Cách chèn nhạc nền vào file ghi âm

Các phương pháp bên dưới đều phù hợp với việc sử dụng Audacity[1] như một công cụ phần mềm soạn thảo âm thanh nguồn mở tuyệt vời để sản xuất podcast, một dạng phát thanh rất phổ biến, nơi bạn nói trên nền nhạc hoặc nói chuyện xen kẽ với nhạc.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 2:Giới thiệu

  1. 1
    Mục đích của bài. Mục đích của bài này là để ghi lại câu chuyện kể đơn giản, thêm một chút nhạc nền, cắt gọt câu chuyện kể sao cho vừa với nhạc, giảm âm lượng của nhạc trong khi kể chuyện, và cuối cùng là trộn lại và xuất ra sản phẩm.
  2. 2
    Lưu ý lần đầu làm việc này. Để bắt đầu, hãy chú ý:
    • Không cố gắng tạo ra kiệt tác
    • Không làm việc với thứ gì đó có liên quan tới chuyện sống còn.
  3. 3
    Học và trải nghiệm. Bạn đang học và trải nghiệm cách để khai thác những công cụ mà Audacity cung cấp cho bạn. Đừng kỳ vọng có gì đó hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên.
    • Thực sự chủ đề câu chuyện của bạn là gì và liệu bạn có đọc nó hay quảng bá nó hay không đều không quan trọng.
    • Nhạc nền là gì cũng không quan trọng, nhưng một kênh nhạc không lời nên được ưu tiên.
  4. 4
    Hãy thường xuyên lưu lại tác phẩm của bạn!
    • Nếu bạn thực hiện nhiều thay đổi, hãy lưu dự án mới với những cái tên khác nhau; thỉnh thoảng hãy sử dụng lệnh File > Save Project As (điều này sẽ tạo ra các bản sao lưu lớn dần trên ổ cứng).
    • Ít nhất 1 lần trong ngày (thường xuyên hơn nếu muốn) lưu dự án lên ổ cứng ngoài.

Phần 2 Phần 2 của 2:Các bước tiến hành

  1. 1
    Ghi lại câu chuyện.
    • Bài viết này giả thiết bạn đang sử dụng một máy tính xách tay còn tốt, có sẵn microphone và máy chạy không phát ra tiếng ồn để tiến hành công việc ghi âm. Khoảng cách giữa miệng của bạn và microphone của máy tính vào khoảng 10-15 cm là ổn.
    • Khi nói, hãy cố gắng nhìn về một hướng - việc di chuyển đầu sang trái hoặc phải, lên hoặc xuống, trong khi nói sẽ làm thay đổi chất lượng tiếng nói, và có thể làm thính giả xao nhãng. Hãy nói bình thường theo tông giọng hội thoại, nhưng cũng nói rõ ràng và phát âm cẩn thận.
    • Nếu cần nghe phần nền khi ghi câu chuyện (ví dụ ghi âm bài tường thuật), bạn nên:
      • Chắc chắn lệnh Transport > Transport Options > Overdub (on/off) được chọn bật
      • Hãy sử dụng tai nghe (để nghe kênh nền) để micro sẽ chỉ nhận tiếng nói của bạn.
    • Hãy bắt đầu.
      • Khởi tạo Audacity: cửa sổ dự án mới chưa có tên sẽ mở ra. Hãy nhấn vào File > Save Project As và đặt tên cho dự án của bạn.
      • Thiết lập thiết bị ghi cho microphone trong thanh công cụ thiết bị (Device Toolbar) của Audacity.
      • Nhấn nút Record (Ghi) trên Transport Toolbar. Hãy ghi lại câu chuyện kể của bạn.
  2. 2
    Chỉnh sửa câu chuyện.
    • Cắt bỏ các sai sót.
      Cách chèn nhạc nền vào file ghi âm
      • Không nên sửa quá chặt chẽ - kết quả cuối cùng nên toát lên tính tự nhiên. Hãy sử dụng tính năng xem trước khi cắt (Cut Preview - chọn đoạn âm thanh bạn định cắt rồi nhấn C trên bàn phím để nghe âm thanh ở 2 phía của đoạn vừa chọn) để nghe từng bản sửa trước khi bạn quyết định sửa. Rồi nghe lại từng bản sửa - hủy lệnh và thử lại lần nữa nếu âm thanh không được tự nhiên.
