Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Nhắc đến chiếc bánh Croissant (hay còn gọi là bánh sừng bò), chúng ta sẽ nghĩ ngay đến thủ đô Paris hoa lệ. Nhưng ít ai biết rằng, nước Áo mới là vùng đất khai sinh ra món bánh nổi tiếng này, và hành trình từ nước Áo sang đất Pháp của Croissant cũng thú vị và li kì không kém bất kì câu chuyện lịch sử nào.

Croissant - Phần thưởng cho người anh hùng

Câu chuyện về chiếc bánh sừng bò đã thú vị ngay từ nguồn gốc ra đời. Chuyện kể rằng, vào những năm 1683, khi cuộc chiến giữa Áo và Thổ Nhĩ Kì đang trong giai đoạn quyết liệt nhất, vào đêm nọ, có một người thợ làm bánh đã nghe thấy những tiếng khoan đục kì lạ ở dưới mặt đất. Không ngần ngại, anh đã thông báo việc này cho quân đội nước Áo, từ đó kịp thời ngăn chặn hành động đào đường hầm tiến vào thủ đô Vienna của Thổ Nhĩ Kì, tạo tiền đề cho chiến thắng của nước Áo sau đó.


Người thợ làm bánh được ban thưởng, nhưng điều duy nhất anh muốn lại chỉ là được nướng một mẻ bánh thật ngon để ăn mừng chiến thắng nước nhà. Vậy là Kipferl - tiền thân của bánh Croissant đã ra đời.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Kipferl có thành phần và cách chế biến rất giống Croissant, nhưng hình dáng lại đơn giản hơn.


Kipferl mô phỏng hình trăng lưỡi liềm, đồng thời cũng là quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kì, nhằm nhắc nhở người Áo về kẻ thù đáng gờm một thời. Bánh Kipferl là món bánh truyền thống ưa thích của người Áo, đến năm 1770 khi Công chúa nước Áo Marie Antoinette kết hôn với Thái tử nước Pháp, chiếc bánh mặt trăng mới du nhập tới kinh đô Paris phồn hoa và chuyển mình thành chiếc bánh Croissant.


Năm 1920, Croissant chính thức trở thành bánh của người Pháp.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Bánh Croissant Pháp ngày nay đã được đa dạng và cầu kì hóa


Đến câu chuyện về nàng Thái tử phi kiêu hãnh

Marie Antoinette chắc chắn là người có công đem chiếc bánh lưỡi liềm ra khỏi khuôn khổ nước Áo và phổ biến nó khắp Châu Âu, nhưng những giai thoại về mĩ nhân người Áo cùng món bánh ưa thích của nàng lại có vô vàn dị bản, muôn màu muôn vẻ.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Marie Antoinette có công đem chiếc bánh Croissant đến với nước Pháp


Có chuyện kể rằng công chúa Marie về làm dâu nước Pháp khi mới 14 tuổi, và thứ mà nàng Thái tử phi nhỏ tuổi nhớ nhất khi nghĩ về quê hương là món bánh giản dị có hình lưỡi liềm. Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp nước Pháp đã mô phỏng lại bánh Kipferl, nhưng với hình dáng cầu kì bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, và từ đấy Croissant ra đời.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào


Một câu chuyện khác, hấp dẫn và được mọi người tin hơn cả chính là: Marie Antoinette, với tính cách phóng khoáng đến ngang ngạnh của mình, đã từ chối dùng bữa với các thành viên của hoàng tộc Pháp. Nàng thường ngồi yên trên bàn ăn chung, không chịu cởi bỏ găng tay, và khi về phòng riêng mới yêu cầu dọn ra những món ăn từ quê hương mình - trong đó luôn có bánh Kipferl, dần dần nàng chấp nhận cả phiên bản cầu kì hóa của nó là Croissant.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Tương truyền rằng, "bữa ăn bí mật" của Thái tử phi chỉ bao gồm bánh sừng bò và cà phê.


Dù là giai thoại nào đi chăng nữa, cũng không thể không nhắc đến Marie Antoinette như một nhân tố quan trọng trong cuộc hành trình của chiếc bánh Croissant, là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc ở một Công chúa, Thái tử phi, và sau này là Hoàng hậu.

