Cách chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS

Phần I: Những tác động của hai hệ thống chuẩn mực kế toán

  • Giới thiệu về hai hệ thống chuẩn mực

  • Sự khác biệt cơ bản về báo cáo tài chính của hai hệ thống

  • Chú trọng các chuẩn mực kế toán Việt Nam: Hàng tồn kho, Doanh thu, Tài sản

Phần II: Những so sánh cơ bản về hai hệ thống chuẩn mực và các điều chỉnh tương ứng

  • VAS và IFRS – Những chuẩn mực tương ứng và sự khác nhau cơ bản

  • VAS và IFRS – Các điều chỉnh cần thiết trong quá trình chuyển đổi

  • Những ảnh hưởng cơ bản của việc chuyển đổi tới vị thế tài chính của doanh nghiệp cũng như tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Phần III: Thực hành chuyển đổi báo cáo tài chính

  • Ví dụ thực hành chuyển đổi báo cáo tài chính

  • Trao đổi kinh nghiệm chuyển đổi

Đăng nhập

Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam phải trình bày và nộp Báo cáo tài chính (BCTC) cho cơ quan quản lý nhà nước theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS). Đồng thời theo nhu cầu đặc biệt, một số doanh nghiệp còn phải lập BCTC theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) để gửi BCTC về cho công ty mẹ, các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức tài trợ vốn ở nước ngoài… Để tiết kiệm thời gian, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách lập BCTC theo chuẩn Việt Nam VAS trước, sau đó thực hiện việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS.

Hiểu được quá trình chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS khá phức tạp và dễ sai sót, Smart Train tổ chức khóa học “Chuyển đổi Báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS” với mong muốn hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp hiểu sâu các kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện việc chuyển đổi này một cách tốt nhất.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Khóa học được thiết kế dành cho những người học sau – bao gồm nhưng không giới hạn:

  • Cấp quản lý và nhân sự Kế toán – Tài chính phụ trách chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS
  • Các kiểm toán viên đang công tác tại công ty kiểm toán
  • Các chuyên viên kế toán – tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty có cổ phần niêm yết trên thị trường quốc tế, các ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty có vốn vay từ nước ngoài,…
  • Các nhân sự khác có quan tâm

KẾT QUẢ SAU KHÓA HỌC

Kết thúc khóa học, học viên có thể:

  • Nhận diện được những điểm khác biệt cơ bản giữa VAS và IFRS.
  • Cung cấp cho học viên những kiến thức nền tảng của các chuẩn mực IFRS thông qua các ví dụ minh họa thực tế. Qua đó, giúp học viên hiểu rõ các nguyên lý và thực tiễn áp dụng của IFRS.
  • Nắm rõ phương pháp và quy trình chuyển đổi báo cáo tài chính (BCTC) từ VAS sang IFRS, cũng như các điểm quan trọng cần lưu ý trong quá trình chuyển đổi.
  • Chia sẻ các kinh nghiệm chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại các Doanh nghiệp.

Giảng viên là Hội viên kỳ cựu của Hiệp Hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) và có bằng Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (CPA VN). Giảng viên hiện đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành tại một công ty tư vấn kế toán đa quốc gia có văn phòng tại Việt Nam. Trước đó, giảng viên từng là Chủ nhiệm cao cấp về Kiểm toán tại một công ty kiểm toán Big4s và là Trưởng Bộ phận Kiểm toán nội bộ tại một công ty bảo hiểm lớn đa quốc gia.

Giảng viên có kinh nghiệm làm việc sâu rộng trong các dự án kiểm toán và tư vấn (đặc biệt là các dự án chuyển đổi IFRS) cho nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tài chính, sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng,… tại Việt Nam và Cambodia. Giảng viên có kinh nghiệm gần 3 năm giảng dạy khóa học chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS cho Smart Train và phụ trách nhiều khóa đào tạo nội bộ cho nhân viên cũng như đào tạo in-house cho các khách hàng doanh nghiệp về các chủ đề IFRS.

