Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà

Để thúc đẩy quá trình điều trị, bạn có thể áp dụng đồng thời các biện pháp chuyên sâu với một số cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian. Đây là giải pháp đơn giản, lành tính và ít tốn chi phí. Tuy nhiên cần cẩn trọng bởi mẹo chữa dân gian vẫn có thể gây ra rủi ro nếu thực hiện sai cách.

Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà
Có thể áp dụng các cách chữa bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị

Có nên chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian không?

Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là chàm tổ đỉa – một thể đặc biệt của bệnh chàm. Thuật ngữ này đề cập tới tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều mụn nước sâu mọc khu trú ở lòng bàn chân, bàn tay. Đi kèm với đó là tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu.

Chàm tổ đỉa có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát sau điều trị khi có điều kiện thuận lợi. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh tổ đỉa. Chính vì vậy, song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể kết hợp với các biện pháp tại nhà để hỗ trợ quá trình khắc phục bệnh. Đồng thời hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị.

Chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian là phương pháp đơn giản được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Phương pháp này tận dụng các loại thảo dược tự nhiên có đặc tính chống viêm, sát trùng và làm giảm ngứa để cải thiện triệu chứng. Hơn nữa còn ngăn ngừa viêm nhiễm và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

10 Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian dễ thực hiện

Như đã đề cập, các cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian đều rất đơn giản và dễ thực hiện. Các nguyên liệu và thảo dược tự nhiên dùng chữa bệnh cũng rất quen thuộc, dễ kiếm.

Dưới đây là 10 mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian được áp dụng phổ biến:

1. Dùng muối biển chữa bệnh tổ tỉa

Ngoài khiến da bị tổn thương thì bệnh tổ đỉa còn gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Dùng muối biển chữa tổ đỉa không chỉ giúp làm sạch da mà còn có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa.

Muối biển có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm nhẹ. Từ đó kiểm soát tốt tình trạng sưng viêm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng kích hoạt tại vùng da bệnh.

Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà
Mối biển có đặc tính sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt

Người bệnh có thể sử dụng muối biển theo cách chườm nóng. Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ nóng từ túi chườm muối biển có khả năng đánh lạc hướng các dây thần kinh cảm giác. Từ đó sẽ giúp ức chế tín hiệu ngứa từ tổn thương da một cách hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 3 thìa canh muối biển cho lên chảo rang nóng
  • Chờ cho muối biển nguội bớt rồi cho hết vào túi vải
  • Chườm trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa với tần suất 1 – 2 lần/ ngày

Bên cạnh cách chườm nóng thì người bệnh còn có thể dùng nước muối ấm ngâm tay chân để chữa bệnh tổ đỉa. Ngoài làm sạch da thì cách này còn giúp cải thiện các triệu chứng mà bệnh tổ đỉa gây ra.

2. Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại thảo dược tự nhiên lành tính được dùng phổ biến trong điều trị bệnh tổ đỉa. Thảo dược này chứa hàm lượng polyphenol dồi dào. Trong đó, đáng chú ý là catalase và superoxide effutase. Đây là các thành phần có khả năng kích thích tăng sinh collagen. Từ đó tăng tốc độ chữa lành tổn thương ở da và mô mềm.

Ngoài ra, lá trầu còn chứa một lượng tương đối lớn tinh dầu Eugenol có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn. Hoạt chất này đáp ứng tốt với một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực trùng coli… Nhờ đó sẽ giúp hạn chế được nguy cơ bội nhiễm kích hoạt trên vùng da bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 7 – 10 lá trầu không đem ngâm rửa với nước muối loãng cho sạch rồi vò nát
  • Đun sôi 2 lít nước, thả lá trầu vào đun thêm khoảng 5 phút nữa
  • Đổ nước ra chậu rồi pha thêm 1 ít nước lạnh vào cho ấm
  • Dùng nước này để ngâm rửa tay chân khoảng 10 – 15 phút

3. Chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi rất đơn giản

Tỏi không chỉ được dùng phổ biến để làm tăng hương vị cho nhiều món ăn mà còn được tận dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là một số bệnh da liễu thường gặp, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Hàm lượng allicine lớn trong tỏi có thể hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên. Hoạt chất này giúp ức chế được nhiều loại hại khuẩn. Từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm và làm giảm sưng đỏ da.

Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà
Hàm lượng allicine dồi dào trong tỏi có thể đáp ứng với nhiều triệu chứng bệnh tổ đỉa

Có thể dùng tỏi ngâm với rượu để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa. Do rượu có tác dụng sát trùng và làm sạch da rất tốt. Tuy nhiên tuyệt đối không áp dụng trong giai đoạn mụn nước trên da đã bị vỡ ra. Bởi lượng cồn và acid trong rượu sẽ khiến cho vùng da bệnh đau rát và tồi tệ thêm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bóc vỏ 2 củ tỏi rồi cắt lát và cho vào hũ thủy tinh đã được làm sạch
  • Đổ ngập rượu trắng lên rồi ngâm khoảng 7 – 10 ngày ở nơi thoáng mát
  • Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 1 lượng rượu tỏi vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa
  • Giữ nguyên khoảng 10 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch

4. Cách dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Theo Đông y, lá đào là thảo dược có vị đắng và tính bình với công dụng khử phong thấp, sát khuẩn và thanh nhiệt. Thảo dược này được tận dụng trong điều trị nhiều bệnh lý da liễu thường gặp. Phải kể đến như rôm sảy, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa hay bệnh tổ đỉa.

