Cho người khác mượn tài khoản ngân hàng

Trường hợp của em như sau mong luật sư tư vấn giúp: Em có một người quen nhờ em cho mượn tài khoản ngân hàng để chuyển tiền vào (nghĩa là sẽ có người chuyển khoản tiền vào tài khoản của em rồi em rút ra đưa tiền mặt cho người đó). Em không được hưởng bất kỳ đồng lợi nào từ việc này. Bây giờ, người quen của em đang bị tạm giữ vì hành vi cưỡng đoạt tài sản. anh này dùng ảnh nóng đe dọa người khác chuyển tiền và tiền đó chính là tiền chuyển vào tài khoản của em. Luật sư cho em hỏi em có bị tội đồng phạm với anh đó không? Việc nhờ mượn tài khoản hoàn toàn là gọi điện chứ cũng không có giấy tờ gì thì em có bị làm sao không ạ?

Trả lời:

Điều 17 BLHS 2015 quy định về đồng phạm như sau:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.\

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.

Trong trường hợp của bạn, bạn có một người quen nhờ bạn cho mượn tài khoản ngân hàng để người khác chuyển tiền vào đó rồi bạn rút ra đưa tiền mặt cho người quen. Bạn không được hưởng bất kỳ đồng lợi nào từ việc này. Bây giờ, người quen của bạn đang bị tạm giữ vì hành vi cưỡng đoạt tài sản. Anh này dùng ảnh nóng đe dọa người khác chuyển tiền và tiền đó chính là tiền chuyển vào tài khoản của bạn.

Theo quy định trên, được coi đồng phạm với vai trò người giúp sức khi bạn và người quen của bạn phải cùng thực hiện tội phạm do lỗi cố ý. Nếu như trong trường hợp bạn biết đến việc anh này dùng ảnh nóng đe doạ người khác chuyển tiền vào tài khoản của bạn, bạn sẽ được xác định là đồng phạm. Ngược lại, bạn không biết đến việc này, bạn không được coi là đồng phạm với vai trò giúp sức.

Có rất nhiều trường hợp cho mượn tài khỏa ngân hàng để chuyển tiền nhưng người cho mượn không biết rằng hành vi đó rất dễ gây ra việc vi phạm pháp luật. Vậy, cho mượn tài khoản chuyển tiền có rủi ro như thế nào? Quy định pháp luật là gì?

Đọc thêm: Độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?

Đọc thêm: Dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý rủi ro

1. Ủy quyền trong sử dụng tài khoản chuyển tiền:

– Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.

–  Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Có nghĩa là phải có giấy ủy quyền và được kí xác nhận.

– Chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền.

Cho người khác mượn tài khoản ngân hàng

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng tài khoản chuyển tiền với mục đích bất chính:

Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, việc sử dụng tài khoản chuyển tiền với mục đích bất chính là thuộc loại vi phạm về tội rửa tiền như sau:

2.1 Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

– Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.

– Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.

– Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.

2.2 Phạt tù từ 05 đến 10 năm tù giam:

Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng quyền hạn chức vụ và có tính chất chuyên nghiệp trở lên và phạm tội đến lần thứ 02 trở lên cùng với số tiền từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

2.3 Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
– Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Cho người khác mượn tài khoản ngân hàng

Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố đối với Nguyễn Thị Anh về hành vi mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng - Ảnh: Đ.C.

Chúng tôi nhận thấy bên mua, thuê, nhận thông tin tài khoản ngân hàng phần lớn là những đối tượng sử dụng công nghệ cao với thủ đoạn tinh vi, đa dạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác.

Luật sư LÊ CAO lưu ý

Thực tế đã có người vướng vào lao lý, nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của hành vi này.

Mở tài khoản để... bán kiếm lời

Đại tá Nguyễn Văn Tăng - phó giám đốc Công an Đà Nẵng - vừa có công văn khuyến nghị người dân không mở và mua, bán tài khoản ngân hàng. Theo Công an Đà Nẵng, quá trình điều tra các vụ án liên quan đến hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an TP phát hiện các đối tượng hầu hết sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ để nhận tiền lừa đảo. 

Đa số các tài khoản này là của người dân vì hoàn cảnh khó khăn hoặc bị dụ dỗ, không biết việc mình mở tài khoản để bán, cho thuê, cho mượn là vi phạm pháp luật...

Thực tế, thời gian qua cơ quan điều tra đã xử lý không ít vụ án liên quan đến hành vi tiếp tay lừa đảo từ việc mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng.

Điển hình là vụ án Hoàng Thị Thảo (37 tuổi, trú Lạng Sơn).

Thảo quen biết người đàn ông Trung Quốc (không rõ lai lịch) và người này nói Thảo tìm, giới thiệu người mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền chuyển vào. Cứ mỗi tài khoản ngân hàng được dùng để nhận tiền, chủ tài khoản sẽ được trả 500.000 đồng và cứ mỗi 100 triệu đồng chuyển về tài khoản, chủ tài khoản được nhận thêm 1 triệu đồng.

