Bình gốm khác bình sứ như thế nào

Bài viết này sẽ làm rõ các khái niệm GỐM – SÀNH – SỨ, sau đó sẽ phân biệt sự khác nhau giữa chúng để giúp các bạn có cách nhận biết gốm – sành – sứ đúng chuẩn. Một phần nhỏ trong bài viết là gợi ý cho bạn cách chọn chum sành ngâm rượu tại TPHCM, HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, ĐÀ NẴNG, CẦN THƠ… & toàn quốc, địa chỉ bán bình ngâm rượu bằng chum sành Bát Tràng uy tín, chất lượng, giá rẻ tại TPHCM, HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, ĐÀ NẴNG, CẦN THƠ & các tỉnh thành trên toàn quốc…

Gốm, sành, sứ là những sản phẩm quen thuộc trên thị trường. Mặc dù có những đặc tính riêng tuy nhiên các sản phẩm này lại có nhiều điểm chung về loại sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng… Chính vì sự “giao thoa” đó khiến việc phân biệt sản phẩm gốm, sành, sứ gặp nhiều khó khăn. Để giúp các bạn được chủ động hơn trong khi chọn lựa và mua sản phẩm gốm – sành – sứ, bài viết sau đây sẽ bổ sung thông tin về cách nhận biết đâu là gốm, sành, sứ cực chuẩn xác, nhanh nhất.

GỐM – SÀNH – SỨ LÀ GÌ?

Gốm là gì?

Các sản phẩm gốm thường được sử dụng vào bốn mục đích chính là: gia dụngtrang tríkiến trúc kỹ thuật. Khái niệm gốm được hiểu là một loại chất liệu có nguồn gốc từ đất sét, cao lanh… và có nhiệt độ nung thấp khoảng 800 độ C.

Bình gốm khác bình sứ như thế nào
Gốm

Sành là gì?

Xét về bản chất, sành thực chất là một dạng của gốm. Tuy nhiên vì có nhiều đặc tính nổi trội và nhiệt đồ nung khác biệt nên đồ sành dần trở nên “nổi tiếng”, được ghi nhận trở thành một “cái tên” riêng.

Khái niệm sành cũng được hiểu là một loại chất liệu có nguồn gốc từ đất sét song nhiệt độ nung của sành đạt tới 1250 độ C, nhiệt độ nung trung bình từ 1000 độ C đến 1100 độ C tùy theo cấu tạo thực tế lò nung và thành phần xương đất của loại sản phẩm.

Bình gốm khác bình sứ như thế nào
Sành

Sứ là gì?

Tương tự như gốm và sành, sứ cũng là một loại chất liệu có nguồn gốc từ đất sét, cao lanh. Tuy nhiên để tạo ra được thành phẩm sứ, nhiệt độ nung phải đạt mức trung bình từ 1200 độ C đến 1400 độ C. Trên thị trường, các sản phẩm sứ được chia thành 2 loại: đồ bán sứđồ sứ.

Sứ là vật liệu gốm mịn không thấm nước và khí (< 0,5%) thường có màu trắng. Sứ có độ bền cơ học cao, tính ổn định nhiệt và hóa học tốt. Sứ được dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ hay trong xây dựng. Như vậy sứ là một loại gốm đặc trưng mà ai cũng biết

Đồ bán sứ

Đồ bán sứ có nhiệt độ nung chưa đủ cao, đất chưa kết khối hoàn toàn, có độ hút ẩm và độ thấu quang hạn chế. Loại này màu không thật trắng.

Cách nhận biết đồ bán sứ: có hút ẩm nhưng kém hơn gốm. Thân đất không trắng như sứ, đặt dưới ánh đèn hay ánh sáng mặt trời không thấu quang (ánh sáng không xuyên qua). Giá bán trên thị trường thường cao hơn sành mịn.