Lá đào có tác dụng làm giảm viêm, kháng khuẩn và chống dị ứng nên sẽ có khả năng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Ngoài ra còn giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm và thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trên da.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá đào tươi rồi vò nhẹ cho hơi nhàu
  • Đun sôi khoảng 1.5 lít nước rồi thả lá đào vào đun thêm vài ba phút
  • Đổ nước ra thau, loại bỏ bã rồi pha thêm với nước lạnh cho ấm
  • Dùng nước lá đào ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa 1 lần/ ngày

5. Cách dùng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Lá lốt là thảo dược quen thuộc từ lâu đã góp mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó thảo dược được dùng để khắc phục triệu chứng của một số bệnh về da như viêm da cơ địa, vảy nến, tổ đỉa hay nổi mề đay mẩn ngứa.

Theo Đông y, lá lốt có vị cay và tính ấm với tác dụng chỉ thống, ôn trung, trừ hàn. Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy lượng lớn tinh dầu trong lá lốt có tác dụng giảm đau, tiêu viêm và kháng khuẩn. Dùng lá lốt đúng cách sẽ giúp làm giảm các tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm và đau rát do bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà
Dùng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa là mẹo đơn giản có thể thực hiện tại nhà

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi rồi đem vò nát
  • Cho thảo dược vào nồi rồi đun sôi cùng 1 lít nước trong 5 phút
  • Đổ nước sắc lá lốt ra chậu, pha thêm 1 ít nước lạnh vào cho ấm
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa

6. Hướng dẫn dùng gừng tươi chữa bệnh tổ đỉa

Gừng tươi còn được gọi là sinh khương – có thể tận dụng nguyên liệu này để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa. Dược liệu này có vị cay, tính ấm với nhiều tác dụng nổi bật như kháng khuẩn, làm giảm viêm, giải độc, tán phong hàn…

Hoạt chất Gingerol và Zingerone dồi dào trong gừng tươi có thể ức chế sản sinh prostaglandin – thành phần trung gian gây ra các phản ứng viêm. Ngoài ra, dịch ngâm từ gừng tươi còn có khả năng ức chế được hoạt động của 1 số hại khuẩn và nấm men. Từ đó sẽ giúp làm giảm viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem cạo vỏ rồi rửa sạch và thái lát
  • Đun sôi 2 lít nước, thả gừng vào đun thêm vài ba phút nữa
  • Cho nước gừng ra chậu và pha thêm 1 ít nước lạnh vào cho ấm
  • Dùng nước gừng ấm để ngâm rửa tay chân khoảng 10 – 15 phút

7. Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng chanh tại nhà

Chữa bệnh tổ đỉa bằng chanh tươi cũng là mẹo đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Mẹo này có công dụng giảm ngứa ngáy và làm thông thoáng vùng da bệnh. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm kích hoạt.

Cách chữa từ chanh đặc biệt phù hợp với những đối tượng bị tổ đỉa do tăng tiết mồ hôi ở bàn chân và bàn tay. Hàm lượng acid citric dồi dào trong chanh có tác dụng làm sạch da và kiểm soát hoạt động tiết mồ hôi. Hơn nữa chanh còn chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương trên da.

Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà
Chanh chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp làm sạch da và thúc đẩy chữa lành tổn thương

Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ nên áp dụng khi các mụn nước trên da chưa bị vỡ ra. Bởi lượng acid citric lớn từ chanh có thể gây ra cảm giác xót, đau rát và khó chịu khi áp dụng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1/2 quả chanh đem vắt lấy nước cốt rồi hòa với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
  • Rửa sạch và lau khô vùng da bị tổn thương do tổ đỉa
  • Thoa hỗn dịch nước chanh pha loãng lên bề mặt da
  • Để nguyên 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và dưỡng ẩm cho da

8. Cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng lá bàng

Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, lá bàng là thảo dược có tính mát với khả năng sát khuẩn và chống viêm rất tốt. Dùng tổ đỉa có tác dụng làm sạch da, thúc đẩy chữa lành tổn thương và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao trong thảo dược này. Điển hình như phytosterol, flavonoid, tanin,… Chúng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Đồng thời giúp bảo vệ vùng da tổn thương khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non và 1 ít muối hạt
  • Rửa sạch thảo dược với nước muối loãng rồi để ráo
  • Sau đó cho vào cối giã nát cùng với 1 ít muối hạt
  • Vắt lấy nước cốt và loại bỏ phần bã đi
  • Vệ sinh vùng da bệnh rồi thoa dịch ép lá bàng lên
  • Áp dụng 2 lần/ ngày, không cần rửa lại với nước

9. Hướng dẫn dùng lá chè xanh chữa bệnh tổ đỉa

Ngâm tay chân với nước sắc lá chè xanh cũng là một cách có khả năng đáp ứng với bệnh tổ đỉa. Cách này giúp làm giảm ngứa ngáy và thúc đẩy tốc độ phục hồi các tế bào da bị tổn thương.

