Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Lênin

Mục lục bài viết

  • I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
  • II. Nội dung của tác phẩm.
  • III. Ý nghĩa của tác phẩm.
  • I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
  • 1. Nguyên nhân trực tiếp sự ra đời của tác phẩm.
  • 1.1. Nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho C.Mác và Ph.Ăngghen khi viết tác phẩm:

HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC (1845-1846)

C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3.

C. Mác và Ph.Ăngghen: Các tác phẩm, Mátxcơva, 1955-1981, tập 3. Tiếng Nga.

I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

1. Nguyên nhân trực tiếp sự ra đời của tác phẩm.

2. Cấu trúc của tác phẩm.

II. Nội dung của tác phẩm.

1. Phê phán triệt để những quan điểm duy tâm của "triết học Đức mới" và "chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức.

1.1. Phê phán sự hạn chế của triết học Phoiơbắc.

1.2. Phê phán những quan điểm duy tâm của phái "Hêghen trẻ".

1.3. Phê phán "chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức.

2. Trình bày một cách rõ ràng những nguyên lý của thế giới quan triết học mới và đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học.

2.1. Sơ đồ diễn giải nhận thức duy vật về lịch sử .

2.2. Lần đầu tiên C.Mác và Ph.Ăngghen nêu ra nguồn gốc của nhận thức duy vật về lịch sử.

2.3. Lần đầu tiên giải thích sự biện chứng của mối quan hệ tác động qua lại và phát triển giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.

2.4. Chỉ ra cơ sở của học thuyết mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp, chỉ ra bản chất của nhà nước nói chung và nhà nước tư bản nói riêng, nêu lên công thức chính của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ qua lại của tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

2.5. Lần đầu tiên chỉ ra hai nguồn gốc vật chất chính của công cuộc xây dựng xã hội cộng sản: Đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản cách mạng.

III. Ý nghĩa của tác phẩm.

Trong tác phẩm này, C.Mác và Ph.Ăngghen:

- Tiếp tục phê phán triết học của Hêghen: Chỉ ra nguồn gốc nhận thức duy tâm và tính tự biện của nó.

- Lần đầu tiên vạch rõ ranh giới những quan điểm triết học của mình với phái "Hêghen trẻ" (chỉ có những vĩ nhân mới có năng lực phê phán và làm nên lịch sử, quần chúng nhân dân chỉ có thể bị dẫn dắt chứ không có khả năng tạo ra lịch sử).

- Lần đầu tiên trình bày những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; vai trò sáng tạo của quần chúng nhân dân; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; xu hướng phát triển của xã hội đến chủ nghĩa cộng sản./.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

1. Nguyên nhân trực tiếp sự ra đời của tác phẩm.

+ Mùa hè năm 1845, Lútvích Phoiơbắc viết bài báo công khai tuyên bố mình là người cộng sản.

+ Mùa thu (tháng 9) năm 1845, những người “chủ nghĩa xã hội chân chính” và giữa tháng 10 năm 1845, Bauơ, Stiếcnơ đã viết nhiều bài báo chống lại chủ nghĩa cộng sản. (Brunô Bauơ là thủ lĩnh phái "Hêghen trẻ")

+ Trong thời kỳ này, những người ủng hộ C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn còn là thiểu số trong phong trào công nhân; các phe phái đủ màu sắc của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đang chiếm ưu thế.

Trước tình hình đó, C.Mác và Ph.Ăngghen thấy đã đến lúc cần phải chứng minh một cách khoa học những cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp vô sản; tuyên truyền hệ tư tưởng đó để tranh thủ những người vô sản tiên tiến trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.

1.1. Nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho C.Mác và Ph.Ăngghen khi viết tác phẩm:

C.Mác viết (8/1846) “Tôi thấy rằng, điều hết sức quan trọng là trước khi tôi trình bày vấn đề một cách chính diện thì cần phải có một tác phẩm luận chiến chống lại nền triết học Đức và chống lại chủ nghĩa xã hội Đức (...) Điều đó là cần thiết để chuẩn bị cho công chúng tiếp thu quan điểm của tôi trong lĩnh vực kinh tế-chính trị, quan điểm này trực tiếp đối lập với khoa học Đức” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.27, tr.398-399).

+ Phê phán triệt để những quan điểm duy tâm của “triết học Đức mới” và “chủ nghĩa xã hội chân chính” (chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Đức).

+ Trình bày một cách rõ ràng những nguyên lý của thế giới quan triết học mới và đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học.

1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên là Hệ tư tưởng Đức đã đánh dấu bước tiến mới của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản khoa học.

2. Cấu trúc của tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" gồm 2 tập.

Tập I: Phê phán chủ nghĩa duy tâm của phái Hêghen trẻ.

Gồm Lời nói đầu và ba chương

Lời nói đầu (chưa viết xong), C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày tổng quát quan niệm duy vật về lịch sử và về chủ nghĩa cộng sản của mình.

Chương I: Phoiơbắc. Sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.

Đây là chương quan trọng của Hệ tư tưởng Đức. Trong chương này, sau khi phê phán triết học Phoiơbắc, C.Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra các quan điểm duy vật của mình.

Chương I lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1924 bằng tiếng Nga tại Liênxô (Viện Mác-Ăngghen). Toàn bộ bản thảo lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1932 (Viện Mác-Ăngghen-Lênin) và vào năm 1933 (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4), vào năm 1965 ("Các vấn đề của triết học", số 10-11). Năm 1966 (xuất bản riêng)- (Viện Chủ nghĩa Mác-Lênin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liênxô) xuất bản chương I (tập 1) theo cách bố trí phù hợp với cấu trúc và nội dung của bản thảo.

Chương II: Brunô thần thánh. Phê phán Brunô Bauơ }phát triển tư tưởng của các tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844" và "Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính chất phê phán. Chống Brunô Bauơ và đồng bọn" (1845)}

Chương III: Max thần thánh. Phê phán Max Stiếcnơ.

Tập II: Phê phán "chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức.

“chủ nghĩa xã hội chân chính Đức” là sự kết hợp giữa triết học Đức (chủ yếu là triết học Hêghen và triết học Phoiơbắc) với những học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng (chủ yếu là chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp).

Gồm năm chương, nhưng không tìm thấy bản thảo của chương II và III.

Chương I. C.Mác và Ph.Ăngghen tập trung phê phán những bài báo của Dem-mích và Mat-tei, đại biểu cho triết học của “chủ nghĩa xã hội chân chính”.

Chương IV. phê phán cuốn sách của G-ruyn, đại biểu chủ yếu của “chủ nghĩa xã hội chân chính”. Chương này được xuất bản năm 1947.

Chương V. phê phán cuốn sách của Cun-mam, một người của “chủ nghĩa xã hội chân chính”.

Bản thảo của "Hệ tư tưởng Đức" tuy chưa kịp xuất bản, nhưng "mục đích chính của chúng tôi là làm cho chính mình hiểu rõ- thì đã đạt được" (C.Mác/ C.Mác và Ph.Ăngghen: t.13, tr.8).

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

1. Phê phán triệt để những quan điểm duy tâm của triết học Đức mớichủ nghĩa xã hội chân chính (chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Đức).

Nội dung lý luận chính của Hệ tư tưởng Đức được tập trung ở chương I, tập 1:"Phoiơbắc. Sự đối lập giữa các quan điểm duy vật và duy tâm"; các phần còn lại thiên về luận chiến.

1.1. Phê phán sự hạn chế của triết học Phoiơbắc. (Làm sáng tỏ thêm những hạn chế của triết học Phoiơbắc)

Những hạn chế của triết học Phoiơbắc đã được trình bày cô đọng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc (1845). Trong "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác và Ph.Ăngghen đã cụ thể hoá và phân tích chi tiết những đặc điểm của triết học Phoiơbắc, đặc biệt là sự liên quan của hệ thống triết học đó với chủ nghĩa cộng sản.

a. Hạn chế cơ bản của Phoiơbắc nằm trong quan niệm về con người. Phoiơbắc dựa vào khái niệm "con người cộng đồng" để tự tuyên bố mình là người cộng sản.

Con người, theo Phoiơbắc, chỉ là "con người trừu tượng" mà không phải là con người hiện thực của lịch sử. Đối với những người cộng sản, con người là sản phẩm của tự nhiên và vấn đề cần xem xét ở con người hiện thực của lịch sử là hành động thực tiễn của con người nhằm thay đổi thế giới hiện có.

Trên thực tế, "con người cộng đồng" của Phoiơbắc là quan điểm về quan hệ giữa con người với nhau trên góc độ con người bao giờ cũng luôn cần đến nhau và như vậy, điều quan trọng là phải xác lập một ý thức đúng đắn về cái hiện có.

Ngược lại, đối với người cộng sản thực thụ, điều quan trọng là phải lật đổ cái hiện có ấy (Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, HàNội,1980,t.1, tr.312).

.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Lênin

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

b. Mặc dù công nhận "con người là đối tượng của cảm giác", nhưng Phoiơbắc chỉ nói đến quan hệ của con người trong tình yêu và tình bạn đã được lý tưởng hoá, chỉ dừng lại ở lý luận mà không xem xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định, trong những điều kiện sinh hoạt nhất định, trong những điều kiện làm cho con người trở thành những con người đang tồn tại và hành động thực sự.

Do vậy, Phoiơbắc không nhận ra sự cần thiết phải phê phán những điều kiện sinh hoạt hiện có của con người; không hiểu được rằng, thế giới cảm giác được là tổng số những hoạt động sống và cảm giác được của những cá nhân hợp thành thế giới ấy và như thế, khi đứng trước thực trạng của xã hội đương thời, Phoiơbắc đành lẩn trốn vào các quan niệm, khái niệm, lý tưởng hoàn toàn trừu tượng- tức là rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

Ngược lại, khi đứng trước thực trạng của xã hội đương thời, người cộng sản nhìn thấy cả sự tất yếu lẫn điều kiện của hoạt động cải tạo thực tiễn của chính con người (Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, HàNội,1980,t.1, tr.285-286).

c. Khi nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Phoiơbắc có quan niệm siêu hình về một thế giới tự nhiên bất biến mà không hiểu rằng, hoạt động thực tiễn của con người đã tác động lên giới tự nhiên, tạo nên một giới tự nhiên có tính chất lịch sử "... ở Phoiơbắc, tự nhiên và lịch sử trở nên tách rời nhau, không liên hệ với nhau".

Để kết thúc phần 1.1, xin dẫn câu trích của C.Mác và Ph.Ăngghen: "Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ông không bao giờ vận dụng đến lịch sử; còn khi ông có tính đến lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật. Ở Phoiơbắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, HàNội,1980,t.1, tr.286).

1.2. Phê phán những quan điểm duy tâm của phái "Hêghen trẻ".

a. "Phái Hêghen trẻ" phê phán tất cả mọi cái, thay thế từng cái một bằng những quan niệm tôn giáo hoặc tuyên bố cái đó là có tính thần học. Phái "Hêghen trẻ" cũng như phái "Hêghen già" đều tin tưởng rằng tôn giáo, khái niệm là cái phổ biến thống trị trong thế giới hiện có (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, HàNội, 1980, t.1, tr.265).

Phái "Hêghen trẻ" khảng định cái hiện tồn là sản phẩm của ý thức và tuyên bố "đảo lộn thế giới" chỉ bằng việc đấu tranh chống lại những câu nói mà không hề chống lại thế giới hiện tồn.

b. Tiếp tục sự phê phán đã viết trong tác phẩm "Gia đình thần thánh...", C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra mưu toan của Bauơ đặt "tự ý thức tuyệt đối" lên "thực thể", coi tư tưởng là cơ sở của thế giới hiện tồn (Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.3, tr.84).

