Cho con bú có nên uống thuốc nam

Cho con bú có nên uống thuốc nam

Cháo mè đen. Ảnh: babyplaza.net

Thiếu sữa là tình trạng sản phụ sau khi sinh có ít sữa hoặc không có chút nào. Dấu hiệu thiếu sữa từ người mẹ: Bầu vú mềm nhẽo, chậm xuống sữa, nặn ra ít sữa hơn so vòi bình thường. Nguyên nhân do sản phụ vốn yếu đuối hoặc khi đẻ mất nhiều máu làm khí huyết thiếu, dẫn đến không tiết được sữa nhiều.

Sau đây là các bài thuốc đơn giản giúp bà mẹ tăng tiết sữa rất hiệu quả:

1. Đậu phụ, chân lợn: 200g đậu phụ, 1 cái chân lợn. Cách làm: Chân lợn chặt thành miếng, cho nước vừa đủ, ninh nhừ. Sau đó, cho đậu phụ vào đun sôi; cuối cùng cho hành, ít dầu ăn, gia vị; đun vài phút là được. Cho sản phụ ăn khi nóng, ăn hết một lần trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, tăng thêm sữa.

2. Đu đủ, gừng, giấm: 500g đu đủ, 30g gừng, 500ml giấm. Cách làm: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đất hầm kỹ, chia ra ăn hết trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, bổ máu, tăng thêm sữa.

3. Giò heo: Giò heo, gạo nếp, l0g thông thảo, 20g hạt sen, 15 - 20g ý dĩ. Cách làm: Giò heo làm sạch, rồi đem hầm với gạo nếp, sau đó bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ vào; hầm đến khi nhừ thì cho sản phụ dùng.

4. Mè đen: 30g mè đen, 50g gạo tẻ. Cách làm: Mè đen giã nhỏ cùng với gạo tẻ đem nấu cháo rồi cho sản phụ dùng. Bài thuốc này giúp lợi sữa cho mẹ lại vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau sinh bị huyết hư, táo bón, ít sữa.

5. Lá khoai lang: Chỉ cần chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc, cho sản phụ dùng hoặc có thể luộc rau lang cho sản phụ ăn hàng ngày cũng được.

6. Cháo bí rợ với thịt nạc: Gạo tẻ l00g, bí rợ 150g, thịt nạc l00g, gia vị, rau thơm vừa đủ. Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm. Cho bí đỏ và gạo vào nồi, đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm; ăn nóng. Công dụng: Chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa.

7. Mít non nấu canh: Quả mít non 200g - 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt heo nạc xay l00g (hoặc l00g tôm tươi bóc vỏ), gia vị vừa đủ. Cách làm: Cho hành tỏi băm vào xào sơ thịt xay hoặc với tôm chừng 3 phút, sau đó cho mít non bỏ vỏ xắt miếng nhỏ vào xào thêm 3 phút, cho nước lạnh vào đủ ăn nguyên ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa, thông sữa, đặc biệt là món mít non nấu canh. Canh mít hợp với tôm và thịt nạc băm.

8. Mít non xào thịt: Quả mít non 200g - 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt heo nạc l00g. Cách làm: Cho thịt vào nồi xào chín tới, sau đó cho mít đã thái nhỏ vào xào chung với thịt. Ăn nóng với cơm trong vài ngày.

9. Uống nước lá mít: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá mít non tươi mỗi ngày nấu nước uống; dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít) sắc uống sẽ giúp tăng nguồn sữa dồi dào. Cách làm: Lấy 2 nắm tay lá mít non tươi, vò nát cho vào nồi, thêm vào từ 1,5 - 2 lít nước nấu cho sắc xuống (còn 1-1,5 lít) uống hết trong ngày. Nên uống liên tục 1 tháng cho tiết sữa thật nhiều và lâu dài. Thông thường, các bà mẹ mới sinh trong 3 tháng đầu chỉ cần uống 3-5 ngày là đã thấy sữa tăng nhiều.

10. Đậu đỏ: Bài thuốc này rất đơn giản. Chỉ cần dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, sản phụ uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp lợi sữa.

11. Uống nước 5 loại đậu: Dùng 200g cho mỗi loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng), trộn lẫn và cho vào chảo to để rang sơ cho dậy mùi thơm là được. Cho vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi tối lấy 1-2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (bình thủy), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác. Nước của 5 loại đậu rang có mùi rất thơm, rất dễ uống.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng

Thông thường bác sĩ vẫn khuyên các bà mẹ đang cho con bú không nên uống thuốc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được như vậy, vì thỉnh thoảng các nguy cơ từ bệnh tật sẽ nặng nề hơn là nguy cơ ảnh hưởng em bé. Khi đó, bản thân người mẹ sẽ phải cần sự tư vấn của bác sĩ để cân nhắc việc dùng thuốc. Vậy mẹ uống thuốc có nên cho con bú?

