Các bước truy cập vào máy tìm kiếm

Trang chủ » Lớp 9 » VNEN tin học 9

2. Các bước tìm kiếm thông tin trên internet

Em hãy sắp xếp các bước tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm sau đây sao cho đúng thứ tự

a. Xử lí kết quả tìm kiếm: đánh giá, lựa chọn các trang web có nội dung phù hợp tới yêu cầu tìm kiếm. Khi có danh sách kết quả tìm kiếm, em cần xem thông tin hiển thị trong kết quả và đường dẫn tới tài liệu chứa kết quả để có được thông tin mình mong muốn.

b. Nhập câu lệnh tìm kiếm gồm các từ khóa tìm kiếm, các toán tử và các kí hiệu đặc biệt hỗ trợ tìm kiếm; có thể kết hợp sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao.

c. Xác định yêu cầu tìm kiếm: lựa chọn các từ khóa tìm kiếm. Ví dụ, nếu muốn biết thư viện nào lớn nhất thế giới, em có thể lựa chọn các từ khóa tìm kiếm: "thư viện lớn nhất thế giới" (như trong hình 1.2)

d. Lưu trữ kết quả tìm kiếm: lưu địa chỉ trang web, tải về hoặc sao chép các văn bản, hình ảnh, âm thanh... tìm được vào máy tính của em.

e. Lựa chọn công cụ tìm kiếm: mở trình duyệt, gõ địa chỉ trang web của máy tìm kiếm.

Bài làm:

Các bước tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm theo đúng thứ tự là:

e. Lựa chọn công cụ tìm kiếm: mở trình duyệt, gõ địa chỉ trang web của máy tìm kiếm.

b. Nhập câu lệnh tìm kiếm gồm các từ khóa tìm kiếm, các toán tử và các kí hiệu đặc biệt hỗ trợ tìm kiếm; có thể kết hợp sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao.

c. Xác định yêu cầu tìm kiếm: lựa chọn các từ khóa tìm kiếm. Ví dụ, nếu muốn biết thư viện nào lớn nhất thế giới, em có thể lựa chọn các từ khóa tìm kiếm: "thư viện lớn nhất thế giới" (như trong hình 1.2)

a. Xử lí kết quả tìm kiếm: đánh giá, lựa chọn các trang web có nội dung phù hợp tới yêu cầu tìm kiếm. Khi có danh sách kết quả tìm kiếm, em cần xem thông tin hiển thị trong kết quả và đường dẫn tới tài liệu chứa kết quả để có được thông tin mình mong muốn.

d. Lưu trữ kết quả tìm kiếm: lưu địa chỉ trang web, tải về hoặc sao chép các văn bản, hình ảnh, âm thanh... tìm được vào máy tính của em.

Lời giải các câu khác trong bài

Nếu bạn bật chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng, thì nội dung tìm kiếm và hoạt động của bạn trên các dịch vụ khác của Google sẽ được lưu vào Tài khoản Google của bạn. Nhờ đó, bạn có thể trải nghiệm nhiều nội dung và dịch vụ cá nhân hóa hơn, chẳng hạn như khả năng tìm kiếm nhanh hơn và mục đề xuất hữu ích hơn về ứng dụng và nội dung.

Bạn có thể tắt chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng hoặc xóa hoạt động trước đây bất cứ lúc nào.

Lưu ý: Nếu có Tài khoản Google thông qua cơ quan hoặc trường học, bạn có thể cần liên hệ với quản trị viên để bật dịch vụ Hoạt động trên web và ứng dụng bổ sung cho tổ chức của bạn.

Bật hoặc tắt Hoạt động trên web và ứng dụng

  1. Trên máy tính, hãy truy cập vào trang Kiểm soát hoạt động. Bạn có thể được yêu cầu đăng nhập vào Tài khoản Google của mình.
  2. Bật hoặc tắt Hoạt động trên web và ứng dụng.
  3. Khi bạn bật Hoạt động trên web và ứng dụng:
    • Bạn có thể đánh dấu hộp bên cạnh "Bao gồm lịch sử duyệt web trên Chrome và hoạt động trên các trang web và ứng dụng sử dụng dịch vụ của Google".
    • Bạn có thể chọn hộp bên cạnh "Bao gồm cả bản ghi âm thanh".

Lưu ý: Một số trình duyệt và thiết bị có thể có các chế độ cài đặt khác ảnh hưởng đến cách lưu hoạt động này.

Tìm hoặc xóa hoạt động của bạn

Bạn có thể tìm và xóa Hoạt động trên web và ứng dụng của mình bằng cách truy cập trang Hoạt động của tôi. Tìm hiểu thêm về cách xóa hoạt động theo cách thủ công hoặc thiết lập tính năng xóa tự động.

Mẹo: Để tăng cường bảo mật, bạn có thể yêu cầu thêm một bước xác minh nữa để xem toàn bộ lịch sử trên trang Hoạt động của tôi.

Những nội dung được lưu vào Hoạt động trên web và ứng dụng

Thông tin về nội dung tìm kiếm và hoạt động khác của bạn trên các trang web, ứng dụng và dịch vụ của Google

Khi bạn bật chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng, Google lưu các thông tin như:

  • Các nội dung tìm kiếm và hoạt động khác mà bạn thực hiện trên các sản phẩm và dịch vụ của Google, như Maps và Play
  • Vị trí, ngôn ngữ, địa chỉ IP, đường liên kết giới thiệu và thông tin về việc bạn sử dụng trình duyệt hay ứng dụng
  • Quảng cáo bạn nhấp vào hoặc những thứ bạn mua trên trang web của một nhà quảng cáo
  • Thông tin trên thiết bị của bạn như các ứng dụng gần đây hoặc tên liên hệ bạn đã tìm kiếm

Lưu ý: Hoạt động có thể được lưu kể cả khi bạn không có kết nối Internet.

Thông tin về trình duyệt và hoạt động khác của bạn trên những trang web, ứng dụng và thiết bị sử dụng các dịch vụ của Google

Khi bật chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng, bạn có thể lưu những hoạt động bổ sung như:

  • Các trang web và ứng dụng hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo
  • Các trang web và ứng dụng sử dụng các dịch vụ của Google, bao gồm cả dữ liệu mà ứng dụng chia sẻ với Google
  • Lịch sử duyệt web của bạn trên Chrome
  • Sử dụng và chẩn đoán Android, như mức pin và lỗi hệ thống

Để cho phép Google lưu thông tin này:

  • Bạn phải bật chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng.
  • Đánh dấu hộp bên cạnh "Bao gồm lịch sử Chrome và hoạt động trên những trang web, ứng dụng và thiết bị sử dụng các dịch vụ của Google".

Lịch sử Chrome của bạn chỉ được lưu nếu bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google và bật Chrome Sync. Tìm hiểu về Chrome Sync.

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng thiết bị dùng chung hoặc đăng nhập bằng nhiều tài khoản, thì hoạt động có thể được lưu vào tài khoản mặc định trên trình duyệt hoặc thiết bị bạn sử dụng.

Bản ghi âm

Khi bật chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng, bạn có thể lưu các bản ghi âm kèm theo hoạt động của mình khi bạn tương tác với Google Tìm kiếm, Trợ lý và Maps. Tìm hiểu về bản ghi âm.

Để cho phép Google lưu thông tin này:

  • Bạn phải bật chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng.
  • Bạn phải chọn hộp bên cạnh "Bao gồm cả bản ghi âm thanh".

Cách Google sử dụng hoạt động đã lưu

Tìm hiểu thêm về cách Google sử dụng hoạt động đã lưu của bạn và bảo mật nội dung đó.

Để biết thêm thông tin về cách Google xử lý các cụm từ tìm kiếm nói chung, hãy xem Câu hỏi thường gặp về Chính sách quyền riêng tư.

Cách hoạt động của chế độ Hoạt động trên web và ứng dụng khi bạn đăng xuất

Kết quả tìm kiếm và quảng cáo của bạn có thể được tùy chỉnh dựa trên hoạt động liên quan đến tìm kiếm, kể cả khi bạn đã đăng xuất. Để tắt loại tùy chỉnh tìm kiếm này, bạn có thể tìm kiếm và duyệt web ở chế độ riêng tư. Tìm hiểu cách thức.

Lịch sử trình duyệt

Trong trang Kiểm soát hoạt động, bạn cũng có thể đánh dấu hộp "Bao gồm lịch sử Chrome và hoạt động trên những trang web, ứng dụng và thiết bị sử dụng các dịch vụ của Google". Khi đánh dấu hộp này, bạn có thể kiểm soát liệu hoạt động trên thiết bị của mình có được lưu hay không.

Các nội dung tìm kiếm và trang web bạn truy cập cũng có thể được lưu trữ trong trình duyệt của bạn hoặc Thanh công cụ của Google. Tìm hiểu cách xóa lịch sử duyệt web của bạn trên Chrome, Thanh công cụ, Safari, Internet Explorer hoặc Firefox.

