Cách chống méo đầu ở trẻ sơ sinh

Hỏi

Chào bác sĩ, em sinh bé được gần 2 tháng rưỡi, nhưng từ lúc sinh ra đầu bé bị méo qua 1 bên, em cũng trở đầu thường xuyên mà không mấy khả quan, cho em hỏi có cách nào trị hết méo đầu không ạ? Em nghe nói từ 6 tháng trở đi hộp sọ thay đổi và đầu tròn trở lại có đúng không? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thị Thu Huyền (1995)

Chào bác sĩ. Bé 2 tháng 7 ngày đầu bé bị bẹp phía sau và 2 bên đầu không đều, có chỉnh cho bé nhưng bé hay nằm ngửa, mình nghe nói khi bé 6 tháng thì đầu sẽ tròn lại, như vậy có đúng không bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Đầu bé vậy là do tư thế bé nằm trong tử cung của mẹ. Bạn đã làm đúng là đổi tư thế thường xuyên cho bé. Hộp sọ do nhiều mảnh xương ghép lại. Trong quá trình phát triển, hộp sọ tự bình chỉnh, đầu bé sẽ dần tròn lại bạn nhé.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng.

Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể áp dụng tại nhà như cho trẻ nằm sấp trên bề mặt phẳng và chỉ cho trẻ nằm khoảng tầm 15 phút/ngày. Khi áp dụng mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh này, các mẹ cũng cần phải lưu ý tránh để trẻ bị ngạt thở, để lại nhiều di chứng tai hại về sau.

  • Dấu hiệu nhận biết chứng méo đầu ở trẻ
  • Tại sao trẻ sơ sinh hay bị méo đầu?
  • Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Thông thường các trường hợp trẻ sơ sinh bị méo đầu đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể dùng các phương pháp đơn giản để cải thiện tình trạng này nhất là khi trẻ có thể ngồi vững, không còn nằm nhiều. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan nếu thấy đầu trẻ bị méo kèm với việc to bất thường thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Bởi đây là dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm như dị tật dính khớp sọ ở trẻ, não úng thủy…

Dấu hiệu nhận biết chứng méo đầu ở trẻ

Đầu méo là hiện tượng thường xảy ra với trẻ sơ sinh. Trẻ mới sinh ra, mẹ quan sát thấy đầu bé có dạng thon, dẹt hoặc méo mó không bình thường đó là tình trạng trẻ bị méo đầu sau sinh. Tùy vào mỗi trẻ mà có thể bị ở phía trước, sau, bên trái hoặc bên phải đầu.

Bên đầu bị móp có liên quan đến áp lực tác động đến phần đầu bên đó nhưng lại không gây tổn hại gì đến não bộ. Vì thế không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên sẽ gây mất thẩm mỹ.

Mẹ có thể quan tâm:

Con Bẹp Đầu: Mẹ hãy thực hiện ngay 6 bí kíp hiệu quả này

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị méo đầu?

Đầu bé có hai thóp mềm - nơi các xương sọ chưa phát triển và liền lại với nhau. Những thóp này cho phép đầu bé khá linh hoạt trong quá trình chào đời. Chúng cũng thích ứng với sự phát triển nhanh của bộ não trong thời gian đầu đời. Cũng vì thế mà bé dễ bị bẹp, méo đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Hầu hết đều do tư thế nằm của trẻ gây ra. Có thể do mẹ đặt con nằm gối đầu trên những chiếc gối không bằng phẳng, hoặc đặt bé nằm nghiêng ở một tư thế trong thời gian dài.
  • Hiện tượng méo đầu ở trẻ sơ sinh có thể do hộp sọ của trẻ sơ sinh còn mềm, yếu và có khả năng mở rộng thêm để tăng diện tích cho não bộ phát triển. Do đó, các ngoại lực từ bên ngoài rất dễ tác động khiến đầu bé bị móp méo.
  • 1 số bất thường do mô cơ như chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh làm bé giữ tư thế đầu nghiêng sang 1 bên. Trẻ gặp tình trạng này cần được áp dụng vật lý trị liệu để kéo giãn cơ cổ và giúp trẻ thay đổi tư thế đầu dễ dàng hơn. Trường hợp hiếm hơn là 2 hay nhiều xương sọ của trẻ dính lại sớm. Tình trạng này sẽ đẩy phần khác của sọ khiến chúng bị biến dạng và được gọi là dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ (còn gọi là hẹp sọ). Trong trường hợp này, xương sọ dính liền cần được phẫu thuật tách ra để não trẻ có đủ không gian phát triển và trưởng thành.

