Brc 8 khác với brc 7 như thế nào

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được nhắc đến đó chính là bộ tiêu chuẩn về thực phẩm cao nhất BRC. Đây là tiêu chuẩn được các Doanh Nghiệp Mỹ yêu cầu khách hàng của họ cần phải có chứng chỉ này mới được đưa hàng xuất vào nước họ. BRC Global Standards đã ban hành BRC Food Issue 8 nhằm giúp vận hành sản xuất tốt hơn và hỗ trợ cho các hệ thống quản lý chất lượng.

BRC phiên bản 8 và những điều cần biết

Tiêu chuẩn quốc tế BRC được thừa nhận như một chuẩn mực cho quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. BRC phiên bản 8 đã được ban hành vào tháng 08/2018 và việc đánh giá BRC theo phiên bản mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 02/2019. BRC Food Issue 8 là phiên bản được sửa đổi bởi những chuyên gia đầu ngành đến từ Bắc Mỹ và Châu Âu, đây là 2 thị trường lớn tập trung nhiều nhà sản xuất, hiệp hội thương mại, nhà bán lẻ, tổ chức chứng nhận và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Trọng tâm của BRC phiên bản 8  

Những thay đổi trong BRC phiên bản 8 này tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng tiêu chuẩn hơn, thông qua một số thuật ngữ được làm rõ và bổ sung thêm một vài thay đổi liên quan đến:

1. Làm rõ hơn các yêu cầu đối với các khu vực high-risk, high-care, ambient high-care và sắp xếp lại các điều khoản cho các khu vực có rủi ro khác nhau

2. Thiết lập cách tiếp cận mới cho quá trình đánh giá và báo cáo đánh giá tập trung hơn vào hoạt động của nhà máy và cam kết quản lý

3. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp phát triển hệ thống phòng vệ thực phẩm và hệ thống an ninh hơn nữa

4. Đảm bảo khả năng ứng dụng toàn cầu và đối sánh với Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI)

5. Sản phẩm thương mại (trade products) – phần bổ sung

6. Đánh giá không báo trước (bây giờ chỉ còn 1 option)

7. Khuyến khích phát triển văn hóa an toàn thực phẩm

8. Mở rộng các yêu cầu về kiểm soát môi trường

9. Nhấn mạnh sản xuất thức ăn cho chăn nuôi

10. Nhãn sản phẩm

         Các yêu cầu của phiên bản mới này thể hiện sự tiến bộ, tập trung vào cam kết quản lý an toàn thực phẩm dựa trên phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ. Chứng nhận BRC Global Standard Food Safety giúp cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới chứng minh cho khách hàng biết rằng sản phẩm của họ tuân theo các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn thực phẩm, chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật.

Những thay đổi chính của tiêu chuẩn chứng nhận BRC phiên bản 8

1) Cam kết của Ban quản lý cấp cao:

Nội dung này được sửa đổi mở rộng để đảm bảo rằng tất cả các đơn vị sản xuất đều phát triển và thực hiện được chương trình giám sát bền vững. Sự thay đổi này cho phép các nhà sản xuất kịp thời tiến hành các biện pháp khắc phục để tránh nhiễm bẩn sản phẩm.

2) Kế hoạch an toàn thực phẩm/HACCP:

·     Chương trình an toàn thực phẩm HACCP phải đề cập tới tất cả các mối nguy hiểm (ví dụ như ô nhiễm hóa chất, ô nhiêm vi sinh vật, …)

3) An toàn sản phẩm và bảo vệ thực phẩm:

Hiện tại, yêu cầu phòng ngừa nhiễm bẩn ngày một tăng lên. Vì vậy, BRC phiên bản 8 đã điều chỉnh đáng kể những yêu cầu về đánh giá rủi ro.  

·     Các khu vực có khả năng xảy ra rủi ro vật lý, như khu vực lưu trữ bên ngoài, phải được kiểm soát và chỉ nhân viên có thẩm quyền tiếp cận an toàn. Phải thiết lập hệ thống ghi chép lại những người đến. Bên cạnh đó, nhân viên phải được đào tạo, huấn luyện về quy trình an ninh và bảo vệ thực phẩm tại cơ sở.