      • Hình ảnh bên trên là tình huống khi mà người nói tạm ngừng, sửa giọng rồi tiếp tục với câu liền sau. Bạn sẽ muốn bỏ đi phần sửa giọng đó, đồng thời xử lý không gian xung quanh nó đủ để làm cho âm thanh được tự nhiên.
      • Bạn có thể thấy phần bị loại bỏ được chọn trên hình. Hãy nhấn phím C để nghe 2 giây âm thanh ở trước, và 1 giây âm thanh ở sau phần chọn - điều này cho phép bạn nghe những gì còn lại sau khi phần chọn bị xóa. Cách làm này được gọi là xem trước khi cắt (Cut Preview). Hãy tinh chỉnh độ dài phần chọn cho tới khi bản sửa nghe được tự nhiên. Có nhiều cách để chỉnh phần chọn được nêu trong bài Sửa tệp âm thanh trong Audacity. Khi bạn thỏa mãn với phần chọn, hãy nhấn phím Delete (Xóa), chọn Edit > Delete hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+K để xóa phần chọn.
      • Nếu bạn muốn nghe nhiều hơn 2 giây trước hoặc 1 giây sau phần chọn thì hãy chọn Edit > Preferences, rồi chọn phần Playback, và trong phần Cut Preview hãy thiết lập các khoảng thời gian "Preview Before Cut Region" (Xem trước trước vùng cắt) và "Preview After Cut Region" (Xem trước sau vùng cắt) theo ý muốn.
      • Tiếp tục sửa các sai sót theo cách này cho tới khi bạn thỏa mãn với kết quả cuối cùng. Sau đó hãy lưu lại tác phẩm.
    • Sửa âm lượng cho vừa. Trừ phi bạn là người kể chuyện chuyên nghiệp hoặc chuyên gia về tiếng nói, nếu không, sẽ có biến động về âm lượng khi bạn nói chuyện. Hãy nhớ, các thính giả của bạn không thể nhìn thấy bạn, nên việc có âm lượng ổn định cho câu chuyện là rất quan trọng để họ có thể nghe và hiểu mọi điều bạn đang nói. Bạn có thể chỉnh âm lượng thủ công qua khắp kênh câu chuyện bằng việc sử dụng Envelope Tool, nhưng có cách dễ hơn - sử dụng hiệu ứng Compressor được xây dựng sẵn trong Audacity. Hãy nhấn vào Track Control Panel của kênh câu chuyện để chọn toàn bộ kênh rồi chọn Effect > Compressor. Compressor là hiệu ứng phức tạp nhưng rất hữu dụng, vì thế hãy bỏ chút thời gian để xem cách nó làm việc. Hiệu ứng Compressor làm việc bằng cách làm nhỏ bớt các phần có âm lượng lớn, rồi khuếch đại mọi thứ, vì thế, các phần có âm lượng nhỏ sẽ to hơn lên.
      • Hãy kiểm tra các ô Make-up gain for 0 dB after compressingCompress based on Peaks của hộp thoại Compressor sao cho chúng đều được chọn như trong hình bên dưới. Ô trước ngụ ý Compressor sẽ tối đa hóa âm lượng của kênh sau khi nó thực hiện công việc của nó. Ô sau ngụ ý Compressor sẽ xem xét các đỉnh của hình sóng thay vì xem xét giá trị trung bình của nó.
        Cách chèn nhạc nền vào file ghi âm
      • Kiểm soát Threshold (Ngưỡng) là điểm tới hạn - ở điểm đó Compressor quyết định xem thứ gì đó là to (và nên được làm cho nhỏ bớt đi) hoặc nhỏ (để mặc nó). Đối với lần đầu, chúng ta đặt "Threshold" về "-12 dB".
      • Kiểm soát "Noise Floor" để Compressor biết rằng bất kỳ thứ gì nằm bên dưới mức này đều là tiếng ồn và nó không nên làm cho âm thanh đó to hơn. Bây giờ chúng ta đặt kiếm soát này ở "-80 dB".
      • Kiểm soát "Ratio" để Compressor biết nên làm cho các phần có tiếng to nhỏ đi bao nhiêu. Chúng ta đặt nó về tỷ lệ "6:1".
      • Đặt Attack Time về "0.5 secs" và đặt "Release Time" về "1.0 secs". Hai kiểm soát này sẽ giúp Compressor biết nó nên phản ứng với những thay đổi nhanh thế nào về mặt âm lượng.
      • Nhấn OK và để Compressor làm công việc của nó. Hãy nghe lại kết quả.
