Binh chủng Tăng Thiết giáp là gì

Ngày 05 tháng 10 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 499/NĐ thành lập Trung đoàn xe tăng 202, trung đoàn xe tăng đầu tiên của Quân đội Nhận dân Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập ngoài các tiểu đoàn xe tăng, pháo tự hành, các phân đội phục vụ bảo đảm có trong biên chế, trung đoàn còn có một đại đội có nhiệm vụ huấn luyện tập trung về xe tăng cho bộ đội mang phiên hiệu Đại đội 15.

Ngày 22 tháng 06 năm 1965, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 101/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh Thiết giáp. Lực lượng trực thuộc Bộ Tư lệnh gồm 2 trung đoàn xe tăng 202, 203; ba cơ quan ( Tham mưu, Chính trị, Hậu cần kỹ thuật) và đặt biệt là một Tiểu đoàn huấn luyện mang phiên hiệu Tiểu đoàn 10 đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Thiết giáp

Về biên chế, Tiểu đoàn 10 có 3 Đại đội huấn luyện, cán bộ đại đội, trung đội vừa quản lý bộ đội vừa quản lý cơ sở vật chất đồng thời kiêm nghiệm giáo viên huấn luyện. Địa bàn đóng quân của Tiểu đoàn thuộc địa phận 2 xã Kim Long và Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 22 tháng 06 năm 1965 trở thành mốc khởi đầu trong chặng đường xây dựng, trưởng thành của Trường Sĩ quang Tăng thiết giáp, đồng thoiwf trở thành ngày hội truyền thống hàng năm của Nhà trường.

Ngày 08 tháng 03 năm 1969, Thường vụ Đảng ủy Binh chủng đã đề nghị lên Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cho phép Binh chủng tổ chức một Nhà trường có quy mô phù hợp hơn để đào tạo, bổ túc cán bộ, chiến sĩ xe tăng thiết giáp, kịp thời bổ sung cho các đơn vị. Trong thời gian chờ cấp trên chuẩn y, ngày 09 tháng 01 năm 1970, Đảng ủy Binh chủng đã ra Nghị quyết chuyên đề về tăng cường biên chế, tổ chức cho Tiểu đoàn 10 thành Đoàn Huấn luyện.

Ngày 07 tháng 01 năm 1972, Bộ Quốc phòng chính thước ra quyết định thành lập Đoàn 10 mang mật danh T600. Đoàn 10 được thành lập có nhiệm vụ: Bổ túc,đào tạo cán bộ chỉ huy sơ cấp; Bổ túc,đào tạo cán bộ kỹ thuật bậc trung học; Đào tạo chính trị viên phó đại đội; Mở các lớp tập huấn cán bộ tiểu đoàn bậc phó theo yêu cầu nhiệm vụ trên giao; Giúp đỡ bạn Lào bổ túc, đào tạo cán bộ, chiến sĩ, xe tăng, thiết giáp.

Ngày 10 tháng 04 năm 1973, căn cứ vào Sắc lệnh số 1121/SL ngày 11 tháng 07 năm 1959 quy định tổ chức của Bộ Quốc Phòng, theo đề nghị của Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 56/QD-QP thành lập Trường Sĩ quan Thiết giáp thuộc Bộ Tư lệnh Thiết giáp. Trường Sĩ quan Thiết giáp có nhiệm vụ: Đào tạo, bổ túc cán bộ sơ cấp và trung cấp xe tăng, thiết giáp; Nghiên cứu, biên soạn tài liệu về xe tăng, thiết giáp; Đào tạo, bổ túc bán bộ xe tăng, thiết giáp cho nước bạn.

Cuối tháng 8 năm 1977, được sự giúp đỡ, chỉ đạo trược tiếp của Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp cho số học viên khóa 1, đào tạo sĩ quan sơ cấp ( chỉ huy và kỹ thuật) hệ 3 năm (1974 – 1977). Đây là kỳ thi tốt nghiệp khóa học đào tạo dài hạn theo hướng chính quy, cơ bản đầu tiên của Nhà trường nên công tác chuẩn bị bảo đảm, tổ chức chỉ đạo đề được tiến hành chu đáo, chặt chẽ.

Ngày 23 tháng 10 năm 1980, thể theo nhu cầu xây dựng, chiến đấu và phát triển của Binh chủng và Nhà trường, Bộ Quốc phòng ký quyết định đổi tên Trường Sĩ quan Thiết giáp thành Trường Sĩ quan Chỉ huy – Kỹ thuật Tăng.

Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu bước trưởng thành mới của Binh chủng và Nhà trường. Với chức năng nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo được xác định rõ, nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, đào tạo theo hướng chính quy, từng bước hiện địa của Trường Sĩ quan Chỉ huy – Kỹ thuật Tăng tiếp tục được đẩy mạnh.

Cuối năm 1911, căn cứ vào khả năng hiện có, Nhà trường đã quyết định đăng ký với Bộ Quốc phòng nâng cấp đào tạo lên bậc cao đẳng. Từ năm học 1991 – 1992, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ giáo viên.

