Cảm nhận về món an em yêu thích

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nghĩ đến cánh đồng quê, tà áo dài … và đặc biệt không thể thiếu đó chính là món phở. Phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, ..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.

Phở là món ăn Việt Nam tinh tế có từ lâu đời và qua tay mỗi một người nấu khác nhau lại mang một hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, những thành phần thiết yếu tạo nên một bát phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò, thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy, rau thơm và cho thêm các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vào nước dùng để có vị chua thanh thanh, cay nhè nhẹ.

Một bát phở ngon quan trọng là bí quyết chế biến nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm của quế, hồi và thảo quả. Mỗi người với kinh nghiệm bản thân sẽ có bí quyết riêng để tạo ra một nồi nước dùng ngon. Phở phải mang đủ các hương vị, như nhà văn Vũ Bằng đã viết, “thịt thì mềm, bánh thì dẻo, vị cay cay của gừng, hạt tiêu, ớt, cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái rau thơm, thơm dìu dịu của thịt bò tươi mềm… rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành êm dịu, không có chất gì là hóa học”

Khi xưa, chỉ có những hàng phở gánh ở đầu phố hoặc đi rong ngoài đường để cho thực khách thưởng thức. Sau này, những quán phở được hình thành trên nhiều con phố Hà Nội, nhưng người sành ăn vẫn thích đến những hàng phở ngon có tiếng ở Hàng Đồng, Lý Quốc Sư, Lê Văn Hưu hay Hàng Bột.

Phở không kém người ăn và cũng không quan trọng thời điểm thưởng thức. Bạn có thể ăn phở vào buổi sáng, trưa hoặc tối. Thưởng thức phở vào mùa đông hay mùa hè đều mang lại những cảm giác khác nhau. Mùa đông, ăn một bát phở sẽ khiến cho người ta có cảm giác ấm người. Mùa hè, vừa ăn vừa chảy mồ hôi cho đến khi ăn xong, một cơn gió nhẹ của mùa hè cũng đủ làm bạn thấy lành lạnh trong người, khoan khoái dễ chịu.

Ngày nay, phở được chế biến đa dạng và phong phú hơn, Ta có thể thưởng thức nhiều món phở khác nhau: phở xào, phở chiên phồng,.. Tuy nhiên phở nước truyền thống vẫn được coi là một món ăn tinh tế và là là sự lựa chọn tin cậy đối với người dân Hà thành và nhiều du khách khi đặt chân đến Hà Nội.     

Gia đình tôi có bốn người, sống trong một căn nhà nhỏ, hơn chật trội. Cuộc sống của chúng tôi diễn ra khá yên bình, mọi hoạt động dường như lúc nào cũng lặp đi lặp lại ngày khác. Mỗi ngày, khi ông mặt trời lấp ló phía cây bàng giữa sân là cả gia đình thức dậy. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bố thể dục, thay quần áo rồi ăn sáng, đi làm. Tôi và em gái thì mèo lười, cũng chả thèm tập thể dục như bố, cứ ngủ thêm chút, rồi dậy đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, ăn sáng và đi học. Một ngày nọ, bố tôi báo rằng gia đình tôi sắp được chuyển đến một ngôi nhà mới. Cả gia đình vui mừng khôn siết. Em gái tôi cứ tíu ta tíu tít, hát vu vơ thích thú, mẹ và bố khuân mặt rạng rỡ bàn nhau xem nên chuẩn bị gi ở nhà mới. Còn tôi, tôi lại thấy vui vui nhưng hơi đượm buồn, tôi phải xa ngôi nhà này sao, ngôi nhà này đã có với tôi bao kỉ niệm đẹp đẽ. Nhưng thôi kệ, tôi hiểu ra rằng cuộc sống mà, khi cái gi không tốt nó sẽ thay bằng một cái khác tốt đẹp hơn nhiều. Tôi thở dài một hơi, lấy lại tinh thần và ra hát hò vui vẻ cùng em gái tôi.

Cảm nhận về món an em yêu thích

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nghĩ đến cánh đồng quê, tà áo dài … và đặc biệt không thể thiếu đó chính là món phở. Phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, ..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.