    • Thử lại kết quả làm việc của Compressor.
      • Liệu các phần có âm lượng nhỏ vẫn còn nhỏ quá hay không? Hãy chọn Edit > Undo Compressor và hãy thử lại với Threshold được đặt ở -18 dB.
      • Liệu giọng của bạn có bị/được nén không tự nhiên hay không? Hãy hoàn tác (lệnh Undo) và thử lại lần nữa với Threshold được đặt ở -6 dB.
      • Lưu ý là một khi bạn đã thiết lập được mọi điều lần đầu rồi, tiếp theo bạn chỉ cần thay đổi Threshold (Ngưỡng).
    • Khi bạn đã sửa được câu chuyện như mong muốn, hãy lưu dự án lại. Bây giờ là lúc thêm nhạc vào.
  3. 3
    Nhập tệp nhạc nền vào.
    • Chọn File > Import > Audio... và mở tệp nhạc nền bạn đã chọn cho dự án. Audacity nhập tệp nhạc vào dự án và đặt nó vào kênh stereo riêng.
    • Bạn có thể nhập nhạc từ một đĩa CD vào Audacity cho một podcast nhưng bạn cần phải sửa nó bằng cách chuyển âm thanh từ đĩa CD thành tệp âm thanh WAV hoặc AIFF rồi nhập tệp âm thanh đó vào Audacity. Làm tương tự đối với các tệp âm thanh từ các loại băng đĩa khác.
    • Sau khi nhập xong, hãy thử chơi lại tệp âm thanh vừa được nhập vào bằng các núm trên thanh công cụ kiểm soát chơi lại (Transport Toolbar, xem Hiểu các thanh công cụ của Audacity). Bạn sẽ nghe thấy Audacity tự động trộn nhạc vào câu chuyện cho bạn.
    • Hãy nhìn vào Bảng điều khiển kênh (Track Control Panel) ở bên trái của từng kênh. Lưu ý các nút Mute (Tắt tiếng) và Solo (Chơi một mình). Bạn có thể sử dụng chúng để kiểm soát các kênh nào bạn nghe khi bạn nhấn vào nút Play (Phát hoặc Chơi).
      • Nhấn nút Mute (Tắt tiếng) sẽ làm tắt tiếng của kênh đó - nó sẽ không có trong phần pha trộn khi bạn nhất nút Play.
      • Nhấn nút Solo sẽ làm cho chỉ kênh đó nghe được khi bạn nhấn núm Play. Hành vi chính xác của nút Solo được thiết lập theo Edit > Preferences > Tracks Behaviors > Solo Button.
  4. 4
    Dịch chuyển các kênh theo thời gian. Hãy sử dụng công cụ dịch thời gian (trên Tools Toolbar - xem Hiểu các thanh công cụ của Audacity) để dịch chuyển các tệp trên dòng thời gian trong Audacity.
    • Cắt kênh kể chuyện.
      • Bắt đầu bằng việc nhấn nút Solo ở bên trái kênh kể chuyện - chúng ta không muốn nghe kênh nhạc trong khi làm việc với kênh kể chuyện.
      • Vì mục đích của bài này, chúng ta sẽ giả thiết chúng ta muốn cắt câu chuyện thành 3 đoạn tách rời nhau. Từng đoạn đó sẽ bắt đầu khi nhạc nền có thay đổi ấn tượng.
      • Hãy tìm một điểm giữa các phần 1 và 2 của câu chuyện kể. Sử dụng công cụ lựa chọn (Selection Tool trên Tools Toolbar, xem Hiểu các thanh công cụ của Audacity) nhấn vào điểm này. Chọn Edit > Clip Boundaries > Split - đường phân cách sẽ xuất hiện. Bây giờ có 2 đoạn trên kênh kể chuyện. Tương tự, đặt điểm phân chia giữa các phần 2 và 3 của câu chuyện kể. Kênh chuyện kể bây giờ sẽ trông giống hình bên dưới này:
        Cách chèn nhạc nền vào file ghi âm
    • Đánh dấu các điểm trên kênh nhạc nền nơi bạn muốn các đoạn kể chuyện bắt đầu. Hãy nhớ, mục tiêu của chúng ta là cắt câu chuyện cho khớp với nhạc. Vì thế bước tiếp theo của chúng ta là chọn các điểm trên kênh nhạc nền nơi mà chúng ta muốn 3 đoạn của câu chuyện kể bắt đầu.
