Bạo lực phản cách mạng là gì

Tại sao ở Nghị quyết 15/1/1959 Đảng ta lại khẳng định con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam là dùng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân để đi từ tổng khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa theo hình thức của Cách mạng tháng Tám?

Trả lời:

Cơ sở lí luận:

- Cách mạng Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác - Lênin: Sử dụng phương pháp cách mạng bạo lực đúng thời cơ, phát huy tối đa sức mạnh của đông đảo quần chúng.

+ Bạo lực cách mạng là bà đỡ cho xã hội mới đang được thai nghén trong lòng xã hội cũ.

     Do đó, bạo lực không phải là mục đích của giai cấp vô sản mà chỉ là phương tiện của giai cấp vô sản mà thôi. Khi kẻ thù đã lún sâu vào thất bại thì lúc đó nắm chắc thời cơ và tình thế cách mạng để lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Trong sử dụng bạo lực cách mạng, Đảng ta kết hợp chặt chẽ 2 lực lượng chính trị , quân sự và sử dụng kết hợp 2 hình thức đấu tranh này để hình thành nên phương pháp cách mạng bạo lực hiệu quả.

+ Vũ khí phê phán không thể thay thế phê phán bằng vũ khí.

     Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng. Ở đây, “ vũ khí của sự phê phán” và “lý luận” là khoa học, tư tưởng khoa học, lý luận khoa học, còn “sự phê phán của vũ khí” và “lực lượng vật chất” là hoạt động vật chất, hoạt đông thực tiễn của con người. Như vậy, lí luận khoa học phải thông qua hoạt động của con người mới trở thành lực lượng vật chất.

+ Nghệ thuật đánh lui từng bước để tiến tới giành thắng lợi.   

     Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ điễn ra gay go, lâu dài, gian khổ giữa hai lực lượng: một bên là dân tộc Việt Nam, đất không rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chống lại một bên là đế quốc Mỹ, một đễ quốc mạnh nhất trong thời đại ngày nay. Giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn là chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn và nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, điều hành chến tranh sắc sảo của bộ não cách mạng Việt Nam.

+ Dùng bạo lực cách mạng để đánh bại bạo lực phản cách mạng.

     Chủ nghĩa thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi, muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình và cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.

     Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực bao giờ cũng phải dựa vào 2 lực lượng: chính trị của toàn dân và vũ trang nhân dân, trong đó lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang.

- Cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa, cũng như là bạo lực cách mạng đối lập với bạo lực phản cách mạng.

Cơ sở thực tiễn:

- Căn cứ vào thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945: khởi nghĩa vũ trang ở nơi địch yếu nhất rồi tiến tới đánh nơi địch mạnh.

       Trong Cách mạng tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở hà Nội, Huế, Sài Gòn. Khởi nghĩa vũ trang ở nơi địch yếu nhất, đánh địch dần dần, sử dụng cách đánh du kích tiến đến đánh nơi địch mạnh, đuổi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thống nhất nước nhà.

- 9 năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta đều tiến hành các cuộc bạo lực cách mạng trên các mặt trận và với thất bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ trao trả độc lập cho Việt Nam.

- Thực tế cách mạng miền nam (1954-1959), Đảng ta một bên sử dụng kiên trì đấu tranh hòa bình, yêu cầu Pháp chấp hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơ-ne-vơ nhưng thực dân Pháp không hề tuân thủ những quy định trong hiệp định, Mỹ thì điên cuồng tiến hành chiến tranh. Đảng ta đã rút kinh nghiệm để xác định con đường cơ bản phát triển cách mạng miền Nam là bạo lực cách mạng với đế quốc Mỹ.

     Vì vậy, Nghị quyết 15/1/1959, Đảng ta khẳng định “Con đường phát triển cơ bản cách mạng miền Nam là bạo lực cách mạng”.

