Câu 8 bài thơ trăng ơi từ đâu đến thể hiện tình cảm gì của nhân vật trữ tình

Tìm hiểu bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”, em hiểu như thế nào về câu thơ “Trăng ơi có nơi nào? Sáng hơn đất nước em”. Hướng dẫn trả lời câu hỏi bám sát nội dung SGK Ngữ văn 4, mời các bạn tham khảo.


Mục lục nội dung

1. Bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”

3. Nội dung chính “Trăng ơi từ đâu đến”

2. Tìm hiểu bài thơ

Mẫu số 1

Mẫu số 2

Mẫu số 3

Mẫu số 4

Mẫu số 5

4. Ý nghĩa bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”

1. Bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kỳ

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

Tác giả:Trần Đăng Khoa
Tập thơGóc sân và khoảng trời (1968)


3. Nội dung chính “Trăng ơi từ đâu đến”

Bài thơ là nỗi thắc mắc vầng trăng từ đâu đến của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ… Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền. Bạn yêu trăng và yêu đất nước mình rất nhiều.


2. Tìm hiểu bài thơ

Em hiểu như thế nào về câu thơ:

"Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…"


Mẫu số 1

Câu thơ “ Trăng ơi có nơi nào? Sáng hơn đất nước em.” thể hiện niềm tự hào, tình cảm sâu sắc của tác giả với quê hương đất nước Việt Nam mến yêu. Câu hỏi “Trăng ơi có nơi nào?” của cô bé để dành trăng trả lời, nhưng đó chính là câu trả lời thay trăng của trẻ thơ, dù có ở nơi nào, dù trăng có đến từ đâu thì trăng ở đất nước em, ở đất nước Việt Nam vẫn là sáng nhất. Bởi trăng là ánh sáng của hòa bình, của tình thương đùm bọc của dân tộc và là người bạn đồng hành với trẻ thơ.


Mẫu số 2

Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp, dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:

“Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em”.

Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương. “Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.


Mẫu số 3

Câu thơ:

"Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em".

Em hiểu được rằng, cô bé trong bài thơ đã hỏi với trăng- nơi có ánh sáng đẹp nhất trong đêm tối :" trăng ơi có nơi nào sáng hơn đất nước em". Thể hiện niềm tự hào của mình đối với đất nước, đất nước là nơi sáng nhất, bởi vì đất nước có sự sống của con người. Đất nước là nơi sáng nhất cũng chính là nơi cuộc sống của con người dưới ánh trăng. Đất nước chắc hẳn đẹp đối với cô bé.


Mẫu số 4

Câu thơ như một tâm tình thủ thỉ dạt dào tình cảm nhưng đồng thời cũng thể hiện được tình cảm yêu mến, sự gắn bó tha thiết, trân trọng sâu sắc, lòng tự hào về quê hương, đất nước của nhân vật trữ tình "em". Qua đó, người đọc càng hiểu hơn về những nét đẹp, phẩm chất trong sáng, tốt đẹp của những con người vùng đất nơi đây.


Mẫu số 5

Bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước qua những lời nói hồn nhiên, sinh động. Lời hỏi nhẹ về vầng trăng thể hiện cảm giác so sánh, nói lên vẻ đẹp của đất nước nhờ trăng chiếu sáng. Không có nơi nào sáng, đẹp hơn đất nước của bạn nhỏ trong bài vì trong trái tim bạn luôn có hình ảnh quê hương đất nước là nhất, không gì sánh được.


4. Ý nghĩa bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”

Hiểu được bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.

------------------------------

Trên đây là một số bài văn mẫu về vấn đề em hiểu như thế nào về câu thơ “Trăng ơi có nơi nào? Sáng hơn đất nước em”do Toploigiai biên soạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt!

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Khám phá thế giới Tuần 29

Soạn bài: Tập đọc: Trăng ơi…từ đâu đến ?

Nội dung chính

Bài thơ là nỗi thắc mắc vầng trăng từ đâu đến của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ… Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền. Bạn yêu trăng và yêu đất nước mình rất nhiều.

Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4) : Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

Trả lời:

Trăng được so sánh với “quả chín hồng” và “tròn như mắt cá”.

Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4) : Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?

Trả lời:

Là vì: Trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà hoặc trăng đến từ biển xanh VI trang tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4) : Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?

Trả lời:

Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân – Tất cả đều gần gũi thân thiết.

Câu 4 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4) : Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đốì với quê hương đất nước như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và niềm tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của tác giả.

Trăng ơi… từ đâu đến? – Đọc bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến?” và trả lời các câu hỏi. Trong hai khổ thơ đầu trăng được hình tượng hóa qua hai so sánh rất đẹp, rất thơ.

Advertisements (Quảng cáo)

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh đồng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sàn chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến ?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

Trần Đăng Khoa

Advertisements (Quảng cáo)

Đọc bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến?” và trả lời các câu hỏi:

1. Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? Cách so sánh ấy hay như thế nào ?

2. Những hình ảnh vầng trăng gợi ra trong hai khổ thơ tiếp theo gần gũi với trẻ em như thế nào?

3. Trong hai khổ thơ cuối, vầng trăng gắn với một tình cảm rất sâu sắc của tác giả. Đó là tình cảm gì?

BÀI LÀM

1. Trong hai khổ thơ đầu trăng được hình tượng hóa qua hai so sánh rất đẹp, rất thơ:

Trăng được so sánh với quả chín:

“Trăng hồng như quả chín

Advertisements (Quảng cáo)

Lửng lơ lên trước nhà”.

Trăng lại được so sánh với mắt cá:

“Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi”.

Cách so sánh ở đây rất hay và sáng tạo. Trăng mới mọc sắc hồng, được so sánh với trái chín, đúng về màu sắc và còn gợi lên cảm giác ngọt mát. Mắt cá tròn, long lanh được dùng để so sánh với trăng thu đêm rằm rất trong sáng và tròn vành vạnh, một cách nói thật độc đáo và biểu cảm.

2. Trong hai khổ thơ 3, 4 hình ảnh vầng trăng gợi ra bao liên tưởng thú vị đối với trẻ em. Nhìn vầng trăng tròn, bé Khoa liên tưởng đến quả bóng do một bạn nhỏ nào đã đá lên trời từ một sân chơi:

“Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời”.

Bài đồng dao “Chú Cuội ngồi gốc cây đa” hầu như bạn nhỏ nào trong chúng ta cũng thuộc, cũng đã có lần hát. Trần Đăng Khoa đã viết được một khổ thơ có ý tưởng hay, hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Trần Đăng Khoa không hỏi chú Cuội về chuyện chăn trâu mà nhìn trăng rồi chỉ thương Cuội cứ phải hú gọi trâu mãi, không được đi học như bao trẻ thơ khác nơi trần gian:

“Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!”.

3. Trong hai khổ thơ cuối, vầng trăng được gắn với một tình cảm rất sâu sắc của tác giả. Đó là tình yêu chú Giải phóng quân trên đường đánh giặc có trăng soi đường, là tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước:

“Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân”

Trăng làm sáng đẹp đất nước em, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta: “Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em”.