Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon

Giấc ngủ là một phần quan trọng của sức khỏe thể chất. Trẻ khó đi vào giấc ngủ hay ngủ trễ sẽ là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, 5 cách cho trẻ ngủ sớm được bác sĩ Nguyễn Lâm Giang đề cập trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Cũng như giúp hình thành thói quen lành mạnh cho trẻ. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Lợi ích khi trẻ đi ngủ sớm

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ, trẻ chưa đến tuổi đến trường nên ngủ 10 – 13 tiếng/đêm.1 Trong khi đó, trẻ ở độ tuổi đến trường nên ngủ 9 – 11 tiếng/đêm.1 Ngủ sớm sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho trẻ. Trong đó, có 3 lợi ích nổi bật như:

Trẻ sẽ dễ ngủ hơn khi được cho đi ngủ sớm

Khi trẻ đi ngủ sớm, trẻ sẽ dễ vào giấc ngủ hơn. Nhiều ba mẹ vẫn tin rằng khi trẻ thức chơi càng muộn, thể lực tiêu hao nhiều sẽ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, khi ngủ càng trễ, thời gian để đi vào giấc ngủ sẽ càng dài. Trong khi đó, những trẻ em có thói quen đi ngủ sớm sẽ chìm vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ sâu hơn. Vì thế lợi ích đầu tiên khi trẻ đi ngủ sớm chính là trẻ sẽ đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

Trẻ khỏe mạnh và hoạt bát khi thực hiện cách cho trẻ đi ngủ sớm

Việc ngủ sớm và đủ giấc sẽ thúc đẩy khả năng tiếp thu và học hỏi của trẻ. Khi thể chất khỏe mạnh, tinh thần và trí thông minh ở trẻ sẽ phát triển. Ngoài ra, đi ngủ sớm sẽ giúp ngăn ngừa những nguy cơ như thừa cân – béo phì, hay bệnh Alzheimer,…

Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon
Ngủ sớm giúp trẻ năng động và tăng khả năng học hỏi tốt hơn

Trẻ sẽ hấp thu nhiều hormone tăng trưởng

Nhiều loại hormone tăng trưởng chỉ xuất hiện khi trẻ đã ngủ. Hormone này vô cùng cần thiết cho sự phát triển giai đoạn đầu đời của trẻ. Có 3 thời điểm hormone sản xuất nhiều nhất trong cơ thể trẻ. Đó chính là lúc 10 giờ tối, 12 giờ tối và 2 giờ sáng.2 Do đó, nếu trẻ ngủ muộn, thời gian tiếp nhận hormone này sẽ giảm đi nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành thể chất ở trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ ngủ sớm thì ba mẹ dường như cũng sẽ có thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Xem thêm: Trẻ không muốn đi ngủ: Bạn cần phải làm gì?

Cách cho trẻ ngủ sớm

Cuộc sống hiện đại làm ngày dài và đêm ngắn hơn. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Bạn có thể thử 5 cách sau để giúp con hình thành thói quen ngủ chuẩn mực.

Cách cho trẻ ngủ sớm tối ưu – cho trẻ đi ngủ đúng giờ

Theo nghiên cứu, trẻ em ở độ tuổi đi học nên đi ngủ vào khoảng 8 giờ tối. Ở thời điểm này, lượng melatonin sẽ đạt mức cao nhất – hormone giúp não thư giãn và ngủ. Giấc ngủ ngon là một phần của sức khỏe tâm thần. Nó ảnh hưởng đến hành vi và khả năng tự kiểm soát ở trẻ.

Do đó, cho con đi ngủ đúng giờ là cách cho trẻ đi ngủ sớm mà ba mẹ có thể áp dụng. Thói quen này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo.

Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon
Tập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ giúp trẻ làm quen với việc ngủ sớm

Tắt thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Các chuyên gia y tế đã nhận thấy rằng ánh sáng xanh từ màn hình tivi, điện thoại và máy tính sẽ ngăn cản sự sản xuất hormone melatonin. Những hoạt động trước màn hình điện tử ngay trước khi ngủ sẽ làm trẻ thức thêm 30 – 60 phút.3 Vì thế cách cho trẻ đi ngủ sớm tối ưu là tắt màn hình các thiết bị ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.3 Thay vào đó, trẻ có thể đọc sách vào buổi tối để não được nghỉ ngơi. Đồng thời, ba mẹ cũng nên giữ các thiết bị ở chế độ im lặng.

Cho trẻ thư giãn khi đi ngủ

Cortisol là một loại hormone khác quan trọng đối với giấc ngủ. Chúng còn được gọi là “hormone căng thẳng”. Lượng hormone này cao sẽ cản trở giấc ngủ ở cả người lớn và trẻ em. Do đó, bạn cần cho trẻ thư giãn nhẹ nhàng để dễ chìm vào giấc ngủ.

Cho trẻ nghe nhạc, đọc sách cho trẻ, kể chuyện,… là những hoạt động trước khi ngủ làm dịu căng thẳng hiệu quả. Sau bữa tối, những sinh hoạt tiếp theo nên là thời gian chơi nhẹ, tắm, vệ sinh răng miệng, kể chuyện và sau đó đi vào giấc ngủ.

Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon
Đọc sách cho bé nghe trước khi ngủ sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn

Tạo không gian ngủ thích hợp cho trẻ

Một chuyên gia giấc ngủ đã phát biểu rằng: Một môi trường dễ ngủ là một tiền đề rất quan trọng cho giấc ngủ bằng cách giảm bớt sự phân tâm. Không gian yên tĩnh, nhiệt độ phòng phù hợp, khăn giường tối màu, ánh sáng dịu nhẹ… là môi trường ngủ lý tưởng.

Bên cạnh đó, hàm lượng melatonin còn phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ. Nhiệt độ phòng khuyến nghị là từ 65 đến 70 độ F ( bằng 18,3 đến 21,1 độ C).3 Ngoài ra, ba mẹ nên cho con mặc đồ ngủ thoáng mát bằng chất liệu cotton. Ba mẹ không nên quấn trẻ quá nhiều hoặc để nhiệt độ phòng quá cao. Bởi vì trẻ cũng rất nhạy cảm, khó ngủ ở nhiệt độ cao.

Đề phòng các chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Một số trẻ khó đi vào giấc ngủ có thể xuất phát từ chứng rối loạn giấc ngủ. Có thể trẻ gặp phải những cơn ác mộng dai dẳng, ngáy khi ngủ, thở bằng miệng hay ngưng thở khi ngủ ở trẻ em,… Tất cả những biểu hiện này đều cản trở giấc ngủ của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần quan sát và theo dõi trẻ khi ngủ. Đồng thời, bạn cần liên hệ chuyên gia tư vấn nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên. Việc đề phòng những bệnh lý rối loạn giấc ngủ sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả hơn rất nhiều.

Xem thêm: Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh có thêm một số cách cho trẻ ngủ sớm. Việc đi ngủ sớm khi lượng melatonin đạt đỉnh sẽ thuận lợi cho sự phát triển của trẻ. Những biện pháp được đề cập trên đây sẽ giúp trẻ không mất quá nhiều thời gian đi vào giấc ngủ. Từ đó, con bạn có thể có những giấc ngủ sâu và lành mạnh.

Trẻ ngủ không sâu giấc thường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tốc độ phát triển và tăng trưởng của bé. Những bé có giấc ngủ kém, thiếu ngủ, hay thức đêm, thường chậm lớn hơn, khó chăm sóc và gây khó khăn cho bố mẹ. Hiểu được nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc và những cách xử lý nhanh sẽ giúp con có giấc ngủ tốt hơn.

Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc về đêm?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc về đêm, trong đó có những nguyên nhân chính sau:

- Tinh thần trẻ bị kích động

- Chúng bị thiếu canxi

- Phòng ngủ không phù hợp

- Ăn quá no hoặc quá đói

- Ngủ không đúng giờ

- Trẻ đang ốm hoặc đang mọc răng

Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc

Cách giúp trẻ ngủ sâu giấc vào ban đêm

Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe cho bé thì các mẹ cần khắc phục ngay hiện tượng con ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc. Những cách xử lý cơ bản như sau:

1. Cách giúp trẻ ngủ sâu khi tinh thần bị kích động

- Nguyên nhân: Cha mẹ có những hành động la mắng, dọa nạt bé và đôi khi còn sử dụng đòn roi, kể những câu chuyện hù dọa bé như ma, mẹ mìn...gây ảnh hưởng tâm lý, kích động tâm lý trẻ khiến trẻ lo lắng, sợ hãi. Khi bị ảnh hưởng tâm lý, tâm lý sợ hãi có thể khiến bé ngủ hay giật mình, quấy khóc ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

- Cách xử lý: Hạn chế những hoạt động vui chơi quá mức của trẻ trước giờ đi ngủ. Tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cho bé. Không kể chuyện hù dọa trẻ, không gây áp lực, la mắng con trước giờ đi ngủ.

2. Trẻ ngủ không sâu do bị thiếu canxi

Đa số những trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc, vặn mình khi ngủ đều có nguyên nhân từ thiếu canxi. Trẻ bị thiếu canxi sẽ bị còi xương, chậm lớn, hoạt động của trí não cũng bị ảnh hưởng.

- Nguyên nhân:

Trẻ không được bổ sung canxi đầy đủ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Chế độ dinh dưỡng nghèo canxi, vitamin D.

Trẻ không được bổ sung vitamin D, Canxi từ sau khi được sinh ra dẫn tới hiện tượng thiếu canxi nghiêm trọng.

- Cách xử lý:

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên (thời gian từ 6 - 8 giờ sáng, đối với trẻ sơ sinh 1 - 3 tháng thì nên chú ý thời gian từ 6 - 7 giờ và chỉ tắm khoảng 15 phút mỗi ngày).

Dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin D, canxi. Nếu là trẻ bú sữa mẹ, tăng cường bữa ăn giàu canxi cho mẹ. Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi cần bổ sung canxi cho trẻ các giai đoạn.

Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon

Tắm nắng bổ sung vitamin D tổng hợp canxi cho trẻ

3. Trẻ bị ngủ không sâu giấc do phòng ngủ không phù hợp

- Nguyên nhân: Thay đổi phòng ngủ liên tục cho bé, địa điểm ngủ khác nhau gây lạ lẫm. Trang trí phòng ngủ không theo sở thích của bé. Phòng ngủ quá sáng hoặc quá tối, quá ẩm ướt…

- Cách xử lý:

Tạo cho bé một không gian ngủ thoải mái, thông thoáng, không bị ướt át do bé hay tè dầm. Chăn ga đệm mềm mại, không khô cứng, ẩm mốc.

Mẹo để giúp bé ngủ ngon là bố mẹ có thể quấn một chiếc chăn quanh người con để con có giấc ngủ ngon hơn, tránh được giật mình khi ngủ.

4. Trẻ ngủ không sâu do ăn quá no hoặc quá đói trước giờ đi ngủ

- Nguyên nhân: Trước giờ đi ngủ trẻ ăn quá no hoặc quá đói cũng là nguyên nhân khiến con ngủ không sâu, khó chịu, bí bách. Trẻ ăn quá no dễ khiến đầy hơi, khó tiêu, có thể bị trào ngược thực quản… Còn nếu quá đói thì trẻ dễ tỉnh giấc, đòi bú.

- Cách xử lý:

Trước khi đi ngủ không cho trẻ ăn quá no. Nếu trẻ uống sữa thì nên cho uống sữa ấm, trước đi ngủ 1 giờ để bé ngủ ngon hơn. Trẻ vẫn còn bú mẹ thì nên cho bé bú vừa phải trước giờ đi ngủ.

5. Trẻ ngủ không sâu giấc do ngủ không đúng giờ

Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ bất thường, không theo một khung nhất định nào nên khó tạo thói quen ngủ đúng giờ cho con. Nhưng với các bé từ 6 tháng trở lên các mẹ hãy tạo cho con khung giờ ngủ và áp dụng đúng theo khung giờ đó.