Tham khảo: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Khi đến bác sĩ, bạn phải luôn nhớ thông báo việc mình đang cho con bú chứ đừng nghĩ rằng bác sĩ đương nhiên biết. Bạn là người bảo vệ tốt nhất cho bản thân bạn và bé. Khi mua thuốc ở nhà thuốc tây, bạn cũng nên kiểm tra lại cho chắc chắn là thuốc bạn mua dùng được cho người đang cho con bú. Tìm hiểu thông tin kỹ càng có thể mất thời gian nhưng bù lại là sự an toàn của bạn.

Bạn nên đọc kỹ những tờ giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm với hộp thuốc. Chú ý các mục “Chống chỉ định” và “Sử dụng trong lúc có thai hoặc cho con bú”. Cũng như nên chú ý danh sách liên lạc ở cuối tờ giấy nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin.

Quan trọng nữa là nếu bạn cảm thấy thông tin đang có chưa đủ làm bạn yên tâm thì bạn khoan vội dùng thuốc.

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Mẹ bị ốm, có nên cho con bú? 

Theo Health Service Executive, bạn cần xác định bạn đang mệt mỏi hay đang có triệu chứng bệnh. Nếu mệt mỏi do phải thức đêm hoặc chăm bé liên tục, bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi bằng cách nhờ người thân trông trong gia đình chia sẻ công việc trông bé và tranh thủ chợp mắt lúc bé ngủ. 

Nếu đang xuất hiện triệu chứng ốm, bạn cũng đừng lo lắng vì cho bé bú sữa mẹ khi đang ốm nhìn chung là an toàn. Trong trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng, bạn có thể ngừng cho con bú và hãy liên hệ trực tiếp đến bác sĩ phụ trách của bạn.  

Đối với hầu hết các bệnh, việc tiếp tục cho con bú sẽ truyền các tế bào miễn dịch cho con, giúp con hoàn thiện hệ thống miễn dịch nhanh hơn. 

Thuốc sẽ qua sữa mẹ như thế nào

Tuyến sữa được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu nhỏ. Các phân tử nhỏ từ thuốc vào máu, có thể đi xuyên qua thành mạch máu vào sữa mẹ. Các loại thuốc dễ tan trong mỡ thì dễ đi vào sữa mẹ với nồng độ cao hơn các thuốc khác.

Trong lúc cho con bú, sữa mẹ đóng vai trò vận chuyển các chất tương tự như vai trò nhau thai trong giai đoạn có mang. Khi người mẹ uống bất kì loại thuốc nào thì cũng có một lượng nhỏ sẽ vào sữa mẹ. Liều lượng chính xác thuốc vào sữa thì chưa biết được nhưng chúng ta có thể hiểu một lượng rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng em bé. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc được chia ra thành lượng vô cùng nhỏ nên không nguy hại đến em bé.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Cho con bú có nên uống thuốc nam

Cho con bú có nên uống thuốc nam

Tại sao em bé và trẻ con chịu ảnh hưởng của thuốc khác với người lớn

Em bé và trẻ con thường nhỏ con và nhẹ kí hơn người lớn nhiều, do đó các bé đáp ứng với liều thuốc rất nhỏ so với người lớn. Ngoài ra sự phân bố thành phần cơ thể như mỡ, nước của trẻ con cũng khác biệt nhiều so với người lớn. Sự phát triển, tuổi tác và chức năng các cơ quan nội tạng đều ảnh hưởng đến các thuốc đưa vào cơ thể qua sữa mẹ.

Quan trọng hơn là chức năng gan của trẻ nhỏ thường chưa đủ trưởng thành để phân rã các loại thuốc như gan người lớn. Tương tự, thận của trẻ nhỏ cũng không thể bài tiết chất thải từ thuốc hiệu quả như người lớn. Việc này sẽ dẫn đến nồng độ thuốc cao lưu lại trong cơ thể bé một thời gian dài.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Ảnh hưởng của thuốc khi mẹ cho con bú

  • Các thuốc an thần có thể làm các bé ngủ nhiều hoặc thay đổi mức độ tỉnh táo của bé. Thuốc này có thể làm ảnh hưởng việc ăn uống dẫn đến sụt cân.
  • Thuốc kháng sinh có thể làm các bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá hoặc nổi mẫn ở da.
  • Khi mẹ uống thuốc chống táo bón thì bé có thể bị tiêu lỏng, vặn mình, hăm tã và thay đổi cân nặng.
  • Nổi ban, ngứa và thay đổi hành vi cũng xảy ra với một số thuốc.
  • Một số thuốc có thể làm giảm lượng sữa mẹ khiến bé sụt cân.
  • Một số thuốc khác thì làm ảnh hưởng mùi và màu sữa mẹ nên bé bị lạ và không chịu bú.

Khi bắt đầu uống thuốc, bạn nên để ý hành vi và thái độ của bé. Mặc dù bạn cảm thấy khoẻ hơn sau khi uống thuốc, nhưng không có nghĩa là em bé cũng vậy.