Đồ sứ

Đồ sứ có độ kết khối hoàn chỉnh, hoàn toàn không thấm nước. Sản phẩm có độ cứng, dù mỏng nhưng chịu lực cao, có màu trắng bóng độ thấu quang cao.

Cách nhận biết đồ sứ: thân đất trắng bóng, hoàn toàn không có màu.

ĐẶC ĐIỂM CỦA GỐM – SÀNH – SỨ?

Đặc điểm của Gốm

Đặc điểm lớn nhất của gốm là độ hút ẩm cực tốt. Chính vì thế, hầu hết các sản phẩm gốm đều được tráng một lớp men trước khi nung để giúp sản phẩm không thấm nước đồng thời tăng độ bóng.

Bên cạnh đó, gốm còn có có những đặc điểm sau:

– Nhiệt độ nung thấp.

– Kết cấu giòn, xốp nên độ cứng của gốm không cao.

– Khả năng giữ nhiệt không cao.

– Không có khả năng chịu nhiệt.

– Không có tính thấu quang.

– Lớp men phủ có tính kín tuyệt đối

Đặc điểm của Sành

Trên thị trường hiện nay đồ sành khá đa dạng với các sản phẩm như đồ sành tráng men, đồ sánh không tráng men… Xét về đặc điểm, các sản phẩm sành luôn có những đặc điểm sau:

– Nhiệt độ nung khá cao.

Bề mặt có độ nhẵn, trơn không quá bóng.

– Khi sò vào bề mặt đồ sành cho cảm giác mát tay chứ không ấm.

– Trọng lượng nặng.

– Màu của xương đất và màu bên ngoài sản phẩm gần như tương đồng.

Trong sản xuất, nếu sử dụng đất sét thường sản phẩm thu được là loại sành nâu. Còn nếu sử dụng đất sét trắng sản phẩm thu được là sành trắng hoặc sành xốp.

Đặc điểm của Sứ

Trong quá trình sản xuất đồ sứ, yêu cầu của việc xử lý đất sét có tính chặt chẽ, đặc biệt kỹ lưỡng đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, kim loại. Cộng thêm việc được nung ở nhiệt độ cao nhất nên so với đồ sành, đồ gốm thì đồ sứ được đánh giá có chất lượng, độ bền tốt nhất.

Sau đây là những đặc điểm của đồ sứ:

– Nhiệt độ nung cao.

– Độ cứng, độ bền cao có thể chịu được sự va chạm, tác động (ở một mức nhất định).

– Khả năng giữ nhiệt, chịu nhiệt cực tốt. Đồ sứ có thể sử dụng trong lò vi sóng.

– Không hút nước.

– Độ thấu quang cao.

Quy trình sản xuất gốm – sành – sứ

Bước 1: Chọn và xử lý đất

Việc chọn nguyên liệu để sản xuất gốm, sành, sứ là vô cùng quan trọng. Loại đất sét chuyên dụng để sản xuất phải có độ dẻo và độ co ngót cao, đặc biệt là khả năng chịu lửa theo từng loại sản phẩm.

Tùy thuộc vào mục đích sản xuất để kết hợp đất sét với các loại đất khác. Để tạo nên được sản phẩm mịn và có chất lượng tốt thì cần phải xử lý, loại bỏ tạp chất lẫn trong đất sét thông qua việc lắng lọc.

Bước 2: Tạo hình

Sau khi chọn và xử lý đất sét xong thì tiến hành tạo hình. Đây là khâu vô cùng quan trọng trong việc tạo nên hình dáng của gốm, sành, sứ. Các nghệ nhân sẽ tạo hình bằng cách dùng khuôn in hoặc bằng tay.

Tạo hình bằng tay đòi hỏi phải vuốt ve một cách đều tay và khéo léo. Sau khi tạo hình xong thì đem phơi khô, tránh nứt nẻ hoặc biến dạng.

Bước 3: Trang trí hoa văn

Khi sản phẩm đã trở nên khô cứng thì các nghệ nhân sẽ dùng bút lông để trang trí. Sự phong phú với nhiều loại hoa văn khác nhau sẽ góp phần tạo nên những sản phẩm nghệ thuật.

Ngoài trang trí bằng bút lông thì hiện nay phương pháp đánh chỉ và bôi men chảy ngày càng được ưa chuộng hơn tạo nên sự hài hòa, tinh tế và tự nhiên. Trang trí hoa văn đơn giản hay cầu kỳ là cách phân biệt gốm sành sứ.

Bước 4: Tráng men

Sản phẩm có thể tráng men trực tiếp hoặc trước khi tráng men sẽ được nung sơ ở nhiệt độ thấp. Đối với những sản phẩm kích cỡ nhỏ áp dụng phương pháp nhúng men. Đối với sản phẩm lớn thì áp dụng phương pháp dội hoặc phun men. Cách phân biệt gốm sành sứ thông qua tiêu chí tráng men được nhiều người áp dụng.

Bước 5: Nung sản phẩm

Các loại lò nung gốm sành sứ thông dụng là lò đàn, lò bầu, lò hộp, lò ếch bằng nhiên liệu than cám, ga hoặc củi. Tùy thuộc vào dạng lò, nhiệt độ nung sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau và đây là cách phân biệt gốm sành sứ. Nếu nhiệt độ nung thấp tạo thành gốm, nhiệt độ trung bình tạo thành sành và nhiệt độ nung cao cho ra sản phẩm là sứ.

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA GỐM – SÀNH – SỨ

Có rất nhiều cách nhận biết gốm, sành, sứ. Cách nhận biệt đâu là gốm, sành, sứ nhanh nhất là dựa vào âm thanh phát ra khi gõ vào sản phẩm. Bên cạnh đó chúng ta có thể dựa vào màu sắc, mức giá bán, độ hút nước và tính thấu quang của sản phẩm…

Phân biệt gốm – sành – sứ dựa vào âm thanh phát ra khi gõ vào sản phẩm

Chúng ta gõ tay vào sản phẩm:

  • Âm thanh vang lên ngắn, không có độ ngân là gốm.
  • Âm thanh vang lên có độ ngân và dài hơn là sứ.
  • Âm thanh vang lên như chuông, sáng, đanh là sành.

Phân biệt dựa vào mức giá bán của gốm – sành – sứ

Bạn có thể dựa trực tiếp vào những đặc điểm phía bên trên và mức giá thực tế của sản phẩm để nhận diện. Trong các sản phẩm gốm, sành, sứ, đồ sứ là sản phẩm có mức giá cao nhất, tiếp theo là đồ sành và thấp nhất là đồ gốm.

Phân biệt dựa vào hình thức bên ngoài

Dựa trên họa tiết, hình ảnh trên sản phẩm

Đồ sứ luôn được trau chuốt vẻ ngoài với những họa tiết, hình ảnh cầu kỳ. Đặc biệt ở những sản phẩm đồ sứ cao cấp mức độ tinh xảo, kỹ lưỡng của các hình ảnh, họa tiết lại càng đặc sắc. Với đồ sành, vẻ ngoài thường được tối giản theo kiểu trơn.

Dựa trên lớp men phủ ngoài của sản phẩm

Ở đồ sứ, lớp men phủ ngoài luôn có sự căng, bóng, mịn thì ở đồ sành lớp men phủ ngoài chỉ nhẵn mà không quá bóng.

Phân biệt dựa vào màu sắc của gốm – sành – sứ

Đồ gốm thường có màu nâu, màu hoài cổ.

Đồ sành nếu sử dụng đất sét thường sản phẩm thu được là loại sành nâu. Còn nếu sử dụng đất sét trắng sản phẩm thu được là sành trắng hoặc sành xốp.

