Cách để chuột không chui vào xe ô to

TIN TỨC | 25 Tháng 1, 2022

Những mối nguy hại tiềm ẩn làm mất an toàn cho người điều khiển phương tiện ô tô khi chuột chui vào khoang máy, nội thất ô tô  là tạo ra mùi hôi, rác thải, đặc biệt là khi chuột chui vào hệ thống điều hòa, thậm chí làm tổ, đẻ con. Ngoài ra, nặng hơn chuột có thể cắn đứt dây diện, cắn thủng các loại bình đựng dung dịch. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chống chuột trên ô tô khác nhau được người dùng ôtô chia sẻ, dưới đây là các biện pháp dưới đây.

Cách để chuột không chui vào xe ô to

1.Chuột chui được vào xe ô tô ở những vị trí nào?

Chuột là loại gặm nhấm, có xu hướng sống ở những nơi ẩm thấp, kín đáo. Vì thế, chiếc xe hơi đã lâu không được lăn bánh do bạn về quê ăn tết hoặc gửi xe ở kho bãi có thể trở thành “hang ổ” lý tưởng của chúng. Chuột xuất hiện trong ô tôgây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới tuổi thọ của nhiều bộ phận, đặc biệt là hệ thống dây dẫn điện. Do đó chủ xe nên trang bị cho mình một số biện pháp chống chuột ô tô hiệu quả.

 Đôi khi điều này xảy ra do ô tô đậu gần các nguồn thức ăn tiện lợi như khay cho chim ăn, thùng rác hoặc trong nhà để xe nơi lưu trữ thức ăn cho vật nuôi. Trong những trường hợp này, xe của bạn chỉ là một nơi trú ẩn tiện dụng gần bữa tối. Nếu bạn để quên thanh socola đã ăn dở đó trên bảng điều khiển, hoặc nếu bạn hoặc con bạn đã ăn trong xe, sẽ có những mảnh vụn thu hút những loài gặm nhấm đói khát này.

Ngoài ra, vật liệu cách nhiệt làm từ đậu nành mà hệ thống dây điện tự động hiện đại của bạn được bọc trong, được chứng minh là một món ăn không thể cưỡng lại đối với chuột, chuột cống và sóc.

Hơi ấm của động cơ, đặc biệt là vào mùa đông, cũng có thể là lý do chuột di chuyển vào xe của bạn. Nhưng bất kể thời tiết như thế nào, không gian tối, hạn chế bên dưới mui xe của bạn giúp bảo vệ tốt khỏi những kẻ săn mồi và có nhiều thú vui xây tổ.

Cách để chuột không chui vào xe ô to

2. Dấu hiệu nhận biết chuột đã chui vào ô tô

Chuột rất nhanh nhẹn, chúng sẽ ngay lập tức biến mất khi phát hiện tiếng động. Chuột là loài động vật gặm nhấm chúng sẽ ăn cắn và tha nhiều rác thải vì vậy rất dễ phát hiện bằng mắt thường những “tàn dư” mà chúng để lại ở những vị trị khác nhau trên ô tô.

  1. Nếu bạn thấy trong xe xuất hiện nhiều rác bẩn nhỏ, cỏ cây có kèm theo các vết cắn, đặc biệt là mùi khai nước tiểu và phân chuột.
  2. Khoang máy động cơ ô tô là nơi yêu thích nhất để chuột trú ngụ. Nếu kiểm tra vị trí và mở nắp capo mà bạn ngửi thấy mùi khó chịu xộc lên đặc trưng là chuột đã lẻn vào xe của bạn.
  3. Khi khởi động xe, nếu thấy đèn không sáng, còi không kêu, điều hòa không hoạt động hoặc một số bộ phận điện tử không hoạt động, có thể dây dẫn điện đã bị cắn đứt. Dễ nhận biết nhất là trong khoang máy sẽ xuất hiện những vết cắn.

Cách để chuột không chui vào xe ô to

3. Hậu quả nghiêm trọng khi chuột chui vào ô tô

Khi vào bên trong chuột có thể gây ra một số vấn đề đáng ngạc nhiên. Chúng có thể nhai, cắn hệ thống dây điện và bộ lọc không khí, khiến chúng ta cần phải thay thế ngay hoặc bạn có thể nhận thấy mùi nước tiểu của chúng bay qua lỗ thông hơi ô tô. Khi chúng trượt vào bên trong, chúng cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại cho vải bọc khi chúng nhai và làm tổ.

Nguy hiểm hơn là chuột nhắt, chuột cống và các loại gặm nhấm khác có thể mang bệnh-những con bọ khó chịu như hantavirus, slmonella và leptospirosis, cùng những thứ khác. Nếu tình cờ làm tô ở trong hoặc gần bộ lọc không khí của ô tô, thì mỗi khi bạn bật hệ thống thông gió, sẽ thổi bụi và các hạt vào trong xe, điều này cũng có thể gây ra những căn bệnh dị ứng thường gặp. Nếu một loài gặm nhấm đã cư trú trong ô tô của bạn xuất hiện bất ngờ khi bạn lái xe và chạy quanh chân bạn khi đang lái xe tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Bên cạnh đó, chuột còn có thể làm ổ và phá hủy các chi tiết bên trong điều hòa khiến bộ phận này liên tục phát ra tiếng ồn khi hoạt động hoặc máy chạy ngắt quãng. Nguyên nhân là do hệ thống cửa gió ngoài của điều hòa được bố trí bên dưới chân kính lái, thường được che đậy bằng một tấm ốp nhựa có lỗ thoáng, tạo con đường để chuột chui vào dễ dàng. Tình trạng này nếu để lâu sẽ dẫn đến hư hỏng điều hòa và rất khó để sửa chữa.