Uống thuốc khi cho con bú: Những điều mẹ cần biết

  • Nếu có thể thì nên hạn chế uống thuốc. Thỉnh thoảng có một số cách điều trị tại chỗ thay cho thuốc uống như thoa kem chẳng hạn.
  • Thuốc dùng được trong lúc mang thai không chắc chắn dùng được trong lúc cho con bú.
  • Cho bé bú trước khi bạn uống thuốc. Thuốc sẽ xuất hiện trong sữa mẹ khoảng 1-2 giờ sau khi uống.
  • Hỏi kỹ về thời gian bán huỷ của thuốc bạn sắp uống. Thuốc có thời gian bán huỷ ngắn và bài tiết nhanh qua cơ thể mẹ sẽ ít gây rủi ro cho bé hơn.
  • Đừng quá tin tưởng vào các loại thuốc “an toàn” hay “tự nhiên”, vì các loại này rất khó xác định nồng độ và liều lượng thuốc.
  • Rượu, chất kích thích, caffein và thuốc lá đều có thể vào sữa mẹ.
  • Nên lau sạch các loại thuốc thoa ngoài da quầng vú trước khi cho bé bú mẹ. Đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc.

Cho con bú có nên uống thuốc nam

Có cần vắt sữa và bỏ đi khi đang dùng thuốc và cho con bú không? 

Bạn có thể được khuyên nên vắt và bỏ sữa đi khi đang dùng một số loại thuốc có hại có thể truyền sang qua sữa mẹ. Vắt sữa và bỏ đi có nghĩa là sử dụng máy hút sữa để làm trống bầu vú của bạn và sau đó đổ sữa bạn thu được ra ngoài. Việc này được thực hiện khi bạn không thể hoặc không nên cho con uống sữa nhưng vẫn sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa và bắt đầu cho con bú trở lại sau này. 

Trong một số trường hợp, bạn có thể uống thuốc ngay sau khi cho con bú và cho bé bú lại ngay trước khi đến lúc dùng liều tiếp theo. Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem phương pháp này có an toàn cho con bạn không. Nếu bác sĩ khuyên bạn ngừng cho con bú trong khi dùng thuốc, hãy hỏi xem có loại thuốc thay thế nào an toàn cho bé không. 

Nếu bạn biết trước rằng bạn sẽ phải vắt sữa và bỏ đi, hãy cân nhắc việc vắt và trữ đông sữa từ trước, điều này sẽ giúp trẻ có đủ dự trữ trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc. 

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thuốc?

Nếu bạn uống thuốc khi cho con bú, hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có các triệu chứng bất thường không. 

  • Nếu thấy bé có những triệu chứng bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa ngay. Đây là cách để hạn chế những rủi ro lâu dài về sức khỏe.
  • Không nên cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị những dấu hiệu bất thường nếu bạn vẫn chưa biết rõ về tình trạng của bé. Việc sử dụng thuốc vào lúc này không những không có lợi mà có thể gây ra những điều không tốt cho sức khỏe của bé. 

Sức khỏe và sự an toàn của bé phải là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, hãy hết sức thận trọng với những loại thuốc mà bạn dùng trong giai đoạn cho con bú nhé. 

Hướng dẫn chung

  • Các loại thuốc đều có thể vào sữa mẹ.
  • Bạn nên nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc.
  • Một số thuốc bán rộng rãi không cần toa bác sĩ không có nghĩa là an toàn. 
  • Thời điểm uống thuốc tốt nhất là ngay trước khi cho con bú. 
  • Nhiều vitamin và chất khoáng an toàn cũng chỉ nên uống theo chỉ định, không nên tự ý uống dư. 
  • Lưu ý tránh uống thuốc chung với rượu. 
  • Chỉ nên uống thuốc kê toa cho bạn, đúng liều, đúng thời điểm và đúng cách dùng. 
  • Luôn kiểm tra thời hạn sử dụng và cách lưu trữ thuốc. 
  • Lưu ý với các loại thuốc vỉ có thể bị giả mạo. Nếu bạn không đọc được rõ tên và liều thuốc thì bạn không nên uống. 
  • Thuốc nên cất trên cao, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Nếu cất trong giỏ thì cần cẩn thận các bé. 
  • Không tự ý ngưng thuốc. 
  • Nếu có ai muốn cho con bạn bú dùm hoặc dùng sữa mẹ từ người khác, bạn nên kiểm tra nguồn sữa mẹ đó có dùng thuốc gì không. Cho các bé uống sữa mẹ từ người khác có rất nhiều nguy cơ về vệ sinh cũng như bệnh tật cần kiểm tra. 
  • Cần được tư vấn bác sĩ, dược sĩ, y tá…khi mẹ uống thuốc khi cho con bú

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

https://www2.hse.ie/wellbeing/child-health/taking-medication-while-breastfeeding.html