Cách xử lý khi gạo bị mọt

Gạo bị mọt phải làm sao là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi vì gạo là nguồn lương thực thực phẩm chủ yếu trong mỗi gia đình, chúng ta thường cất trữ gạo trong một thời gian dài. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản gạo tốt thì rất dễ dẫn đến việc mọt gạo, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của gạo. Hãy cùng tìm hiểu cách diệt mọt gạo thông qua bài viết sau đây nhé.
tốt nhất

1. Mọt gạo là gì?

Mọt gạo là một loài côn trùng thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen, nhưng nhìn kĩ thì trên vỏ cánh sẽ có màu ánh cam đỏ. Mọt gạo trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 2mm, có vòi nhọn, răng sắc và dài.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Gạo mọt là gì?

2. Ảnh hưởng của mọt gạo đến gạo?

Nhiều người lầm tưởng gạo để lâu hoặc bị ẩm mới bị mọt xâm nhập nhưng thực chất rất có thể trứng của mọt đã bám trên bề mặt hạt gạo sau khi thu hoạch. Sau thời gian, mọt gạo lớn lên sẽ dùng vòi nhọn đục vào hạt gạo và đẻ trứng vào đó. Trứng nở ra sâu non và lớn lên sẽ ăn gần hết tinh bột bên trong hạt gạo, chỉ để lại lớp vỏ mỏng. Gạo bị mọt không những làm giảm đi tính thẩm mỹ của gạo mà còn khiến giá trị dinh dưỡng trong gạo cũng như vị ngon của gạo bị giảm đi.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Ảnh hưởng của mọt đến gạo như thế nào?

3. Khi gạo bị mọt có ăn được không?

Đối với gạo mới bị dính ấu trùng, mọt chưa kịp nở ra thì khi chế biến gạo bằng cách đun nấu sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của gạo. Tuy nhiên nếu gạo đã bị mọt gạo ăn thì không những chất lượng mà hương vị của hạt gạo cũng bị giảm đáng kể. Như vậy, nếu gạo bị mọt vẫn có thể ăn được nhưng hương vị và giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ không được như lúc đầu.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Gạo bị mọt có ăn được không?

4. Nguyên nhân dẫn đến gạo bị mối mọt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gạo bị mối mọt. Đơn cử là việc để gạo ngoài ánh nắng trực tiếp hay ở nơi có độ ẩm quá cao đều ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Việc này khiến gạo bị khô, vụn hoặc không nở, không thể nấu cơm được. Một nguyên nhân khác là sau mỗi lần dùng hết gạo lại không vệ sinh thùng chứa gạo hoặc chưa để túi gạo khô ráo hoàn toàn, tạo điều kiện lý tưởng cho mối mọt sinh sôi nảy nở.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Nguyên nhân dẫn đến gạo bị mối mọt

5. Cách đuổi mọt gạo nhanh, hiệu quả nhất

Nếu không may gạo nhà bạn có mối mọt thì bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản gạo và diệt mọt hiệu quả sau đây

5.1. Dùng ớt

Ớt là một loại gia vị không chỉ dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn có một công dụng khá độc đáo ít ai biết đó là đuổi mối mọt trong gạo. Bạn chỉ cần cho vài quả ớt đã tách hạt vào thùng đựng gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Dùng ớt để bảo quản gạo

5.2. Dùng tỏi

Tỏi có công dụng là ngăn mối mọt xâm nhập cũng như hạn chế khả năng sinh sôi của mọt. Vì vậy để lưu trữ gạo lâu dài bạn chỉ cần bỏ vài tép tỏi đã bóc vỏ lên trên gạo. Tùy theo số lượng gạo mà bạn tăng giảm lượng tỏi cho phù hợp. Bên cạnh đó tỏi còn giúp cho chất lượng gạo được giữ nguyên vẹn, đảm bảo hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Dùng tỏi để bảo quản gạo

5.3. Dùng rượu trắng

Nếu bạn không thích mùi hăng của tỏi hay mùi cay nồng của ớt thì bạn có thể dùng rượu trắng để đuổi mọt. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt một ly rượu vào thùng gạo nhưng lưu ý miệng ly phải cao hơn mặt gạo. Sau đó đổ một lượng khoảng 50g rượu trắng vào ly nhưng không đậy nắp. Tác dụng diệt khuẩn của rượu sẽ khiến mọt mói phải rời đi, đồng thời rượu lại dễ bay hơi nên sẽ không ảnh hưởng đến hương thơm của gạo.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Dùng rượu trắng bảo quản gạo

