Cách nấu ăn cho người tiểu đường

Cá diếc nướng tẩm trà rất tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Cháo bột sắn: bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hòa với nước, cho vào cùng cháo. Dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính, khát nước miệng họng khô.

Cháo ý dĩ: ý dĩ nấu cháo, cho ăn thường ngày. Dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.

Giá đỗ xào: giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái tháo đường, đau mắt đỏ...

Khổ qua xào thịt nạc

Cá diếc nướng tẩm trà: cá diếc 1 con; bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Canh lá sen cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều; hoặc dùng cho các trường hợp đái tháo nhạt trong bệnh lý nội tiết.

Tụy lợn hầm củ mài: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái. Củ mài, tụy lợn cùng thái lát, hầm nhừ, thêm muối gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 80g, đậu phụ 80g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Cũng dùng cho bệnh nhân đái nhiều.

Vịt hầm sa sâm ngọc trúc: vịt 1 con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g. Vịt làm sạch, cho cùng sa sâm, ngọc trúc, thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp âm hư miệng khô khát nước, táo bón, bệnh đái tháo đường.

Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tùy ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp phù nề vàng da, tiểu dắt buốt, bệnh đái tháo đường.

Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào xoong, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Canh trai rau hẹ

Canh trai rau hẹ: sò trai 150g, rau hẹ 60-120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, bệnh đái tháo đường.

Trai sò luộc: sò biển (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt, tiêu, gia vị, dùng hằng ngày. Tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.

Nước bột đậu xanh: đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước cho uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Nước sắc khổ qua: khổ qua 1-2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

BS. Tiểu Lan


Bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải kiêng khem, không được thưởng thức những món ăn ngon. Ngược lại, ăn kiêng quá mức càng khiến người bệnh đái tháo đường bị bức bối, thiếu dinh dưỡng.

Khi bạn biết những nguyên tắc cơ bản trong khẩu phần dinh dưỡng của người đái tháo đường, bạn vẫn có thể nấu và ăn những món yêu thích. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia về cách nấu ăn dành cho người bệnh đái tháo đường.

Chọn lọc và giảm chất béo

>> Quản lý đái tháo đường thai kỳ

>> 5 nhóm đối tượng nguy cơ bị đái tháo đường typ 2

Người bệnh đái tháo đường nên tránh xa các chất béo bão hòa vì chúng làm tăng cholesterol LDL (xấu) và giảm cholesterol HDL (tốt), làm bệnh thêm trầm trọng. Các loại chất béo bão hòa có trong công thức nấu nướng hằng ngày gồm: bơ, mỡ lợn, dầu dừa, nước cốt dừa, nội tạng động vật…

Khi mua nguyên liệu nấu nướng, bạn nên lưu ý thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn, tránh những loại bơ, dầu ăn có chữ hydrogenated shortening. Người bệnh đái tháo đường nên dùng các loại dầu thực vật, chứa chất béo không bão hòa như dầu hạt cải, dầu nành, dầu ô liu, dầu hạt nho, bơ thực vật không chứa chất béo. Khi nấu canh súp, bạn cũng nên vớt bỏ lớp váng mỡ trên bề mặt.

Ngoài ra, các loại thực phẩm làm từ sữa thường có hàm lượng chất béo rất cao sẽ khiến tăng cân. Thay vì dùng sữa nguyên chất, người bệnh đái tháo đường nên dùng sữa tách béo, tách kem. Đổi thói quen dùng sữa chua nguyên kem bằng sữa chua ít béo, tương tự với phô mai bạn cũng chọn loại ít béo (phô mai cottage)

Chọn loại tinh bột cung cấp năng lượng và chất xơ

Trong thói quen của người Việt, bữa ăn thường có cơm trắng và các loại thực phẩm từ bột như bún, phở, mì… Hàm lượng đường chuyển hóa từ các loại thực phẩm này rất cao.

Thế nên, giải pháp của người bệnh đái tháo đường là dùng gạo lức, thực phẩm làm từ bột mì nguyên cám hoặc ăn ngũ cốc nguyên hạt (có chữ whole grain trên bao bì) như yến mạch, đậu xanh, đậu đỏ…

Đây là các loại thực phẩm rất giàu chất xơ, tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.

Hạn chế ăn đường, chất ngọt

Đường có nguồn gốc từ tinh bột sẽ chuyển hóa chậm, nhưng với đường tinh thì cơ thể hấp thụ nhanh hơn rất nhiều. Thế nên người bệnh đái tháo đường cần hạn chế ăn ngọt để tránh tăng glucose huyết.