Bên cạnh đó, ngủ trưa là một điều bắt buộc, nên làm giúp con phát triển tốt hơn và duy trì được thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc.

6. Trẻ ngủ không sâu do ốm, mọc răng

Khi trẻ ốm, sốt, mọc răng hay mắc các chứng bệnh như trào ngược dạ dày, đau bụng… thường sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Để xử lý trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có cách xử lý phù hợp nhất.

Mẹo giúp trẻ ngủ sâu giấc theo từng tháng tuổi

Để giúp con ngủ sâu giấc, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện giấc ngủ, nhu cầu giấc ngủ khác nhau, các bố mẹ hãy lưu ý. Sau đây là những mẹo giúp con ngủ sâu giấc, tránh được tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu.

1. Mẹo giúp bé sơ sinh từ 0 - 3 tháng ngủ sâu giấc

Bé sơ sinh cần ngủ nhiều, thời gian ngủ khoảng 10,5 - 18h mỗi ngày và khung giờ ngủ phân bổ đều, không theo quy luật. Mỗi giấc ngủ của bé chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng. Khi ngủ thường có những hoạt động như co duỗi chân tay, mỉm cười, mút tay… Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc các mẹ tham khảo như sau:

- Quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của bé như dụi mắt, cáu, gắt ngủ...và cho con ngủ theo cơn buồn ngủ.

- Thay tã, bỉm khi con làm ướt, không đánh thức bé. Cho bé ngủ trong môi trường thoáng, hạn chế tiếng ồn, nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh.

- Ban ngày nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng để hấp thụ thêm vitamin D, cho bé chơi nhiều để tập trung ngủ vào ban đêm.

Cách giúp trẻ 3 tuổi ngủ ngon

2. Mẹo giúp bé từ 4 - 11 tháng ngủ sâu giấc

Khi trẻ đạt được 6 tháng tuổi trở đi có thể ngủ theo từng giấc và bố mẹ có thể luyện cho bé ngủ theo khung giờ mong muốn. Những mẹo giúp con ngủ sâu giấc ban đêm như sau:

- Hạn chế thời gian ngủ ban ngày, hãy chia các giấc ngủ của bé, đặc biệt cần cho bé ngủ vào khung giờ từ 11h trưa đến 2h chiều. Tránh các khung giờ 5h chiều - 7h tối bởi nếu bé ngủ khung giờ này thì đêm rất khó ngủ, ngủ không sâu.

- Môi trường ngủ thoáng mát, sạch sẽ. Không tạo sự kích thích quá mức khi gần tới giờ đi ngủ (chơi đùa quá nhiều, quát mắng khiến con lo sợ…)

- Rèn luyện con ngủ theo khung giờ bố mẹ mong muốn.

3. Mẹo giúp bé 1 - 2 tuổi ngủ sâu giấc

- Duy trình thói quen ngủ hàng ngày với lịch ngủ phù hợp. Đặc biệt cần cho bé ngủ trưa.

- Môi trường ngủ giảm ánh sáng. Ngủ trưa cũng cần giảm ánh sáng để bé ngủ sâu hơn. Thời gian ngủ trưa không nên quá dài.

4. Mẹo giúp bé 3 - 5 tuổi ngủ ngon giấc

Giai đoạn này bé đã được cho đi nhà trẻ và sẽ được cho ăn, ngủ theo lịch của trường mầm non. Bố mẹ cần lưu ý, khi trẻ được nghỉ thì vẫn nên duy trình lịch trình ăn ngủ như khi con đi học sẽ giúp bé có giấc ngủ tốt hơn.

Đó là những vấn đề liên quan giấc ngủ của trẻ. Các bố mẹ hãy liên hệ bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bất thường về giấc ngủ của con để tìm hướng xử lý cần thiết nhất.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-ngu-khong-sau-giac-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-nhanh-cho-b...Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-ngu-khong-sau-giac-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-nhanh-cho-be-c32a716820.html

Theo Hường Cao (T/h từ med.umich.edu) (Khám phá)