Bao giờ hết giãn cách

Ngày 13-9, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.

Bao giờ hết giãn cách

Người dân ở phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vui mừng khi được dỡ bỏ cách ly y tế - Ảnh: Ngô Nhung

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội báo cáo về kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc trong những ngày vừa qua, Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu, trong đó có gần 8.000 cán bộ y tế của 12 tỉnh, thành phố về hỗ trợ cho TP.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND TP xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15-9 và 21-9.

Trước đó, từ 6 giờ ngày 24-7, TP Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Đến ngày 3-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký, ban hành Chỉ thị số 20 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP. Theo đó, từ 6 giờ 6-9 đến 6 giờ 21-9, TP Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng.

Ngày 13-9, TP Hà Nội ghi nhận 37 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 32 ca tại khu cách ly, 4 ca tại khu vực phong tỏa, 1 ca thuộc khu vực ổ dịch cũ.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4-2021) có 3.817 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.595 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.222 ca.

Bao giờ hết giãn cách

TP Hồ Chí Minh sẽ giãn cách đến bao giờ?

Tham dự chương trình Dân hỏi Thành phố trả lời, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh – Phan Văn Mãi đã nhận được nhiều câu hỏi của người dân về việc bao giờ sẽ hết giãn cách xã hội. Tại sao đã giãn cách lâu như vậy nhưng trên địa bàn thành phố số ca mắc vẫn còn nhiều?... 

Ông Phan Văn Mãi thừa nhận vấn đề xảy ra là sự thiếu đồng bộ trong khâu phòng, chống dịch ở từng địa bàn trên thành phố. Có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt, dẫn đến tình trang dịch bệnh chưa thể được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho rằng các cấp chính quyền TP Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của nguồn lực từ Trung ương và địa phương, đều đang rất nỗ lực, bằng tất cả mọi khả năng để kiểm soát được dịch bệnh một cách nhanh chóng nhất, đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới.

Bao giờ hết giãn cách

Ông Phan Văn Mãi (giữa) tham dự chương trình Dân hỏi Thành phố trả lời và đã đưa ra những chia sẻ thẳng thắn về công tác phòng, chống dịch, giải đáp thắc mắc cho người dân.

Trả lời trong chương trình, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh – ông Phan Văn Mãi cho biết các cấp chính quyền thành phố đang nỗ lực thực hiện mọi biện pháp cao nhất để khống chế tình hình dịch bệnh, theo đúng chủ trương Nghị quyết 86/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành. 

Ông Phan Văn Mãi cho biết, giãn cách xã hội là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Giãn cách xã hội sẽ không có ý nghĩa nếu nó chỉ mang tính hình thức còn thực tế vẫn không đem lại sự an toàn cho người dân. 

Chính vì lẽ đó, TP Hồ Chí Minh chưa thể trả lời cho câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm đó chính là "Khi nào hết giãn cách?" bởi điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn thành phố qua từng thời kỳ.

"Bao giờ hết giãn cách không chỉ là câu hỏi của riêng TP Hồ Chí Minh mà là của nhiều địa phương khác trên cả nước. Giãn cách phải đảm bảo an toàn, vì an toàn nên mới giãn cách, nếu không, điều này sẽ không còn ý nghĩa"

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh - Phan Văn Mãi

Mặc dù vậy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, Thành phố cũng đang xem xét những biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội NẾU như dịch bệnh dần được kiểm soát ở thời điểm sau ngày 15/9.

Sẽ xem xét nới lỏng các biện pháp giãn cách phù thuộc tình hình dịch bệnh sau ngày 15/9

Một trong những vấn đề được ông Mãi nêu ra đó chính là việc xem xét mở cửa trở lại hệ thống siêu thị các nơi trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho biết thêm, sẽ chưa mở cửa trở lại hệ thống chợ trước ngày 15/9, chỉ có 2 chợ đầu mối ở cửa ngõ thành phố được phép mở cửa, nhưng không hoạt động theo cách truyền thống.

Ông Mãi nói: "Sẽ có 2 điểm chợ đầu mối làm nơi trung chuyển hàng hóa. Từ đó, bằng hệ thống vận chuyển an toàn, hàng hóa sẽ được chuyển tới các siêu thị để cung ứng cho bà con".

"Về vấn đề đi siêu thị như thế nào, Thành phố đang xem xét giải pháp như sau:

- Ở vùng đỏ, người dân không được tự mình đi siêu thị mà đội ngũ shipper, vận chuyển hàng hóa an toàn sẽ đi chợ thay.

- Ở vùng xanh, người dân sẽ được đi siêu thị 1 lần/tuần; Kêu gọi những người đã tiêm vaccine đại diện gia đình để đi chợ vì người đã tiêm vaccine sẽ có kháng thể, giảm được khả năng lây nhiễm COVID-19".

Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ thí điểm mở lại một số dịch vụ bán thức ăn mang về, sau 15/9 sẽ đánh giá tình hình để từ đó nghiên cứu mở rộng thêm. 

Dự kiến: hoạt động thương mại điện tử, shipper, logistic, hoạt động sản xuất trang thiết bị phục vụ ngành y tế, sản xuất lương thực thực phẩm, cửa hàng xăng dầu, công trường xây dựng, cung cấp vật liệu xây dựng… sẽ được thí điểm mở cửa trở lại, "nếu có thể quản lý được người tham gia an toàn, cung đường hoạt động an toàn, điểm hoạt động an toàn… sẽ mở rộng ra" – ông Phan Văn Mãi nói – "Mở hay không là hoàn toàn theo kết quả kiểm soát dịch bệnh. An toàn tới đâu, nới lỏng tới đó".

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tham dự chương trình Dân hỏi Thành phố trả lời (Nguồn: Cổng thông tin Chính phủ Điện tử

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!