Biện pháp hạn chế thương mại là gì

Nhằm đảm bảo hàng hóa trong nước bị áp đảo bởi hàng nhập khẩu, quy định phòng vệ thương mại được ra đời. Có 03 biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế bao gồm: tự vệ, chống bán phá giá và trợ cấp chính phủ. So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế

Các biện pháp phòng vệ thương mại 

– Đều là biện pháp phòng vệ thương mại, là những thủ tục pháp lý cho phép các quốc gia thực hiện những biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời mà không ảnh hưởng tới những cam kết mở cửa thị trường của mình.

– Mục đích: Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại và trong những điều kiện nhất định mà không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thương mại và cam kết mở cửa thị trường của quốc gia.

– Đối tượng: Là các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.

Sự khác nhau các biện pháp phòng vệ thương mại 

Sự khác nhau giữa các biện pháp phòng vệ thương mại dựa vào: Cơ sở pháp lý, khái niệm, thời điểm áp dụng, nguyên tắc áp dụng…

Cơ sở pháp lý

Mỗi biện pháp phòng vệ thương mại có quy định pháp lý khác nhau.

– Biện pháp tự vệ

+ Điều XIX-GATT.

+ Hiệp định Tự vệ Thương mại SA

+ Điều V – Hiệp định Nông nghiệp.

– Biện pháp chống bán phá giá

+ Điều VI – GATT 1994.

+ Hiệp định về chống bán phá giá (ADA).

– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng

+ Điều VI, XVI – Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994).

+ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng – SCM.

+ Điều XV – Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).

+ Phần IV – Hiệp định về Nông nghiệp AOA

Sự khác nhau về khái niệm

Khái niệm mỗi biện pháp phòng vệ cũng đã là sự khác nhau căn bản.

– Biện pháp tự vệ

+ Tự vệ là biện pháp mà WTO cho phép một quốc gia thành viên có thể hạn chế nhập khẩu một hoặc một số loại hàng hóa trong những trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước

– Biện pháp chống bán phá giá

+ Một hàng hóa được coi là bị bán phá giá nếu giá xuất khẩu của hàng hóa đó được xuất khẩu từ một nước sang một nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường.

+ Về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế là hành vi phân biệt giá cả: đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa.

+ Bán phá giá là hành vi có tính chất doanh nghiệp

– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng

+ Trợ cấp Chính phủ là các khoản đóng góp tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc biệt chính phủ hay cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất trong nước nằm trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được một/ một số mục tiêu kinh tế

Thời điểm áp dụng

Thời điểm áp dụng của mỗi biện pháp phòng vệ cũng có sự khác nhau.

– Biện pháp tự vệ

+ Được áp dụng khi và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu WTO kết luận thành viên đó đáp ứng và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều XIX GATT và Điều 2 hiệp định về các biện pháp tự vệ.

– Biện pháp chống bán phá giá

+ Được áp dụng khi tuân thủ các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến hành theo đúng quy định của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT. Đồng thời khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các quy định về chống bán phá giá.

– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng

+ Được áp dụng căn cứ trên cơ sở điều tra,được khởi tố và thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định Nông nghiệp

Điều kiện áp dụng

– Biện pháp tự vệ

+ Có sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu.

+ Sự gia tăng này mang tính đột biến do những thay đổi về chế độ thương mại.

+ Sự gia tăng này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa tương ứng.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

– Biện pháp chống bán phá giá

+ Hàng hóa được đưa vào kinh doanh trên thị trường nhập khẩu với giá thấp hơn giá thông thường.

+ Ngành sản xuất nội địa tương ứng bị thiệt hại về vật chất.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại vật chất đó.

– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng

+ Có sự tồn tại của trợ cấp.