5.4. Dùng muối trắng

Dùng muối trắng cũng là một cách đuổi mọt gạo mà nhiều người thường xuyên áp dụng. Bạn chỉ cần rắc một chút muối vào thùng gạo. Lúc này mọt ăn gạo sẽ ăn phải muối mặn và tìm cách bỏ đi. Lưu ý bạn không nên rắc quá nhiều muối vì rất có thể sẽ khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Dùng muối trắng để bảo quản gạo

5.5. Dùng máy sấy tóc

Nếu không có thời gian phơi gạo ngoài trời nắng thì bạn có thể sử dụng một cách tương tự là dùng máy sấy tóc. Trước tiên bạn dàn đều gạo ra một mặt phẳng rồi sử dụng sức nóng từ máy sấy tóc để làm khô gạo. Nhiệt độ cao từ máy sấy tóc sẽ khiến mối mọt không chịu nổi mà bò lên bề mặt gạo. Lúc này bạn chỉ cần nhặt sạch và xử lý bằng cách đốt hoặc dùng chất diệt côn trùng.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Dùng máy sấy tóc bảo

6. Cách bảo quản gạo tránh bị mọt ăn

Để giữ được chất lượng và hương vị của gạo, việc bảo quản gạo trước khi chế biến là khá cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số cách sau

6.1. Bảo quản gạo bằng chai nhựa

Nếu bạn không muốn bảo quản gạo trong thùng chứa vì lo ngại mối mọt hoặc không chịu được mùi tỏi, ớt thì lựa chọn tối ưu chính là bảo quản gạo trong chai nhựa. Tuy nhiên chai nhựa phải khô ráo hoàn toàn và không có nước đọng bên trong, tránh trường hợp gạo bị ẩm mốc. Sau khi đổ gạo đầy chai thì bạn cần vặn nắp chai thật kín và đặt chai tại nơi khô ráo. Một ưu điểm khi dùng chai để bảo quản gạo đó là tránh được các loại mối, mọt, côn trùng lẫn bụi bẩn.

6.2. Bảo quản gạo trong tủ lạnh

Gạo là loại thực phẩm hút ẩm cao nên bạn cần bảo quản gạo ở nơi thoáng mát và khô ráo. Bạn có thể để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 đến 5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Nhật Bản, môi trường tủ lạnh có nhiệt độ thấp sẽ giúp tiêu diệt và ngăn chặn các loại trứng mối mọt sinh sôi và phát triển.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Bảo quản gạo trong tủ lạnh

6.3. Bảo quản gạo trong túi kín

Nếu tủ lạnh của gia đình có kích thước không quá lớn thì bạn có thể chia nhỏ gạo vào các loại túi zipper trước khi đem để vào tủ lạnh. Ưu điểm của các loại túi này là khả năng khóa kín, đảm bảo gạo luôn ở trong tình trạng khô ráo, không lo bị ẩm mốc.

6.4. Bảo quản gạo trong hộp đựng gạo chuyên dụng

Cách tốt nhất để bảo quản gạo là sử dụng các hộp đựng gạo chuyên dụng. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần bấm nút, một lượng gạo phù hợp sẽ chảy tới hộc đựng. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian đong đếm lượng gạo phù hợp. Đặc biệt, hộp đựng gạo chuyên nghiệp hạn chế tình trạng mở nắp gạo, tránh các loại côn trùng xâm nhập.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Bảo quản gạo trong hộp đựng gạo chuyên dụng

 Một lưu ý nhỏ là bạn nên chọn mua hộp đựng gạo có dung tích phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình. Ngoài ra bạn nên đặt hộp chuyên đựng gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp và phát sinh nhiệt như lò vi sóng, lò nướng.

7. Những lưu ý bạn cần biết khi bảo quản gạo

7.1. Chọn đúng vật dụng để đựng gạo

Chọn đúng vật dụng để đựng gạo vừa giúp bảo quản gạo tốt hơn vừa giữ được hương vị của gạo. Chọn vật dụng đựng gạo phụ thuộc vào số lượng gạo bạn có cũng như kích thước của nơi để hộp đựng. Một số vật dụng đựng gạo thường gặp là hộp nhựa, chai nhựa, túi zip, chum gạo, thùng chứa gạo,hộp đựng gạo chuyên dụng,...  Các hộp chứa gạo chuyên dụng có thể chứa được 12kg đến 40kg gạo.

