Bộ trưởng giáo dục mới là ai

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, học thật, hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước. Thực học là tránh việc học những cái ra đời không dùng vào việc gì, còn cái cần cho việc thì không được học. Thực học ở đây với nghĩa là nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn chặt với đời sống. Học thật là danh vị, học hàm, bằng cấp là phù hợp và phản ánh đúng cái thực lực của người học. Thực tế còn nhiều người nhiều nơi, học qua loa cho có, học chống đối, học cốt lấy bằng, học xong không thêm gì kiến thức năng lực. Có người nhiều bằng cấp, nhưng trước công việc thì không làm được, danh vị là hư danh... Do đó để học thật trước hết là là bỏ thói học vẹt, học thuộc, học nhồi nhét kiến thức, học cốt để thi, học theo bài mẫu, học không cần đào sâu suy nghĩ, không đi vào bản chất, học không gắn với thực tiễn. Học thật là kiểm tra đánh giá đúng, đáng bao nhiêu điểm thì cho bấy nhiêu, ai phải học lại thì cho học lại không “ ngồi nhầm lớp’, luận án không chất lượng thì không cho qua...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

Tất nhiên, nói như thế không phải là toàn bộ nền giáo dục lúc này là hư rỗng. Vẫn có số đông, rất đông đang dạy thật, học thật, năng lực thật. Nhưng vẫn còn đó nhiều ngành nghề, nhiều trường, nhiều người học có danh mà không có thực, có bằng mà không có chất, “thực không xứng danh, danh không xứng thực”. Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục cần chất lượng hơn, thực chất hơn, bỏ đi những tiêu cực, bệnh hình thức gây nhức nhối. Để làm được điều đó ngành giáo dục có sự chuyển hóa về chất, nó không chỉ là vấn đề chất lượng giáo dục mà sâu xa hơn thế, nó là việc chất lượng con người để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống, chất lượng để tạo ra của sự phát triển của đất nước, của nhu cầu nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nhân tài...

Để có được sự chuyển đổi lớn theo hướng thực chất trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD-ĐT có rất rất nhiều việc phải làm. Trước hết, Bộ sẽ phải xem xét điều chỉnh rà soát lại nội dung dạy và học, dạy cái thiết thực, cái thực nghiệp, giảm và tiến tới bỏ hẳn cái hình thức, phù phiếm, vô bổ.

Bậc phổ thông thì chú trọng dạy người, biết tu dưỡng, sống có chí hướng, có đạo đức, dạy kiến thức cơ bản, khả năng tự thích ứng và phát triển bản thân.

Bậc đại học thì từ khâu xây dựng chương trình, tới thiết kế chuẩn đầu ra, tới đặt từng môn học sao cho sát hợp thực tiễn. Học đi đôi với hành, thực tập thực tế cho đầy đủ, thực chất. Cần lấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo làm nền tảng để tạo ra chất lượng. Cần nuôi khát vọng, chí hướng và tinh thần khởi nghiệp. Cần thay đổi phương pháp để sao cho người học tiếp thu tốt nhất, thích học, biết học để làm gì, học ngành nghề phù hợp với năng lực sở trường của mình. Học để biết, học để làm việc, học để phát triển phẩm chất năng lực bản thân chứ không phải vì điểm số, không phải học chỉ để thi, học để có bằng cấp chứng chỉ. Cần nghiêm trong kiểm tra đánh giá, để sao cho đánh giá đúng cái thực chất người học có và tích lũy được, đạt được, không để nhân tố nào làm sai lệch kết quả đánh giá, thi không cốt quá nhiều và phiền hà mà thi cốt cho nghiêm, đánh giá đúng...

Để có được nền giáo dục thực chất, tự ngành giáo dục phải hành động, có sự thay đổi, chuyển mình rất lớn từ trong tư duy, từ trong nếp dạy, từ trong thói quen đã hình thành nhiều năm nay được định hình bởi quan điểm xã hội. Ngành cũng cần phải có cơ sở vật chất tốt cho nhà trường, phòng thí nghiệm, phương tiện dạy và học đầy đủ, hiện đại để có thể tạo ra chất lượng giáo dục tốt nhất. Cần có đội ngũ giáo viên giỏi, năng lực thực và có thu nhập xứng đáng, yên tâm với nghề. Hai điều này chính là THỰC LỰC của ngành giáo dục. Có tạo được cái THỰC đó mới vực được chất lượng lên, mới đề cao được thực học.

Từ góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn bị kế hoạch cụ thể thực hiện chỉ đạo lớn này của Thủ tướng Chính phủ.

Vẫn theo người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo, thì một thực tế xã hội rất quan trọng khác đang trực tiếp triệt tiêu động lực của việc học thật, thi thật chính là việc nhiều đơn vị và tổ chức tuyển người, dùng người, đánh giá người còn dựa trên bằng cấp mà chưa chú ý đến trình độ thực chất.

