định mới thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III và mức lương không thay đổi.

+ Giáo viên hạng IV (quy định cũ) chưa đạt chuẩn theo quy định thì áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06) cho đến khi đạt chuẩn và được bổ nhiệm giáo viên Tiểu học hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo.

+ Giáo viên Tiểu học hạng IV (quy định cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới sẽ được bổ nhiệm thành giáo viên Tiểu học hạng III (quy định mới) và mức lương sẽ tăng hơn trước.

+ Bảng lương cơ sở nêu trên chưa tính đến các loại phụ cấp. Ngoài bảng lương này, giáo viên Tiểu học còn được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức là 35% mức lương và phụ cấp thâm niên vẫn được giữ nguyên như cũ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương mới (từ 01/07/2022).

lương giáo viên Tiểu học gồm 03 hạng I, II và hạng III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2.2 và loại A1). Như vậy, hệ số lương giáo viên được nhận sẽ từ 2.34 đến cao nhất là 6.78. bảng lương cụ thể như sau:

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022
,

Mức lương giáo viên Tiểu học năm 2021

Trên đây là bảng lương giáo viên năm 2022 mới nhất để quý khách hàng tham khảo. Trường hợp cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 6557