Các nghiên cứu hiện đại ghi nhận trong lá chè xanh có tới khoảng 6 loại polyphenol và catechin. Trong đó, đáng chú ý nhất là hàm lượng epicatechin gallate (ECG) và epigallocatechin gallate (EGCG) dồi dào có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.

Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà
Lá chè xanh là thảo dược tự nhiên lành tính có thể tận dụng chữa bệnh tổ đỉa

Thành phần hoạt chất có trong lá chè sẽ giúp cải thiện sức khỏe làn da và làm giảm mức độ tổn thương. Hơn nữa hàm lượng polyphenol dồi dào trong thảo dược này còn có khả năng chống viêm rất tốt. Ngâm tay chân với nước lá chè sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy, kích ứng và sưng viêm do bệnh tổ đỉa gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi rồi vò nhẹ và cho vào nồi
  • Thêm vào khoảng 1.5 lít nước để đun sôi khoảng 10 phút
  • Đổ nước ra chậu, loại bỏ bã và pha thêm nước lạnh vào cho ấm
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng tay chân đang bị ảnh hưởng
  • Với cách này có thể áp dụng đều đặn khoảng 3 – 4 lần/ tuần

10. Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng rau răm

Rau răm là loại rau ăn kèm trong nhiều món ăn của người Việt. Thảo dược này có vị cay và tính ấm được dùng phổ biến trong chữa các bệnh ngoài da nhờ khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Dùng rau răm chữa tổ đỉa là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến.

Các hoạt chất Dodecanal, Decanal, α-humulene, β-caryophyllene, Decanol… trong rau răm có dược tính rất tốt. Chúng giúp làm dịu da, ức chế phản ứng viêm và làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên vùng da bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm rau răm với nước muối loãng rồi để ráo
  • Cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị
  • Trước khi đắp cần chú ý vệ sinh và lau khô da
  • Với cách này có thể áp dụng 1 – 2 lần/ ngày tùy theo mức độ bệnh

Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian

Chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian là giải pháp đơn giản, khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách thì các vấn đề rủi ro hoàn toàn có khả năng phát sinh.

Cách trị bệnh tổ đĩa tại nhà
Cần kết hợp với điều trị bằng thuốc để tác động toàn diện tới tiến triển của bệnh

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế rủi ro, khi áp dụng các cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng mẹo dân gian cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Chỉ áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng mẹo dân gian khi trên da chưa xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm. Với các trường hợp tổ đỉa có bội nhiễm thì tốt nhất bạn cần thăm khám và điều trị bằng kháng sinh theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Mẹo chữa dân gian đa phần là tận dụng các loại thảo dược tự nhiên nên thường có tác dụng chậm. Người bệnh cần thực hiện kiên trì để thấy được kết quả khả quan.
  • Chú ý ngâm rửa các thảo dược với nước muối loãng trước khi dùng. Việc dùng thảo dược không đảm bảo có thể làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ phát sinh rủi ro.
  • Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính và rất dễ tái phát. Chính vì thế mà bên cạnh việc điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian thì người bệnh nên dùng thuốc, quang hóa trị liệu và kết hợp chế độ chăm sóc khoa học.
  • Trong thời gian điều trị, cần chú ý giữ vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách. Đồng thời giữ vùng da bệnh thông thoáng để cải thiện ngừa ngáy và hạn chế nguy cơ bội nhiễm.
  • Tránh mang giày chật, thay vào đó cần chọn giày có chất liệu thông thoáng, vừa kích cỡ và thấm hút tốt.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da đang bị tổn thương do bệnh tổ đỉa.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hay tiêu thụ các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, dung dịch tẩy rửa, hóa chất…
  • Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể (2 – 2.5 lít/ ngày), dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt điều độ nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Bài viết đã chia sẻ 10 cách chữa bệnh tổ tỉa tại nhà bằng mẹo dân gian rất dễ thực hiện và tương đối an toàn. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng là chủ yếu. Người bệnh nên kết hợp điều trị chuyên sâu theo chỉ dẫn bác sĩ và chăm sóc khoa học để tác động toàn diện tới tiến triển của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

  • TOP thuốc trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất – ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG
  • Cách chọn sữa tắm, xà phòng an toàn cho người bị viêm da cơ địa