Ngày 01 tháng 04 năm 1997, Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên Trường Sĩ quan Chỉ huy- Kỹ thuật Tăng thành Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp.

Từ khóa 20, (năm học 1997 – 1998) Nhà trường chính thức bước vào đào tạo sĩ quan tăng thiết giáp cấp phân đội bậc đại học theo Quyết định số 180/QĐ-TTg của Chính phủ, bằng tốt nghiệp đại học thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Được sự nhất trí của Đảng ủy Quân sự Trung ương ( nay là QUTW), Bộ Quốc phòng, Tư Lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp ra Quyết định số 930/QL – 2003, ngày 30 tháng 11 năm 2003 về việc ban hành biểu tổ chức biên chế của Nhà trường giai đoạn 2004 – 2010, Quyết định thành lập, tái thành lập mốt số đơn vị mới và Quyết định số 158/QĐ-CT-2004 về việc lấy ngày 22/6/1965 – Ngày thành lập Tiểu đoàn 10 là Ngày truyền thống của Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp. Biên chế Nhà trường gồm 5 Phòng chức năng, 3 Ban trực thuộc, 9 Khoa giáo viên, 5 Tiểu đoàn. Phòng Huấn luyện đổi tên thành Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính đổi tên thành Phòng Tham Mưu – Hành chính; Khoa xe máy trước đây nay gọi là Khao Kỹ thuật chuyên ngành Xe máy; Khoa Cơ bản – Cơ sở tách ra thành hai Khoa: Khoa Cơ bản và Khoa Kỹ thật Cơ sở. Thành lập Khoa tham mưu phương pháp, Tiểu đoàn 3 quản lý học viên sĩ quan. Ban Khoa học công nghệ môi trường ( nay là Ban Khoa học Quân sự), Ban Thanh tra ( nay là Ban Khảo thí) trực thuộc Ban Giám hiệu; Ban Bảo vệ an ninh trực thuộc Phòng Trính trị.

Ngày 30 tháng 5 năm 2009, Trường Sĩ quang Tăng thiết giáp được đón nhận danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân thời kỳ đổi mới theo Quyết định số 790/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lịch sử xây dựng và trưởng thành của Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp gắn liền với tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, sáng tạo chủ động vượt khó, nỗ lực phấn đầu không mệt mỏi của lớp lớp cán bộ, giảng viên, học viên, QNCN, CNVQP, HSQ-BS trong Nhà trường. Chặng đường hơn 50 năm qua có nhiều khó khăn, thách thức, song với bản lĩnh chính trị vững vàng, với những bước đi cơ bản, vững chắc, vừa có kế thừa, vừa phát triển, Nhà trường đã lớn mạnh không ngừng, thực sự góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, rend luyện, cung cấp cho Binh chủng và toàn quân hàng vạn cán bộ chỉ huy, lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật tăng thiết giáp có phẩm chất, năng lực tốt làm nòng cốt trong xây dựng lực lượng tăng thiets giáp với quy mô, phạm vi ngày một được mở rộng, chất lượng ngày một nâng cao, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.

Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Nhà trường có quyền tự hào với truyền thống vẻ vang của mình và có trách nhiệm viết tiếp những trang sử vẻ vang mới bằng những cống hiến và thành tựu mới. Toàn trường tiếp tục thi đùa giữ vững và phát huy truyền thống: “Đoàn kết, tự lực, sáng tạo, chủ động vượt khó, dạy tốt, chính qui, mẫu mực- đã ra quân là đánh thắng” góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Binh chủng, xây dựng Quân đội và công cuộc xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sự ra đời của Trung đoàn xe tăng 202 là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đánh dấu bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại, là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của binh chủng tăng thiết giáp. Ngày 05 tháng 10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của binh chủng Tăng Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cách đây 60 năm, vai trò của bộ đội TTG đã được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh xác định: “Bộ đội xe tăng là lực lượng đột kích của Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam”. Sau gần 5 năm thành lập, trong thời gian từ tháng 4-1964 đến tháng 3-1965, đã có ba đoàn cán bộ, chiến sĩ TTG lên đường vào chiến trường miền Đông Nam Bộ, với nhiệm vụ: Lấy xe địch đánh địch và nghiên cứu, chuẩn bị chiến trường để đưa xe TTG vào tác chiến khi có thời cơ.

Tháng 1-1968, lần đầu tiên lực lượng xe tăng của Quân đội ta tham gia cùng binh chủng hợp thành đánh hai trận then chốt ở Tà Mây - Làng Vây trong Chiến dịch tiến công Đường 9 - Khe Sanh (Bắc Quảng Trị, từ 27-01 đến 07-02-1968) và bộ đội TTG lập chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ra quân, đánh thắng trận đầu ở Tà Mây - Làng Vây đã khẳng định vai trò của TTG là lực lượng đột kích quan trọng của Lục quân Việt Nam; đặt nền móng xây dựng nên truyền thống vinh quang Đã ra quân là đánh thắng của bộ đội Tăng Thiết giáp.