Riêng Thảo khi đi rút tiền về chuyển cho người đàn ông Trung Quốc trên sẽ được trả 400.000 đồng/lần chuyển, cứ mỗi 100 triệu đồng đổi sang tiền nhân dân tệ thì được nhận thêm 600.000 đồng. Người này còn yêu cầu Thảo không sử dụng tài khoản cá nhân của mình mà phải tìm người khác cung cấp số tài khoản để nhận tiền lừa đảo, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Khi có bị hại chuyển tiền, người Trung Quốc nhắn tin thông báo số tiền hoặc kèm hình ảnh biên lai chuyển tiền để Thảo rút tiền đưa lại cho ông ta. Tính đến ngày bị bắt, Thảo đã sử dụng 3 tài khoản cá nhân của người khác để nhận và chiếm đoạt của 11 bị hại số tiền trên 1,7 tỉ đồng. Ngày 17-3, TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt Thảo 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nếu như Thảo đã sử dụng các tài khoản ngân hàng của người khác để tiếp tay cho đường dây lừa đảo thì mới đây, 2 người phụ nữ đã bị Công an Đà Nẵng khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú về hành vi mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng. Đó là Nguyễn Thị Anh (31 tuổi), Lê Thị Bình (30 tuổi) cùng trú Đắk Lắk.

Từ tháng 5-2021, Anh đã nhận lời mở các tài khoản ngân hàng để bán cho một người chưa rõ lai lịch với giá từ 300.000 - 500.000 đồng/tài khoản. Ngoài ra, bên mua còn trả chi phí cho mỗi tài khoản 1 triệu đồng/tháng. Anh sử dụng thông tin cá nhân để mở tài khoản giao cho bên mua. Đồng thời, Anh còn nhờ mẹ, em ruột và bạn là Bình mở hàng loạt tài khoản và trả cho mỗi tài khoản 700.000 đồng/tháng để hưởng tiền chênh lệch.

Bình đã mở 9 tài khoản ngân hàng đứng tên mình để bàn giao cho Anh. Bình còn tiếp tục nhờ 10 người quen mở 56 tài khoản để bán và trả cho mỗi tài khoản 400.000 đồng/tháng. Cả hai đã thu lợi bất chính số tiền hàng trăm triệu đồng từ việc mua bán, cho thuê các tài khoản nói trên.

Qua công tác nghiệp vụ, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Đà Nẵng đã phát hiện hàng loạt tài khoản nói trên đã được sử dụng vào các hoạt động tội phạm nên phối hợp với Phòng cảnh sát hình sự điều tra, xử lý.

Phải tỉnh táo

Ông Võ Minh - giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng - cho biết trong quá trình làm việc một số người dân không để ý và họ mở tài khoản ngân hàng cho người khác thuê nhưng không biết rằng những người đó có thể lợi dụng tài khoản để làm các việc phi pháp. 

"Về mặt quy định không cho phép thuê, mướn tài khoản, tài khoản của ai thì người đó sử dụng. Nếu có ủy quyền cho người thân cần phải có văn bản, giấy tờ hợp pháp gửi đến ngân hàng đang mở tài khoản theo quy định, người được ủy quyền cũng phải ký chữ ký trong đó" - ông Minh cho hay.

Theo luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng), thông tin tài khoản ngân hàng là một trong những thông tin khách hàng phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định liên quan.

Thế nhưng, hiện nay đang có hiện tượng tài khoản ngân hàng được mở rồi mua bán là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật về tín dụng ngân hàng. Theo luật sư Cao, nếu hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng với số lượng từ 1 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán hoặc bị phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên theo quy định.

Ngoài ra, hành vi thuê, cho thuê, mua, bán thẻ ngân hàng hoặc thông tin thẻ ngân hàng, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với số lượng từ 1 thẻ đến dưới 10 thẻ có thể bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng, hoặc từ 50 - 100 triệu đồng với số lượng từ 10 thẻ trở lên.

Người vi phạm nêu trên còn phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp để khắc phục hậu quả.

Khi chưa được sự đồng ý của chủ tài khoản ngân hàng nhưng lại đem đi bán, cho thuê, cho mượn, phát tán mà gây thiệt hại cho chủ tài khoản có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo Bộ luật dân sự.

Nếu có các hành vi có dấu hiệu cấu thành tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng theo quy định tại Bộ luật hình sự thì bị xử lý trách nhiệm hình sự. 

Đối với các cá nhân là chủ tài khoản mà cung cấp trái phép thông tin tài khoản ngân hàng của mình cho người khác có thể biến bản thân trở thành bị hại, nhưng nguy hiểm hơn là còn có thể trở thành tội phạm với vai trò giúp sức nếu biết rõ người nhận được thông tin tài khoản ngân hàng sẽ sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội...

ĐOÀN CƯỜNG