Bệnh thiếu máu cơ tim là gì

3 years ago

Mục lục

  • 1. Thiếu máu cơ tim là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim
  • 3. Triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu cơ tim
  • 4. Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim
  • 5. Phòng tránh bệnh thiếu máu cơ tim

1. Thiếu máu cơ tim là gì?

Thiếu máu cơ tim là bệnh xảy ra khi mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết để tim duy trì hoạt động sống. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nếu không điều trị kịp thời để bệnh kéo dài quá lâu các mô tim sẽ dẫn chết có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch vành gây thiếu máu vùng cơ tim

2. Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cơ tim:

Hơn 90% trường hợp xác định thiếu máu cơ tim là do mảng xơ vữa trong lòng mạch máu làm cản trở lưu thông máu. Khi lượng cholesterol tăng cao trong máu kết hợp thêm nhiều chất khác dần tạo thành mảng xơ vữa.

Ngoài ra béo phì và sự lão hóa của cơ thể cũng là nguyên nhân phổ biến làm xơ cứng mạch vành. Béo phì làm tăng sự tích tụ mảng bám, người lớn tuổi mạch máu cũng dần suy yếu chức năng trở nên kém đàn hồi.

Nguy cơ mắc phải thiếu máu cơ tim:

- Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch.

- Tuổi cao.

- Tiền sử tiền sản giật, huyết cao thai kỳ.

- Sử dụng thuốc lá.

- Stress, căng thẳng lâu ngày.

- Vận động thể chất quá sức.

- Chảy máu cấp.

- Người mỡ máu cao.

- Bệnh tăng huyết áp.

- Bệnh tiểu đường.

- Người mắc bệnh rối loạn nhịp tim.

- Sử dụng bia, rượu, các chất kích thích.

3. Triệu chứng thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim có hai biểu hiện: Đau ngực và không đau ngực.

- Biểu hiện không đau ngực: thường không có triệu chứng đặc biệt việc phát hiện ra bệnh là nhờ vô tình đi đo điện tâm đồ. Đây còn được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng, người bệnh thường chủ quan bỏ qua dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột tử.

- Biểu hiện đau ngực:

⦁ Ban đầu xuất hiện đau ngực khi làm việc gắng sức khỏe lại sau khi nghỉ ngơi nhưng càng về sau đau ngực nhiều hơn ngay cả khi không vận động gì. Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ ngơi tức là báo hiệu tình trạng bệnh đã khá nặng cần tích cực điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

⦁ Dấu hiệu đau thường là cảm giác đau ở ngực trái vùng trước tim, ngực bị đè nén, cơn đau lan đến cổ, vai, cánh tay trái.

⦁ Cơn đau kéo dài trong vài phút nếu quá 15 - 20 phút bệnh nhân cần nghĩ đến trường hợp nhồi máu cơ tim cần cấp cứu.

⦁ Triệu chứng khác: khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, lo âu, hoa mắt, chóng mặt, ho, nhịp tim nhanh.

Biến chứng của thiếu máu cơ tim:

- Gây loạn nhịp tim: do xung điện tim bị ảnh hưởng khiến tim đập quá nhanh hoặc quá chậm.

- Tổn thương mô cơ tim lâu dài dẫn đến suy tim.

- Nhồi máu cơ tim: tỉ lệ gây tử vong cao.

Thiếu máu cơ tim rất dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim khiến người bệnh tử vong

4. Điều trị thiếu máu cơ tim

Phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim:

- Thăm khám triệu chứng lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh.

- Điện tâm đồ (ECG): bác sĩ sẽ nhận biết ra bệnh nhờ một số triệu chứng bất thường trên điện tâm đồ.

- Siêu tâm tim: giúp bác sĩ xác định khu vực tim đã tổn thương.

- Chụp động mạch vành: cung cấp hình ảnh mạch máu.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT): giúp xác định xem mạch máu có bị vôi hóa hay không.

- Thử nghiệm gắng sức.

Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ:

- Bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt như: từ bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, ăn nhạt, cắt giảm chất béo không tốt, rèn luyện thể thao phù hợp,...

- Điều trị nội khoa bằng thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe bệnh nhân, triệu chứng biểu hiện và mức độ thiếu máu cơ tim bác sĩ sẽ kê toa phù hợp. Một số thuốc như Aspirin, Clopidogrel, nhóm Nitrate, nhóm ức chế beta, nhóm ức chế canxi, nhóm ức chế men chuyển ACE,...

- Điều trị ngoại khoa: khi sử dụng thuốc không còn mang lại nhiều hiệu quả. Một số phương pháp thường dùng như nong động mạch vành, bắc cầu động mạch vành, phẫu thuật tái tạo.

5. Điều trị thiếu máu cơ tim

Những phương pháp giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim:

- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh như thuốc lá, bia rượu, chất kích thích, chất béo, thức ăn quá mặn, đồ thực phẩm chế biến sẵn.

- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lí.

- Kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường huyết ổn định.

- Vận động thể thao hợp lí phù hợp với sức khỏe.

- Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch bạn cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh thiếu máu cơ tim mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

 

Nguồn video: Sức Khỏe Và Cuộc Sống

Chủ đề