+ Thiệt hại hoặc khả năng đe dọa gây ra thiệt hại

+ Mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại

Nguyên tắc áp dụng

– Biện pháp tự vệ

+ Đáp ứng điều kiện được ghi nhận tại Điều 2,4 Hiệp định Tự vệ Thương mại

+ Đồng thời, phù hợp với các nguyên tắc: Biện pháp Tự vệ Thương mại được áp dụng đáp ứng điều kiện bắt buộc; Ngăn chặn thiệt hại giúp ngành sản xuất trong nước điều chỉnh; Không phân biệt đối xử; Bồi thường khi áp dụng biện pháp Tự vệ Thương mại.

– Biện pháp chống bán phá giá

+ Được áp dụng để đối phó hành vi bán phá giá gây thiệt hại chỉ bao gồm 3 biện pháp thuế: chống bán phá giá, biện pháp chống phá giá tạm thời và cam kết về giá.

+ Nguyên tắc: áp dụng 4 nguyên tắc: Chứng minh sự hiện diện của 4 điều kiện,yếu tố của hành vi bán phá giá; Biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm mục tiêu khắc phục, không mang tính trừng phạt; Áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử; Mang tính tạm thời

– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng

+ Áp dụng biện pháp chống trợ cấp để khắc phục thiệt hại do các trợ cấp mang tính riêng biệt gây ra trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn kết luận là có trợ cấp và gây thiệt hại.

Thời hạn áp dụng

– Biện pháp tự vệ

+ Về nguyên tắc, biện pháp Tự vệ Thương mại là các biện pháp mang tính tạm thời, chỉ được áp dụng tối đa 4 năm (trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 4 năm tiếp theo).

+ Đối với các nước đang phát triển là 10 năm

– Biện pháp chống bán phá giá

+ – Mang tính tạm thời phải được tháo bỏ khi ảnh hưởng của bán phá giá bị triệt tiêu.

+ Thông thường một quy định áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường hợp chống bán phá giá được yêu cầu tiếp tục áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết

– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng

+ Áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng.

+ Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm, thời hạn gia hạn thêm không vượt quá 05 năm trong mỗi lần gia hạn

>> Xem thêm: Biện pháp phòng vệ thương mại được pháp luật quy định như nào

Trên đây là tư vấn của LAWKEY về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang phát biểu. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến nhiều nước nhập khẩu sử dụng triệt để các biện pháp phòng vệ thương mại cho việc bảo vệ sản xuất trong nước.

Cùng với đó, một loạt các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia có hiệu lực thực thi đã dẫn đến chiều hướng gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Dù đã tích lũy được ít nhiều năng lực và kinh nghiệm về phòng vệ thương mại, nhưng mức độ hiểu biết về các biện pháp này của doanh nghiệp trong nước vẫn là chưa đầy đủ dẫn đến sự lúng túng nhất định khi phải đối mặt giải quyết tranh chấp.

[10 sản phẩm xuất khẩu đối diện nguy cơ phòng vệ thương mại]

Vậy giải pháp nào giúp doanh nghiệp chủ động sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại? Đây sẽ là nội dung chính của cuộc trao đổi giữa phóng viên TTXVN với bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

- Thưa bà, với các hiệp định thương mại tự do, chúng ta cần lưu ý vấn đề gì về phòng vệ thương mại?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Trong các hiệp định thương mại tự do mới hay truyền thống luôn có nội dung cốt lõi, đó là tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua việc loại bỏ phần lớn các hàng rào thuế quan.

Chính vì vậy sẽ dẫn tới việc tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu với các đối tác trong hiệp định thương mại đã ký kết. Phòng vệ thương mại với tính chất là công cụ có thể được dùng để hạn chế lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm thay thế cho công cụ thuế quan đã bị loại bỏ dự báo cũng sẽ tăng lên.

Có thể thấy trong chừng mực nhất định cùng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thì doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý đến nguy cơ các biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng nhiều hơn.

- Để doanh nghiệp Việt Nam tự bảo vệ khi bước vào thị trường lớn thì cần những biện pháp gì, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Đối với phòng vệ thương mại, các thị trường lớn sử dụng công cụ này đối với các hàng hóa có năng lực cạnh tranh tốt và xuất khẩu mạnh của Việt Nam.

Ví dụ như ở thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, giày da...

