Cách xử lý đất trồng rau

Để rau sạch phát triển tốt bên cạnh việc chăm sóc, thì cần lựa chọn và xử lý đất trồng rau cẩn thận. Có 2 loại đất trồng rau chính đó là đất tự nhiên và đất hữu cơ.

Cách xử lý đất trồng rau
Trồng rau tại nhà đang trở thành xu hướng hiện đại – Tag: đất trồng rau

Trồng rau sạch đang dần trở thành một xu thế trong thời hiện đại. Bởi nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao ở những gia đình ở thành phố. Trong khi đó, nhiều nguồn rau được bày bán ở các khu chợ chưa có nguồn gốc rõ ràng. Nên việc trồng rau sạch ngay tại nhà được nhiều gia đình quan tâm.

Mục lục

  • 1. Ưu điểm của trồng rau sạch tại nhà
  • 2. Những loại đất trồng rau sạch
    • 2.1. Đất tự nhiên
    • 2.2. Đất hữu cơ
  • 3. Cách làm đất trồng rau ngay tại nhà cực kì đơn giản.
    • 3.1. Chuẩn bị
    • 3.2. Cách làm đất trồng rau
    • 3.3. Cách cải tạo đất sau khi thu hoạch cây.

1. Ưu điểm của trồng rau sạch tại nhà

Trồng rau sạch được nhiều người quan tâm bởi những lợi ích mà chúng đem lại. Rau sạch được trồng tại nhà đảm bảo sạch, do tự tay chăm sóc sẽ đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Rau sạch được chăm chút kỹ lưỡng sẽ ít bị sâu hại, ngoài ra còn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ đất.

Ngoài ra rau được trồng sẽ tươi ngon vì được hái trực tiếp và được sử dụng liền ngay lập tức. Rau xanh cũng như cây xanh sẽ tạo ra một không gian thoáng đãng, mát mẻ. 

Đem lại nhiều lợi ích nhưng việc trồng rau sạch tại nhà không quá tốn kém. Nếu biết ứng dụng tốt còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công việc bếp núc.

Một số gia đình còn coi việc trồng một khóm rau nhỏ tại nhà và chăm sóc chúng như là một sở thích. Điều đó giúp thư giãn, giúp tinh thần phấn chấn, cơ thể khỏe mạnh.

2. Những loại đất trồng rau sạch

2.1. Đất tự nhiên

Đất trồng rau sạch có nguồn gốc tự nhiên có ưu điểm là dễ kiếm, và có nhiều đặc điểm theo độ đa dạng của vùng miền. Đất trồng rau phổ biến thường được sử dụng là đất phù sa 

Cách xử lý đất trồng rau
Đất phù sa được sử dụng nhiều để trồng rau – Tag: đất trồng rau

Nhược điểm của đất tự nhiên là do mang đặc tính của vùng miền nên nhiều khi bị chua, xói mòn.. Bên cạnh đó là khả năng giữ nước kém và dễ bị khô cần được chăm sóc và tưới nước thường xuyên.

Thành phần của đất trồng rau có nguồn gốc từ tự nhiên:

  • Đất tự nhiên ( đất phù sa,… )
  • Tro, trấu để tăng độ mùn và tơi xốp cho đất.
  • Phân bón vi sinh giúp tăng chất dinh dưỡng và màu mỡ cho đất
  • Các khoáng chất tốt cho cây như Kali, phốt- pho,..

Ngoài ra còn có thể tham khảo một số loại đất tự nhiên được cung cấp sẵn cho cây trồng để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

2.2. Đất hữu cơ

Đất sạch hữu cơ là do con người chế biến bằng các phản ứng sinh hóa từ những nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Nhờ đó mà đất hữu cơ đảm bảo được lượng dinh dưỡng lớn có trong đất.

Cách xử lý đất trồng rau
Đất hữu cơ được áp dụng nhiều trong nông nghiệp – Tag: đất trồng rau

Ưu điểm chính của đất là nhiều chất dinh dưỡng ngoài ra còn có khả năng giữ ẩm tốt, giúp rau không bị khô ngay cả khi thiếu thời gian chăm sóc. Đất trồng hữu cơ thường chỉ được sử dụng làm đất nền bởi độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cao (chỉ cần giải 1 lớp đất mỏng lên khay đất để trồng rau, tiết kiệm hơn về kinh phí.