Phở là món ăn Việt Nam tinh tế có từ lâu đời và qua tay mỗi một người nấu khác nhau lại mang một hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, những thành phần thiết yếu tạo nên một bát phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò, thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy, rau thơm và cho thêm các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vào nước dùng để có vị chua thanh thanh, cay nhè nhẹ.

Một bát phở ngon quan trọng là bí quyết chế biến nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm của quế, hồi và thảo quả. Mỗi người với kinh nghiệm bản thân sẽ có bí quyết riêng để tạo ra một nồi nước dùng ngon. Phở phải mang đủ các hương vị, như nhà văn Vũ Bằng đã viết, “thịt thì mềm, bánh thì dẻo, vị cay cay của gừng, hạt tiêu, ớt, cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái rau thơm, thơm dìu dịu của thịt bò tươi mềm… rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành êm dịu, không có chất gì là hóa học”

Khi xưa, chỉ có những hàng phở gánh ở đầu phố hoặc đi rong ngoài đường để cho thực khách thưởng thức. Sau này, những quán phở được hình thành trên nhiều con phố Hà Nội, nhưng người sành ăn vẫn thích đến những hàng phở ngon có tiếng ở Hàng Đồng, Lý Quốc Sư, Lê Văn Hưu hay Hàng Bột.

Phở không kém người ăn và cũng không quan trọng thời điểm thưởng thức. Bạn có thể ăn phở vào buổi sáng, trưa hoặc tối. Thưởng thức phở vào mùa đông hay mùa hè đều mang lại những cảm giác khác nhau. Mùa đông, ăn một bát phở sẽ khiến cho người ta có cảm giác ấm người. Mùa hè, vừa ăn vừa chảy mồ hôi cho đến khi ăn xong, một cơn gió nhẹ của mùa hè cũng đủ làm bạn thấy lành lạnh trong người, khoan khoái dễ chịu.

Ngày nay, phở được chế biến đa dạng và phong phú hơn, Ta có thể thưởng thức nhiều món phở khác nhau: phở xào, phở chiên phồng,.. Tuy nhiên phở nước truyền thống vẫn được coi là một món ăn tinh tế và là là sự lựa chọn tin cậy đối với người dân Hà thành và nhiều du khách khi đặt chân đến Hà Nội.

Từ bé đến nay không biết tôi đã ăn phở bao nhiêu lần rồi. Vẫn cái tên gọi đó, vẫn hương vị đặc trưng đó nhưng mỗi lần ăn tôi lại thấy có gì đó khác biệt lắm. Có ba cách để chế biến phở chính là: tái, chín và xào. Rồi từ cách chế biến truyền thống đó, giờ dây còn có phở gà xé, phở chay.... Quay trở lại những ngày của thập niên 1970 - 1980, ta còn có thể bắt gặp phở rán... mà được chế biến từ phở cổ truyền mà ra. Mỗi loại phở lại có một nét hấp dẫn riêng nhưng tôi thì luôn trung thành với phở bò chín. Bởi nó vẫn giữ được hương vị truyền thống, lại dễ ăn, đảm bảo được tính an toàn.

Nghe ông tôi kể lại, trước đây chỉ có hai, ba hào một bát phở. Mà không phải lúc nào cũng được ăn, chỉ khi nào liên hoan hoặc ốm mới được ăn. Nhưng bây giờ thì mọi người cũng chẳng đến mức phải góp tiền với nhau để mua. Bây giờ là lúc phở được ăn thường xuyên và ai cũng có thể tự mua cho mình một bát mà thưởng thức, tôi còn nhớ mãi những lần được đi ăn phở cùng bố vào mỗi sáng chủ nhật. Cảm giác thích thú, háo hức đến thèm thuồng lúc nào cũng túc trực sẵn trong tôi. Như thường lệ, tô luôn xin bố một đĩa quẩy để ăn kèm. Trước đây, mọi người không hay ăn phở với quẩy. Mãi đến sau này, quẩy xuất hiện nhiều ở miền Nam nên thói quen ăn phở kèm quẩy cũng được mọi người ưa chuộng. Nhưng được ngồi nhâm nhi từng ngụm nước phở đậm đà, rồi nhai ngấu nghiến miếng quẩy vàng rộm, còn gì ngon lành và thích thú hơn thế nữa chứ. Và mỗi lần ăn phở tôi lại không khỏi thắc mắc tại sao cũng là một món ăn nhưng ở nhà hàng tôi lại thấy có vị riêng mà mẹ tôi nấu lại có vị riêng. Đúng như bố tôi nói, mỗi bát phở làm ra là cả tâm huyết, tình yêu của người đầu bếp và là kết tinh của văn hóa ẩm thực.