      • Nhấn Solo trên kênh kể chuyện để tắt chức năng Solo ở kênh đó.
      • Nhấn Solo trên kênh nhạc nền sao cho bạn sẽ chỉ nghe kênh đó.
      • Xác định điểm trên kênh nhạc nền nơi bạn muốn câu chuyện bắt đầu. Nhấn vào điểm đó bằng Selection Tool. Hãy chọn lệnh Edit > Labels > Add Label at Selection. Gõ tên cho nhãn, ví dụ "First Narration" (Đoạn kể đầu tiên).
      • Tương tự, hãy xác định các điểm trên kênh nhạc nền nơi bạn muốn đoạn kể chuyện thứ 2 và 3 sẽ bắt đầu, và tạo các nhãn ở các điểm đó. Cửa sổ dự án của bạn trông sẽ giống như hình bên dưới:
        Cách chèn nhạc nền vào file ghi âm
    • Dịch chuyển các đoạn để làm việc với nhạc.
      • Nhấn núm Solo trên kênh nhạc nền để tắt chức năng Solo trên kênh đó, sao cho chúng ta có thể nghe được cả 2 kênh kể chuyện và nhạc nền.
      • Sử dụng công cụ dịch thời gian (Time Shift Tool) rê đoạn kể chuyện thứ 3 sao cho điểm bắt đầu của đoạn đó trùng với nhãn thứ 3. Audacity sẽ giúp bạn làm điều này trùng khớp một cách xuất sắc - khi bắt đầu đoạn này trùng với nhãn thứ 3 - đường biên dẫn màu vàng (Boundary Snap Guide) - sẽ trùng nhau. Tương tự, hãy rê đoạn kể chuyện thứ 2 cho trùng với nhãn thứ 2, và rê đoạn kể chuyện thứ 1 cho trùng với nhãn thứ 1. Cửa sổ dự án của bạn bây giờ trông sẽ giống như hình sau:
        Cách chèn nhạc nền vào file ghi âm
  5. 5
    Tinh chỉnh các mức âm lượng tương đối với nhau. Bây giờ bạn đã có các đoạn chuyện kể nằm ở đúng nơi mà bạn muốn. Bây giờ là lúc tinh chỉnh âm lượng nhạc nền sao cho các thính giả của bạn có thể nghe được những gì bạn nói. Có ít nhất 2 cách để làm điều này: thủ công với công cụ biên độ (Envelope Tool trên Tools Toolbar, xem Hiểu các thanh công cụ của Audacity), hoặc tự động với hiệu ứng Auto Duck.
    • Sử dụng Envelope Tool. Xem Sử dụng công cụ biên độ trong Audacity để biết cách sử dụng Envelope Tool. Bạn nên đọc nó trước khi tiếp tục.
      Cách chèn nhạc nền vào file ghi âm
      • Hãy phóng to đoạn kể chuyện đầu tiên. Cách nhanh chóng để làm điều này là: nhấn đúp vào đoạn kể chuyện đầu; chọn View > Zoom > Zoom to Selection; sau đó chọn View > Zoom > Zoom Out. Hãy chọn Envelope Tool từ Tools Toolbar.
      • Trên kênh nhạc nền, hãy nhấn để tạo ra điểm kiểm soát phía trước chỗ bắt đầu của đoạn kể chuyện thứ 1 khoảng độ 1 giây. Hãy nhấn để tạo điểm kiểm soát thứ 2 ngay khi đoạn kể chuyện đó bắt đầu. Hãy rê điểm kiểm soát thứ 2 xuống để giảm âm lượng của kênh nhạc. Hãy nhấn vào dòng thời gian phía trước nơi khởi đầu đoạn kể chuyện đầu tiên đó vài giây để nghe hiệu ứng. Nhấn núm Space (vẫn chính là nơi bạn vừa nhấn trên dòng thời gian) để dừng chơi lại. Hãy tinh chỉnh các điểm kiểm soát 1 và 2 để có được độ dài và độ sâu âm lượng giảm dần như bạn muốn. Bằng cách tương tự hãy tạo âm lượng giảm dần ở cuối của đoạn kể chuyện đầu tiên.
      • Bạn có thể tiếp tục theo cách này để làm các phần âm lượng giảm dần trên kênh nhạc nền cho từng đoạn trên kênh chuyện kể. Hoặc bạn có thể thử sử dụng hiệu ứng Auto Duck. Ưu điểm của việc sử dụng Envelope Tool là bạn luôn có thể quay lại và thay đổi các phần âm lượng giảm dần. Auto Duck là một hiệu ứng làm thay đổi vĩnh viễn kênh nhạc.