Nhược điểm lớn của phân hữu cơ là hàm lượng chất không đồng đều nếu chưa qua xử lý, ngoài ra còn chứa nhiều các mầm bệnh nguy hiểm như nấm, viruss,..

Thành phần của đất trồng hữu cơ

  • Đất hữu cơ ( từ xơ dừa, từ phân lợn,..)
  • Đất tự nhiên, đất đỏ bazan
  • Các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng ( N, ka, P,..)
  • Phân bón vô cơ

Đất hữu cơ phù hợp với nhiều loại rau sạch như rau cải, mồng tơi, rau dền,… có thể sử dụng trồng ở trên ban công căn hộ.

3. Cách làm đất trồng rau ngay tại nhà cực kì đơn giản.

3.1. Chuẩn bị

Để làm được một khóm đất để trồng rau tại nhà các bạn có thể tham khảo các bước sau. Đầu tiên là chuẩn bị:

  • chuẩn bị dụng cụ khay nhựa, thùng xốp, ( nên sử dụng những thùng xốp chắc chắn có khả năng chịu lực tốt)
  • Chuẩn bị đất nền: đất phù sa, đất đỏ bazan,..
  • Giá thể để tạo độ tơi xốp cho đất nhằm kích thích phát triển rễ. Đó có thể là mùn cưa, tro trấu hoặc vụn than,..
  • phân bón hữu cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho khóm rau, phân có thể lựa chọn đơn giản như phân gà, phân bò, phân trùn quế,..

3.2. Cách làm đất trồng rau

  • Bước 1:  Đổ đất nền và giá thể vào thùng xốp để trộn đều
  • Bước 2: Lát 1 lớp phân hữu cơ lên đất vừa trộn, tỉ lệ trộn đất có thể tham khảo phù hợp là ( 50% đất nền, 30% giá thể và 20% phân hữu cơ)
  • Bước 3 : sau khi trộn xong san phẳng bề mặt đất, ấn nhẹ ở các góc của thùng xốp.

Sau đó bạn có thể tiến hành trồng rau sạch rồi. 

Lưu ý: trong quá trình lấy đất nền để trồng cây, nếu sử dụng đất ở ruộng,.. cần xử lý để tránh mầm bệnh còn tồn trong đất sẽ gây hại lớn cho cây.

3.3. Cách cải tạo đất sau khi thu hoạch cây.

  • Sau khi thu hoạch xong, nhổ rau ra khỏi thùng xốp thì tiến hành xới lại đất
  • Phơi đất ngoài nắng khoảng 2-3 ngày  để triệt tiêu các loại sâu bệnh tồn đọng trong đất. Đồng thời loại bỏ các rễ còn tồn lại trong thùng. Trong quá trình phơi cần rắc thêm 1 lượng vôi bột tùy theo kích thước thùng xốp, chú ý lượng vôi ko quá nhiều, vừa đủ để cân bằng lại lượng PH có trong đất và ngăn ngừa mầm bệnh.
  • Cuối cùng thêm một lượng phân hữu cơ khoảng 1/5 so với lần đầu trộn đất.

Tiếp tục trồng và cải tạo đất hợp lý bạn sẽ có một vườn rau sạch mà lại không tốn kém nhiều chi phí, thời gian mà còn đem lại niềm vui trong căn nhà của bạn.

Trồng rau sạch và hiệu quả có thể đem lại nhiều lợi ích không ngờ tới, hy vọng bạn sẽ sở hữu một vườn rau xanh, sạch của riêng gia đình mình.

Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo những nguyên liệu làm đất trồng rau tại https://mygarden.vn/. My garden chuyên cung cấp các sản phẩm nông nghiệp với cam kết về chất lượng. Hãy liên hệ để được tư vấn nhiệt tình với những thắc mắc về nông nghiệp nhé!