Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm

Thùy Linh   -   Thứ sáu, 17/09/2021 13:11 (GMT+7)

Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Cán bộ y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ, một công trình khoa học gần đây của nhóm nghiên cứu ở New York giúp làm sáng tỏ một phần tại sao khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, người hồi phục có hệ miễn dịch mạnh hơn so với người được tiêm vaccine.

Trong nghiên cứu này, họ thấy rằng tế bào nhớ B (memory B cells) trong cơ thể người đã bị nhiễm virus có thể tiếp tục tiến hóa (evolve) trong tối thiểu 1 năm để tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhiễm của virus, thậm chí là các biến chủng mới nguy hiểm.

Trong khi đó, sự tiến hóa của các tế bào B này ở người tiêm vaccine mRNA (như của Moderna hoặc Pfizer- BioNTech) chỉ dừng lại khoảng trong 5 tháng sau khi chích ngừa. Trong một nghiên cứu khác của nhóm ở Hà Lan, các nhà khoa học thấy rằng cũng có sự khác biệt rõ rệt trong nhóm người bị bệnh nặng và nhóm người bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Huyết tương lấy từ nhóm người bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng thường có ít kháng thể hơn và khả năng trung hòa virus yếu hơn, đặc biệt là đối với các chủng mới.

TS. Nguyễn Hồng Vũ cho biết: Nói chung, người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, ngoài loại kháng thể được tạo ra để nhận biết protein S thì còn nhiều loại kháng thể khác nhận biết các loại protein khác nhau trong và ngoài con virus, tương tác với nhiều con đường tín hiệu trong tế bào, kích thích hệ miễn dịch toàn vẹn hơn.

Virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm dài hơn (thường là 1-2 tuần) so với thời gian tồn tại các kháng nguyên được tạo ra bởi vaccine (thường chỉ vài ngày). Do vậy, các tế bào miễn dịch của cơ thể “học” được nhiều hơn và hiệu quả hơn, cũng giống như bạn được dạy bởi một “chương trình nâng cao” với thời lượng học dài hơn và nhiều học cụ sinh động, phong phú hơn sẽ nhớ bài học lâu hơn và thậm chí phát triển khả năng sáng tạo thêm.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu khoa học cho đến nay cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng lẫn không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến 1 năm hoặc hơn!

"Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho những người đó và cho cộng đồng, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới khuyên những người này nên được tiêm vaccine COVID-19 sau 6 tháng kể từ ngày bị nhiễm bệnh để đảm bảo có hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 được kích hoạt đầy đủ" - TS. Nguyễn Hồng Vũ nhấn mạnh. 

Về ý kiến tiêm vaccine cho người mắc COVID-19 (F0) đã khỏi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá để hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh trước mắt, việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn thực hiện theo Quyết định 3802, trong đó người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Theo Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 10.8, Bộ Y tế yêu cầu không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn là có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

(HGO) - Bác sĩ chuyên khoa II Võ Chí Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hậu Giang), cho hay: “Trước đây, khi F0 khỏi bệnh, sẽ được tiêm mũi 3 cách mũi 2 thời gian đến 6 tháng, nhưng hiện nay, theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Y tế, sẽ thực hiện tiêm mũi 3 cách mũi 2 chỉ trong thời gian 3 tháng. Trường hợp chưa tiêm mũi nào thì người dân có thể tiêm vắc-xin ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định”.

Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3 đang được triển khai ở Hậu Giang.

Ngành chức năng khuyến cáo: Tết Dương lịch 2022 đang đến rất gần, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn, kiểm soát tốt dịch bệnh, bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương rất cần ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Tiêm vắc-xin đầy đủ khi đến lượt, đặc biệt là tuân thủ nghiêm “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Toàn tỉnh đạt tỷ lệ trên 99% tổng dân số tỉnh từ 12 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin phòng Covid-19. Hậu Giang đang triển khai tiêm vắc-xin mũi 3 phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch hoặc làm nhiệm vụ ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tin, ảnh: NHẬT MINH

Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm

Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm

Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm

Tại buổi giao lưu, giải đáp thắc mắc của độc giả về vấn đề “Người nhiễm Covid-19đã khỏi bệnh, bao lâu thì tiêm mũi 2 (nếu đã tiêm 1 mũi trước khi bị F0) hoặc mũi 3 (nếu đã tiêm 2 mũi trước khi bị F0)?” TS, BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Người chưa hoàn thành liều cơ bản có thể tiêm ngay sau khi khỏi và có thể trì hoãn đến tháng thứ 3 nếu đã hoàn thành liều cơ bản hoặc tiêm luôn mà không cần giữ khoảng cách tính từ lúc khỏi bệnh.

Với những người đã tiêm 2 mũi Vero Cell thì mũi 3 có thể tiêm vắc xin cùng loại hoặc một trong các vắc xin như: AstraZeneca, Pfizer hay Moderna. Những người đã tiêm 2 mũi Astrazeneca thì có thể tiêm mũi 3 cùng loại hoặc tiêm vắc xin mRNA để thay thế. Tuy nhiên, trường hợp này nên tiêm Pfizer hoặc Moderna để có hiệu quả tốt nhất. Còn đối với những người đã tiêm 2 mũi Pfizer thì mũi 3 nên sử dụng là vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna).

Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Bị f0 thì bao lâu mới được tiêm
Triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo BS Trần Thị Hải Ninh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Nếu bạn đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và đã bị nhiễm Covid-19 nhưng lại không thuộc nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng; không thuộc nhóm người bệnh cần được chăm sóc dài ngày tại bệnh viện, có bệnh lý nền, tuổi từ 50 trở lên thì bạn chưa cần tiêm liều vắc xin nhắc lại (mũi 3).

Tuy nhiên, nếu 2 mũi vắc xin đã tiêm là vắc xin Sinopharm hoặc Sputnik thì bạn cần tiêm liều bổ sung (mũi 3). Thời gian tiêm mũi bổ sung cần sau mũi thứ 2 từ 28 ngày đến 3 tháng. Nếu trong khoảng thời gian trên, bạn đang điều trị và cách ly vì nhiễm Covid-19 thì bạn cần được tiêm ngay sau khi bạn hoàn thành việc điều trị bệnh Covid-19 và hết thời gian cách ly.

Cũng theo BS Trần Thị Hải Ninh, với khả năng lây lan cao của biến chủng Omicron, nhóm được ưu tiên tiêm mũi 3 bao gồm những người suy giảm miễn dịch (cấy ghép tạng, ung thư, HIV…), người cần chăm sóc dài hạn tại cơ sở y tế (người chạy thận nhân tạo chu kỳ, người trong viện dưỡng lão…), người có bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản…), người trên 50 tuổi, cán bộ y tế, người trực tiếp tham gia xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.

TRẦN YẾN (tổng hợp)