Bạn có thể tìm nhanh nội dung mình cần trên Internet, trong phần dấu trang và nhật ký duyệt web.

  1. Trên máy tính, hãy mở Chrome .
  2. Trong thanh địa chỉ ở trên cùng, hãy nhập nội dung bạn muốn tìm kiếm.
  3. Chọn một kết quả hoặc nhấn phím Enter.

Lưu ý: Khi nhập, bạn có thể nhận được nội dung đề xuất dựa theo hoạt động của bạn trên web và ứng dụng. Bạn có thể xóa từng nội dung đề xuất khỏi lịch sử tìm kiếm hoặc ẩn các phần nội dung đề xuất dựa theo hoạt động của bạn khi các phần đó xuất hiện. Tìm hiểu thêm về hoạt động của bạn.

Bạn có thể tìm một từ hoặc cụm từ cụ thể trong một trang web trên máy tính.

  1. Trên máy tính, hãy mở một trang trong Chrome .
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy chọn biểu tượng Thêm   Tìm.
  3. Ở trên cùng bên phải, hãy nhập cụm từ tìm kiếm.
  4. Nhấn phím Enter để tìm kiếm trên trang. 
    • Kết quả trùng khớp sẽ được làm nổi bật bằng màu vàng. Trên thanh cuộn ở bên phải, các điểm đánh dấu màu vàng sẽ xuất hiện ở vị trí của tất cả các kết quả trùng khớp trên trang.

Mẹo: Bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + f (Windows, Linux và Chrome OS) hoặc ⌘ + f (máy Mac) để tìm nhanh một từ hoặc cụm từ.

Tìm từ

Bạn có thể tìm thêm thông tin về một từ hoặc cụm từ cụ thể trên trang.

  1. Trên máy tính, hãy mở một trang trong Chrome .
  2. Đánh dấu một từ hoặc cụm từ.
    • Nếu bạn đang dùng máy tính: Nhấp chuột phải vào nội dung đã đánh dấu.
    • Nếu bạn đang dùng máy tính Mac: Giữ phím Ctrl rồi nhấp vào nội dung được đánh dấu.
  3. Nhấp vào tuỳ chọn để tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm mặc định. Ví dụ: bạn có thể tìm thấy một tuỳ chọn như "Tìm kiếm "chim cánh cụt hoàng đế" trên Google".

Mẹo:

  • Khi chọn một từ hoặc cụm từ, bạn có thể dịch sang ngôn ngữ mà mình thường dùng hoặc xem định nghĩa.
  • Khi chọn một số, bạn có thể chuyển đổi đơn vị.

Dùng hình ảnh để tìm kiếm trên mạng

Bạn có thể dùng Google Ống kính để tìm hiểu thêm về một hình ảnh. Ví dụ: bạn có thể sử dụng hình ảnh của một chiếc váy để tìm kiếm thông tin về nơi mua áo, tìm hình ảnh có váy tương tự hoặc tìm nơi sử dụng hình ảnh đó trên mạng.

Cách tìm hiểu thêm về một hình ảnh:

  1. Mở một trang trong Chrome .
  2. Nhấp chuột phải vào một hình ảnh.
  3. Trong trình đơn, hãy chọn “Tìm kiếm hình ảnh bằng Google Ống kính”.
    • Khi nhấp chuột phải vào nơi bất kỳ bên ngoài một hình ảnh, trên trình đơn, bạn có thể chọn “Tìm kiếm hình ảnh bằng Google Ống kính”. Sau khi nhấp vào tuỳ chọn này, bạn có thể kéo để chọn hình ảnh.

Mẹo: Kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện trong một thẻ mới.

Tìm nhanh kết quả tìm kiếm

Bạn có thể hiển thị kết quả trong các bảng điều khiển riêng biệt để dễ dàng di chuyển giữa nhiều kết quả tìm kiếm.

  1. Trên máy tính, hãy mở Chrome .
  2. Trong thanh địa chỉ ở trên cùng, hãy nhập nội dung mà bạn muốn tìm.
  3. Chọn một kết quả hoặc nhấn phím Enter.
  4. Để xem lại kết quả tìm kiếm mà không cần rời khỏi trang hiện tại, ở bên trái thanh tìm kiếm, hãy chọn biểu tượng Tìm kiếm bên cạnh .
  5. Chọn một kết quả khác. Kết quả này sẽ mở ra trong cửa sổ chính.

  • Thiết lập công cụ tìm kiếm mặc định

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Video liên quan

Chủ đề