Cách tính cop máy lạnh

Trong bối cảnh Trái Đất đang dần nóng lên, môi trường cũng trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết đặc biệt là mùa hè. Vì thế, điều hòa nhiệt độ trở nên vô cùng cần thiết. Tuy nhiên kèm theo nhu cầu ngày một lớn của người dân thì hóa đơn điện cuối tháng luôn là nỗi lo lắng với nhiều gia đình. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều nhà sản xuất đã cho ra mắt nhiều dòng máy lạnh với hứa hẹn tích hợp công nghệ tiết kiệm điện vượt trội. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách nhận biết khả năng tiết kiệm điện của điều hòa. Ngày hôm nay, Điều hòa Suwa sẽ hướng dẫn các bạn biết được điều này thông qua chỉ số COP máy lạnh. COP là tên viết tắt của cụm từ Coefficient Of Performance là hệ số hiệu quả năng lượng được sử dụng phổ biến trong ngành điện lạnh ngày nay. Hệ số này tương đương với hệ số làm lạnh và hệ số bơm nhiệt ở điều hòa. Để phân biệt được hai hiệu số này, khi tính COP người ta thường thêm ký hiệu chỉ số “cooling” với mục đích làm lạnh và “heating” với mục đích gia nhiệt hoặc sưởi ấm. Khi các bạn đã biết được COP là gì thì việc lựa chọn máy lạnh cho tổ ấm của mình cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, chỉ số COP có ý nghĩa như sau:
  • COP là yếu tố đánh giá mức độ tiêu hao điện năng của máy lạnh khi hoạt động.
  • COP cũng phản ánh chính xác mức độ điện năng cần để biết thành nhiệt lượng làm mát hoặc làm ấm không khí.
Để tính được chỉ số COP, các bạn hãy dùng những công thức sau: + Q0: Năng suất lạnh hữu ích thu được ở dàn bay hơi (kW). + N: Điện năng tiêu tốn (kW).
  • COPheating = COPcooling + 1 = Qk/N
+ Qk: Năng suất nhiệt hữu ích thu được ở dàn ngưng tụ (kW). + N: Điện năng tiêu tốn (kW). Cop thường được thể hiện trên hầu hết các catalog của các mẫu máy lạnh khi được tung ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải đặc biệt lưu ý hệ số này được đo trong trường hợp “máy nén hoạt động 100% công suất”. Hệ số COP càng cao có nghĩa thiết bị sẽ càng tiết kiệm điện. Nếu như có điều hòa, máy lạnh nào đó không có thông tin COP trên sản phẩm thì các bạn có thể tự tính theo công thức đã được nêu ở phía trên. Song đơn vị được dùng là kW chứ không phải là BTU như khi tính chỉ số EER. Cách quy đổi BTU sang kW là: 3,516 kW = 12000 btu = 1ton.
Chỉ số COP của mỗi dòng điều hòa không giống nhau. Thế nên các bạn cần phải quan sát thật kỹ để tìm được mẫu máy lạnh ưng ý.
  • Máy điều hòa làm lạnh trực tiếp như: điều hòa treo tường, điều hòa di động, điều hòa đứng… thì chỉ số COP 2.7 trở lên là tiết kiệm điện.
  • Máy điều hòa dạng VRV hoặc VRF như: điều hòa multi… thì COP 3.8 trở lên là tiết kiệm điện.
  • Máy điều hòa chiller như điều hòa trung tâm… thì chỉ số COP từ 4.8 – 6 thì tiết kiệm điện.
>>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng điều hòa không tốn điện – tiết kiệm tiền điện Theo đó, tùy thuộc vào từng loại điều hòa mà bạn mua mà các chỉ số trên máy lạnh sẽ khác nhau. Thế nên, các bạn cần phải cân nhắc và tính toán cụ thể để đưa ra kết luận điều hòa đó có tiết kiệm điện hay không. Mong rằng, bài viết của Điều hòa Suwa đã cung cấp cho các bạn một số kinh nghiệm hữu ích để tìm mua được loại máy lạnh tiết kiệm điện phù hợp với nhu cầu của mình.

Giữa 2 loại điều hòa đều sử dụng công nghệ biến tần Inverter, để xác định loại nào tiết kiệm điện hơn ta dựa vào hệ số COP của mỗi loại mà so sánh. Vậy COP là gì? Hệ số COP được tính như nào và ý nghĩa của nó? Cùng tìm hiểu nhé.

COP là gì?

COP (Coefficient Of Performance) là hệ số hiệu quả năng lượng, thường được sử dụng trong kỹ thuật nhiệt lạnh (điển hình là hệ thống điều hòa trung tâm). Một thiết bị có hệ số COP càng cao thì càng tiết kiệm điện.

Hệ số này ở các loại điều hòa treo tường được thể hiện qua chỉ số EER (Energy Efficiency Ratio) hay CSPF (Cooling Seasonal Performance Factor) đều có ý nghĩa tương tự COP.

Cách tính hệ số COP

Để hiểu rõ hơn hệ số COP là gì, chúng ta cùng tìm hiểu cách tính toán hệ số COP của 1 thiết bị.

Trước hết chúng ta cần biết, có 2 quá trình trong nhiệt lạnh. Một là quá trình giải nhiệt (làm mát, làm lạnh), hai là quá trình bơm nhiệt (sưởi ấm). Do đó nhà sản xuất thường thêm ký hiệu Cooling (giải nhiệt) và Heating (sưới ấm) vào để phần biệt hiệu suất của 2 quá trình này.

Như vậy ta có công thức tính hệ số COP:

COPCooling = Qo/N

COPHeating = Qk/N

Trong đó:
Qo là năng suất lạnh của điều hoà (kW)
Qk là lượng nhiệt thu từ dàn nóng (kW)
N là điện năng tiêu thụ của điều hoà (kW)

Ví dụ:
Để làm lạnh 1 căn phòng cần Năng suất lạnh là Qo= 5kW thì ta phải tiêu thụ N = 2kW điện. Vậy chỉ số COP ở đây sẽ là COPCooling = 5/2 = 2,5.
Cũng với căn phòng đấy ta sử dụng điều hoà có chỉ số COP = 5 thì lúc này điện năng tiêu thụ của máy điều hoà đó sẽ là N= 5/5 = 1 kW điện.
=> Dễ dàng nhận thấy điều hòa có hệ số COP cao hơn sẽ tiết kiệm điện hơn (N thấp hơn).

Ý nghĩa của hệ số COP

Khi đã hiểu COP là gì, bạn sẽ chủ động và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn 1 thiết bị điều hòa phù hợp với nhu cầu sử dụng và yêu cầu về mặt tiết kiệm năng lượng (hay tiết kiệm điện).

Hệ số COP giúp bạn đánh giá được mức độ tiêu hao điện của thiết bị, dựa vào khả năng chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt của thiết bị đó.

Hiệu quả của các công nghệ biến tần Inverter của các hãng khác nhau là khác nhau. Vì thế đừng thấy 2 chiếc điều hòa cùng có nhãn năng lượng 5 sao mà nghĩ rằng hiệu quả tiết kiệm điện cũng chúng cũng như nhau nhé. Hãy tìm hệ số COP (hay EER, CSPF) để so sánh sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn.

Xem thêm: Phân biệt dàn nóng COP cao và Tiêu chuẩn hệ VRV H

Công ty TNHH Điều Hòa Thông Gió HRT – Đơn vị chuyên tư vấn thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm, điều hòa công nghiệp, hệ thống thông gió bảo hành chính hãng.

Địa chỉ: Số 4 ngõ 6 phố Miêu Nha, P. Tây Mỗ, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0926.18.1080 / 0916.18.1080 / Zalo

Em đang làm luận văn và đã thu thập được các dữ liệu về hệ thống điều hòa máy lạnh trong một tòa nhà như sau I. Thiết bị lạnh cục bộ 1. Máy hiệu Trane (công suất 18kW, Công suất lạnh 24000 BTU, số lượng 6 máy, sử dụng 12h/ngày) 2. Máy hiệu Daikin (công suất 18kW, Công suất lạnh 48000 BTU, số lượng 7 máy, sử dụng 12h/ngày) 3. Máy hiệu Daikin (công suất 9kW, Công suất lạnh 12000 BTU, số lượng 3 máy, sử dụng 12h/ngày) II. Thiết bị lạnh trung tâm 1. Máy Chiller hiệu Trane (công suất 210 KW, Công suất lạnh 350 RT, số lượng 2, sử dụng 8h/ngày, tải 65%) 2. Máy Chiller hiệu Trane (công suất 405,8 KW, Công suất lạnh 700 RT, số lượng 2, sử dụng 8h/ngày, tải 65%) 3. Máy Daikin (công suất 56,8 KW, Công suất lạnh 1,6 RT, số lượng 1) Yêu cầu của luận văn là xác định chỉ số COP và so sánh với quy chuẩn 09:2013/BXD để đánh giá hệ thống điều hòa của tòa nhà có tiết kiệm năng lượng hay không. Do đây không phải chuyên ngành của em nên em chưa biết cách xác định ntn. Nếu câu hỏi có gì sai mong các anh chị chỉ giúp ạ!

Cảm ơn mọi người ạ

Em đang làm luận văn và đã thu thập được các dữ liệu về hệ thống điều hòa máy lạnh trong một tòa nhà như sau I. Thiết bị lạnh cục bộ 1. Máy hiệu Trane (công suất 18kW, Công suất lạnh 24000 BTU, số lượng 6 máy, sử dụng 12h/ngày) 2. Máy hiệu Daikin (công suất 18kW, Công suất lạnh 48000 BTU, số lượng 7 máy, sử dụng 12h/ngày) 3. Máy hiệu Daikin (công suất 9kW, Công suất lạnh 12000 BTU, số lượng 3 máy, sử dụng 12h/ngày) II. Thiết bị lạnh trung tâm 1. Máy Chiller hiệu Trane (công suất 210 KW, Công suất lạnh 350 RT, số lượng 2, sử dụng 8h/ngày, tải 65%) 2. Máy Chiller hiệu Trane (công suất 405,8 KW, Công suất lạnh 700 RT, số lượng 2, sử dụng 8h/ngày, tải 65%) 3. Máy Daikin (công suất 56,8 KW, Công suất lạnh 1,6 RT, số lượng 1) Yêu cầu của luận văn là xác định chỉ số COP và so sánh với quy chuẩn 09:2013/BXD để đánh giá hệ thống điều hòa của tòa nhà có tiết kiệm năng lượng hay không. Do đây không phải chuyên ngành của em nên em chưa biết cách xác định ntn. Nếu câu hỏi có gì sai mong các anh chị chỉ giúp ạ!

Cảm ơn mọi người ạ

Bạn cần xác định thêm chiller giả nhiệt nước hay gió, công suất bơm mước lạnh, bơm nước giải nhiệt, tháp xác định 65% tải thì cong suat lanh cua chiller bao nhieu cong suat dien cua chiller bao nhieu, lưu luong bơm, tháp bao nhieu và cs ddienj cua bơm, tháp bao nhieu.

Vì đây là tính COP hệ thống nên phai xac dinh dc cs lạnh, cs điện của tất cá thiết bị tại điểm tải tính toán 65%

Cảm ơn anh ạ! Anh có thể nói rõ hơn về cách tính, hay có ví dụ cụ thể giúp em được không ạ?

Vì đây là những thông số e được cung cấp thông qua điều tra khảo sát, những thông số khác như về công suất bơm nước lanh, bơm giải nhiệt,... thì có thể dựa trên các thông số đã cho để tính k hay phải tìm thêm ạ!

Cảm ơn anh ạ! Anh có thể nói rõ hơn về cách tính, hay có ví dụ cụ thể giúp em được không ạ?

Vì đây là những thông số e được cung cấp thông qua điều tra khảo sát, những thông số khác như về công suất bơm nước lanh, bơm giải nhiệt,... thì có thể dựa trên các thông số đã cho để tính k hay phải tìm thêm ạ!

Chào bạn, trước tiên bạn cần vẽ lên sơ đồ nguyên lý tổng thể hệ thống lạnh để thể hiện tất cả các thiết bị từ chiller đến tháp, bơm, AHU, FCU ....từ sơ đồ nguyên lý này mới có cơ sở phân tích tính toán được, hệ số COP đơn giản chỉ là tỷ lệ giữa CS lạnh/CS điện kw lạnh/kw điện thôi. vấn đề là cần xác định kw lạnh chổ nào và kw điện chổ nào vì bạn đang tính cho 1 building chứ ko phải 1 thiết bị. Tính COP của tòa nhà la tính COP của chiller plant đó.

mình gửi bạn tham khảo bản vẽ SDNL hệ thống lạnh cho 1 công trình tòa nhà VP tham khảo, bảng tính COP của công trình này (bạn xem chổ COP thôi do công trình này có tính efficiency và heatload nữa)

2- Admin tạo thêm a-Một nơi search - tìm kiếm. b-Tính năng thông báo có bao nhiêu bài trả lời cho câu hỏi đó Nếu cần cho biết bao nhiêu lần xem.. Bài viết lúc nào, người trả lời sau cùng, file đính kèm nếu cần thiết dùng chia sẻ cho các mẫu đơn đã hoàn tất c-Module tập hợp các bài viết mới nhất.

d- Tìm được tất cả các bài viết của một tác giả.....

Video liên quan

Chủ đề