THÔNG TIN KHÓA HỌC

Thời lượng: 02 ngày (từ 8h30 đến 16h30)
Học phí: 4.500.000 VNĐ​
Chương trình ưu đãi học phí: dành cho khóa học (được cộng dồn):

  • Ưu đãi 3% học phí cho học viên cũ Smart Train
  • Ưu đãi 3% học phí cho nhóm đăng ký từ 3 học viên trở lên

Hiểu được quá trình chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS khá phức tạp và dễ sai sót, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS,  Smart Train phối hợp cùng công ty Grant Thornton Việt Nam đồng tổ chức buổi giao lưu với chủ đề “Giải đáp thắc mắc chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS”

Không giống như các buổi hội thảo thông thường, với hai phiên giao lưu, trao đổi xen kẽ xuyên suốt chương trình đã đem lại nhiều thông tin thực tế, hữu ích về việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS. Nhiều câu hỏi được đặt ra đã được các diễn giả trả lời vô cùng thuyết phục như: Quy trình chuyển đổi báo cáo VAS sang IFRS mất bao lâu?; Cần chuẩn bị những kiến thức gì? Nên bắt đầu từ đâu?; Sự chuyển đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo KQKD quý của doanh nghiệp?; Cần chuẩn bị bao nhiêu lâu thì có thể lập được BCTC theo IFRS?; Các vấn đề liên quan đến tổn thất tài sản và giá trị hợp lý,…

Mời Anh/ Chị theo dõi toàn bộ nội dung buổi giao lưu như sau:

TẠI TP.HCM

  • Địa điểm: Tầng 9, Giầy Việt Plaza, 180-182 Lý Chính Thắng, Q3, TP.HCM
  • Hình thức học: Trực tiếp tại văn phòng Smart Train TP.HCM

TẠI HÀ NỘI

  • Địa điểm: Tầng 15, Toà Nhà Việt Tower, 1 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • Hình thức học: Live Learning tại văn phòng Smart Train Hà Nội

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

  • Tại TP.HCM: Ms. Kim Thoa – Tel/Zalo: 0989 625 133 – E:
  • Tại Hà Nội: Ms. Hoàng Phương – Tel/Zalo: 0984 696 433 – E:

Việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS (International Financial Reporting Standards – Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế) giúp các doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn vào kinh tế thế giới, qua đó có thể tiếp cận được các nguồn vốn nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp chính xác hơn những thông tin về tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp.

Những lợi ích của việc chuyển đổi BCTC theo IFRS

Việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang mang lại những lợi ích chính cho doanh nghiệp như sau:

1. Tăng tính minh bạch thông tin

IFRS giúp cho việc huy động vốn nước ngoài trở lên dễ dàng hơn, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Từ đó, làm tăng tính minh bạch của thông tin, giúp các công ty có thể tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế, cũng như nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Tiết kiệm chi phí vốn và lập báo cáo

IFRS hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo. Từ việc gia tăng tính tin cậy về thông tin, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng huy động dòng vốn đầu tư nước ngoài, giảm thiểu chi phí phát hành chứng khoán để huy động vốn. Mặt khác, khi áp dụng theo IFRS các công ty đa quốc gia sẽ rút gọn chỉ còn một bộ báo cáo tài chính trên cùng một ngôn ngữ duy nhất, từ đó giúp tiết kiệm chi phí khi lập báo cáo.

IFRS giúp doanh nghiệp thể hiện sự cam kết các tiêu chuẩn cao nhất về thông tin tài chính và bảo vệ nhà đầu tư, đem lại cho các công ty tấm hộ chiếu để thâm nhập vào hầu hết mọi thị trường vốn trên thế giới.

3. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Ứng dụng IFRS sẽ giúp các thước đo hoạt động vận hành trong công ty theo một quy chuẩn chung, được áp dụng nghiêm ngặt bởi sự tuân thủ cao. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực toàn cầu vì thế cũng sẽ cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời. Do đó, các doanh nghiệp có thể so sánh được với các đối thủ cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ để tìm hướng khắc phụ và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Hướng dẫn 10 bước chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính được coi là “cánh tay phải” đắc lực giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có được các báo cáo tài chính minh bạch, thống nhất, dễ dàng so sánh giữa các quốc gia. Dưới đây là 10 bước chính mà doanh nghiệp cần lưu ý cân nhắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS:

  1. Tìm hiểu và nắm bắt được các chuẩn mực IFRS ở mức độ tổng quan và các nội dung chính. Đối với các chuẩn mực hay sử dụng hoặc các chuẩn mực mà bên VAS có chuẩn mực tương đương thì phải tìm hiểu kỹ.

  2. Hiểu rõ các chuẩn mực VAS qua đó xác định được điểm khác nhau với các chuẩn mực IFRS, từ đó xác định các khoản mục sẽ có khác biệt khi chuyển đổi từ VAS sang IFRS trên BCTC của doanh nghiệp mình;

  3. Tiến hành phân tích và đánh giá báo cáo tài chính được lập và trình bày theo VAS để xác định các khoản mục, giao dịch có sự khác biệt giữa VAS và IFRS;

  4. Thu thập dữ liệu, hồ sơ cần thiết để đo lường sự khác biệt giữa VAS và IFRS. Trong đó, nổi bật là giá trị hợp lý trong kế toán, trong IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng tương đối hệ thống và có hướng dẫn cụ thể trong định giá và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính, còn VAS vẫn ghi nhận giá theo giá gốc.

