Baseline trong chứng khoán là gì

Các loại biểu đồ trong forex chính là công cụ quan trọng nhất của mỗi forex Trader. Bất kể bạn Trade theo phong cách và phương pháp gì bạn cũng cần một màn hình biểu đồ để phân tích và giao dịch. Vậy có bao nhiêu loại biểu đồ khác nhau trong forex?

Bài viết hôm nay sẽ là một bài viết khá thú vị, tôi sẽ chia sẻ với bạn về các loại biểu đồ trong forex cũng như cách tính toán xây dựng lên chúng. Dưới đây là 8 loại phổ biến và hay gặp nhất.

1. Biểu đồ nến – Vua của các loại biểu đồ trong forex

Biểu đồ nến nhật

Biểu đồ nến nhật được phát triển bởi thương nhân người Nhật Bản có tên là Homma Munehisa từ thế kỷ 18.

Đây là loại biểu đồ phổ biến nhất hiện nay, nó được đông đảo các trader sử dụng, đặc biệt là những Trader thích trade khung thời gian ngắn.

Biểu đồ nến là loại trưc quan nhất, chúng thể hiện nguồn giá thô với giá mở cửa, đóng cửa, giáo cao nhất và giá thấp nhất. Biểu đồ nến đặc biệt hữu ích trong việc đọc hành động giá cũng như nghiên cứu về tâm lý thị trường.

2. Biểu đồ thanh – Loại biểu đồ cổ điển nhất

Biểu đồ thanh bar

Biểu đồ thanh có dữ liệu và thông điệp giống như biểu đồ nến, chúng cũng thể hiện nguồn giá thô trực quan nhất với giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

Sự khác biệt lớn nhất giữa biểu đồ thanh và biểu đồ nến là nguồn gốc xuất xứ và phần ngoại hình. Biểu đồ nến xuất phát từ Nhật Bản, trong khi biểu đồ thanh xuất xứ từ phương tây.

Biểu đồ thanh có phần thân nến đơn giản, chỉ là một thanh dọc từ đỉnh tới đáy trong khi biểu đồ nến thì chia thành 3 phần rõ ràng: Bóng trên, bóng dưới và thân.

Giá mở cửa của thanh được quy định là ở bên trái và giá đóng cửa ở bên phải thanh. Biểu đồ thanh rất tốt trong viêc nhận diện các mô hình biểu đồ.

3. Biểu đồ đường – đơn giản nhất trong các loại biểu đồ trong forex

Biểu đồ đường

Đây có lẽ là loại biểu đồ đơn giản nhất, tuy nhiên chúng chứa ít thông tin. Biểu đồ được hình thành bằng cách nỗi các điểm giá lại với nhau tạo thành một đường.

Các điểm giá này chính là các nguồn dữ liệu đầu vào mà bạn chọn. Bạn sẽ có vài sự lựa chọn nguồn dữ liệu đầu vào ví dụ như:

  • Giá mở cửa
  • Giá đóng cửa
  • Giá cao nhất
  • Giá thấp nhất
  • (Giá cao nhất + Thấp nhất)/2
  • (Giá cao nhất + Thấp nhất + đóng cửa)/3
  • (Giá mở cửa + Giá cao nhất + Thấp nhất + đóng cửa)/4

Biểu đồ đường hay được sử dụng để tìm các khu vực hỗ trợ cũng như tìm các mô hình giá.

4. Biểu đồ Vùng

Biểu đồ vùng

Biểu đồ vùng khá tương tự với biểu đồ đường. Bạn cũng có những sự lựa chọn nguồn đầu vào tùy chọn giống như biểu đồ đường.

Tôi không nhận thấy sự khác biệt nào nhiều giữa biểu đồ vùng và biểu đồ đường ngoài việc trông chúng có vẻ dễ nhìn hơn.

Nói chung biểu đồ vùng và biểu đồ đường là 2 loại biểu đồ đơn giản nhất. Tôi thường sử dụng chúng để tìm kiếm các vùng hỗ trợ, kháng cự, Trend line. Đặc biệt dạng biểu đồ này rất hữu ích trong việc phát hiện và nhận diện các mô hình giá. Có đôi khi các mô hình giá rất khó phát hiện trên các dạng biểu đồ khác nhưng lại rất rõ ràng trên biểu đồ đường.

