Cách tính lương theo chức danh nghề nghiệp

Cách tính lương giáo viên năm 2022

Bảng lương giáo viên 2022 là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay khi mà 2 năm vừa qua do ảnh hưởng dịch Covid19 nên Chính phủ chưa thực hiện tăng lương cơ sở. Sau đây là chi tiết bảng lương giáo viên mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

  • Giải đáp các câu hỏi về chứng chỉ, xếp hạng, lương giáo viên 2022

Bảng lương giáo viên 2022

Ngày 24/5/2019, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước.

1. Cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên mới nhất 2022

Mới đây, ngày 1/8/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77 năm 2021 về quy định phụ cấp thâm niên nhà giáo. Theo đó mức hưởng và cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên sẽ được thực hiện theo các quy định ở Nghị định này kể từ ngày 1/7/2020 cho đến khi có chính sách tiền lương mới. Đối với những nhà giáo vẫn giữ mã ngạch giáo dục có 2 chữ số đầu là 15 mà chưa dược chuyển sang mã số V07 và V09 thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Sau đây là chi tiết cách tính phụ cấp thâm niên theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP:

- Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% múc lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

- Các tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng với hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

2. Bảng lương giáo viên 2022

Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 04 Thông tư quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS), tiểu học và mầm non công lập. Theo đó hệ số lương của giáo viên các cấp từ 20/3 sẽ thực hiện theo các Thông tư này. Chi tiết hướng dẫn thực hiện xếp lương các bạn có thể tham khảo tại các đường link bên dưới:

Dưới đây là chi tiết cách xếp lương của giáo viên THPT, THCS, tiểu học, mầm non công lập từ ngày 20/3/2021 - thời điểm 04 Thông tư này có hiệu lực.

Lưu ý: Do Chính phủ đã quyết định dừng tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020. Chính vì vậy bảng lương của giáo viên 2022 sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng cho đến khi có quyết định mới về mức lương cơ sở. Như vậy là với bảng lương giáo viên dưới đây vẫn sử dụng bảng lương giai đoạn 1/7/2019.

Bảng lương giáo viên mầm non 2022:

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

1

Giáo viên mầm non hạng III

Hệ số

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Lương

3.129

3.591

4.053

4.515

4.977

5.439

5.900

6.362

6.824

7.286

2

Giáo viên mầm non hạng II

Hệ số

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

3

Giáo viên mầm non hạng I

Hệ số

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

1

Giáo viên tiểu học hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

2

Giáo viên tiểu học hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên tiểu học hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.063

7.569

8.076

8.582

9.089

9.596

10.102

Bảng lương giáo viên THCS 2022

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

1

Giáo viên THCS hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.063

7.569

8.076

8.582

9.089

9.596

10.102

2

Giáo viên THCS hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên THCS hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.487

3.978

4.470

4.962

5.453

5.945

6.437

6.929

7.420

Bảng lương giáo viên THPT 2022

1

Giáo viên THPT hạng I

Hệ số

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

Lương

6.556

7.0626

7.5692

8.0758

8.5824

9.089

9.5956

10.1022

2

Giáo viên THPT hạng II

Hệ số

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

Lương

5.960

6.467

6.973

7.480

7.986

8.493

9.000

9.506

3

Giáo viên THPT hạng III

Hệ số

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương

3.4866

3.9783

4.47

4.9617

5.4534

5.9451

6.4368

6.9285

7.4202

Cùng với đó, thời điểm 01/7/2020, đối với lĩnh vực giáo dục là thời điểm vô cùng quan trọng đó là khi đó Luật giáo dục mới chính thức có hiệu lực.

Luật Giáo dục mới trong đó có điều khoản quan trọng là tiền lương của giáo viên sẽ không còn phụ cấp thâm niên và một số khoản phụ cấp, trợ cấp khác cũng không còn.

Không có bảng lương riêng cho nhà giáo, chưa thể trả lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2020 nên khi đó lương giáo viên có thể sẽ giảm.

Dựa trên hệ số lương mới, dựa trên Luật Giáo dục mới có hiệu lực từ 01/7/2020, HoaTieu.vn xin nêu bảng lương tham khảo cho giáo viên đến thời điểm trên, dự kiến khi đó phụ cấp ưu đãi cho giáo viên ở mức cao nhất cũng chỉ 30% (hiện nay từ mức 25 – 50% tùy theo cấp học bậc học).

3. Cách tính lương giáo viên

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34 năm 2021 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Nghị quyết này là lùi thời điểm cải cách tiền lương.

Theo đó, cũng giống công chức, giáo viên là viên chức trường công sẽ không được cải cách tiền lương và vẫn áp dụng cách tính lương theo công thức:

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số lương giáo viên được quy định cụ thể tại chùm bốn Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01, 02, 03 và 04 năm 2021 về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (cấp hai), trung học phổ thông (cấp ba).

Mức lương cơ sở thông thường các năm đều tăng. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vẫn áp dụng theo mức lương cơ sở của từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Hiện chưa có văn bản nào ban hành hoặc đề xuất về mức lương cơ sở năm 2022. Cùng với đó, tình hình dịch Covid-19 tại nước ta vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, xã hội của cả nước.

Do đó, dự đoán năm 2022 sắp tới, mức lương cơ sở cũng không tăng. Như vậy, giáo viên vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Các bảng lương trên có tính chất tham khảo. Cách tính cơ bản như sau:

Lương = Hệ số lương x 1.490.000 đồng

Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%

Đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5% (phụ cấp ưu đãi không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội)

Thực nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – đóng bảo hiểm xã hội

Khi thực hiện lương cơ sở mới tăng nhưng thực nhận của nhiều giáo viên lại giảm do mất các khoản phụ cấp.

Cùng với việc ban hành mức lương mới thì Bộ nội vụ cũng điều chỉnh một số quy định về thi tuyển viên chức, thăng hạng viên chức, nâng ngạch công chức. Để biết rõ thông tin chi tiết, mời các bạn tham khảo Thông tư 03/2019/TT-BNV.

Xem thêm

Cập nhật: 23/03/2022