Cả Mẹo Thần đồng đất Việt

Họa sĩ Lê Linh được công nhận là tác giả duy nhất hình tượng các nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo” trong truyện tranh Thần đồng đất Việt, bà Phan Thị Mỹ Hạnh không phải là đồng tác giả các nhân vật này. Công ty Phan Thị được xác định là chủ sở hữu.

Sáng ngày 3 tháng 9 năm 2019, sau một tuần nghị án, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra phán quyết vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ 4 hình tượng nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo” trong truyện tranh Thần đồng đất Việt.

Căn cứ vào tài liệu, hồ sơ vụ án và diễn biến tranh tụng tại tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy bản chất việc họa sĩ Lê Linh khởi kiện không nhằm mục đích lợi nhuận nên được xem là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Hai phía đương sự không chỉ ra được thời gian vẽ bản thảo nhưng các bên đều thừa nhận Lê Linh chính là người vẽ, trên tập truyện cũng thể hiện Lê Linh là tác giả.

Việc Lê Linh là người trực tiếp thể hiện các hình tượng nhân vật dưới dạng vật chất nhất định nên được xem là tác giả hoàn toàn phù hợp với quy định của luật. Việc bà Phan Thị Mỹ Hạnh nói nhân vật hình thành trong trí óc của bà là không có cơ sở. Bản kháng cáo của Phan Thị và bà Hạnh cũng không có cơ sở.

Cả Mẹo Thần đồng đất Việt
Truyện tranh Thần đồng đất Việt

Bản án sơ thẩm đã xác định Lê Linh là tác giả của 4 hình tượng nhân vật trong Thần đồng đất Việt là hoàn toàn phù hợp.

Theo hợp đồng lao động đã ký với Phan Thị, xác định Lê Linh là nhân viên vẽ minh họa của Phan Thị. Theo luật, Phan Thị là chủ sở hữu của tác phẩm, được quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng không được sửa chữa, cắt xén tác phẩm và không được làm phương hại đến danh dự, uy tín của Lê Linh.

Sau khi ông Linh nghỉ việc, Phan Thị tiếp tục sáng tạo các tập tiếp theo của Thần đồng đất Việt mà không xin phép ông Linh, có sự thay đổi, biến dạng về cách thể hiện nhân vật nhưng không ghi có sử dụng hình ảnh nhân vật của Lê Linh.

Hai bên không đưa ra được việc làm biến thể thuộc phần nào của quá trình tạo tác phẩm phái sinh nên không có cơ sở để xác định có vi phạm. Nhưng việc đưa nhân vật vào các tập truyện tiếp theo không được làm sai lệch hình tượng gốc nên có đủ căn cứ xác định Phan Thị có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của Lê Linh.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật trong Thần đồng đất Việt, xác nhận bà Hạnh không phải là đồng tác giả; buộc Phan Thị xin lỗi ông Lê Linh trong 3 kỳ liên tiếp trên 2 tờ báo; thanh toán 15 triệu đồng chi phí luật sư cho Lê Linh, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tổng hợp: Huỳnh Thị Hà

Back to Top

Tại phiên xử sáng 27/8 vụ án “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ” đang được Tòa án nhân dân Quận 1, TP. Hồ Chí Minh thụ lý và đưa ra xét xử, ý kiến của Viện KSND là giữ nguyên bản án sơ thẩm đã tuyên hồi tháng 1/2019, khẳng định họa sĩ Lê Linh là tác giả của 4 hình tượng nhân vật “Trạng Tý”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo”.

Phiên tuyên án sẽ được tiếp tục vào lúc 8h ngày 3/9 tới.

“Ông Linh là người trực tiếp vẽ các hình tượng nhân vật “Trạng Tý”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo”  trên giấy và sau đó được Công ty Phan Thị in trong các tập từ tập 1 đến tập 78 của bộ truyện “Thần đồng Đất Việt”; tức là ông Linh là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.

Như vậy, ông Linh đủ điều kiện để được công nhận là tác giả theo Điều 8, Nghị định 100; cũng như quy định bảo hộ tại Công ước Berne – điều ước đa phương mà Việt Nam đã tham gia và có nghĩa vụ tuân thủ” – Luật sư Trương Thị Thu Hồng (đoàn Luật sư TP.HCM) phát biểu.

Họa sĩ Lê Linh trình bày trước HĐXX, ông Nguyễn Vân Nam (đại diện Công ty Phan Thị) bên trái ảnh

Họa sĩ Lê Linh cho biết: “Các biến thể nhân vật “Trạng Tý”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo”  trong các tập truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” từ tập 79 trở đi đã bị Công ty Phan Thị bóp méo, sửa chữa tác phẩm gốc, gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.

Cụ thể: “Từ tập 79 trở đi, nét vẽ của các nhân vật là biến thể của hình tượng các nhân vật “Trạng Tý”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo”  đã trở nên rất thiếu cảm xúc. Gương mặt với cùng một kiểu biểu cảm “há hốc mồm” của các nhân vật, không thể hiện được sự thay đổi trong nét mặt. Cụ thể tôi đưa ra ví dụ về nét vẽ nhân vật “Trạng tí” ngẫu nhiên trong tập truyện số 190 mà Công ty Phan Thị thuê họa sĩ khác vẽ và tập số 69 do tôi vẽ”.

“Chỉ cần so sánh về nét mặt của nhân vật “Trạng Tí” trong một cách ngẫu nhiên ở trên, chúng ta có thể thấy: nếp nhăn nơi ấn đường (giữa hai chân mày) khác hoặc không có, đuôi mắt không có nếp nhăn, mí mắt dưới không có nếp nhăn để thể hiện biểu cảm qua cơ mặt. Không diễn tả được cảm xúc khi vui, giận, ngạc nhiên của nhân vật” – Họa sĩ Lê Linh nói.