5. Biểu đồ đường cơ sở (Baseline)

Biểu đồ đường cơ sở

Biểu đồ đường cơ sở, tiếng anh là Baseline. Biểu đồ này có tùy chọn nguồn đầu vào giống y như Biểu đồ Vùng và Biểu đồ Đường

Loại biểu đồ này có tác dụng chủ yếu để theo dõi sự biến động của giá so với đường cơ sở. Đường cơ sở này mặc định là 50% ở giữa màn hình.

Hãy tưởng tượng như này, màn hình của bạn giống như một cái hộp, cạnh trên của hộp là 100%, cạnh dưới là 0% và ở giữa hộp có một đường nằm ngang tại 50%. Cho dù bạn có kéo biểu đồ lớn lên hay nhỏ lại thì đường nằm ngang này vẫn luôn ở mức 50%, và đường nằm ngang này gọi là đường cơ sở.

Tôi nhận thấy loại này có tác dụng trong thị trường đi ngang, với những thị trường đang có xu hướng mạnh và giá chỉ đi về một phía thì loại biểu đồ này…chả biết để làm gì.

6. Biểu đồ Heikin Ashi

Biểu đồ Heikin Ashi

Biểu đồ Heiken Ashi nhìn khá giống với biểu đồ nến thông thường, nhưng đừng nhầm nha chúng có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Nhật, Heikin Ashi nghĩa là “thanh giá trung bình”.

Heiken Ashi cũng thể hiện 4 thông số là giá đỉnh, giá đáy, giá đóng cửa và giá mở cửa. Tuy nhiên các nguồn dữ liệu này lại được tính toán phức tạp chứ không đơn giản chỉ là lấy dữ liệu thô như biểu đồ nến thông thường.

Cụ thể, cách tính các dữ liệu giá như sau:

  • Giá mở cửa = (giá mở cửa của nến trước đó + giá đóng cửa của nến trước đó)/2
  • Giá đóng cửa = (giá mở cửa + giá đỉnh + giá đáy + giá đóng cửa)/4
  • Giá đỉnh: sẽ lấy giá cao nhất của những giá sau: giá đỉnh, giá mở hoặc giá đóng cửa (nến hiện tại)
  • Giá đáy: sẽ lấy giá thấp nhất của những giá sau: giá đáy, giá mở hoặc giá đóng cửa (của nến hiện tại)

Nói chung cách tính phức tạp, nhưng rất may là hiện tại hầu như mọi nền tảng đều hỗ trợ công cụ này tự động nên bạn chỉ việc ứng dụng thôi.

Tôi nhận thấy Heiken Ashi rất tốt trong việc nhận diện xu hướng. Trong một xu hướng rõ ràng Heiken Ashi di chuyển liên tục với những cây nến cùng màu một cách rất mượt mà.

Heiken Ashi rất phù hợp khi kết hợp mới những Indicator theo sau như đường trung bình di động, RSI hay TDI

Trên diễn đàn nổi tiếng ForexFactory có một chiến lược đình đám kết hợp từ Heiken Ashi và chỉ báo TDI. Chiến lược này được một tài khoản có tên là eelfranz đăng từ năm 2011 và tới bây giờ nó vẫn là Topic hót nhất diễn đàn với hơn 5000 trang Reply.

Bạn có thể tham khảo tại đây //www.forexfactory.com/thread/291622-trading-made-simple

7. Biểu đồ Renko

Biểu đồ Renko

Cùng thuộc anh em họ hàng với nến nhật thông thường, nến Renko cũng xuất phát từ Nhật Bản. Trong tiếng Nhật Renko được dịch ra từ Renga nghĩa là “cục gạch”.

Đây là loại biểu đồ khá kỳ dị và có gì đó “ngược ngược” so với các loại biểu đồ thông thường. Với biểu đồ thông thường, mỗi cây nến sẽ đóng cửa theo một thời gian nhất định, ví dụ như 1 ngày, một tuần, 1 giờ…

Ngược lại, nến Renko không quan tâm đến thời gian, mà nó chỉ quan tâm đến sự di chuyển của giá. Nghĩa là, cứ mỗi khi giá di chuyển được một khoảng cách nào đó theo tùy chọn của bạn, thì biểu đồ đóng cửa và di chuyển sang cây nến mới.

