Bị lở môi phải làm sao

Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn…

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Bị lở môi phải làm sao

Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống

Triệu chứng bệnh nhiệt miệng

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng tùy thuộc vào thể trạng của từng người, những triệu chứng và dấu hiệu tiêu biểu thường xảy ra như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao, sụt cân.

Đối tượng nguy cơ bệnh nhiệt miệng

Nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng sẽ xảy ra ở những đối tượng sau: những người sống trong vùng nhiệt đới, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp
  • Tập thể dục đều đặn cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe.
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Bị lở môi phải làm sao

Tránh xa món ăn cay nóng và thức ăn nhanh khi bị nhiệt miệng

Các biện pháp chẩn đoán nhiệt miệng

Xuất hiện khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự với nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Bệnh nhiệt miệng có thể xác định chính xác bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.

Thế nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Nếu tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng thì không nhất thiết phải đến bệnh viện mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

  • Tự làm nước súc miệng với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.
  • Giảm đau và sưng bằng cách chườm đá lạnh. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
  • Tránh xa các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Uống trà: Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm

Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị trong một số trường hợp nhiệt miệng nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nhiệt miệng (lở miệng) là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng do đâu? Tìm hiểu 16 cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên ngay sau đây.

Nhiệt miệng (lở miệng) là gì?

Nhiệt miệng hay lở miệng là một vết loét nhỏ và phát triển ở những mô mềm ở môi, bên trong má, dưới lưỡi hoặc xuất hiện trên nướu của bạn. Nhiệt miệng hay lở miệng còn được có tên gọi khoa học là loét Áp Tơ ( tên tiếng Anh - Aphthous Ulcer).

Nhiệt miệng có hình dạng tròn hoặc hình oval, có màu trắng hoặc vàng và xung quanh là viền đỏ. Trước khi bạn bị nhiệt miệng thì có thể xuất hiện dấu hiệu ngứa rát miệng.

Mọi người thường nhầm lẫn giữa nhiệt miệng với các bệnh gây ra từ virus Herpes. Các phân biệt giữa 2 bệnh này là

- Nhiệt miệng nằm bên trong miệng và không có khả năng lây lan.

- Lở loét miệng do virus Herpes sẽ nằm cả bên ngoài miệng và có khả năng lây ra các vùng khác nhanh chóng.

Bị lở môi phải làm sao

Nhiệt miệng (lở miệng)

Nguyên nhân gây nhiệt miệng (lở miệng)

Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng (lở miệng) hiện vẫn chưa rõ, nhưng theo quan niệm của nhiều người thì nguyên nhân gây ra nhiệt miệng có thể do các yếu tố sau:

- Chẳng may cắn vào má gây chảy máu.

- Ăn những thực phẩm chua cay nhiều gây nóng cơ thể.

- Khi đánh răng hoặc xúc miệng bằng các chất chứa sodium lauryl sunfate gây tổn thương bên trong miệng.

- Do tâm lý căng thằng Stress.

- Do thay đổi nội tiết tố.

- Do vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng.

- Do thiếu các chất dinh dưỡng có chứa vitamin B, sắt, kẽm và axit folic.

- Do Nhiễm virus HIV (AIDS) hay một số các bệnh xã hội như Herpes sinh dục.

16 cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên

Phần lớn ban đầu các vết nhiệt miệng là các vết loét rất nhỏ và có xu hướng sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và sẽ không để lại sẹo. Nhưng điều quan trọng là khi bị nhiệt miệng trong 14 ngày đó các bạn sẽ phải chịu đau đớn, ăn uống khó khăn khi bị nhiệt miệng.

Rất may, ngoài việc lựa chọn các loại thuốc trị nhiệt miệng có bán ngoài thị trường thì cũng có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên rất hữu dụng. Cùng chúng tôi tham khảo 14 cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà ngay sau đây.

Bị lở môi phải làm sao

Cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên

1. Sữa chua: Sữa chua có chữa nhiều lợi khuẩn nên mỗi ngày bạn ăn 1 cốc sữa chua sẽ giúp lợi khuẩn đi qua miệng chữa lành các vết nhiệt này.