Sau chiến thắng Tà Mây - Làng Vây đến hết năm 1972, trên các chiến trường, lực lượng TTG tham gia nhiều chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự ở miền Trung, Tây Nguyên và trên đất Bạn Lào. Đây là những cuộc thử sức toàn diện về khả năng cơ động, khả năng đột phá tiến công, phản kích, bảo vệ mục tiêu trong phòng ngự và khả năng phát triển chiến đấu của lực lượng TTG; đồng thời, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Mở đầu cho cuộc Tổng tiến công, lực lượng TTG tham gia Chiến dịch tiến công Tây Nguyên (từ 04-3 đến 25-03-1975), giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột (ngày 10, 11-03-1975); sau đó, phát triển thắng lợi, đánh địch tăng viện, ứng cứu, đuổi đánh địch rút chạy, giải phóng các tỉnh Tây Nguyên, phá vỡ thế chiến lược của địch, tạo điều kiện cho các chiến dịch tiếp theo.

Trong Chiến dịch tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng (từ 25-03 đến 29-03-1975) lực lượng TTG cùng với bộ đội binh chủng hợp thành và lực lượng tại chỗ giải phóng các tỉnh miền Trung, tập trung lực lượng động chuẩn bị tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Từ ngày 26-4 đến 30-4-1975, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng TTG tham gia Chiến dịch với quy mô lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả năm hướng tiến công của chiến dịch; một bộ phận TTG đột phá, tiêu diệt các cụm cứ điểm địch án ngữ trục đường tiến vào Sài Gòn - Gia Định, mở cửa chiến dịch. Phần lớn TTG được sử dụng tập trung dẫn đầu năm cánh quân tiến vào đánh chiếm năm mục tiêu đầu não trong trung tâm thành phố là: Dinh Tổng thống, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng nha cảnh sát, Biệt khu Thủ Đô và sân bay Tân Sơn Nhất, cùng với sự nổi dậy của lực lượng tại chỗ, giải phóng Sài Gòn - Gia Định. 10 giờ 45 phút, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 dẫn đầu đội hình tiến công của Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) húc tung cánh cổng sắt, tiến vào Dinh Tổng thống Ngụy quyền; 11 giờ 00, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu giờ toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa - Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

Qua những năm kháng chiến chống Mỹ, bộ đội TTG đã tham gia 14 chiến dịch, 211 trận chiến đấu, đóng góp công lao xứng đáng vào chiến thắng chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần làm nên mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng; xây dựng nên truyền thống vẻ vang “Đã ra quân là đánh thắng” đồng thời, khẳng định rõ vai trò của TTG là lực lượng đột kích quan trọng của lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia, lực lượng TTG đã cùng quân, dân cả nước và quân tình nguyện Việt Nam tiến hành hàng trăm trận đánh khác nhau, đánh tan và tiêu diệt quân xâm lược, đẩy chúng về bên kia biên giới; bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt - lêng Xa-ri, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Với những thành tích, chiến công qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, bộ đội TTG đã có 43 tập thể và 15 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác; góp phần tô thắm thêm truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội TTG Việt Nam Anh hùng. Tự hào với truyền thống trong chặng đường 60 năm qua, toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng TTG quyết tâm giữ vững và phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng”, xây dựng Binh chủng và lực lượng TTG toàn quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nừớc và nhân dân giao phó với tinh thần: Bộ đội TTG Việt Nam thời kỳ mới, sức đột kích mới, vượt qua thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Binh chủng Tăng thiết giáp, cán bộ, giảng viên Khoa TTG và học viên Tăng thiết giáp đang công tác, học tập tại Học viện Lục quân cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của binh chủng trong niềm phấn khởi, tự hào và trách nhiệm to lớn trước sự nghiệp xây dựng và phát triển lực lượng Tăng Thiết giáp nói riêng, Quân đội ta nói chung  ngày càng lớn mạnh và hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau thi đua dạy tốt, học tốt, công tác tốt, cùng với các đơn vị trong toàn Học viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019-2020 lập thành tích cao nhất để chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của Bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam Anh hùng.

Đồng chí Lê Ngọc Quang – Chính ủy binh chủng Tăng thiết giáp động viên cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn xe tăng 198 lên đường vào Nam chiến đấu (ngày 14 tháng 10 năm 1967)

Xe tăng tham gia trận đánh Tà Mây- Làng Vây

Xe tăng chuẩn bị lên tàu vào Nam chiến đấu năm 1972

 Những chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng Thành phố Đà Nẵng, ngày 29 tháng 3 năm 1975

Xe tăng số hiệu 390 và 843 húc đổ cánh cổng Dinh Tổng Thống ngụy quyền Sài gòn trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975

Lễ xuất quân tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, ngày 31 tháng 12 năm 1978

Binh chủng Tăng thiết giáp tiếp nhận trang bị mới, năm 2019

Các đại biểu tại Lễ họp mặt Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Binh chủng Tăng Thiết giáp tại Học viên Lục quân

Cán bộ, giảng viên Khoa Tăng Thiết giáp chụp hình lưu niệm với Trung tướng Phan Văn Giang - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (năm 2016) - nguyên học viên Tăng Thiết giáp Học viện Lục quân

Video liên quan

Chủ đề