Dữ liệu đầu vào được gọi là Box size, trên các nền tảng thì Box size mặc định thường là ATR với khoảng 14 chu kỳ. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thê tùy chỉnh Box size về một thông số tùy ý. Ví dụ như, bạn muốn thị trường mỗi khi cứ 50 Pips sẽ đóng cửa và chuyển sang cây nến mới, như vậy bạn sẽ chỉnh Box size là 50 Pips.

Tác dụng chính của Renko là làm cho giá “có vẻ” mượt mà hơn, dễ đọc hơn.

8. Biểu đồ đường ngắt (Line Break)

Biểu đồ đường ngắt

Biểu đồ đường ngắt, hay còn gọi là biểu đồ ngắt dòng, tiếng anh là Line Break.

Biểu đồ đường ngắt chỉ quan tâm đến biến động về giá và bỏ qua yếu tố thời gian (giống Renko). Tuy nhiên, biểu đồ đường ngắt khác Renko ở chỗ chúng chỉ là những thanh tăng giảm và không có phần râu nến (bóng nến).

Các thanh của biểu đồ đường ngắt được hinh thành bằng cách so sánh giá đóng cửa của thanh mình đang xem xét với giá đóng cửa của những thanh liền kề trước đó, bao nhiêu thanh là tùy bạn (mặc định thường là 2).

Vì lấy nguồn dữ liệu là giá đóng cửa nên các thanh sẽ có thêm phần Projection (có thể gọi là hình chiếu hoặc một sự dự đoán). Đây chính là phần thể hiện thanh giá hiện tại nếu giá chưa đóng cửa.

Vì giá chưa đóng cửa nên biểu đồ chỉ có thể dự đoán để cho kết quả thanh hiện tại:

  • Nếu biểu đồ dự đoán thanh này sẽ là thanh tăng thì phần Projection sẽ cho kết quả là thanh tăng.
  • Ngược lại nếu biểu đồ dự đoán kết quả là thanh giảm thì Projetion sẽ cho kết quả là thanh giảm.

Cũng giống như Renko, Line Break có tác dụng là cho giá mượt mà, dễ nhìn hơn và thể hiện xu hướng tốt hơn.

Các loại biểu đồ trong forex, nên sử dụng loại nào?

Trên đây tôi vừa chia sẻ với bạn các loại biểu đồ trong forex. Nói chung mỗi loại biểu đồ đều có những đặc điểm và ưu thế riêng tùy vào mục đích và chiến lược mà bạn sử dụng.

Trong tất cả các loại biểu đồ trong forex thì biểu đồ nến chính là vua của các loại biểu đồ. Biểu đồ nên được sử dụng bởi hầu hết các Trader vì nhìn trực quan và dễ phân tích.

Biểu đồ nến rất hữu ích trong việc đọc hành động giá và tâm lý thị trường, trong khi biểu đồ thanh lại đơn giản và dễ nhận diện những mô hình biểu đồ hơn.

Biểu đồ đường thì đơn giản nhưng lại ít thông tin, trong khi biểu đồ vùng chủ yếu nhìn cho đẹp mắt hơn…

Một người anh em của biểu đồ đường đó chính là biểu đồ đường cơ sở, loại này rất hữu ích trong việc đánh giá độ biến động của thị trường đặc biệt là thị trường đi ngang.

Heikin Ashi thì tính toán khá phức tạp nhưng được cái nhận diện xu hướng rất tốt, có rất nhiều phương pháp đình đám liên quan đến loại nến này ví dụ Trading make Simple.

Cuối cùng là Renko và Line Break, đây là 2 loại biểu đồ bỏ qua yếu tố về thời gian và chỉ quan tâm đến độ biến động của giá. Chúng sẽ làm biểu đồ nhìn mượt mà hơn.

Ngoài ra còn một số loại biểu đồ khác mà tôi thấy chúng ít phổ biến nên không đưa vào bài viết này. Ví dụ như: Biểu đồ Kagi, biểu đồ Range, biểu đồ Poin and Figure….

Video liên quan

Chủ đề