  6. 6
    Làm mượt phần âm lượng giảm dần của nhạc nền. Trừ phi bạn rất thỏa mãn (hoặc đã lên kế hoạch rất tốt), còn thường thì nhạc có lẽ vẫn tiếp tục một lúc nữa sau khi câu chuyện kể kết thúc. Trong trường hợp này bạn sẽ muốn làm cho âm lượng nhạc giảm dần. Hãy quyết định xem bạn muốn nhạc tiếp tục với âm lượng đầy đủ sau khi câu chuyện đã kết thúc trong bao lâu, và bạn muốn nó có âm lượng giảm dần trong bao lâu.
    • Hãy sử dụng công cụ lựa chọn (Selection Tool), nhấn vào kênh nhạc ở một điểm nơi bạn muốn âm lượng nhạc hoàn toàn tắt hẳn. Chọn Select > Region > Cursor to Track End. Nhấn phím Delete (Xóa). Bây giờ hãy nhấn vào điểm nơi bạn muốn âm lượng nhạc bắt đầu giảm dần. Một lần nữa chọn Select > Region > Cursor to Track End, rồi chọn Effect > Fade Out (Hiệu ứng > Âm lượng giảm dần).
  7. 7
    Kiểm tra bản trộn.
    • Nếu bạn đã cho âm lượng to hết cỡ trên kênh kể chuyện của bạn khi còn ở Bước 2, thì có nhiều khả năng khi bạn trộn nó với kênh nhạc sẽ cho kết quả trộn với âm lượng quá to và gây ra hiện tượng cắt tiếng - điều này là không hay. Hãy nhớ, chúng ta đã từng tăng âm lượng lên tối đa và đã từng làm tiếng to như nhau cả ở những nơi tiếng nhỏ sao cho mọi người có khả năng nghe được bạn.
    • Để kiểm tra sự cắt bớt tiếng, hãy chơi lại đoạn ngắn của dự án nơi có chuyện kể và nhạc nền. Hãy xem thước đo chơi lại (Playback Meter, xem Hiểu các thanh công cụ của Audacity) - nếu sự cắt bớt xảy ra thì clip bars (các thanh kiểm soát tệp) màu đỏ sẽ xuất hiện ở cuối bên tay phải của Playback Meter. Nếu điều này xảy ra, hãy sử dụng con trượt chỉnh âm lượng (Gain Slider) của kênh này để hạ thấp âm lượng của cả kênh chuyện kể và kênh nhạc nền về -2 dB. Hãy nghe phần ngắn đó một lần nữa và tìm các clip bars màu đỏ trên Playback Meter. Nếu sự cắt bớt vẫn xảy ra, hãy hạ âm lượng các kênh chuyện kể và nhạc nền về -4 dB mỗi kênh.
  8. 8
    Lưu và Xuất. Lệnh File > Save Project sẽ lưu dự án Audacity. Bạn cần xuất khẩu dự án của bạn để sử dụng nó với các ứng dụng âm thanh khác. Khi bạn xuất dự án, Audacity sẽ tự động trộn nó nên tệp được xuất khẩu đó nghe hệt như những gì bạn nghe khi bạn nhấn núm Play.
    • Hãy chắc chắn không có mẩu âm thanh không mong muốn nào nằm quá xa theo dòng thời gian, nếu không, tệp âm thanh được xuất ra sẽ có thời lượng rất dài! Hãy nhấn núm Fit Project trên Edit Toolbar (xem Hiểu các thanh công cụ của Audacity). Nếu độ dài được mong đợi của bản trộn được hiển thị gọn trong cửa số thì tất cả đều tốt. Nếu dòng thời gian được hiển thị dài hơn nhiều so với sản phẩm thực sự của bạn, hãy tìm phần âm thanh không mong đợi đó và xóa nó. Bạn có thể cần nhấn vượt qua điểm kết thúc thực sự của câu chuyện/nhạc nền và xóa mọi thứ từ đó cho tới hết (các) kênh.
    • Audacity có thể xuất ra các định dạng khác nhau. Hai định dạng được sử dụng phổ biến nhất là MP3 (cho các podcast và tương tự) và WAV (để ghi đĩa CD). Để xuất sang định dạng MP3, bạn trước hết phải cài đặt trình giải mã tùy chọn LAME MP3[2] .