Cách để chuột không chui vào xe ô to

4. Kinh nghiệm chống chuột chui vào xe ô tô hiệu quả

4.1 Đóng cửa xe khi không sử dụng

Việc thường xuyên quên đóng của xe là một việc gián tiếp giúp lũ chuột tiếp cận bên trong xe của bạn. Vây nên sau khi sử dụng xe bạn nhớ đóng cửa cẩn thận để đảm bảo lũ chuột sẽ khó có thể thâm nhập vào nội thất xe.

4.2 Vệ sinh xe

Nhặt thức ăn rơi vãi trong xe, dọn rác và giấy gói thức ăn bỏ đi hàng ngày.

4.3 Hút bụi thường xuyên

Cách chống chuột vào ô tô dễ thực hiện, tiết kiệm nhất là luôn giữ cho khoang máy sạch sẽ. Theo đó, chủ xe hãy thường xuyên vệ sinh khoang máy, ít nhất 2-3 lần/năm tại nhà.

Khu vực khoang máy, nội thất ô tô cũng là nơi chuột hay lui tới do thói quen ăn uống, làm rơi vãi đồ ăn trên xe. Phần thức ăn này để lâu sẽ dễ gây nấm mốc, gây mùi thu hút không chỉ loài chuột mà còn nhiều loài côn trùng khác. Do đó, người dùng nên chú ý việc vệ sinh nội thất xe sạch sẽ, hạn chế việc ăn uống trên xe. Nếu có, hãy chắc chắn rằng đã làm sạch mọi thứ sau khi ăn, không còn đồ thừa và khử mùi hoàn toàn trước khi ra khỏi xe để tránh thu hút chuột.

Những vị trí kín như điều hòa sẽ rất dễ bị chuột làm ổ. Chưa kể, trong điều hòa cũng có rất nhiều chi tiết và dây điện, chuột có thể dễ dàng xâm nhập vào đây để cắn phá. Chủ xe nên kiểm tra kỹ điều hòa trước khi đóng cửa xe, đồng thời tắt hết các cánh quạt hiện đang mở trên điều hòa để ngăn chặn mọi lối vào của chuột. Người dùng cũng có thể sử dụng thêm các loại túi bọc điều hòa để an toàn hơn. Ngoài ra, chuột cũng rất dễ thâm nhập vào khoang máy qua bộ phận lọc gió. Chủ xe có thể cân nhắc việc lắp thêm lưới lọc gió sẽ hạn chế tối đa chuột vào xe.

Cách để chuột không chui vào xe ô to

4.5 Tự chế cách đuổi chuột bằng nguyên liệu có sẵn

Sử dụng các dung dịch có mùi mạnh làm chuột tránh xa hoặc chất nhầy, nhớt khiến chuột không thể di chuyển là các phương pháp dễ làm nhất mà các tài xế thường áp dụng.

Các chất có mùi thường dùng là cao xoa bóp, dầu gió, băng phiến (long não), tỏi, dứa, các loại tinh dầu. Chủ xe có thể tẩm các dung dịch này vào bông, treo ở một số điểm trên khoang động cơ, thậm chí đục lỗ thủng trên lọ rồi treo lên. Trong khi đó mỡ trăn, bột ớt, dầu bôi trơn dùng để rắc, bôi trên đường đi của chuột khiến chúng gặp khó khăn và bỏ đi.

Một số tài chế khác sử dụng bẫy chuột, có thể đặt trong khoang máy, quanh xe hoặc dưới gầm xe. Chủ xe có thể triệt các đường dẫn chuột vào ô tô bằng  lưới mắt cáo hoặc các tấm tôn, lưới vải quây sát xung quanh xe. Tuy nhiên, phương án này cũng chỉ phù hợp với không gian đỗ xe rộng rãi.

4.6 Sử dụng thiết bị công nghệ

Đuổi chuột bằng sóng tần là phương pháp được đánh giá hiệu quả tốt nhất hiện nay. Loại máy này phát ra một sóng có tần số gây hại cho chuột khiến chúng tránh xa các thiết bị bảo vệ. Đặc biệt thiết bị này rất an toàn cho sức khỏe con người. Phương pháp này rất hay bạn hãy tìm hiểu và sử dụng thiết bị này đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất nhé!

4.7 Dùng hóa chất bán trên thị trường

Mua các loại dung dịch diệt chuột là giải pháp được nhiều chủ xe thực hiện. Đuổi chuột được bán khá nhiều trên thị trường, được quảng cáo là vừa làm sạch, vừa đuổi được chuột. Tuy vậy, dung dịch này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và vật nuôi.

4.8 Diệt chuột bằng thiên địch

Nhiều chủ xe nuôi chó, mèo - hai loài thiên địch của chuột - để đuổi chuột. Tuy nhiên, chó và mèo tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể cào xước thân xe. Vì vậy, xích chó, mèo gần xe vừa đủ làm chuột sợ hãi, lại không gây hại cho lớp sơn xe là cách nhiều người áp dụng. Tuy vậy, đây cũng không phải là cách hoàn hảo. Không ít tài xế cho biết, chó, mèo vẫn "ngủ ngon" khi chuột hoành hành, thậm chí chuột to không sợ mèo nhỏ.

Trên đây là một số phương pháp thông dụng được nhiều chủ xe lựa chọn để tiêu diệt và đuổi chuột ra khỏi ô tô của bạn. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm và độ hiệu quả tùy thuộc vào tập tính của chuột. Bạn có thể phải dùng nhiều cách khác nhau để đuổi chuột, đồng thời cần lưu ý khi dùng các loại hoá chất, dụng cụ có thể ảnh hưởng sức khoẻ con người, cháy nổ.

Tổng hợp