Để không làm giảm khẩu vị món ăn, có thể mua loại đường ăn kiêng chuyên dành cho người đái tháo đường, hoặc tận dụng vị ngọt tự nhiên từ rau củ quả. Tuyệt đối tránh xa các loại nước ngọt, nước tăng lực, chè…

Bổ sung hương vị mới

Khi nêm nếm thức ăn, hẳn bạn thường quen sử dụng đường, muối, nước mắm, dầu ăn cho hợp khẩu vị. Giờ đây hãy thay đổi một chút với các loại gia vị mới, giúp hương vị món ăn đa dạng hơn, lại tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Một số loại gia vị có nguồn gốc thiên nhiên như quế, thảo quả, nhục đậu khấu, mù tạt… là lựa chọn khả dĩ và dễ tìm.

Các loại thực phẩm cần thiết cho người bệnh đái tháo đường

Các loại rau củ tươi: rau xanh (bông cải, cải bó xôi, cải xoăn), ớt chuông, cà chua, cần tây, cà rốt, dưa chuột… Hạn chế tối đa chế biến bằng cách rán, xào, thay vào đó hãy nấu súp, luộc hoặc trộn salad.

Các loại hoa quả giàu vitamin và chất xơ: táo, lê, cam, cherry, các loại quả mọng như quả việt quốc, quả mâm xôi, quả dâu…  Ăn cả quả chứ không ép lấy nước vì sẽ làm mất chất xơ trong quả.

Các loại hạt như: hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó.để bổ sung đầy đủ  dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể.

Cuối cùng, người bệnh đái tháo đường dần thay đổi thực phẩm bằng cách chọn thực đơn trước khi đi chợ, thường xuyên dọn dẹp tủ lạnh, mua những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thay cho các thực phẩm mua theo thói quen.

I. CÁC MÓN XÀO

1. Nấm xào cải xanh và bắp non

Công dụng của món ăn: Dùng cho người mắc bệnh tiểu đường kèm bệnh động mạch vành, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp.

Nấm xào cải xanh và bắp non dùng cho người mắc bệnh tiểu đường kèm bệnh động mạch vành, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp.

Chuẩn bị:

  • 350g cải xanh: làm sạch và thái khúc
  • 6 tai nấm hương tươi: cắt bỏ cuống, ngâm qua nước muối pha loãng
  • 50g bắp non
  • 1 củ hành tím: lột vỏ và băm nhỏ
  • Gia vị: 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và ít dầu ăn

Cách nấu: Phi thơm hành tím với ít dầu, cho nấm vào xào. Khi nấm chuyển màu chín, cho tiếp phần bắp non và rau cải xanh vào xào cùng. Nêm lại gia vị và tắt bếp.

2. Nhộng tằm xào lá chanh

Công dụng của món ăn

:

Thích hợp với mọi loại bệnh tiểu đường vì nó có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả.

Nhộng tằm xào lá chanh có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 100g nhộng tằm: rửa sạch và xóc ráo nước.
  • Vài lá chanh tươi: rửa sạch và thái sợi
  • Gia vị: 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cá phê nước mắm ngon, 1/2 muỗng bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn.

Cách nấu

:

Làm nóng dầu, sau đó cho nhộng tằm vào xào săn với lửa nhỏ. Khi nhộng chín, nêm nếm gia vị và rắc lá chanh vào đảo đều. Tắt bếp sau khoảng 3 phút.

3. Thịt heo xào hành tây

Công dụng của món ăn: Món này giúp ích thận, hạ đường huyết, phù hợp để dùng cho người mắc bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan hoặc mắc kèm bệnh thận, bàng quang.

Thịt heo xào hành tây phù hợp để dùng cho người mắc bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan.

Chuẩn bị:

  • 2 củ hành tây: lột vỏ và thái múi cau
  • 100g thịt nạc: thái mỏng
  • Đầu hành lá: rửa sạch và băm nhỏ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê tương, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng canh dầu

Cách nấu:

Phi thơm đầu hành với ít dầu nóng, sau đó cho thịt heo vào xào săn. Khi thịt chuyển săn, cho tiếp phần hành tây vào đảo đều. Nấu khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị và tiếp tục đảo đều thêm lần nữa trước khi tắt bếp.

4. Thịt heo nạc xào cần tây

Công dụng của món ăn:

Giúp người mắc bệnh tiểu đường hạ đường huyết, đồng thời giúp hạ huyết áp đi kèm với bệnh.

Thịt heo nạc xào cần tây giúp hạ đường huyết, đồng thời giúp hạ huyết áp đi kèm với bệnh.

Chuẩn bị:

  • 50g thịt heo: rửa sạch và thái nhuyễn
  • 300g rau cần tây: cắt bỏ rễ, rửa sạch và cắt khúc
  • 1 quả trứng gà
  • 15g khoai mài khô: rửa qua nước và để ráo
  • Vài lát gừng tươi thái nhuyễn
  • 10 bột năng
  • 1 củ hành tím băm nhỏ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn.

Cách nấu:

Cho khoai mài vào chảo với ít nóng và xào đến đi chín mềm, sau đó cho cần tây và gừng vào đảo đều. Nêm với ít muối, bột ngọt cho vừa miệng trước khi tắt bếp.

- Trộn đều phần thịt heo, bột năng với trứng gà và ít muối.

- Khử dầu nóng với ít hành, sau đó cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Khi thịt chín, trút phần khoai đã xào vào đảo đều.

5. Nấm rơm xào thịt nạc

Công dụng của món ăn: bổ khí dưỡng huyết, tăng sức đề kháng, thích hợp dùng người mắc bệnh tiểu đường kèm khí huyết hư nhược hoặc gan nhiễm mỡ.

Nấm rơm xào thịt nạc thích hợp dùng người mắc bệnh tiểu đường kèm khí huyết hư nhược hoặc gan nhiễm mỡ.

Chuẩn bị:

  • 300g nấm rơm tươi: rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng và để ráo
  • 50g thịt nạc heo: thái nhỏ
  • 1 củ hành tím băm nhỏ
  • Gia vị: 1/2 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu mè.

Cách nấu: Phi hành tím cho dậy thơm, sau đó trút phần thịt vào xào săn. Kế đến, cho nấm vào xào cùng. Sau khoảng 10 phút, nấm thấm vị thịt, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.

II. CÁC MÓN CHÁO VÀ CƠM

6. Cơm kê

Công dụng của món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường dùng làm bữa sáng.

Cơm kê thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường dùng làm bữa sáng.

Chuẩn bị:

  • 1 lon kê (dùng lon sữa bò để đong): ngâm trong nước khoảng 3 tiếng trước khi nấu
  • Vài lá dứa

Cách nấu:

Sau khi ngâm, đem rửa kê lại một lần nữa trước khi đồ thành xôi. Khi kê chín, cho lá dứa lên trên mặt, đồ thêm khoảng 5 phút để xôi dẻo và có mùi thơm.

7. Cháo bí đao

Công dụng của món ăn: Cháo bí đao giúp kiện tỳ lợi tiểu, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo béo phì và thân mình nặng nề.

Cháo bí đao giúp kiện tỳ lợi tiểu, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo béo phì và thân mình nặng nề.

Chuẩn bị:

  • 1 trái bí đao (khoảng 100g): gọt vỏ, bổ làm bốn và cắt miếng nhỏ
  • 1/2 lon gạo tẻ: vo sạch và để ráo
  • 1 muỗng cà phê muối

Cách nấu:

Rang gạo để chín một phần. Sau đó, cho thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo bắt đầu nở, cho bí đao vào nấu cùng. Khi cháo mềm, cho thêm muối vào và tắt bếp.

8. Cháo rau cần tây

Công dụng của món ăn: Cháo cần tây thường được chỉ định cho người mắc bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp.

Cháo cần tây thường được chỉ định cho người mắc bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp.

Chuẩn bị:

  • 50g cần tây tươi: cắt bỏ rễ và thái khúc
  • 1/2 lon gạo tẻ: vo sạch và để ráo
  • Ít muối

Cách nấu:

Sau khi gạo ráo nước, cho vào nồi rang qua để gạo chín một phần. Kế đến, đổ thêm nước vào nồi và nấu thành cháo. Khi cháo chín mềm, cho cần tây vào tô và múc cháo lên trên để làm chín cần tây.

9. Cháo ý dĩ

Công dụng món ăn: Dùng cho người bệnh tiểu đường có triệu chứng khát nước nghiêm trọng.

Cháo ý dĩ dùng cho người bệnh tiểu đường có triệu chứng khát nước nghiêm trọng.

Chuẩn bị

:

  • 1 lon ý dĩ (dùng vỏ lon sữa bò để đong),
  • 1 ít muối

Cách nấu:

Ngâm ý dĩ mềm trước 2 tiếng, sau đó đem nấu thành cháo và ăn mỗi ngày một bữa.

10. Cháo bột sắn

Công dụng món ăn: Chỉ định cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp II, cổ họng thường khô khát.

Cháo bột sắn cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp II, cổ họng thường khô khát.

Chuẩn bị:

  • 50g bột sắn: hòa với ít nước cho tan đều
  • 70g bột gạo tẻ: vo sạch và để ráo
  • Ít muối

Cách nấu:

Nấu gạo tẻ thành cháo như cách thông thường. Khi cháo còn nóng, cho nước bột sắn đã hòa tan vào và khuấy đều. Thêm ít muối để ngon miệng hơn.

III. CANH VÀ SÚP

11. Súp bào ngư, củ cải, cà rốt

Công dụng món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Súp bào ngư thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 20g bào ngư tươi: rửa với ít rượu và gừng để khử tanh, sau đó thái mỏng
  • 50g tôm nõn
  • 1 củ cà rốt và 1 củ cải: gọt vỏ và thái hạt lựu
  • Vài lát gừng: thái sợi nhuyễn
  • Gia vị: hành tím băm1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt

Cách nấu:

Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm nõn vào xào săn. Thêm nước để nấu thành nước dùng. Khi tôm tiết hết chất ngọt, cho cà rốt và củ cải vào nấu thêm khoảng 15 phút. Sau cùng, khi nước dùng sôi già, cho bào ngư vào nấu cùng và nêm nếm lại gia vị.

12. Canh tía tô, rau thơm

Công dụng món ăn: Món canh tía tô giúp tán hàn giải biểu, dùng cho người bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh

Món canh tía tô giúp tán hàn giải biểu, dùng cho người bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh.

Chuẩn bị:

  • 10g mỗi loại gia vị: húng quế, húng lủi, kinh giới…
  • 30g tía tô: nhặt lấy lá
  • 100g tôm nõn

Cách nấu:

Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi.

Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín. Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa. Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.

13. Canh thịt dê, đậu hũ

Công dụng món ăn: Thích hợp dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Canh thịt dê và đậu hũ thích hợp dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chuẩn bị:

  • 1 lá phổi dê: rửa sạch với nước muối và thái lát mỏng
  • 100g thịt dê: rửa sạch với nước muối pha gừng và thái mỏng
  • 3 bìa đậu phụ: cắt miếng vuông
  • 1 củ gừng: gọt vỏ và thái lát mỏng
  • 1 nhúm lá tía tô: rửa sạch và thái nhuyễn
  • Ít muối và bột ngọt

Cách nấu

:

Luộc thịt dê, phổi dê với vài lát gừng và gia vị. Khi thịt chín mềm, cho đậu phụ vào nấu cùng. Sau khoảng 3 phút, nêm lại gia vị, rắc tía tô vào và tắt bếp.

14. Lòng bò nấu giấm chua

Công dụng món ăn:

Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường thường bị suy nhược gây choáng váng, hoa mắt, say sẩm.

Chuẩn bị:

  • 200g dạ dày bò: chà xát muối thật sạch sau đó cắt khúc
  • 2 muỗng canh giấm
  • Vài nhánh sả đập dập
  • Gia vị: 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm

Cách nấu:

Nấu dạ dày bò với giấm, sả và gia vị như cách nấu canh thông thường.

15. Canh cá trạch nấu lá sen

Công dụng món ăn: Dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường bị khát họng, uống nhiều.

Canh cá trạch nấu lá sen cho những người mắc bệnh tiểu đường bị khát họng, uống nhiều.

Chuẩn bị:

  • 250g cá trạch: làm sạch và cắt khúc
  • 150g lá sen tươi (chọn loại bánh tẻ)
  • Gia vị: vài lát ớt tươi, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm.

Cách nấu:

Ướp cá trạch với ít muối và hạt nêm khoảng 15 phút. Trong lúc đợi gia vị thấm, nấu nồi nước sôi. Khi nước sôi già, thả cá vào nồi cùng vài lát ớt để khử tanh. Sau khi cá chín, cho lá sen tươi vào nhúng vừa chín tới và nêm nếm gia vị.

16. Canh hẹ

Công dụng: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Canh hẹ thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 150g hẹ tươi: rửa sạch và cắt khúc
  • 30g tôm khô: ngâm nở và giã nát
  • 1 trái cà chua: thái múi cau
  • Ít bìa đậu phụ: để ráo và cắt miếng vuông
  • Gia vị: hành tím băm, ít muối và hạt nêm

Cách nấu:

Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm khô vào xào. Khi dậy mùi thơm, đổ nước vào nấu sôi. Tiếp tục cho thêm đậu phụ, hẹ và cà chua vào nấu cùng. Nêm lại gia vị với ít muối và hạt nêm.

IV. CÁC MÓN HẦM

17. Tim heo hầm bắp chuối

Công dụng món ăn: Món này dùng cách ngày và liên tục trong 6 tháng sẽ có tác dụng ích tâm tạng, phù hợp cho người bệnh tiểu đường kèm theo bệnh mạch vành.

Tim heo hầm bắp chuối phù hợp cho người bệnh tiểu đường kèm theo bệnh mạch vành.

Chuẩn bị:

  • 1 quả tim lợn: rửa sạch và khía nhiều đường ngang dọc trên thân quả tim
  • 100g bắp chuối: bổ làm bốn phần
  • Ít muối và hạt nêm

Cách nấu:

Cho quả tim, bắp chuối vào nồi nước và nêm với ít muối, hạt nêm. Hầm tim và bắp chuối trong khoảng 20 phút.

18. Thịt vịt hầm hạt sen

Công dụng món ăn: Món vịt hầm sen có tác dụng chữa chứng sưng phù, tỳ hư, hư thận ở những bệnh nhân tiểu đường.

Thịt vịt hầm hạt sen có tác dụng chữa chứng sưng phù, tỳ hư, hư thận ở những bệnh nhân tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 150g hạt sen: tách bỏ tim sen
  • 350g thịt vịt: khử mùi với rượu và gừng
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm

Cách nấu:

Dùng nồi đất, cho hạt sen và thịt vịt vào, nêm thêm ít gia vị. Sau đó, đem nồi này hầm nhừ.

19. Cá chép hầm đậu đỏ

Công dụng món ăn: Thích hợp với mọi loại bệnh tiểu đường.

Cá chép hầm đậu đỏ thích hợp với mọi loại bệnh tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 1 con cá chép: làm sạch và mổ một đường ở bụng cá
  • 100g đậu đỏ: ngâm nước trước lúc nấu khoảng 4 tiếng
  • 5g trần bì
  • 5g thảo quả
  • 3 trái ớt đỏ
  • Vài lát gừng tươi
  • Ít đầu hành lá
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm

Cách nấu:

Nhồi trần bì, thảo quả vào bụng cá. Sau đó nấu nồi nước đậu đỏ đến khi đậu hơi mềm thì cho cá vào hầm. Nhớ thêm ít gừng, ớt đỏ, đầu hành lá và gia vị vào nước hầm. Sau khoảng 60 phút, cá chín mềm, múc ra dùng nóng.

20. Ba ba hầm bắp nếp

Công dụng món ăn: Tất cả các trường hợp tiểu đường kèm tăng huyết áp đều thích hợp để dùng món này

Chuẩn bị:

  • 250g thịt ba ba: chặt nhỏ
  • 250g bắp nếp: tách lấy hạt, râu bắp cột bó
  • 1 củ gừng và 2 củ hành tím: gọt vỏ và nướng sơ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm

Cách nấu:

Cho thịt ba ba vào nồi nước nấu cùng hành tím và gừng nướng cho thơm. Sau khi thịt chín tới, nước vừa sôi, thả bắp nếp cùng râu bắp vào nấu cùng. Sau khoảng 1 tiếng, nêm lại gia vị và dùng ngay khi còn nóng.

21. Canh trai nấu hẹ

Công dụng món ăn: Dùng được cho tất cả trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 200g thịt trai: rửa sạch cát và cắt nhỏ
  • 150g hoa hẹ
  • 1 củ hành tím thái mỏng
  • Gia vị: muối và hạt nêm

Cách nấu:

Phi thơm hành tím, cho trai vào xào săn. Kế đến, cho nước vào nấu sôi. Khi nước sôi bùng, cho hoa hẹ vào và nêm nếm gia vị.

Trên đây là những món ăn ngon, thích hợp cho người bệnh tiểu đường mắc các chứng bệnh khác đi kèm. Sự kết hợp thực phẩm khoa học và cách nêm nếm gia vị tránh quá nhiều đường, muối sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường sớm thuyên giảm các triệu chứng và hạ đường huyết nhanh chóng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ đề