Chế biến cá tra cắt khúc đông lạnh xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Thời gian gần đây, không chỉ là những thị trường lớn hay mặt hàng có thế mạnh mà ngay cả những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam mới tìm được con đường xuất khẩu hoặc thấy được tiềm năng xuất khẩu thì đã là đối tượng của các vụ kiện phòng vệ thương mại. Đặc biệt điều này đang diễn ra ở những thị trường nhỏ và ngay cả ở khu vực ASEAN.

Kiện phòng vệ thương mại là quá trình đấu tranh pháp lý, kỹ thuật để doanh nghiệp có thể bảo vệ trước khiếu nại của các ngành sản xuất nội địa ở các thị trường nhập khẩu. Vì vậy, việc doanh nghiệp có thể đạt được kết quả thế nào trong các vụ kiện phòng vệ thương mại phụ thuộc rất nhiều vào chính nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chuẩn bị.

Kiện phòng vệ thương mại là hình thức tương đối đặc thù và phức tạp, việc chuẩn bị cho các vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài của doanh nghiệp phải tiến hành không chỉ khi vụ kiện đã xảy ra mà ngay cả trước khi có vụ kiện.

Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ để chứng minh cho chi phí sản xuất. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần duy trì hệ thống kế toán minh bạch, bởi khi vụ kiện đã xảy ra thì không quay trở lại để sắp xếp.

Đồng thời, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi các hệ thống cảnh báo về nguy cơ phòng vệ thương mại để chuẩn bị trước. Bởi sớm một ngày thì doanh nghiệp có lợi một ngày.

Hiện có những hệ thống cảnh báo như từ các đối tác của doanh nghiệp ở nước ngoài, từ cơ quan quản lý nhà nước như Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội ngành nghề...

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị về nguồn nhân lực, vật lực cho các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Tuy nhiên, khi bị kiện phòng vệ thương mại thì doanh nghiệp cũng cần xác định chiến lược của mình ở thị trường bị kiện. Không phải bất kỳ vụ kiện nào cũng phải tham gia đến cùng, nếu doanh nghiệp xác định đó là thị trường không thể bỏ được thì đầu tư tham gia. Còn nếu xác định là thị trường tạm thời hay tập trung vào thị trường khác thì doanh nghiệp cần chuyển hướng và không nên quá để ý.

Khi tham gia vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và trong bất kỳ vụ kiện nào, sự tham gia của một mình doanh nghiệp là chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý của chuyên gia về lĩnh vực này.

- Vậy bà đánh giá thế nào về việc nhận thức của doanh nghiệp trong việc ứng phó với các công cụ phòng vệ thương mại?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu nhiều hơn về phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp đã có sự đầu tư cả về nhân lực và vật lực để chủ động ứng phó với các nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, doanh nghiệp đã bình tĩnh hơn khi đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại và đạt được nhiều kết quả có lợi hơn trong các vụ kiện.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư và tường tận về phòng vệ thương mại mới chỉ dừng lại ở những ngành từng va vấp.

Với xu hướng bị kiện phòng vệ thương mại ở những thị trường không lớn, thông tin của doanh nghiệp về quy trình điều tra và kinh nghiệm về ứng phó của doanh nghiệp là không nhiều hoặc với những ngành trước đây chưa từng bị kiện phòng vệ thương mại mà bây giờ phải đối diện thì đây là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam.

Vì vậy, nhận thức của doanh nghiệp, sự chuẩn bị của doanh nghiệp rõ ràng ở nhiều lĩnh vực và trong nhiều trường hợp là chưa đủ, cần thúc đẩy trong thời gian tới.

Để đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật, những sự chuẩn bị này thường diễn ra từ trước chứ không phải khi vụ kiện xảy ra. Về mặt này, nhiều doanh nghiệp cũng còn lúng túng và chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Vì vậy, để chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nâng cao năng lực của chính mình khi mà nguy cơ luôn thường trực xảy ra ở các thị trường nước ngoài.

- Xin cảm ơn bà./.

Trần Trung (TTXVN/ Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề