Chong đèn là gì

Cây thanh long ở Bình Thuận chẳng còn mới lạ, nhưng với kỹ thuật chong đèn của riêng mình, vườn thanh long hơn 1ha của gia đình anh Nguyễn Út, 30 tuổi (xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc) lúc nào cũng “khác người”: Chỉ ra thanh long khi đã hết vụ và cho thu nhập cao hơn hẳn.

Thức trắng đêm nghiên cứu chong đèn

Việc trồng thanh long ở Bình Thuận những năm gần đây bắt đầu gặp khó khăn mỗi khi vào vụ thu hoạch chính, chính vì thế trên diện tích 1,3ha thanh long của mình, anh Út đã nghiên cứu thành công cách chong đèn ép thanh long ra trái nghịch vụ tiết kiệm chi phí.

Chong đèn là gì

Anh Nguyễn Út bên vườn thanh long của gia đình.

Anh Út cho biết, mỗi đợt kích thích ra hoa, anh phải dùng tới hơn 200 chiếc bóng đèn điện thắp suốt đêm, từ 19 giờ tối ngày hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau, thắp liên tục suốt 15 đêm. Mỗi đợt kích thích ra hoa như thế chi phí lên tới cả vài chục triệu đồng tiền điện. “Chi phí chong đèn trung bình tốn khoảng từ 5.000 - 8.000 đồng/kg thanh long, tùy thuộc thời tiết lúc chong đèn; có khi còn cao hơn vì trong thời gian chong đèn mà thời tiết giá lạnh hoặc mưa dầm thì phải kéo dài hoặc làm lại từ đầu. Nếu giá thanh long “rớt” xuống 10.000 đồng/kg, coi như huề vốn, còn dưới nữa thì lỗ” - anh Út tính toán.

Để tiết kiệm chi phí, ban đầu anh Út đã thử thay thế toàn bộ giàn bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact. Kết quả mức điện tiết kiệm được sau mỗi vụ trái giảm được hơn 1/3 chi phí, sản lượng trái cũng không thay đổi nhiều so với ban đầu sử dụng bóng đèn sợi đốt. Tuy nhiên, chưa bằng lòng với kết quả này, anh tiếp tục thức đêm vài tháng để nghiên cứu thời gian “chong đèn” sao cho hợp lý. Anh Út kể: “Tôi chia vườn ra thành 2 mảnh, sau đó chong đèn và so sánh, tổng kết sao cho tiết kiệm được điện nhất nhưng sản lượng trái vẫn đạt được như bình thường. Sau nhiều tháng quan sát, ghi chép và áp dụng, tôi đã thành công”.

Thu nhập gần 300 triệu đồng/ha thanh long

“Hiện nay, với khoảng 1ha thanh long, thu nhập bình quân của mỗi hộ sẽ đạt trên dưới 100 triệu đồng/năm, nhà vườn nào khéo tay thì có thể đạt tới 120 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, với tình hình giá cả khá bấp bênh như hiện nay thì việc hộ trồng thanh long đạt khoảng 200 triệu đồng/ha là cực kỳ hiếm. Còn 300 triệu đồng/ha như anh Út thì đúng là kỷ lục”. Ông Võ Tín - Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Rau quả Bình Thuận

Kể về cách “chong đèn” của mình, anh Út bật mí: “Ban đầu tôi cho nửa vườn “chong đèn” theo truyền thống, tức là bắt đầu từ khoảng 18 giờ là đã chong đèn đến 5 giờ sáng, nửa vườn còn lại thì tôi triển khai thời gian chong đèn mới. Đầu tiên tôi cũng chong đèn lúc 18 giờ và tắt lúc 4 giờ sáng, sau vài tuần quan sát mức độ ra bông của cây, tôi giảm dần thời gian chiếu sáng bằng cách chong đèn muộn hơn và tắt sớm hơn. Cuối cùng tôi đi đến kết quả là để khoảng 22 giờ mới chong, đến khoảng 3 - 4 giờ sáng thì tắt là đủ thời gian. Sản lượng thanh long ra trái giữa 2 mảnh vườn vẫn tương đương. Vì vậy, tôi áp dụng biện pháp này cho cả vườn và tiết kiệm được khoảng 1/3 chi phí nữa. Cộng lại, tôi tiết kiệm được hơn 2/3 chi phí điện so với xài bóng sợi đốt”.

Từ khi triển khai làm xen vụ như thế, thanh long vườn nhà anh Út luôn có trái to, đẹp và được thương lái tranh nhau đến tận vườn thu mua. “Từ khi ra nụ đến khi thu hoạch quả thanh long mất độ 50 ngày. Cụ thể, sau khi ngưng thắp đèn, khoảng 4 - 7 ngày sau, nụ hoa sẽ xuất hiện. Sau đó cần khoảng 20 - 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 - 28 ngày để quả phát triển. Vì vậy, nếu xử lý trái vụ liên tục (khoảng 5 lần) thì trung bình mỗi trụ cho khoảng 25 - 26kg/5 lần xử lý, bình quân sẽ chỉ đạt hơn 5kg/trụ, thấp hơn nhiều so với chỉ xử lý khoảng 3 lần (đạt khoảng 12kg/trụ/lần xử lý), hơn nữa cây sẽ khỏe, ít bệnh hơn” - anh Út tính toán.

Đặc biệt, giá thanh long ở mùa nghịch chính (thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch) cao gấp đôi so với chính vụ, trung bình đạt từ 12.000 - 15.000 đồng/kg (thanh long chính vụ chỉ có giá 5.000 - 6.000 đồng/kg). Vào dịp Tết Nguyên đán, có khi giá lên đến 20.000 - 22.000 đồng/kg. Chính vì vậy, khoảng thời gian này anh đầu tư khá kỹ lưỡng cho việc xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ. Nhờ vậy, với hơn 1,3ha thanh long, trung bình hàng năm gia đình anh thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng.

Vào chính vụ Thanh Long bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 10 hàng năm; nở rộ nhất vẫn là từ tháng 5 tới tháng 8. Nếu như mọi năm tới mùa Thanh Long giá sẽ giảm do sản lượng cung vượt quá so với nhu cầu của thị trường. Chính vì điều đó các nhà vườn trồng Thanh Long ở Bình Thuận và một số tỉnh Nam Bộ từ nhiều năm nay đã tìm phương pháp để xử lý cho cây Thanh Long ra hoa Nghịch vụ. Một trong số những kỹ thuật được sử dụng phổ biến là dùng phân bón KNO3.

Xong kỹ thuật này hiện này hiện nay ít được sử dụng. Đối với cây Thanh Long bởi cảm ứng ra hoa khi sử dụng hóa chất sẽ không đồng đều, dẫn tới năng suất không đạt. Một kỹ thuật khác mà ngày nay trở nên phổ biến đó là kỹ thuật chong đèn cho cây thanh long. Trên cơ sở cây Thanh Long là cây dài ngày, việc trưng đèn để cắt giảm đêm dài cho cây.

Chong đèn là gì

Kỹ thuật chong đèn cho cây thanh long

Tùy thuộc vào từng mùa vụ và điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của mỗi vùng. Kỹ thuật chong đèn cho cây thanh long cũng vì thế mà khác nhau. Năng suất cũng phụ thuộc vào nhiều vào kỹ thuật chong đèn cho cây Thanh Long. Thông qua nghiên cứu khảo sát việc trưng đèn của nhà vườn ở Bình Thuận cho thấy 85% số vườn phải thắp đèn từ 8 đến 10 giờ/đêm và liên tục từ 15 đến 20 đêm tùy theo mùa; vào ngày ngắn thì phải thắp nhiều đêm hơn lúc ngày tương đối dài hơn. Các vườn này đã đạt được bình quân 13,3 kg quả/trụ/lứa thắp đèn. Vào tháng hai một số vườn đã chỉ thắp có 7 giờ/đêm và kéo dài chỉ từ 10 tới 12 đêm.

Nhưng nếu xử lý đèn liên tục, mỗi tháng xử lý một lần thì năng suất sẽ thấp và bất ổn, 5 lần xử lý liên tục trong các tháng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ. Sau 4 - 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Nó cần khoảng 20 - 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày/ để quả phát triển. Như vậy từ khi ra nụ tới khi thu hoạch mất độ 50 - 52 ngày. Khoảng thời gian này dài ngắn chút ít tùy vào điều kiện khí hậu nơi trồng.

Bên cạnh đó kỹ thuật chong đèn cho cây Thanh Long để đạt năng suất cao phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng bóng đèn. Thông thường việc sử dụng bóng đèn để thắp cho cây Thanh Long ở nhà vườn vẫn sử dụng bóng đèn sợi đốt và bóng ống huỳnh quang công suất từ 60 w tới 200 w. Hoặc sử dụng bóng đèn led cho cây Thanh Long đây là loại bóng đèn sản xuất chuyên biệt cho cây Thanh Long. Các bước sóng quang phổ phù hợp với cây Thanh Long sẽ giúp cây hấp thụ được hơn 90% năng lượng được tỏa ra từ ánh sáng đỏ (red light) và đỏ xa (far red light).

Các nghiên cứu thực tế cho thấy hiện nay hầu hết các nhà vườn vẫn đang sử dụng loại bóng đèn sợi đốt công suất từ 75 w – 100 w sẽ giúp cây Thanh Long đạt năng suất cao hơn so với các bóng đèn có công suất thấp. Tuy nhiên lượng tiêu thụ điện năng nhiều hơn đó là bài toán khiến cho nhà vườn phải cân nhắc so với việc sử dụng bóng đèn led chuyên biệt cho cây Thanh Long.

Ngoài ra, trước khi sử dụng kỹ thuật chong đèn cho cây thanh long một tuần trước đó nhà vườn cần phải bón phân đón hoa có tỉ lệ Kali và Lân cao. Khi bắt đầu thắp đèn thì xử lý thêm phân CYTOGREEN NPK 15-68-15 hay phân bón MKP Haifa (Mono-potassium phosphate) với liều 100- 200 g/ trụ để đạt tỷ lệ ra hoa cao nhất.