    • Tùy chọn - Mix and Render. Bạn có thể muốn Mix and Render. Lệnh Mix and Render (Tracks > Mix > Mix and Render) (trên thanh thực đơn phiên bản tiếng Việt tương đương với lệnh Dải âm > Mix > Trộn và diễn tả) sẽ trộn dự án của bạn và đặt bản trộn kết quả vào một kênh mới (đây là phần trả về của lệnh). Điều này trao cho bạn cơ hội tối đa hóa âm lượng của bản trộn cuối cùng, và kiểm tra lần cuối việc cắt bớt. Nếu bạn muốn thử điều này, hãy làm các bước:
      • Chọn Select > All. Mix and Render chỉ trộn các kênh được chọn - bạn muốn trộn tất cả chúng.
      • Chọn Tracks > Mix > Mix and Render. Dự án của bạn được trộn vào một kênh stereo mới và trước đó, các kênh tách bạch sẽ bị xóa.
      • Chọn View > Show Clipping. Lệnh Show Clipping sẽ đặt các thanh thẳng đứng màu đỏ ở bất cứu đâu việc cắt bớt đã xảy ra trong kênh của bạn. Nếu bất kỳ thanh màu đỏ nào xuất hiện, hãy chọn Edit > Undo Mix and Render và quay lại Bước 7. Nếu không có việc cắt bớt nào được tìm ra, hãy:
      • Nhấn vào bảng điều khiển kênh (Track Control Panel) của kênh mới được tạo ra
      • Chọn Effect > Normalize... (phiên bản tiếng Việt sẽ là lệnh Hiệu ứng > Chuẩn hóa...)
        • chấp nhận các giá trị mặc định và nhấn OK.
        • âm lượng bản trộn cuối cùng của bạn được tối đa hóa.
      • Bạn đã xuất khẩu dự án trong sách chỉ dẫn trước đó. Nếu bạn cần thông tin mới về cách thức lệnh File > Export > Export Audio làm việc, thì thông tin đó có trên trang của Export Audio Dialog[3] .
      • Chúc mừng bạn, câu chuyện trên nền nhạc của bạn bây giờ đã sẵn sàng để chia sẻ với thế giới.
  9. 9
    Sao lưu. Hãy sao lưu các tệp được xuất khẩu WAV hoặc MP3 của bạn - bạn không muốn đánh mất tất cả tác phẩm có giá trị và phải làm tất cả lại một lần nữa, đúng không? Các ổ đĩa cứng của máy tính có thể bị hỏng, và tất cả các dữ liệu sẽ bị tổn thất. Hãy sao lưu tác phẩm đó tới một ổ cứng cắm ngoài, hoặc tải lên một dịch vụ lưu trữ trực tuyến (đám mây). Tốt hơn nữa, hãy tạo 2 bản sao trên các thiết bị bên ngoài khác nhau và thậm chí còn tốt hơn nữa nếu chúng nằm ở 2 vị trí địa lý khác nhau.
  10. 10
    Xuất bản podcast. Xuất bản podcast được Audacity tạo ra trên Internet có lẽ là giai đoạn quan trọng nhất. Trừ phi podcast của bạn là để bạn tự giải trí, còn không, bạn sẽ muốn những người khác lắng nghe những gì bạn muốn nói. Có nhiều lời khuyên hữu ích về việc xuất bản podcast như thế nào và ở đâu, làm thế nào để thiết lập các bộ nuôi RSS và làm thế nào để công khai tác phẩm của bạn, tất cả có thể được thấy trong sách chỉ dẫn Wiki How to publish a Podcast.

Khuyến cáo

  • Audacity là phần mềm tự do, nguồn mở, nền tảng độc lập, chuyên để ghi âm và soạn thảo âm thanh. Vì vậy, nó là công cụ rất tốt để tạo ra các tài nguyên số dạng âm thanh, sử dụng cho các mục đích truy cập mở, được cấp phép mở và tài nguyên giáo dục mở.
  • Kết hợp các tệp âm thanh bạn vừa tạo ra trong Audacity với phần mềm tạo video như OpenShot, bạn có thể xây dựng được các video bài giảng truy cập mở, được cấp phép mở hoàn toàn bằng các công cụ phần mềm nguồn mở với chất lượng chuyên nghiệp và sau đó chia sẻ mở với thế giới.