Croissant - Giá trị của sự giản dị

Về cơ bản, Croissant chỉ là món bánh ăn sáng rất một mạc được làm từ pâte feuilletée (bột xốp tạo bởi bột mì, men, bơ, sữa và muối). Bánh đơn giản, không có nhân, nhưng chính sự không đặc ruột đó lại chứng tỏ chất lượng men bánh tuyệt hảo. Hiện nay ở Áo và Ý, Croissant vẫn giữ nguyên tính chất truyền thống này, bởi họ cho rằng sự nhẹ nhàng giản dị của bánh Croissant cực kì phù hợp cho bữa sáng.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Croissant truyền thống không có nhân, không đặc ruột, được dùng như bánh mì


Khi du nhập sang Pháp, Croissant ít nhiều mang ảnh hưởng tính cầu kì của ẩm thực đất nước này. Croissant Pháp có thể có nhân chocolate, mứt, nho khô hoặc kem bơ mềm óng như bánh su kem. Thậm chí ở một số vùng, người ta còn làm nhân trái cây hoặc nhân mặn cho bánh sừng bò

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Croissant nhân chocolate cho người hảo ngọt


Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Bánh Croissant phủ hạnh nhân


Song dù mang phong cách truyền thống hay hiện đại, tối giản hay cầu kì hóa, chiếc bánh sừng bò cũng không mất đi hương vị thanh nhã, ngọt dịu đặc trưng của mình. Chính sự đơn giản trong hình thức lẫn hương vị ấy mà chiếc bánh Croissant vẫn luôn được yêu thích trong bữa sáng của người Châu Âu, như một cách đón chào ngày mới thật thanh đạm, nhẹ nhàng mà vẫn đầy hứng khởi.

Hiếm có chiếc bánh nào mang trong mình một câu chuyện li kì như Croissant - ra đời bởi một chiến công vệ quốc, du hành khắp Châu Âu theo nàng công chúa xinh đẹp và cá tính Marie Antoinette, rồi phát triển và biến hóa thành món tráng miệng tuyệt hảo ở ngay thủ đô Paris tráng lệ.


Đọc lại câu chuyện về Croissant, ta thích thú nhận ra rằng món ăn nói riêng và ẩm thực nói chung có mối liên hệ sâu sắc với tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, với các thăng trầm trong lịch sự. Ẩm thực không chỉ gói gọn trong nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của con người, mà còn phản ánh một cách tinh tế và khéo léo một xã hội trong từng thời điểm lịch sử khác nhau.


Các bạn có thể tham khảo thêm:

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Thưởng thức ẩm thực ở đất nước tình yêu

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Macarons - Chiếc "hamburger" sắc màu của nước Pháp

Bánh sừng bò còn được gọi với tên bánh Croissant là một trong những loại bánh nổi tiếng và phổ biến nhất thế giới. Những chiếc bánh sở hữu hương vị mộc mạc nhưng lại chiếm trọn vị giác của người thưởng thức chỉ ngay từ những miếng đầu tiên. 

Lịch sử của bánh sừng bò

Bánh sừng bò nổi tiếng nhất ở Pháp. Thế nhưng ít người biết được những chiếc bánh đầu tiên bắt nguồn từ Áo và được sử dụng để làm bánh ăn sáng. 

Sự ra đời mang biểu tượng dân tộc

Quay dòng lịch sử vào những năm 1686, thời điểm mà Thổ Nhĩ Kỳ và Áo đang chìm trong khói lửa chiến tranh. Người ta kể rằng vào một đêm nọ khi trận chiến bước vào giai đoạn căng thẳng nhất thì một người thợ làm bánh phát hiện ra tiếng động lạ từ dưới mặt đất. 

Nghĩ rằng kẻ địch đột nhập vào Áo qua đường hầm, người thợ làm bánh này đã báo tn cho quân đội. Nhờ đó lính Áo đã kịp thời chặn hành vi đào hầm tiến quân vào Thủ đô Vienna, từ đó tạo tiền đề cho chiến thắng của Áo sau này. Người thợ làm bánh lập công khi đó được hỏi muốn ban thưởng điều gì.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào
Bánh sừng bò có nguồn gốc từ Áo.