Thứ sáu, 11:25 23-07-2021

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng là một hệ thống các quan điểm về sử dụng sức mạnh bạo lực của quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột dưới sự lãnh đạo của Đảng chống lại thực dân, đế quốc, giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Tư tưởng của Người có giá trị sâu sắc, là cơ sở quan trọng để Đảng ta nghiên cứu, hoạch định, xác định đường lối đấu tranh, sử dụng sức mạnh chính trị, quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Cho đến nay, tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục soi sáng sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng là một bộ phận trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng quân sự nói riêng. Đó là những quan điểm cơ bản về con đường đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, nô dịch dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân nhằm giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi hồi tưởng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân đã nhấn mạnh: “Tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự của Bác đã mang về thắng lợi trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc”(1). Chính vì vậy, khi chúng ta nói tới tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh, thì trước hết phải nói về tư tưởng bạo lực cách mạng - tư tưởng nền tảng đã thể hiện sáng ngời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, soi đường cho nhân dân ta giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phân tích bản chất của chủ nghĩa thực dân và chỉ rõ tự bản thân nó đã là bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Theo Người, bất cứ lịch sử xâm chiếm thực dân nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của những người bản xứ. Vì thế, để giải phóng mình, các dân tộc bị áp bức không có con đường nào khác là con đường cách mạng bạo lực. Hồ Chí Minh cho rằng, bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng của thực dân Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng Pháp là chúng ta đã thắng Mỹ một phần vì khi đó Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhưng còn đang giấu mặt. Người đã nhiều lần chỉ rõ bản chất của đế quốc Mỹ là “chết thì chết, nết không chừa”(2), chúng sẽ dùng sức mạnh của bạo lực phản cách mạng để thực hiện âm mưu xảo quyệt đối với cách mạng nước ta. Cho nên việc tăng cường sức mạnh của bạo lực cách mạng và xây dựng thực lực của cách mạng là điều rất cần thiết, cấp bách.

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp, của dân tộc, cần sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”(3). Việc chúng ta sử dụng bạo lực cách mạng là một đòi hỏi tất yếu để chống lại bạo lực phản cách mạng, hoàn toàn không phải là đam mê hay là sùng bái bạo lực. Thực tế cho thấy, xuất phát từ phía kẻ thù, do đó mà buộc chúng ta phải “phê phán” chúng bằng vũ khí, để giải phóng và tự khẳng định mình. Trong thư gửi giáo sư Mỹ Kônớt Pôlinh ngày 17.11.1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, dân tộc Việt Nam chúng tôi vốn yêu chuộng tự do và hoà bình. Nguyện vọng thiết tha của nhân dân chúng tôi là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhưng đi ngược lại điều này, đế quốc Mỹ ngày càng điên cuồng mở rộng chiến tranh, muốn thương lượng trên thế mạnh, hòng buộc nhân dân ta phải khuất phục ý chí xâm lược của chúng. Chính vì thế mà nhân dân Việt Nam “phải kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược để tự vệ, bảo vệ những quyền dân tộc thiêng liêng nhất của mình, đồng thời góp phần giữ gìn hoà bình ở châu Á và thế giới”(4).

Ngày 03.11.1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, trong đó nhấn mạnh: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”(5). Mùa Xuân năm 1969, trong “Thư chúc mừng năm mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào. Tiến lên! chiến sĩ đồng bào, Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!”(6). Câu thơ xuân “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” đã vạch đường đi, nước bước để cách mạng Việt Nam có thắng lợi hôm nay. Những tư tưởng đó không chỉ mang “chất thép” mà còn thể hiện chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả của Người trong việc sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện mục tiêu giành và giữ chính quyền. Theo đó, những người cách mạng phải tìm các biện pháp phù hợp để thu hút, tập hợp các lực lượng, tầng lớp nhân dân, quy tụ mọi nguồn lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Ở đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng gắn liền với tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. Đó là một trong những nét độc đáo, đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).

Về hình thức của bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”(7). Như vậy, việc sử dụng bạo lực cách mạng không đơn thuần chỉ là sử dụng lực lượng quân sự và đấu tranh quân sự mà phải biết kết hợp nó với lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị của quần chúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp mới có thể giành thắng lợi cho cách mạng. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình cụ thể và so sánh lực lượng trong từng giai đoạn, từng địa bàn mà sử dụng lực lượng, hình thức nào là chủ yếu. Theo Hồ Chí Minh, nói tới bạo lực cách mạng thì điều trước hết là phải nói tới con người, “người trước súng sau”, phải đặc biệt coi trọng việc phát huy nhân tố con người trong xây dựng và phát huy sức mạnh của bạo lực cách mạng.

Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, xuất phát từ thực tế so sánh lực lượng, cục diện trên chiến trường sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam, tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị lần thứ 21 đề ra phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao và tiếp tục khẳng định: Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Đến tháng 3 năm 1974, Quân uỷ Trung ương họp để quán triệt và bàn việc thực hiện cụ thể về mặt quân sự Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng. Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị thông qua đã xác định: Cách mạng Việt Nam có thể trải qua nhiều bước quá độ và chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng. Thực tế cho thấy, ở đâu quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 và Nghị quyết Quân uỷ Trung ương, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng thì ở nơi đó thu được nhiều thắng lợi lớn, mở rộng thêm được nhiều vùng giải phóng, dồn địch vào thế lúng túng, đối phó một cách bị động.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đúng đắn của Đảng về bạo lực cách mạng, chúng ta đã huy động được đến mức cao nhất sức mạnh của quần chúng nhân dân và các lực lượng vũ trang để áp đảo kẻ thù. Chúng ta đã chủ động tổ chức các binh đoàn cơ động binh chủng hợp thành, làm quả đấm mạnh để sử dụng vào những thời cơ quan trọng nhất, hoạt động trên những hướng chủ yếu, giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu nhằm tiêu diệt lớn quân chủ lực địch. Ngày 24.10.1973, Quân đoàn 1 - quân đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta ra đời tại Ninh Bình; năm 1974, Quân đoàn 2 thành lập tại Quảng Trị, Quân đoàn 4 thành lập tại miền Đông Nam Bộ; đầu năm 1975, Quân đoàn 3 thành lập tại Tây Nguyên.

Cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, chúng ta coi trọng việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng. Thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy, lực lượng chính trị của quần chúng được tổ chức, xây dựng đã thật sự trở thành một đội quân chính trị, lực lượng tiến công có sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong đó có cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã thể hiện bước phát triển cao nhất sự kết hợp giữa tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lực và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân địa phương tạo thành sức mạnh tổng hợp đập tan sự phản kháng của kẻ thù, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; làm ngời sáng lên giá trị của tư tưởng  Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng mang tính cách mạng, nhân văn, hoàn toàn không đối lập với lòng nhân ái, tinh thần yêu chuộng hoà bình, nhưng cũng không ảo tưởng hoà bình, bó tay, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Tư tưởng này là một bộ phận hợp thành nền tảng tư tưởng, đường lối quân sự của Đảng ta, đã soi sáng con đường đi tới thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày nay, tư tưởng về bạo lực cách mạng của Người vẫn giữ nguyên giá trị. Thực tiễn không ngừng vận động phát triển, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về bạo lực cách mạng cho phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Mặt khác, thực tiễn còn đòi hỏi chúng ta phải luôn chủ động, nhạy bén về chính trị, cảnh giác cao độ trước những âm mưu thủ đoạn mới của kẻ thù, tăng cường xây dựng sức mạnh của bạo lực cách mạng để có thể chiến thắng kẻ thù trong bất kỳ tình huống nào. Đồng thời, phải tích cực đấu tranh phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, phủ nhận hoặc mơ hồ về quan điểm bạo lực cách mạng trong tình hình mới./.

______________________________

(1) Võ Nguyên Giáp (2000), Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Nxb. CTQG, tr.343.

(2) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.6, Nxb. CTQG, tr.201.

(3), (5), (6), (7) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.15, tr.391, 512, 532, 391.

(4) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.14, tr.661.


Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 4.2021

Hưởng ứng “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” từ ngày 15 -21/4, tại Tiền sảnh nhà A2 - Trung tâm Thông tin khoa học diễn ra trưng bày, giới thiệu sách giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập của Học viện và phát hành sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Gian trưng bày đã thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên, học viên đến tham quan và tìm đọc sách.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe của nhân dân là vốn quý báu nhất của dân tộc, có quan hệ chặt chẽ với thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của Đảng, của hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó Ngành Y tế có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Để ngành y tế đảm đương được sứ mệnh vẻ vang, đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đức, có tài, xứng danh “Lương y như từ mẫu”, trong đó có nội dung cốt lõi là vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của đội ngũ này trước Đảng, trước nhân dân.

Quan điểm Hồ Chí Minh về ý thức chấp hành kỷ luật lao động của công nhân có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, trở thành kim chỉ nam để Đảng ta đề ra những chủ trương, chính sách, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động cho công nhân. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động cho công nhân Việt Nam.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảng cách mạng chân chính và xây dựng đảng cộng sản cầm quyền có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng. Tư tưởng đó của Người tiếp tục là kim chỉ nam cho việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay của Đảng ta.

(LLCT&TT) Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh rất trăn trở, cảnh giác và thường xuyên quan tâm đến việc đấu tranh chống lại các tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu dưới nhiều góc độ, hình thức khác nhau. Vì vậy trong khoảng 2.500 bài viết, bài nói chuyện, bức thư… của Người thì có tới hơn 200 tác phẩm đề cập đến tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biện pháp phòng, chống những tệ nạn này. Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây, Đảng ta luôn xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ này là trực tiếp, phải tiến hành thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần vào sự ổn định, phát triển đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

XEM THÊM TIN

Video liên quan

Chủ đề