Cách tính năng suất cao su

Theo thời vụ, mùa khai thác mủ cao su đã bắt đầu cách đây hơn 1 tháng, tuy nhiên, nhiều hộ trồng cao su trên địa bàn tỉnh vẫn “án binh bất động” không tiến hành khai thác mủ do giá mủ đang ở mức thấp, năng suất sụt giảm.

Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của cây cao su. Do thiếu nước, lá vàng, tán lá không phát triển như mọi năm khiến năng suất mủ giảm đi đáng kể. Không những vậy, giá mủ cao su trên thị trường thấp hơn so với đầu mùa năm ngoái, điều này đã khiến người dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh lo lắng.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Kon Tum, giá mủ cao su trên địa bàn tỉnh đang được thu mua ở mức 220 đồng/độ (năm trước là 290 đồng/độ); mủ chén khô có giá 12.000 đồng/kg và 8.000 đồng/kg đối với mủ đông nước.

Với mức giá này cùng với năng suất mủ khai thác đạt thấp như hiện nay, theo tính toán của người trồng cao su, trung bình 1ha (400 cây) thu được 20 – 25kg mủ/ngày, tương đương 150.000 - 200.000 nghìn đồng.

Ông Phạm Văn Thuần (hộ trồng cao su ở thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) cho biết: Nhà tôi có 3ha cao su, vào đầu mùa năm ngoái cứ 2 ngày khai thác 1 lần,  tôi thu được 1 triệu đồng. Năm nay, sản lượng mủ khai thác được rất ít nên tôi dồn lại rồi bán luôn một lần, trung bình cứ 3 lần khai thác (6 ngày) bán được 1,5 triệu đồng, giảm một nửa.

Cách tính năng suất cao su
Người dân đang chuẩn bị để bước vào vụ khai thác mới. Ảnh: Thanh Tùng

Nếu theo giá thị trường hiện tại, với những hộ gia đình lấy công làm lời thì vẫn còn có thu nhập, còn những hộ gia đình thuê nhân công khai thác thì chỉ đủ trả công. Trung bình cứ 1ha cao su, các chủ vườn phải trả cho công nhân khai thác 120 nghìn đồng, như vậy, với cách khai thác D2 (tức là 1 ngày cạo, 1 ngày nghỉ) thì sau khi trừ các chi phí thuốc trừ sâu, phân bón... thì không có lãi.

Ông Văn Hóa ở phường Ngô Mây cho hay: Nhà tôi có 2ha cao su, nhưng vì vấn đề sức khỏe nên thuê nhân công khai thác. Mỗi lần như vậy, tôi phải trả cho nhân công 240.000 đồng. Sau gần 1 tháng, thấy tình hình giá cả và năng suất mủ vẫn không có dấu hiệu tăng, nên tôi đã quyết định dừng khai thác chờ đến khi nào có mưa, năng suất tăng và giá cả ổn định trở lại. Nếu tiếp tục cũng chỉ đủ trả tiền cho nhân công, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Các thương lái thu mua mủ cao su cũng gặp khó khăn. Ông Nguyễn Văn Thông – chủ điểm thu mua mủ cao su ở thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây (thành phố Kon Tum) cho biết: So với 2 năm trước đây, người dân khai thác mủ muộn hơn 1 tháng, thế nhưng năng suất mủ vẫn không tăng, thậm chí giảm đi nhiều. Vào những năm trước, thời gian đầu mùa, trung bình tôi thu mua khoảng 2 – 2,5 tấn mủ/ngày, nhưng bây giờ chỉ hơn 1 tấn/ngày. Nguyên nhân chính là do nắng nóng kéo dài, năng suất mủ còn thấp nhiều người vẫn chưa vào vụ khai thác.

Người trồng cao su đang hy vọng, trong thời gian tới, lượng mưa nhiều hơn giúp cải thiện năng suất mủ cao su khai thác. Bên cạnh đó, thị trường mủ cao su sẽ có diễn biến theo chiều hướng tốt hơn, để người trồng cao su có thêm động lực gắn bó với vườn cây.

Thanh Tùng

Thứ ba, 11/02/2020 - 18:52'

(BLC) - Thời điểm năm 2019 kết thúc cũng là lúc Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II vượt 116,959 tấn mủ quy khô, năng suất đạt 0,84 tấn/ha (vượt thời gian hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 37 ngày), đạt 112% kế hoạch giao. Có được kết quả này là nhờ cán bộ, công nhân, lao động trong Công ty đoàn kết, nỗ lực vươn lên, đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt trong sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II quản lý 4.727,56ha cây cao su thuộc địa phận 4 huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè; trong đó 1.330,71ha vườn cây kinh doanh, 3.396,85ha vườn cây kiến thiết cơ bản. Trong năm 2019, Công ty được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao kế hoạch đưa vào khai thác 1.330,71ha vườn cây cao su đủ tiêu chuẩn khai thác với sản lượng 1.000 tấn, năng suất 0,75 tấn/ha. Để hoàn thành kế hoạch, ngay từ đầu năm, Ban Tổng Giám đốc Công ty triển khai giao kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng nông trường, đơn vị. Chủ động đầy đủ vật tư, phương tiện, nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động để triển khai nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch được Tập đoàn giao. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, khai thác, ưu tiên nâng cao chất lượng vườn cây, đảm bảo chất lượng vườn cây đạt kết quả tốt nhất. Công ty cũng quản lý tốt lao động; công khai, dân chủ đơn giá định mức cho công nhân, lao động và thanh toán kịp thời lương hàng tháng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Thanh Biện - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II cho biết: “Ngay từ đầu năm, Ban Tổng Giám đốc, các phòng, ban, quyết liệt vào cuộc chỉ đạo các nông trường đẩy mạnh khai thác mủ. Đồng thời, chuẩn bị chu đáo về kho, vật tư; tổ chức giám sát kiểm tra chặt chẽ; đôn đốc, động viên kịp thời người lao động trong sản xuất. Ở xã Chăn Nưa, mỗi tháng công ty thực hiện chi trả từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng tiền lao động trực tiếp cho bà con, trong đó có tiền khai thác mủ. Hàng tháng, quý, công ty tổ chức biểu dương các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, chấp hành nội quy lao động và đảm bảo đúng quy định về kỹ thuật trong chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản. Từ đó, khích lệ, thúc đẩy bà con tăng năng suất, sản lượng mủ cao su”.

Công ty thực hiện phân chia cây, số cây cạo phù hợp với thực tế và năng suất lao động để giảm chi phí nhân công trong khai thác. Quản lý tốt dụng cụ, vật tư, không để thất thoát hư hỏng trong quá trình sử dụng. Thực hiện việc tiết giảm các chi phí không thật sự cần thiết trong sản xuất. Phát động thi đua lao động tăng năng suất, phấn đấu hoàn thành vượt mức sản lượng giao. Công ty thực hiện nhiều giải pháp như: làm nhà ở, kéo đường nước, điện năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo phục vụ đời sống sinh hoạt cho người lao động ngay trên vườn cây, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất tại chỗ. Thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, lao động, động viên giúp đỡ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn; giải quyết tạm ứng lương trong những thời điểm sản lượng mủ thấp.

Cách tính năng suất cao su

Cán bộ lãnh đạo, Công đoàn Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II thăm động viên, tặng quà công nhân Nông trường cao su Nậm Na.

Cùng với việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề, chất lượng kỹ thuật khai thác cạo mủ cho công nhân, lao động, công ty giám sát nghiêm quy trình kỹ thuật khai thác, quản lý mặt cạo. Chú trọng thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động; thực hiện đúng theo thỏa ước lao động tập thể. Hiện nay, công ty có 721 cán bộ, công nhân, lao động, trong đó 388 công nhân; năm 2019, công ty giải quyết chế độ trợ cấp thai sản, ốm đau cho 48 trường hợp với tổng số 367 triệu đồng, trích đóng bảo hiểm 4,796 tỷ đồng. Cấp phát 100% bảo hộ lao động: Giày vải, mũ cứng, tất chân, quần áo bảo hộ, áo mưa, xà phòng… cho công nhân, lao động.

Chị Điêu Thị Hoài (bản Chiềng Chăn 4, Nông trường Cao su Nậm Na) tâm sự: “Trước đây khi chưa vào làm công nhân, cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, vất vả, do chỉ làm nương rẫy không đủ ăn. Khi vợ chồng tôi vào làm công nhân, thu nhập ổn định với mức lương gần 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài thời gian cạo mủ, tôi còn có thể làm công việc đồng áng, chăm sóc gia súc, gia cầm. Tôi sẽ gắn bó lâu dài với công ty”.

Năm 2019, công ty khai thác 1.330,71ha cây cao su, năng suất bình quân đạt 0,84 tấn/ha, sản lượng 1.116,959/1.000 tấn so với kế hoạch; doanh thu 30,311 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,7 triệu đồng/tháng. Năm 2018 công ty khai thác được 396 tấn mủ quy khô, năm 2019 khai thác được 1.116,959 tấn mủ quy khô. Hiện công ty đang làm thủ tục chia cổ phần 10% giá trị khai thác mủ cho người dân theo hợp đồng góp bằng quyền sử dụng đất.

Anh Lê Minh Sơn - Quyền Giám đốc Nông trường Cao su Nậm Na chia sẻ: “Nông trường khai thác 519/1.100ha cây cao su, sản lượng đạt 520 tấn mủ quy khô, thu nhập bình quân của công nhân, lao động đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Nông trường thường xuyên chỉ đạo công nhân cạo đúng giờ, điểm danh trước giờ cạo; giám sát công nhân trong quá trình cạo mủ. Cải tiến, phát triển trang bị dụng cụ, vật tư khai thác phù hợp cho từng đối tượng vườn cây nhằm nâng cao năng suất lao động, sản lượng vườn cây”.

Năm 2020, công ty đưa vào khai thác 2.160,42ha cây cao su, dự kiến năng suất đạt 1,03 tấn/ha, sản lượng ước đạt 2.200 tấn mủ quy khô. Thực hiện tốt điều này, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Ban Tổng Giám đốc Công ty đã chỉ đạo các nông trường tập trung tối đa nguồn lực, triển khai thực hiện theo kế hoạch từng ngày, tháng trong năm. Huy động tối đa nguồn lực xây dựng định mức đơn giá theo kế hoạch cho các nông trường để đơn vị kịp thời tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo và vượt kế hoạch. Đưa ra giải pháp hoàn thành tiến độ sản lượng theo từng quý, từng bước tăng năng suất lao động; thu giữ lao động, giải quyết tình trạng thiếu lao động. Đồng thời, tập huấn kỹ thuật, vật tư trang bị cho công nhân; chuẩn bị tốt vườn cây đưa vào khai thác…

Với những giải pháp linh hoạt đưa ra, năm 2020, Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II sẽ hoàn thành và vượt sản lượng kế hoạch Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao, góp phần tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân, lao động trong đơn vị.