4) Thiết bị kiểm tra sản phẩm:

Phiên bản mới này bao gồm nội dung cụ thể hơn về hoạt động của thiết bị phát hiện tạp chất, cân kiểm tra trọng lượng dạng băng tải và thiết bị ghi nhãn.   

·     Việc kiểm tra máy dò kim loại trong dây chuyền sẽ được thực hiện khi khởi động dây chuyền và vào cuối giai đoạn sản xuất.

·     Một yêu cầu mới là cân kiểm tra trọng lượng dạng băng tải phải được quản lý phù hợp với yêu cầu pháp lý. Điều này bao gồm kiểm tra hiệu quả hoạt động và ghi chép kết quả kiểm tra. 

·     Những thay đổi về cài đặt thiết bị ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và an toàn của sản phẩm chỉ được thực hiện bởi nhân viên được đào tạo và có thẩm quyền. Thêm vào đó, cần phải bảo vệ bằng mật khẩu hoặc có hạn chế khác đối với mọi chức năng điều khiển.

·     Mọi đơn vị sản xuất đều phải thực hiện hành động khắc phục và báo cáo quy trình trong trường hợp phát hiện tạp chất hoặc trục trặc hệ thống xác minh trực tuyến. Hành động bao gồm kiểm tra lại tất cả các sản phẩm kể từ lần kiểm tra kiểm tra thành công gần nhất.

5) Ghi nhãn sản phẩm:

Một lượng lớn số vụ thu hồi sản phẩm bắt nguồn từ lỗi ghi nhãn. Phân tích các sản phẩm bị ghi nhãn không chính xác cho thấy các vấn đề chính là lỗi trong thông tin nhãn gốc, thay đổi thành phần/nhà cung cấp hoặc lỗi quy trình đóng gói.

·     Thiết bị xác minh trực tuyến, như máy quét mã vạch, sẽ cần phải được thiết lập và thử nghiệm. Việc thử nghiệm phải được hoàn thành vào lúc bắt đầu và kết thúc quá trình sản xuất.

·     Đảm bảo thông tin chính xác, cập nhật để kiểm soát thay đổi hiệu quả trong biên lai hàng hóa. Điều này nghĩa là chỉ có phiên bản tài liệu chính xác được chấp nhận tại cơ sở.

·     Như được nêu bật trong phần Thiết bị kiểm tra sản phẩm ở trên, việc kiểm soát in ấn tại chỗ, như mã dữ liệu, được thực hiện bởi các nhân viên có thẩm quyền.

·     Yêu cầu mới về việc tạo quy trình quản lý bao bì quá hạn, bao gồm nhãn. Điều này bao gồm việc tiêu hủy bao bì đúng cách để tránh sử dụng lại.

·     Để đảm bảo ghi nhãn chính xác sản phẩm, tất cả nhân viên có liên quan phải được đào tạo về quy trình ghi nhãn và đóng gói. 

·     Thiết lập kế hoạch đánh giá và ghi chép rủi ro được cập nhật liên tục, để phản ánh bất kỳ thay đổi nào về rủi ro đối với nguyên liệu thô.

·     Trong quá trình kiểm định theo chiều dọc, kiểm định viên sẽ xác nhận tính chính xác của nhãn và quy trình ghi nhãn.

·     Hướng dẫn nấu ăn cho khách hàng phải được xác nhận để đảm bảo rằng sản phẩm an toàn để tiêu thụ.

·     Việc xác minh thông tin in hiện bao gồm kiểm tra thông tin về chất gây dị ứng.

Ngoài những thay đổi được nêu trên, hiện nay còn có các yêu cầu mới về xem xét kết quả xét nghiệm và chi tiết bổ sung để ngăn ngừa sự lây nhiễm mầm bệnh cho sản phẩm. Những sửa đổi cũng đã được thực hiện cho các khía cạnh bao gồm môi trường vật lý, ví dụ như chống vỡ cửa sổ thủy tinh, hệ thống vệ sinh, giám sát môi trường dựa trên rủi ro và quản lý côn trùng để đảm bảo duy trì an toàn sản phẩm liên tục.