7.2. Vệ sinh vật dụng đựng gạo

Thùng chứa gạo là nơi ở lý tưởng của mối mọt gạo, dù bạn đã loại bỏ hết mọt gạo thì trứng của chúng vẫn có thể còn nằm ở đáy thùng. Vì vậy để tránh gạo bị mọt bạn cần vệ sinh thùng chứa gạo sau mỗi lần sử dụng.Cụ thể bạn cần phơi thùng thật khô ráo và khử khuẩn trước khi thay gạo mới. Bên cạnh đó cần đặt thùng chứa gạo ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt. Điều này sẽ đảm bảo được chất lượng của gạo và an toàn sức khỏe cho bạn.

Cách xử lý khi gạo bị mọt

Vệ sinh vật dụng đựng gạo

7.3. Thời gian bảo quản gạo tốt nhất

Người tiêu dùng thường có thói quen mua số lượng gạo lớn và tích trữ gạo lâu dài. Tuy nhiên thời gian bảo quản gạo tốt nhất là trong vòng tối đa 2 tháng. Cụ thể vào mùa thu, gạo được bảo quản tốt nhất trong vòng 1 tháng. Còn vào mùa hè thời gian bảo quản gạo tốt nhất được rút xuống chỉ còn 2 tuần. Chính vì vậy bạn chỉ nên mua một lượng gạo vừa đủ với số lượng thành viên gia đình và đủ dùng trong khoảng thời gian này.

7.4. Cách xử lý gạo bị mọt

Trong trường hợp bạn phát hiện gạo bị mọt tấn công thì bạn không nên đem gạo đi phơi nắng ngay. Lí do là vì mối mọt rất sợ ánh sáng, chúng sẽ trốn vào nơi trú ẩn. Bên cạnh đó phơi nắng lại khiến gạo bị mất nước và trở nên khô, vụn, ảnh hưởng đến chất lượng gạo, không thể sử dụng gạo để nấu ăn được nữa. Cách tốt nhất là bạn nên sàng gạo một cách nhẹ nhàng để những con mọt bị rơi xuống, sau đó đem gạo đi phơi ở nơi có bóng râm và thoáng gió để mối mọt tự rời đi.

Cách xử lý khi gạo bị mọt
 

Cách xử lý gạo bị mọt

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp một số mẹo để đuổi mọt gạo cũng như các cách xử lý gạo bị mọt. Bạn cũng nên nhớ thường xuyên vệ sinh thùng chứa gạo, phơi khô ráo hoàn toàn. Ngoài ra bạn không nên mua quá nhiều gạo cùng một lúc, vừa khó bảo quản vừa khó kiểm tra gạo có bị mọt hay không. Nếu gặp phải mọt hoặc bị ẩm mốc không sử dụng được thì phải vứt đi rất lãng phí. Chỉ nên bảo quản gạo trong vòng hai tháng và không nên tích trữ nhiều gạo trong nhà nhé.

Bên cạnh việc "bỏ túi" cho mình các thông tin hữu ích bạn cũng nên lựa chọn nguồn cung cấp gạo uy tín trên thị trường. Nhằm đảm bảo các sản phẩm gạo bạn mua đều chất lượng và có thời hạn sản xuất mới nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh và sản xuất, Vua Gạo đã không ngừng phát triển, khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường và xây dựng niềm tin đối với khách hàng. Hiện nay các dòng sản phẩm túi của Công ty đã có mặt ở nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cùng với hệ thống phân phối rộng khắp trong cả nước. Đặc biệt các sản phẩm của Vua Gạo luôn đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế như: BRC, HACCP. GMP và vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Tags: gạo bị mọt phải làm sao, cách diệt mọt gạo, cách đuổi mọt gạo, gạo bị mọt, cách xử lý gạo bị mọt

Biên tập: Vua Gạo Marketer

CÔNG TY CP THỰC PHẨM THIÊN NHIÊN KING GREEN

Trụ sở: 177/24, Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TPHCM

Văn phòng: 45 - 47 Đường số 24, Phường 11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.

Nhà máy sản xuất: Ấp Tây, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Điện Thoại: 18008012

Email:

Facebook: facebook.com/vuagaovn

Website: vuagaovn.com