Nói cách khác, việc làm cho người học phải học thực, thi thực, thì một phần quan trọng lại nằm ở phía sử dụng sản phẩm đầu ra của giáo dục, đó là việc dùng người, tuyển người, đánh giá người. Nếu tuyển người chỉ dựa trên giấy tờ, theo quan hệ và bị chi phối bởi các yếu tố không thực chất, thì người học sẽ có xu hướng chỉ lo sao cho đẹp hồ sơ, chuẩn các điều kiện, mà không lo phần thực chất. Nếu việc tuyển người, dùng người, đánh giá người theo năng lực thật, ai có tài năng thực được trọng dụng, được đánh giá đúng... thì khi đó học sinh trong nhà trường sẽ đua nhau mà học thật thi thật. Dùng người chỉ căn cứ theo năng lực, theo phẩm chất thật, thì việc dạy và học sẽ chuyển động theo một cách nhanh chóng. Trên nền tảng của việc học thực chất, người được dùng đúng theo năng lực, khi đó người tài sẽ xuất hiện, người tài sẽ được bồi dưỡng. Khi việc dùng người đúng năng lực, đánh giá đúng phẩm chất, khi đó tài năng thực sẽ nở rộ.

Học thật thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành giáo dục, nhưng cũng là của toàn xã hội. Nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và sự phát triển của đất nước, thì một trong những việc đầu tiên cả xã hội chung tay hành động là tất cả cùng vì thực học!

PV

Trên cương vị mới là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nói, trăn trở đầu tiên của ông sau khi nhận trọng trách này là những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của các nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ

(Thanhuytphcm.vn) - Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2021), ngày 14/11, Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2021.

Tham gia lễ tuyên dương có 7 Nhà giáo Nhân dân, 72 Nhà giáo Ưu tú thuộc các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ, cùng 191 nhà giáo tiêu biểu năm 2021 được bình chọn từ 63 tỉnh thành và các đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu nhấn mạnh, hơn 70 năm qua, nền giáo dục cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, chăm lo; sự nghiệp GD-ĐT đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với sự phát triển của nền giáo dục, đội ngũ nhà giáo cũng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo. Biết bao tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.

Bộ trưởng khẳng định, danh hiệu vinh dự Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với ngành giáo dục nói chung, đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Đồng thời cũng biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với các thầy, các cô và đòi hỏi mỗi thầy cô phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với vinh dự mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng. 7 Nhà giáo Nhân dân, 72 Nhà giáo Ưu tú và 191 nhà giáo tiêu biểu của cả nước được tuyên dương hôm nay là những tấm gương tiêu biểu đại diện cho hàng triệu nhà giáo đang lặng lẽ, miệt mài ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" trên khắp mọi miền đất nước.

Gần 2 năm qua, dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống, lĩnh vực giáo dục chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Trong giai đoạn khó khăn, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên toàn ngành đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng. Sự hy sinh, tận tâm, trách nhiệm của các thầy cô giáo đã góp phần hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành. Chia sẻ với các thầy cô, Bộ trưởng gửi lời tri ân sâu sắc đến các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục; cảm ơn các thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, luôn cần mẫn, sáng tạo, đam mê với sự nghiệp “trồng người” nhiều vất vả. Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo. Đổi mới thành công hay không, một phần rất quan trọng do đội ngũ nhà giáo quyết định. Do đó, một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng sẽ là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới được thành công.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho các nhà giáo

Bộ trưởng cho biết, lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nỗ lực kiến tạo những chính sách mới, điều chỉnh các chính sách lạc hậu, để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên; hỗ trợ và đồng hành cùng tất cả các thầy cô giáo. “Cùng ôn lại truyền thống Ngày Nhà giáo Việt Nam, mỗi chúng ta càng tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp và càng ý thức hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, đáp ứng mong mỏi của các thế hệ học sinh và toàn xã hội. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đồng thời cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm và sứ mệnh của mình, để có những đóng góp xứng đáng cho ngành, cho địa phương và cho đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân đã trao danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho các nhà giáo.

7 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân gồm: GS.TS. Trần Hữu Dàng, giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế; PGS.TS. Phan Trọng Ngọ, giảng viên cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; GS.TS. Nguyễn Viết Lâm, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân; PGS.TS. Trương Đình Chiến, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân; GS.TS. Võ Quang Minh, Trường Đại học Cần Thơ; GS.TS. Võ Thanh Thu, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế TPHCM; GS.TS. Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.

Tối nay, 14/11/2021, tại Đài Truyền hình Việt Nam, các thầy cô sẽ tham dự chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” năm 2021 do Bộ GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ 10 phút, phát sóng trực tiếp trên VTV1 với chủ đề “Gieo mầm” mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Trung Kiên

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề