Các quốc gia có lạm phát cao cần phá giá nội tệ để duy trì sức cạnh tranh thương mại quốc tế

Chắc hẳn chúng ta đã nghe tới việc nâng giá tiền tệ trong kinh tế rất nhiều, đây là hình thức với mục đích để tăng giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ điều này sẽ góp phần chống lại tình trạng lạm phát.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Nâng giá tiền tệ là gì?

Nâng giá tiền tệ trong tiếng Anh là Revaluation. Hiện nay chắc hẳn trong kinh tế không ai còn xa lại với thuật ngữ về nâng giá tiền tệ là biện pháp chủ động làm tăng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ, nghĩa là làm tỉ giá hối đoái danh nghĩa giảm xuống. Một quốc gia nâng giá tiền tệ do:

+ Áp lực của nước khác;

+ Để tránh phải tiếp nhận những đồng đôla bị mất giá từ Anh và Mỹ chạy vào nước mình;

+ Để hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng (do giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào trong nước);

+ Để xây dựng sự ảnh hưởng của nước mình ở ra bên ngoài (tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài).

Chính phủ sử dụng các biện pháp phá giá tiền tệ để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc thực hiện cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cán cân xuất khẩu ròng đi xuống dẫn đến tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm).

Bên cạnh đó, mức lạm phát xuống thấp, kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu tăng lên. Chính phủ các nước thường sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để tạo nên một cú sốc mạnh và kéo dài đối để cân bằng cán cân thương mại.

– Phá giá tiền tệ kích thích hoạt động xuất khẩu cùng các hoạt động kinh tế phát triển, các dịch vụ đối ngoại liên quan khác thu về ngoại tệ, đồng thời hạn chế việc nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác của trong cơ cấu kinh tế cũng phải chi ngoại tệ, kết quả là sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán hàng hóa quốc tế, góp phần làm cho tỉ giá hối đoái (các dòng tiền ngoại tệ) danh nghĩa tăng giá trị lên.

Xem thêm: Tiền tệ là gì? Phân tích bản chất và các chức năng của tiền tệ?

– Khuyến khích việc nhập khẩu vốn, kích thích các dòng ngoại tệ kiều hối vào Việt Nam, đồng thời hạn chế các vốn đổ ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) nhằm mục đích chính là tăng cung ngoại tệ làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa lại tăng.

– Trong trường hợp nhu cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng đến biện pháp dự trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ (giảm giá trị đồng nội tệ).

Từ đó chúng ta rút ra được những định lý như trên thị trường khi chúng ta muốn phá giá tiền tệ, ngân hàng Nhà nước buộc phải bỏ đồng nội tệ ra mua ngoại tệ. Thực chất thì đây chính là phát hành thêm các dòng tiền vào nền kinh tế, tăng lượng tiền mạnh hơn. Cung tiền theo đó được tăng theo cấp số nhân.

2. Mục đích và tác động của chính sách nâng giá tiền tệ:

Mục đích

– Mục tiêu của nâng giá tiền tệ là chống lạm phát.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khuyến cáo, khi lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và tính cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

– Đôi khi một quốc gia áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ còn nhằm mục đích xây dựng sự ảnh hưởng của mình ra bên ngoài (tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài), nhằm hạ nhiệt nền kinh tế phát triển quá nóng để tránh một cuộc khủng hoảng cơ cấu nghiêm trọng có thể xảy ra.

Như vậy ta thấy vấn đề nâng giá tiền tệ được xem là biện pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái khi những cường quốc về kinh tế – tài chính đi vào sử dụng công cụ này nhằm chiếm lĩnh thị trường hoặc khi nền kinh tế phát triển quá nhanh, quá nóng.

Xem thêm: Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của ngân hàng

Cũng từ đó nếu muốn làm cho nền kinh tế trở nên bớt nóng hơn thì sử dụng biện pháp nâng giá tiền tệ để gây hiệu ứng kích thích chuyển vốn đầu tư ra ngước ngoài với họa động xuất khẩu vốn để kiếm lời.

Tác động của chính sách nâng giá tiền tệ

Tác động của chính sách nâng giá tiền tệ có thể theo hai hướng sau:

Chính sách này cụ thể sẽ tác động tới thị trường nếu chúng ta muốn nâng giá tiền tệ ngân hàng trung ương phải thu bớt nội tệ vào nên lượng tiền cơ sở giảm, cung tiền giảm theo cấp số nhân. Đường LM dịch chuyển sang trái, sản lượng giảm, thất nghiệp tăng, tuy nhiên lạm phát giảm xuống.

Bên cạnh đó cũng từ chính sách tiến hành nâng giá tiền tệ khi nâng giá tiền tệ, các yếu tố khác không đổi thì sức cạnh tranh của hàng trong nước giảm xuống, làm giảm xuất khẩu ròng (xuất khẩu giảm nhập khẩu tăng), giảm tổng cầu, đường IS* dịch chuyển sang trái.

Như vậy từ các luật điểm đưa ra như trên ta thấy trong mô hình IS* – LM*, nâng giá tiền tệ làm lượng cung tiền giảm nên đường LM* cũng dịch chuyển sang trái. Do xuất khẩu ròng giảm làm cho tổng cầu giảm, đường IS* dịch chuyển sang trái. Kết quả của sự dịch chuyển này là sản lượng cân bằng giảm.

Liên hệ thực tiễn

Một nước áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ nhằm phản ánh đúng hơn giá trị thực tế của đồng nội tệ.

Xem thêm: Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 mới nhất năm 2022

Nếu như phá giá tiền tệ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu nhưng cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đang bán sản phẩm của mình cho nước ngoài với giá rẻ thì ngược lại nâng giá đồng nội tệ lại làm hàng hoá sản phẩm của quốc gia đó đắt đỏ hơn tại các thị trường nước ngoài.

Trên thực tế thì các chính sách nâng giá tiền tệ với  tỉ giá hối đoái danh nghĩa rời xa giá trị thực, theo đó thì cơ chế vận hành cũng cí thể không chính xác tỉ giá hối đoái, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương của một quốc gia và bên cạnh đó thì vấn đề nâng giá tiền tệ cũng có tác dụng tốt, làm hàng hoá của nước đó được bán với mức giá tốt hơn trên thị trường nước ngoài và có thể kể tới là khi hàng hoá đủ tính cạnh tranh, không cần đến sự phá giá của đồng nội tệ để đạt được nhiều lợi ích hơn.

3. Tham khảo vấn đề tăng, giảm giá tiền tệ ở các nước:

Một nước tiến hành phá giá tiền tệ để phục vụ chủ yếu cho mục đích kinh tế, chính trị của mình:

– Thứ nhất, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá hơn vì hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài của nước có đồng tiền bị phá giá sẽ rẻ hơn giá mặt hàng xuất khẩu của các nước khác.

– Thứ hai, hạn chế nhập khẩu đa dạng hàng hóa vì giá sản phẩm nhập khẩu thường đắt hơn giá sản phẩm được sản xuất trong nước.

– Thứ ba, khuyến khích đẩy mạnh du lịch trong nước vì ngoại tệ của khách du lịch sau khi đổi ra nội tệ của nước phá giá sẽ được nhiều lợi nhuận hơn. Hạn chế du lịch ra nước ngoài vì thị trường cần nhiều nội tệ hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ.

Diễn biến đơn giản nhất của quá trình phá giá tiền tệ là khi chiến tranh tiền tệ xảy ra ở Trung Quốc, 1 đồng USD chỉ đổi được trung bình 6,8 đồng CNY. Nhưng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá, 1 đồng USD đã đổi được hơn 7 đồng CNY.

Cụ thể, nếu bạn mua thịt lợn ở quốc gia nào đó (rẻ hơn Trung Quốc trước đây) thì bạn có thể sẽ cân nhắc sang Trung Quốc mua thịt vì rẻ hơn. Việc phá giá đồng tiền chính là một cách gián tiếp để giảm giá toàn bộ các sản phẩm trên thị trường. Giá giảm thì cầu tăng. Đây là cách để một quốc gia có thể tăng cường xuất khẩu vì hàng hóa của họ sẽ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác. Việc có thể bán được nhiều hàng hóa hơn sẽ kéo lại được sự trì trệ của nền kinh tế. Người thất nghiệp cũng từ đó mà có cơ hội có việc làm.

Xem thêm: Các yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiện pháp luật

Như vậy chúng tôi có thể thấy vấn đề giảm giá tiền tệ, từ trước tới giờ, không bao giờ là một chiến thuật được dân chúng ưa chuộng. Vì nó làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập khẩu hay khi đi ra nước ngoài. Nó cũng có thể dẫn tới lạm phát. Theo đó nên với giá giá tiền tệ có thể khiến việc trả lãi những món nợ quốc tế trở nên đắt hơn, nếu phải trả bằng tiền ngoại tệ.

Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR...

Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.

Trong trung hạn

GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:

  • Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
  • Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.

Trong dài hạn

Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài khóa thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.

  • Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
  • Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
  • Tỷ giá hối đoái
  • Chế độ tỷ giá hối đoái
  • Đường cong J

  • Kinh tế học - David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nhà xuất bản Thống kê 2007.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phá_giá_tiền_tệ&oldid=57045912”