Biên bản xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

  • Công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn áp dụng trong giao dịch nào?
  • Thông báo quá hạn thanh toán
  • Ý nghĩa của công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn?
  • Mẫu công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn

Trong các giao dịch kinh doanh không khó để bắt gặp tình trạng thanh toán tiền trễ hẹn trong thảo thuận hay hợp đồng ký kết. Động thái đầu tiên của chủ thể bị xâm phạm đến quyền được thanh toán là gửi công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi gửi đến Quý Khách hàng nội dung về mẫu công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn.

Công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn áp dụng trong giao dịch nào?

Tất cả các giao dịch có phát sinh nghĩa vụ thanh toán là những giao dịch phổ biến, xuất hiện với tần suất liên tục trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia. Từ hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ pháp lý, cho vay tín dụng,…. đều phát sinh nghĩa vụ thanh toán của bên mua/sử dụng dịch vụ/bên vay với bên bán/cung cấp dịch vụ/bên cho vay. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là điều vẫn (có thể) xảy ra trong thực tiễn thực hiện mối quan hệ giao dịch giữa hai hoặc các bên liên quan.

Thông báo quá hạn thanh toán

Thông báo quá hạn thanh toán thường được cá nhân, tổ chức lập ra để thông báo đến tổ chức, cá nhân khác về việc quá hạn thanh toán một khoản chi phí nào đó.

Thực tế thấy được rằng xử lý nợ là một trong những vấn đề được cá nhân, doanh nghiệp đặt lên hàng đầu và muốn thu hồi nợ về sớm tuy nhiên để không làm mất lòng khách hàng thì thường sẽ gửi thông báo trước.

Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên cho bên kia thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có sự ràng buộc pháp lý. Các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay là tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng, ghi nợ,…

Ý nghĩa của công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn?

Căn cứ vào mức độ, phạm vi, giá trị hợp đồng trong giao dịch bị xâm phạm mà việc gửi công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết về mặt pháp lý.

Thứ nhất: Công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn là văn bản mang tính chất nhắc nhở lịch thanh toán đã trễ hẹn với bên vi phạm nghĩa vụ để họ có phương án tiến hành thực hiện nghĩa vụ và bồi thường vi phạm (nếu có) hoặc đưa ra phương án giải quyết trong thời gian tới trong trường hợp có khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn tới chậm thanh toán.

Thứ hai: Công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn là văn bản pháp lý quan trọng chứng minh hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. Tại Điều 319, Luật Thương mại 2005, “thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là khoảng thời gian được quy định rất không rõ ràng. Một trong những căn cứ để xác định quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có thể căn cứ vào công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn. Vì vậy, thời điểm gửi công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn còn liên quan đến thời hiệu được khởi kiện tại Tòa đối với tranh chấp thương mại.

Biên bản xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Mẫu công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu cho Quý Bạn đọc mẫu công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn đối với hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tác kinh doanh (cá nhân/ tổ chức).

[TÊN DOANH NGHIỆP] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

[tỉnh thành đặt trụ sở chính của doanh nghiệp] , ngày…… tháng …… năm

THÔNG BÁO ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN NỢ QUÁ HẠN

Số: ………………/………………………

                                      Kính gửi: …………………………………..

                                      Mã số doanh nghiệp:

                                      Trụ sở chính tại:

                                      Đại diện bởi:

                                      Chức danh:

Căn cứ Hợp đồng kinh tế số ………………………….. ngày ….. tháng …… năm ……. được ký kết giữa Công ty ……………………………… và Công ty……………… và căn cứ tình hình thực hiện công việc, ngày…… tháng………năm ……………, đại diện Công ty …………….. và Công ty ……………….. đã ký Biên bản nghiệm thu và Biên bản bàn giao công việc.

Tại Biên bản bù trừ công nợ giữa đại diện Công ty…………. và Công ty……………. số………../………. ngày……..tháng ………. năm…………, Công ty ………… phải thanh toán cho Công ty……………. tổng số tiền là: ………………. VNĐ (Bằng chữ:………………… Việt Nam Đồng).

Theo điều khoản Thanh toán hợp đồng (Điều ……, Hợp đồng kinh tế số:……………. ngày……… tháng…………năm………….), Công ty ………………. sẽ thanh toán cho Công ty ……………….. VNĐ trong vòng …………… ngày kể từ ngày hai bên ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu công việc/ hàng hóa [căn cứ cụ thể vào Hợp đồng kinh tế].

Đến ngày……… tháng……… năm…………. Công ty…………… chưa nhận được bất kỳ thông tin liên quan đến nghĩa vụ thanh toán của Công ty………… Công ty ……………đang vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo điều……… của Hợp đồng kinh tế số……………….. giữa hai bên. Ngoài ra, Công ty ………. đã vi phạm quy định về nghĩa vụ thanh toán trong điều 50 Luật Thương Mại 2005 “Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.”

Vậy, chúng tôi kính đề nghị Quý Công ty thanh toán số tiền: … đồng (Bằng chữ:..…) theo đúng quy định trong hợp đồng.

Thông tin thanh toán như sau:

Tên tài khoản: Công ty………………………

Số tài khoản: …………. tại Ngân hàng……….. – Chi nhánh……..

Rất mong nhận được sự hợp tác từ Công ty.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của Công ty………………………

(Ghi rõ thời gian nhận, Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Thay mặt và đại diện Công ty ……………..

(Đóng dấu, Ký và ghi rõ họ tên)

Ngoài công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn, trên thực tế còn xuất hiện các văn bản tương tự như: mẫu công văn đề nghị thanh toán hoặc công văn yêu cầu thanh toán công nợ, giấy thanh toán công nợ, thông báo thanh toán công nợ là văn bản pháp lý gửi đến bên chậm thanh toán để thúc dục tiến trình thanh toán theo hợp đồng hoặc thỏa thuận. Tuy nhiên, nhìn chung, nội dung các văn bản pháp lý này đều cùng một mục đích là thông báo về sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán với bên đối tác và là căn cứ xác định thời hiệu trong trường hợp có ý định mang tranh chấp giải quyết tại Tòa án.

Trong thực tế, nội dung mẫu công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng chủ thể trong vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tính chất của hợp đồng giao dịch kinh doanh, giá trị hợp đồng vi phạm, mức độ vi phạm,…. Trong trường hợp hai bên là đối tác làm ăn lâu dài thì công văn đề nghị thanh toán nợ quá hạn sẽ được viết khác với trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán đã vi phạm rất nhiều lần và có biểu hiện trốn tránh. Do đó, trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, trường hợp Quý Khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ cụ thể trong trường hợp của mình, xin hãy liên hệ trực tiếp với chuyên viên pháp lý của chúng tôi để có những nhận định, sản phẩm pháp lý hiệu quả nhất.