Cách chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Mọi người đều có một phần không đối xứng phía trên đầu của mình. Trong hầu hết các trường hợp, những phần lép trên đầu bé sẽ tự điều chỉnh và sẽ trở lại bình thường khi bé được 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi.

Cho bé đội mũ bảo hiểm hình dáng đầu

Khắc phục tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh? Nếu đầu bị móp không cải thiện khi bạn thay đổi tư thế trẻ vào khoảng tháng thứ 6 hay khi con đã hơn 8 tháng tuổi và bị móp đầu nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé dùng mũ bảo hiểm để giúp giữ hình dáng đầu thích hợp. Mũ bảo hiểm đặc biệt này sẽ giúp giảm áp lực tác động lên vùng đầu bị phẳng.

Mũ bảo hiểm giữ hình dáng đầu sẽ hiệu quả nhất khi áp dụng từ tháng thứ 4 - 12, lúc xương sọ vẫn còn mềm dẻo và não bộ phát triển nhanh chóng. Điều trị bằng mũ bảo hiểm này sẽ không còn hiệu quả khi con vượt quá 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.

Thay đổi tư thế ngủ của bé là cách chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh đơn giản

Các mẹ chú ý khi để con xuống giường nên thay đổi tư thế ngủ cho bé mỗi đêm. Một số mẹ chọn cách sử dụng những dụng cụ để định vị đầu của bé. Tuy nhiên điều này được cho rằng là không cần thiết, thậm chí đây còn là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Có thể cho bé nằm sấp

Đây là một trong những mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh nhằm cải thiện được tình trạng méo đầu của bé. Nhưng cần phải lưu ý cho trẻ nằm sấp trên bề mặt phẳng và chỉ cho trẻ nằm khoảng tầm 15 phút/ngày.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Việc áp dụng cách nhằm sấp đối với trẻ trong một thời gian cố định sẽ giúp trẻ phát triển về cơ bắp và chắc cơ hơn. Đặc biệt tư thế nằm sấp giúp giảm được tình trạng va chạm của đầy và bề mặt nên sẽ giảm thiểu được tình trạng méo đầu ở trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh này, các mẹ cũng cần phải lưu ý tránh để trẻ bị ngạt thở, để lại nhiều di chứng tai hại về sau.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ “Nếu cho trẻ nằm sấp, mặt của trẻ sẽ đặt mặt rất gần ga gối, khiến không khí kém lưu thông, dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Vì thế phụ huynh nên sử dụng loại đệm cứng cho trẻ, thay vì các loại đệm mềm lún hoặc đệm nước bởi trẻ có thể sẽ bị ngạt thở trong tư thế nằm sấp. Đồng thời, không nên để các gối mềm, các loại thú nhồi bông trong khu vực ngủ của trẻ có thể phủ lên mặt làm trẻ ngạt, gây nguy hiểm cho trẻ”.

Mẹ có thể quan tâm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Giải đáp băn khoăn của các mẹ: Nếu không cho bé nằm gối, liệu con có bị bẹp đầu?

Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng tay xoa nhẹ nhàng lên đầu bé đều đặn hằng ngày. Điều này giúp điều chỉnh hộp sọ của trẻ để tránh tình trạng bị bẹp méo. Ngoài ra, đây cũng là cách hiệu quả nhằm kích thích não bộ phát triển. Tuy nhiên luôn phải chú ý xoa đầu nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới não bộ của bé.

Cách trị méo đầu cho trẻ sơ sinh - Đổi tư thế bú

Tư thế bé bú cũng ảnh hưởng đến việc đầu méo của bé. Khi cho con bú, bạn nên chú ý cho trẻ bú đều hai ti, đổi bên liên tục để đầu bé được nằm cân bằng. Điều này còn giúp cho ngực mẹ không bị lệch và đầu của trẻ được cân xứng hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đưa bé đi khám định kỳ

Các mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám. Đồng thời, sớm phát hiện những dị tật hay những vấn đề khác ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe sẽ có giải pháp điều trị phù hợp.