  5. Thiết kế hệ thống tài khoản, các biểu mẫu và công thức tính toán những khác biệt giữa VAS và IFRS cho từng khoản mục, giao dịch phát sinh… đảm bảo quá trình truy xuất thông tin và tạo ra các báo cáo khi đưa vào vận hành;

  6. Lập các bút toán điều chỉnh cho các sự khác biệt của số liệu Báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS;

  7. Hạch toán bút toán vào báo cáo tài chính VAS, thực hiện điều chỉnh lại để ra số dư theo IFRS;

  8. Kiểm tra tính cân bằng và phù hợp của số liệu sau khi đưa bút toán điều chỉnh vào;

  9. Chỉnh lại các mục thuyết minh trên báo cáo bị thay đổi sau khi đưa bút toán điều chỉnh vào và thực hiện thuyết minh các nội dung khác (nếu có) theo quy định của các chuẩn mực IFRS.

  10. Rà soát lại toàn bộ Báo cáo tài chính nhằm đảm bảo các thông tin trình bày được chính xác và phù hợp.

Về lâu dài, để đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC theo IFRS, doanh nghiệp cần:

Phân tích hoạt động kinh doanh cũng như rà soát, kiểm tra và thiết lập lại hệ thống, quy trình cũng như hạ tầng của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn các mô hình tài chính phù hợp với yêu cầu của IFRS;

Chuẩn mực IFRS được xây dựng dựa trên hệ thống các nguyên tắc, cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn chính sách kế toán, ước tính kế toán và các mô hình tài chính theo yêu cầu của IFRS phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thiết lập lại hệ thống kế toán phù hợp nhất với đặc thù kinh doanh của mình;

Doanh nghiệp cần đánh giá về hệ thống hạ tầng cơ sở thông tin hiện có. Ứng dụng giải pháp công nghệ hỗ trợ quá trình thu thập, chuẩn hóa dữ liệu, xử lý dữ liệu, cũng như kết nối mọi hoạt động từ tất cả các phòng ban bên trong doanh nghiệp, hoặc với các bên liên quan từ bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch nâng cấp phần mềm, nếu cần thiết và tiến hành thiết lập và phản ánh những khác biệt giữa VAS và IFRS lên hệ thống.

Việc chuyển đổi từ hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS đòi hỏi thiết lập những quy trình, tầm nhìn mới để thay đổi những phương thức quản trị tài chính – kế toán cũ. Các doanh nghiệp chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang cần trang bị những kiến thức cần thiết để xử lý thông tin giao dịch nhằm ghi nhận và ghi chú chi tiết hơn, theo yêu cầu nghiêm ngặt hơn của chuẩn mực báo cáo quốc tế. Mặc dù việc chuyển đổi cần thời gian và nỗ lực, nhưng việc áp dụng IFRS sẽ đem đến nhiều lợi ích khi doanh nghiệp triển khai thành công.

RSM hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi IFRS như thế nào?

Tại RSM Việt Nam, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang IFRS, những người đang tham gia trực tiếp trong tổ soạn thảo, nghiên cứu, triển khai và soát xét dự án áp dụng IFRS tại Việt Nam do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện theo tinh thần Quyết định 345/QĐ-BTC. Bên cạnh đó, chúng tôi có những chuyên gia về IAS/IFRS đã thực hiện việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IAS/IFRS cho các tập đoàn nhà nước lớn từ những năm 1999.

Đội ngũ chuyên gia IFRS tại RSM Việt Nam sẽ hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp của bạn giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp tiềm ẩn của IFRS. Các dịch vụ IFRS của chúng tôi bao gồm:

  • Chuyển đổi báo cáo từ VAS sang IFRS;

  • Kiểm toán báo cáo theo IFRS

  • Tư vấn kế toán phức tạp

  • Đào tạo và cập nhật IFRS

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc về IFRS mà doanh nghiệp hiện đang quan tâm.

Bài viết liên quan

Giải pháp chuyển đổi thành công IFRS cho doanh nghiệp

7 thách thức khi chuyển đổi IFRS tại Việt Nam

4 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi chuyển đổi VAS sang IFRS

Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Sự hoà hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Video liên quan

Chủ đề