Còn đồ sứ dễ dàng phân biệt nhất, thường màu trắng, nhiều họa tiết…

Phân biệt dựa vào khả năng chịu nhiệt của sản phẩm

Đồ sứ có thể cho vào lò vi sóng còn đồ sành thì không. Điều này chứng tỏ đồ sứ có khả năng chịu nhiệt tốt hơn rất nhiều.

Phân biệt gốm – sành – sứ dưa vào sự kết hợp của tính thấu quang và độ hút nước của sản phẩm

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết đâu là gốm, sành, sứ nhờ vào việc kết hợp tính thấu quang và độ hút nước của các sản phẩm bằng cách đưa sản phẩm ra ánh sáng sau đó đổ nước vào sản phẩm:

  • Sản phẩm có ánh sáng xuyên qua nhiều nhất đồng thời không hút nước là đồ sứ
  • Sản phẩm ánh sáng xuyên qua ít và không hút nước là đồ sành
  • Sản phẩm vừa có ánh sáng xuyên qua ít vừa hút nước là đồ gốm.

CHUM SÀNH TRÁNG MEN VÀ KHÔNG TRÁNG MEN, NÊN DÙNG LOẠI NÀO ĐỂ NGÂM RƯỢU?

Đối với các đấng mày râu có sở thích sưu tầm và ngâm ủ rượu thì việc chọn các bình ngâm gốm sứ là mối quan tâm lớn. Trên thị trường hiện nay người ta thường nhắc đến chum sành tráng men và không tráng men, vậy thực hư hai dòng chum này có gì khác nhau?

Chum sành ngâm rượu là một trong những sản phẩm xuất của làng gốm Bát Tràng, được người dân đông đảo lựa chọn không chỉ bởi nhiều chức năng bảo quản, ngâm, hạ thổ rượu mà còn bởi chức năng trang trí của chúng. Có hai dòng chum chính: chum sành tráng men và chum sành không tráng men.

Chum sành ngâm rượu không tráng men

Đây là một loại chum sành ngâm rượu được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất, bởi đây là dòng chum duy nhất được áp dụng công nghệ nung 100% thủ công, đảm bảo chất lượng chum khi sử dụng. Chum sành có độ bền cao, đẹp và trong quá trình ngâm rượu chum không bị đổ mồ hôi. Chum sành ngâm rượu không tráng men có ưu điểm đó là khi ngâm rượu sẽ giữ được mùi thơm của rượu, giúp rượu nhanh ngẫu, rượu có vị thơm ngon hơn. Đặc biệt là giúp khử hết độc tố andehit có trong rượu – chất gây đau đầu, buồn nôn sau khi uống rượu.

Bình gốm khác bình sứ như thế nào
Chum sành không tráng men

Ưu điểm: Đây là loại chum duy nhất còn tồn tại được áp dụng công nghệ nung nặn thủ công đảm bảo chất lượng chum gốm. Đây là loại dành riêng cho các quý ông ngâm hoặc ủ rượu: Chum bền đẹp có logo (”Bát tràng” dập trên chum). Độ dày chum tiêu chuẩn 1.3cm, không bị thấm nước hoặc đổ mồ hôi khi ngâm. Tuổi đời > 30 năm. Đặc điểm loại chum không tráng men này nếu đem ngâm hạ thổ sẽ giữ được mùi thơm của rượu, và giúp rượu giữ được hương vị lâu hơn, quan trọng là sẽ làm khử hết độc tố còn sót trong rượu khi hạ thổ.

Nhược điểm: Giá cao

Theo một khảo sát, số lượng người bị đau đầu sau khi uống rượu vừa chưng cất cao hơn nhiều so với rượu được đựng trong chum sành. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nhất định bạn cần phải ngâm rượu vào chum sành không tráng men để lọc bỏ các độc tố andehit.