Chẳng hề do dự, người nọ chỉ mong có thể làm ra những chiếc bánh phục vụ chiến sĩ. Nhằm thể hiện lòng tự hào dân tộc cũng như nhắc nhở cho quân Thổ Nhĩ Kỳ về chiến thắng của Áo, người thợ nọ đã mô phỏng hình trăng lưỡi liềm và tạo ra bánh Kipferl – Tiền thân của những chiếc bánh sừng bò sau này.

Kể từ thời điểm đó bánh sừng bò nhanh chóng trở thành đồ ăn yêu thích của người Áo. Đa phần họ sử dụng bánh sừng bò cho bữa sáng với nguyên liệu gồm bột mì, bơ, men, muối và sữa. Bánh đạt tiêu chuẩn khi có độ giòn, xốp và cho phép xé thành các lớp mỏng. Ruột bánh không đặc mà rỗng, thoáng.

Cuộc du lịch: nổi tiếng thế giới

Nếu bánh sừng bò chỉ ở trong nước Áo có lẽ đã không thể phổ biến như hiện tại. Sự nổi tiếng bắt nguồn từ “Chuyến du lịch” mang ý nghĩa lịch sử vào năm 1770 khi Công chúa Marie Antoinette của Áo kết hôn cùng Thái tử Pháp. Khi đó những chiếc bánh có hình trăng lưỡi liềm mới chính thức du nhập vào kinh đô phồn hoa – Pari.

Tại đây, bánh Kipferl mới được thay đổi đôi chút và gọi là bánh Croissant hay bánh sừng bò theo nghĩa tiếng Việt. Vốn từ một món bánh đơn giản mang theo nỗi nhớ quê nhà của Hoàng hậu Marie Antoinette, bánh sừng bò đã được nâng tầm lên nhiều để tham gia vào các bữa tiệc sang trọng đất Pháp.

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào
Bánh sừng bò truyền thống được yêu thích nhờ hương vị mộc mạc.

Sự thay đổi trong hương vị

Người Áo và người Pháp vẫn chuộng hương vị truyền thống của bánh sừng bò đến tận ngày nay. Họ yêu thích sự giản dị, nhẹ nhàng vốn có của bánh sừng bò để sử dụng trong bữa sáng. Thế nhưng những chiếc bánh mộc mạc cũng được thay đổi để phù hợp với khẩu vị một số nơi.

Thay vì rỗng ruột, bánh sừng bò đã được thêm nhân bên trong. Tại Pháp phổ biến nhất là nhân nho khô, mứt, chocolate hoặc kem bơ mềm mại tương tự bánh su kem. Một số nơi khác lại sử dụng nhân mặn hoặc nhân trái cây. Dù hương vị nào thì cũng không thể phủ nhận sức hút khó cưỡng của bánh sừng bò.

Công thức làm bánh sừng bò

Quy trình làm bánh sừng bò không yêu cầu cao về nguyên liệu nhưng đòi hỏi kỹ thuật, sự kiên trì. Công thức làm bánh sừng bò cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào
Nguyên liệu làm bánh sừng bò khá đơn giản.

Nguyên liệu làm bánh cho 6 người ăn gồm có:

  • Khoảng 22 gram men nở khô chuyên dụng làm bánh mì;
  • 500 ml sữa tươi không đường;
  • 20 ml nước cốt chanh;
  • 60 gram bơ đun nóng chảy;
  • 680 gram bột mì đa dụng;
  • 1 quả trứng gà;
  • 50 gram đường trắng;
  • 10 gram muối;
  • 454 gram bơ lạt được giữ lạnh.

Kèm theo đó là công cụ hỗ trợ gồm giấy nến, cán bột, túi xip, lò nướng bánh, máy đánh trứng.