“Về nguyên tắc, phong cách nét vẽ hoàn toàn có thể được tái hiện giống nhau, nhưng cách truyền đạt cảm xúc rất riêng của người họa sĩ thì không thể bắt chước. Chỉ cần chênh lệch vài nét đơn giản, nhưng giá trị thì đã khác nhiều. Các biến thể của các nhân vật từ tập 79 trở đi đã làm biến dạng tác phẩm gốc do tôi vẽ ra. Từ sự biến dạng đó làm cho độc giả nghi ngờ rằng tôi vẽ nhưng thực chất tôi không vẽ ra các biến thể đó. Đây là lý do việc Công ty Phan Thị vẽ tiếp các biến thể là các hình tượng nhân vật “Trạng Tý”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo”  trong các tập truyện Thần đồng đất việt từ tập 79 trở đi gây phương hại đến danh dự và uy tín của tôi” – Họa sĩ Lê Linh trình bày trước Hội đồng xét xử.

Trên nhiều diễn đàn, rất đông các độc giả của truyện tranh lên tiếng kêu gọi tẩy chay các ấn bản “Thần đồng Đất Việt” từ sau khi họa sĩ Lê Linh không còn tham gia vẽ bộ truyện này, vì lý do nét vẽ thiếu hồn và quá xấu.

Bà Phan Thị Mỹ Hạnh phát biểu khẳng định tại phiên tòa hôm 16/7 hoàn toàn không biết Quyền sở hữu và Quyền tác giả có đồng nhất (là một quyền) hay không.

Thần đồng Đất Việt là một bộ truyện tranh huyền thoại đã gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 9X do Lê Linh và công ty Phan Thị hợp tác sản xuất. Đây cũng được coi là bộ truyện tranh thành công nhất và dài nhất của Việt Nam. Truyện được xuất bản lần đầu vào năm 2002 và vẫn tiếp tục được phát hành rộng rãi cho đến ngày nay. Truyện lấy bối cảnh từ thời Hậu Lê nhưng sự kiện xảy ra trong truyện đều dựa trên những câu truyện, điển tích lịch sử có thật của Việt Nam. Nhân vật chính trong truyện là Lê Tí, một đứa trẻ cực kỳ thông minh, người sau này cũng trở thành Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của Đại Việt cùng với những người bạn thân của cậu là Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo đã tạo nên những cuộc phiêu lưu say đắm lòng người

Ở các tập đầu, ngoại hình của Tí có phần hơi béo. Sau đó ngoại hình đã được sửa lại cho cân đối hơn. Đặc điểm dễ nhận ra ở cậu là mái tóc ba chỏm,chiếc áo thêu hình đất nước Việt Nam và hàm răng thiếu 2 chiếc vì cậu bị Ngọc Hoàng đánh gãy hai cái răng do kiếp trước không chịu đầu thai xuống trần gian. Kiếp trước cậu là Văn Tinh Quân ở trên triều đình, được lệnh đầu thai xuống giúp đỡ Đại Việt. Là trạng nguyên nhỏ tuổi của Đại Việt, cậu là một người có tài trí vượt bậc. Cậu là người đã từng làm cho triều đình Bắc quốc phải tâm phục khẩu phục và được Hoàng đế Bắc quốc phong làm Lưỡng Quốc Trạng nguyên. Cậu đã nhiều lần cứu Triều đình Đại Việt và làng Phan Thị thoát khỏi nhiều tình huống khó khăn.

Bên cạnh đó, cậu là một người con hiếu thảo, biết chăm lo cho gia đình. Mặt mũi khôi ngô, sáng sủa và hiền lành, rất được các bạn gái cùng lứa quý mến. Mặc dù gia đình nghèo, Tí vẫn giữ được sự giản dị và đức tính của nông dân Việt Nam, không tham lam tiền bạc, thanh liêm, chính trực, có tài quân sự và tầm nhìn xa. Đặc biệt Tí rất thương người và khiêm tốn.

Đặc điểm nổi bật là chiếc áo yếm màu vàng có thêu hoa trước ngực và chiếc váy dài màu nâu.
Bạn thân của Trạng Tí, là con của Đồ Kiết, thầy dạy của Trạng Tí. Bề ngoài là bé gái đáng yêu, nhí nhảnh và thông minh. Tuy là nữ nhi nhưng bên cạnh sự đảm đang, tháo vát cô cũng thể hiện mình là một người có chí hướng không kém các bậc nam nhi. Cô rất tức giận khi thấy Tí đi với 1 cô gái khác (công chúa Phương Thìn là một ví dụ).

Bạn thân của Trạng Tí. Mẹ cậu là một bà chủ quán ăn hám lợi tên Tám Tiền, còn cha là Xã Bạc, một người đàn ông nát rượu. Cậu có thân hình to béo và rất ham ăn. Ngoại hình thô kệch giống cha và béo giống mẹ. Chậm chạp, khờ khạo nhưng cũng rất hiểu chuyện. Đôi khi chính sự ngốc nghếch, tham ăn gây rắc rối cho công việc của Tí hoặc ăn may giúp được Tí.

Bạn thân của Trạng Tí. Cậu là con trai của Bá hộ Mão - một địa chủ giàu có trong làng - và vợ thứ ba của ông. Tuy là con nhà giàu có, cậu sống rất hòa đồng với mọi người trong làng nhưng đôi lúc vẫn tỏ ra khinh thường dân làng. Tính cách lẫn khuôn mặt cậu được di truyền từ người cha là Bá hộ Mão.

Con của vua Đại Việt, rất được Vua cha cưng chiều nên nhõng nhẽo và đỏng đảnh. Rất mến mộ Trạng Tí.