Chum sành ngâm rượu tráng men

Khác với chum sành không tráng men, chum sành tráng men lại được sản xuất với công nghệ cao, tinh xảo hơn và nhìn thẩm mỹ hơn chum sành không tráng men. Đặc biệt lại có giá thành rẻ hơn so với chum sành không tráng men. Nếu bạn là người thiên về hình thức bên ngoài hơn thì vẫn có thể lựa chọn chum sành tráng men để ngâm rượu. Tuy nhiên, nếu so về chất lượng với chum sành không tráng men thì dòng chum này có nhiều điểm trừ: không khử được andehit do thành chum đã tráng men, độ xốp không còn, trong quá trình ngâm rượu chum dễ bị đổ mồ hôi, ảnh hưởng chất lượng rượu.

Bình gốm khác bình sứ như thế nào
Chum sành tráng men

Ưu điểm: Chum có tuổi đời cao, thành chum thường rất dầy vì được tráng lớp men đảm bảo chum được bền, giá thành rẻ hơn so với loại không tráng men ở trên, có quai xách. Do ưu điểm được phủ 2 lớp men bên trong và bên ngoài do đó nhiều loại chum tráng men được trang trí bên ngoài vỏ chum với nhiều hình dập nổi như rồng, phượng….

Nhược điểm: Khả năng khử andehit kém do chứa lớp tráng men, dễ bị đổ mồ hôi và làm nhạt rượu.

Cách chọn mua chum sành ngâm rượu

– Về âm thanh khi quý khách gõ nhẹ vào thành chum thì luôn phát ra tiếng đanh trong ngân như tiếng chuông, yếu tố này được tạo ra do quá trình nung lửa đạt nhiệt độ cao 1200 độ C đến 1300 độ C. Yếu tố này nhất thiết phải kiểm tra ngay ở bước đầu tiên các bạn gõ từng gõ một. Nếu chum kêu vang dài thì đó là chum tốt. Còn nếu những loại chum kém chất lượng thường chỉ kêu bong bong chứ không vang

– Về ngoại hình, riêng chum sành chất lượng 100% từ đất sét chum không bao giờ đạt tới độ bóng bẩy như các loại chum tráng men.

– Kiểm tra mặt trong lẫn mặt ngoài của chum không xuất hiện những dấu rạn nứt.

– Kiểm tra các đường vân nổi trên bề mặt bên ngoài chum gần miệng bởi rượu rất dễ bị dỉ tại đây ( cách kiểm tra đổ nước vào )

– Mặt trong nếu có Gồ ghề chấp nhận được do đặc tính sản xuất thủ công cho nên 100 chum đều không giống nhau.

MUA BÌNH NGÂM RƯỢU BẰNG CHUM SÀNH BÁT TRÀNG SỈ & LẺ Ở ĐÂU UY TÍN VÀ GIÁ RẺ TẠI TPHCM & TOÀN QUỐC?

Cửa hàng mua bán sỉ & lẻ bình ngâm rượu bằng chum sành Bát Tràng uy tín, chất lượng, giá rẻ tại TPHCM, HÀ NỘI, CẦN THƠ, ĐÀ NẴNG, HẢI PHÒNG… và các tỉnh thành trên toàn quốc. Shop bình ngâm rượu Bát Tràng ở đâu tại TPHCM?

BinhNgamRuouBatTrang.com chuyên phân phối sỉ lẻ bình ngâm rượu Bát Tràng, cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng và uy tín tại TPHCM.

Bài viết bên trên đã đưa ra một số thông tin như Gốm – Sành – Sứ là gì, phân biệt sự khác nhau giữa gốm – sành – sứ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng làm rõ khái niệm chum sành tráng men và không tráng men để giúp bạn giải quyết câu hỏi “nên chọn bình ngâm rượu bằng chum sành tráng men hay không tráng men?”. Cuối cùng là địa chỉ mua bình ngâm rượu bằng chum sành Bát Tràng uy tín, chính hãng, giá rẻ, sỉ và lẻ tại TPHCM, HÀ NỘI, CẦN THƠ, ĐÀ NẴNG, HẢI PHÒNG… và các tỉnh thành trên toàn quốc.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!