Bước 2 – Nhào bột 

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào
Khâu nhào bột cần đảm bảo độ mịn, kết dính, mềm.
  • Đầu tiên thêm nước cốt chanh vào sữa và khuấy thật đều. Để nguyên hỗn hợp trong khoảng 10-15 phút đến khi sữa xuất hiện tình trạng lên men, kết tủa. Khi đó dùng sữa này làm bánh sẽ đảm bảo độ mềm, xốp, vị ngon hơn.
  • Hòa 5 gram đường với men và 30 ml nước ấm. Để nguyên hỗn hợp trong khoảng 5-10 phút cho men nở ra.
  • Thêm vào ½ lượng bột mì đã chuẩn bị 45 gram đường còn lại, sữa tươi đã lên men cùng các nguyên liệu khác trộn thật đều.
  • Tiếp tục cho nốt chỗ bột mì còn lại vào, nhào khoảng 10-15 phút liên tục sao cho tạo thành một khối bột mịn, mềm. Lưu ý khi cho nốt bột vào thì để bột nghỉ khoảng 10 phút rồi mới nhào nhằm tránh tình trạng bột bị dính. Khi nhào bột có thể thoa thêm một chút bột mỏng lên tay. Nếu nhào bột bằng tay thì phải thực hiện khoảng 20-30 phút.
  • Để bột nghỉ khoảng 1 giờ đến khi bột nở gấp đôi, ấn lên mặt bột thấy xẹp rồi phồng trở lại là được.

Bước 3 – Cán bơ

Bơ lạt giữ lạnh sẽ được cho vào trong túi xip, kéo kín miệng túi rồi dùn cán bột cán cho nát đều. Bơ đã cán sẽ được cho vào ngăn mát tủ đạnh giữ trong khoảng 30 phút.

Bước 4 Ủ bột lần 1

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Sau khi bột đã nghỉ đủ, bạn lấy bột ra, cán thật mỏng rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh tủ trong khoảng 15 phút. Lưu ý mỗi lần ủ bột đều nên che bằng một lớp màng bọc thực phẩm để tránh bề mặt bột bị khô.

Bước 5 – Cán bột và ủ bột lần 2

  • Sau khi đủ 30 phút giữ lạnh bơ có thể lấy ra. Khi lấy sử dụng dao hoặc kéo cắt xung quanh rồi mới bóc nilong ngằm giữ nguyên hình dạng bơ đã cán.
  • Bột được lấy ra, cán thật mỏng rồi đặt bơ vào một bên của bột vừa cán.
  • Gấp bột làm 3 sau đó ấn kín xung quanh viền.
  • Đặt bột vào tủ lạnh ủ thêm khoảng 30 phút.

Bước 6 – Cán và ủ bột lần 3

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Sau khi bột đã ủ đủ 30 phút, bạn lấy bột ra khỏi tủ lạnh, cán bột theo chiều dài rồi gấp đôi lại. Sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc kín khối bột rồi tiếp tục ủ lần 3 trong 30 phút với tủ lạnh. 

Bước 6 – Cán và ủ bột lần 4

Tiếp tục lấy bột ra và cán mỏng lần nữa, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và ủ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 6-7 giờ.

Bước 7 – Tạo hình

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

  • Khi đã ủ bánh được đủ 4 lần thì bạn có thể chuyển sang bước tạo hình. Bột được lấy ra ngoài, đặt lên bề măt phẳng, trên đã rải sẵn một lớp bột áo mỏng. 
  • Dùng chày cán bột mỏng với độ dày khoảng 3mm. Sau đó tiến hành dùng dao cắt bột thành các miếng tam giác với khoảng 12 miếng.
  • Rải bột áo lên trên rồi cuộn bột từ phần đáy của tam giác lên đến đỉnh sao cho hai đầu uốn hơi cong.

Bước 8 – Nướng bánh

Bánh sừng bò xuất xứ từ nước nào

Bánh được xếp vào khay nướng, bên trên đã lót sẵn giấy nến và nướng nhiệt độ  170 độ C trong vòng 7 phút. Sau đó tiếp tục nướng bánh thêm khoảng 8-13 phút nữa với mức nhiệt 150 độ C theo chế độ 2 lửa. Bánh thành phẩm có màu vàng đều, xốp, mịn, xé được thành từng lớp, rỗng ruột.

Hy vọng cách làm bánh sừng bò đã giúp bạn có thêm một công thức hấp dẫn cho thực đơn của mình. Bạn đang muốn tìm mua thiết bị chế biến bánh và thực phẩm khác chất lượng, chính hãng với mức giá phải chăng? Hãy truy cập website https://sgeviet.vn/ để tham khảo thông tin các sản phẩm nhé.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline 088 853 1616 sẽ có nhân viên luôn túc trực hỗ trợ khách hàng 24/7.