Đối với trẻ sơ sinh mẹ không nên để bé ngồi trên ghế, xe hơi hay địu lưng… trong thời gian dài. Tuy nhiên, để hạn chế đầu bẹp vì nằm nhiều, bạn nên cho bé ngả đầu về một bên khi ngồi.

Với các cách trị méo đầu cho trẻ sơ sinh kể trên, dần dần đầu bé sẽ tròn đẹp lại thôi. Chúc các mẹ kiên nhẫn và thành công!

Nguồn tham khảo:  Tư thế ngủ an toàn cho trẻ nhỏ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Xem thêm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bẹp đầu hay méo đầu là hiện tượng rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh, vậy mẹ phải làm sao khi đầu bé bị méo mó?

Vì sao con bị méo đầu, bẹp đầu?

Hộp sọ của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nên việc nằm quá lâu ở một tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Ngoài ra, có thể do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong bụng mẹ hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.

Bé nằm ngửa trong một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu. Bé nằm nghiêng nhiều về một phía cũng làm cho đầu bé bị méo mó.

Do bé hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc quay đầu. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nhận biết bé bị méo đầu?

Với những trẻ bị méo đầu chỉ cần nhìn bên ngoài đã có thể nhận thấy sự biến dạng rõ rệt của vùng đầu. Nếu quan sát, bạn có thể thấy một mặt phẳng phía sau đầu bé được tạo thành và khiến cả tai bé cũng bị đưa về phía trước. Hoặc chỉ một bên đầu phình to ra, bên kia đầu lại dẹp đi. Đây là những biểu hiện rõ ràng nhất để biết một bé có bị móp đầu hay không. Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ.

Trẻ bị đặt nằm nhiều hoặc nằm nguyên một tư thế dễ bị méo đầu ​​​​​. ( Ảnh: Báo mới)

Làm thế nào khi đầu bé bị méo?

Bạn không cần phải quá lo lắng vì khi trẻ lên 6-8 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu ngồi vững và hạn chế nằm. Nhờ đó đầu bé sẽ bắt đầu điều chỉnh dần để trở về hình dáng bình thường.Tuy nhiên, để giúp bé, bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây:

- Hãy đặt bé nằm ngửa, nhưng bạn luôn chú ý cần thay đổi hướng nằm cho con để bé không nằm lệch về bên nào gây méo, bẹp đầu.

- Xoa đầu nhẹ nhàng cho bé để đầu bé tròn hơn. Điều này giúp điều chỉnh hộp sọ của trẻ để tránh tình trạng bị bẹp méo. Ngoài ra, đây cũng là các hiệu quả nhằm kích thích não bộ phát triển. Tuy nhiên luôn phải chú ý xoa đầu nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới não bộ của bé.

- Tuyệt đối không dùng những dụng cụ được quảng cáo giúp đầu của trẻ cố định để tránh nguy cơ đột tử.

- Đổi bên và cho bé bú đều hai vú mẹ để tránh kê đầu nhiều về một bên.

- Nếu bé thường xuyên nghiêng về bên nào đó bạn có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nhìn về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.

- Thường xuyên bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh.

- Việc bế bé ở tư thế thẳng đứng không chỉ giúp giảm áp lực lên mặt sau đầu mà còn giúp tạo điều kiện để bé có sự phát triển cơ cổ và cơ vai tốt.

- Bé thường có xu hướng ngồi ngả đầu về một phía khi đặt ngồi trên những chiếc ghế dành riêng cho trẻ sơ sinh, ghế ngồi trên xe hơi… Vì thế, rất cần để ý giúp bé thay đổi tư thế.

- Thỉnh thoảng thử đặt nôi của bé ở một vị trí mới trong phòng để bé có một góc nhìn mới, từ đó cũng tránh được việc bé nhìn về 1 phía trong thời gian quá dài.

- Thay đổi vị trí của bất cứ vật nào trong phòng khiến bé cảm thấy thích thú và hay ngắm nhìn. Tuy nhiên phải chắc chắn là các vật đều được lắp đặt an toàn, không bị rơi xuống và nằm ngoài tầm với của trẻ.

- Bổ sung dinh dưỡng, vitamin D3, canxi cho những trẻ thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây bẹp đầu ở trẻ.

Video liên quan

Chủ đề