2. Sức miệng bằng nước tự pha: Bạn có thể tự pha nước súc miệng bằng cách pha một muỗng cà phê baking soda và 2 muỗng nước ép cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam vào một nửa ly nước ấm. Mỗi ngày sử dụng 1 lần bằng cách nhấp 1 ngụm nhỏ để súc miệng trong khoảng 15 giây. Lưu ý là khi súc miệng các bạn không được nuốt nhé.

3. Uống các loại nước: Bạn nên uống nhiều nước và đặc biệt là các loại nước như: nước sắn dây, nước cam, nước rau ngô, nước chanh... các loại nước này sẽ giúp liền vết nhiệt miệng nhanh hơn.

4. Mật ong: Mật ong có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong vào vết nhiệt miệng hoặc pha mật ong với nước ấm sau đó nhấp chút một. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp mật ong với tinh bột nghệ sau đó đắp lên vết nhiệt miệng 2 - 3 lần 1 ngày.

5. Khế: Đun 2-3 quả khế sau đó lấy nước khế chua ngậm. Khế chua sẽ giúp chữa lành các vết nhiệt miệng 1 cách nhanh chóng.

6. Kiêng một số đồ ăn: Trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên kiêng ăn các đồ nướng - rán hoặc đồ cay nóng - chua. Các đồ ăn này sẽ khiến vết nhiệt miệng của bạn càng lớn hơn và gây đau hơn.

7. Bổ xung thêm các loại vitamin B: Việc bổ sung thêm vitamin B1, vitamin B12 được coi như 1 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Theo nghiên cứu, một này bạn nên sử dụng vitamin B12 1 mg/ngày và thời gian trong vòng 6 tháng.

8. Chườm đá lạnh: Khi bị nhiệt miệng bạn nên chườm đá lạnh sẽ hạn chế máu đến vùng bị nhiệt. Cách này sẽ giảm sưng đau nơi bị nhiệt.

9. Nước oxi già: Pha loãng oxi già với nước tỷ lệ 1:1 sau đó dùng dung dịch này chấm và vết loét miệng. Lưu ý khi dùng cách này thì sau 1 tiếng bạn hãy nên ăn uống nhé.

10. Bã chè khô: Bạn dùng bã chè khô đắp vào nơi bị nhiệt miệng. Vì trong bã chè khô có chứa chất Tannin - các chất này rất hiệu quả trong việc chữa nhiệt miệng.

11. Giấm táo: Pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ 1:1 và xúc miệng hàng ngày. Trong giấm táo có chứa các Axit Acetic có khả năng diệt vi khuẩn và gia tăng lợi khuẩn. Giấm táo còn được coi là 1 loại kháng sinh tự nhiên khi điều trị nhiệt miệng.

12. Uống Cốm Voi Con: Đây là loại cốm có chứa nhiều dược liệu từ thiên nhiên như tơ hồng vàng, Bách bộ, ngải cứu, cam thảo, cúc tần giúp chữa trị nhiệt miệng hữu hiệu trong 3 - 5 ngày.

13. Bổ sung sắt: Cách này hơi khó vì nếu muốn bổ sung sắt thì bạn phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để xem lượng sắt trong cơ thể đang thiếu là bao nhiêu.

14. Bổ sung kẽm: Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Nhưng cũng như cách bổ xung sắt thì bạn cũng phải có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để bổ xung lượng kẽm cơ thể thiếu hụt.

15. Không sử dung các chất chứa Sodium Lauryl Sulfate: Có một số loại kem đánh răng, nước súc miệng có chữa các chất này. Theo nghiêm cứu thì các chất này làm tăng nguy cơ gây nghiệt miệng ở người sử dung.

16. DGL - Deglycyrrhizinated: Đây là 1 loại thuốc chữa nhiệt miệng chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng chữa nhiệt miệng và giảm đau. Bạn sử dụng nửa thìa cà phê DGL với một phần tư ly nước ấm và súc miệng 4 lần/ngày.

Mong rằng với những chia sẻ về nhiệt miệng (lở miệng) và cách chữa nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên sẽ giúp các bạn loại bỏ nhiệt miệng trong cuộc sống hàng ngày. Phòng khám đa khoa Thái Hà xin chúc các bạn luôn khỏe mạnh trong cuộc sống!