Trong món phở, công đoạn chế biến nước dùng là quan trọng nhất. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng loại phở lại được giữ khá bí mật. Phải tỉ mỉ, chắt chiu lắm mới có thể nấu ra được nồi nước phở chất lượng. Chẳng thế mà ở mỗi cửa hàng khác nhau, tôi lại tìm thấy những hương vị khác nhau. Cửa hàng nào có uy tín, nước dùng bao giờ cũng ngon hơn những cửa hàng không có thương hiệu thực sự.

Nếu đi ăn phở thường xuyên, bạn sẽ thấy một nét đặc trưng là những quán phở Việt Nam không mang thực đơn cho khách hàng mà khách sẽ phải tự chọn loại phở gì. Ngoài những loại phở truyền thống thì giờ đây phở được những đầu bếp tài ba và đầy sáng tạo tạo ra thành nhiều loại phở như: phở ăn liền, phở chay.... hay phở cuốn. Chính sự đa dạng của phở mà giờ đây có rất nhiều nhà kinh doanh đã lạm dụng tên gọi của phở để gọi tên một số món ăn mà không hề liên quan gì đến nguyên liệu làm phở và cách chế biến phở. Thật đáng tiếc khi một món ăn “quốc hồn quốc túy” của dân tộc lại bị làm mất đi giá trị thật sự của nó.

Nhưng cũng thật vui mừng thay khi phở lại được bạn bè quốc tế đón nhận, nhắc đến nhiều nhất khi đến Việt Nam. Cũng như tôi, họ ăn một lần và nhớ mãi.

Nhiều du khách còn thấy “mê” phở nên bất cứ ai được hỏi khi nhắc đến Việt Nam. món ăn họ yêu thích nhất là gì thì họ không ngần ngại khi “bầu cử” cho phở.

Nhớ khi tôi bị ốm phải nghỉ học một tuần. Người tôi mỏi nhừ, đầu đau như búa bổ. chẳng muốn ăn uống hay làm gì cả. Vậy mà khi bố hỏi tôi có ăn phở hay không để bố mua thì tôi như tỉnh hơn, gật đầu lia lịa. Tôi ăn hết một tô phở mà không hề thấy đắng miệng như trước nữa. Đầu tôi bớt nặng hơn và người cũng thấy thoải mái hơn. Không hiểu phở có phải là thuốc thần kì hay không mà ăn xong tôi thấy người như khỏe hẳn.

Mẹ tôi kể lúc khi đi công tác ở Pháp, mẹ đã được ăn phở. Đặc biệt là do chính tay đầu bếp Pháp làm chứ không phải người Việt Nam. Tôi ngạc nhiên và vui lắm vì có một “đặc sản” của dân tộc được quảng bá rộng rãi trên thế giới như thế. Món ăn đó sẽ giúp cho bạn bè quốc tế biết đến nước ta nhiều hơn. Nhưng liệu nó có bị quảng bá quá mức để rồi có ngày chúng ta không còn nhận ra được đó là món ăn truyền thống của dân tộc? Tôi mong rằng điều đó sẽ không xảy ra bởi còn rất nhiều người mê phở như tôi. Họ sẽ không để mất đi một món ăn đặc trưng nhất của Việt Nam đâu, một món ăn mà cả tôi và họ đều rất yêu thích.

Hôm nay là chủ nhật và tôi lại được bố chở đi ăn phở. Tôi sẽ lại xin bố một đĩa quẩy ăn kèm và ngồi thưởng thức bằng cả sự yêu mến phở của một người con Hà thành. Vị đậm đà của nước phở, cái mềm ngọt của từng sợi bánh và cả những chiếc quẩy thơm giòn được tôi thả ngập trong bát phở sẽ còn mãi trong lòng tôi. Tôi mong các bạn cũng sẽ yêu mến phở như tôi, đó chính là cách đơn giản nhất và dễ dàng nhất để bạn yêu mến dân tộc Việt Nam tuyệt vời này đấy.