Như vậy, sự khác nhau giữa Bau-ơ với những người cộng sản nằm ở cách giải quyết mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn, giữa nhận thức khoa học với hoạt động cải tạo thực tiễn. Khi Bau-ơ lợi dụng những luận điểm của Phoiơbắc về chủ nghĩa cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ sai lầm của Phoiơbắc và sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc với chủ nghĩa duy vật thực tiễn của những người cộng sản.

c. Khi phê phán Stiếcnơ- một đại biểu khác của phái "Hêghen trẻ" (Stiếcnơ cho rằng, để biến đổi thực tiễn, chỉ cần biến đổi ý thức và các khái niệm của các cá nhân mà thôi) với ảo tưởng về những con đường thủ tiêu mọi áp bức xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen khảng định rằng, không thể đập tan được mọi hình thái và sản phẩm của ý thức bằng sự phê phán tinh thần mà chỉ đập tan được những quan hệ xã hội đã sinh ra chúng; không phải sự phê phán (bằng lời nói), mà cách mạng mới là động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi lý luận khác.

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng tập trung phê phán quan niệm của Stiếcnơ về lịch sử. Stiếcnơ cho rằng, "cái tôi" là thực tại duy nhất và toàn thế giới là sở hữu của "cái tôi". Ngoài "cái tôi" ra, tất cả mọi cái đều không tồn tại và chỉ là "bóng ma". Mọi cá nhân hành động theo nguyên tắc "không có gì cao hơn cái tôi" và dùng quan niệm đó vào việc chống lại chủ nghĩa cộng sản trong cuốn sách "Nhân vật duy nhất và sở hữu của nó" (1844).

1.3. Phê phán "chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức.

"chủ nghĩa xã hội chân chính" là trào lưu của giai cấp tiểu tư sản đang được phổ biến rộng rãi ở Đức lúc bấy giờ. Trào lưu này phản ánh tâm trạng lo sợ của giai cấp tư sản Đức trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản và các cuộc đấu tranh giai cấp.

"chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức có quan niệm lý tưởng hoá các chế độ tiền tư bản; gieo rắc ảo tưởng về khả năng phát triển của nước Đức lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chủ nghĩa tư bản; tuyên truyền khẩu hiệu phi giai cấp về "tình yêu và tình anh em nói chung"; phủ nhận đấu tranh chính trị và không tham gia các phong trào đấu tranh chống lại chế độ hiện đang tồn tại; coi thường cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ.

Đứng trước tình hình đó, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: bản chất của "chủ nghĩa xã hội chân chính" nằm ở chỗ:

- Xa rời cuộc đấu tranh giai cấp và phong trào công nhân.

- Là một trào lưu tư tưởng tiểu tư sản phản ánh phong trào văn học xã hội chủ nghĩa nảy sinh ở bên ngoài những lợi ích của một đảng chân chính. (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.3, tr. 458)

2. Trình bày một cách rõ ràng những nguyên lý của thế giới quan triết học mới và đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Sự diễn giải nhận thức duy vật về lịch sử được xây dựng theo sơ đồ sau:

1) Các nguồn gốc. 2) Những quan niệm chính: sản xuất - giao tiếp - thượng tầng chính trị - các hình thái của ý thức xã hội. 3) Những kết luận.

2.1. Trong "Hệ tư tưởng Đức", lần đầu tiên các tác giả đã nêu ra nguồn gốc của sự nhận thức duy vật về lịch sử, đó là con người, hoạt động của họ, những điều kiện đời sống vật chất của con người, nghĩa là thừa nhận vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với các lĩnh vực còn lại của đời sống xã hội.

Hoạt động của con người bao gồm hai mặt: Mặt sản xuất (là quan hệ của con người đối với tự nhiên) và mặt giao tiếp (là những mối quan hệ giữa con người với nhau). Sản xuất và giao tiếp có mối quan hệ qui định qua lại với nhau, trong đó mặt sản xuất qui định mặt giao tiếp. Trong "Hệ tư tưởng Đức", những quan niệm quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử được phát triển toàn diện - đó là quan niệm về vai trò quyết định của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội.

Bản chất quan niệm nhận thức duy vật về lịch sử được phát triển trong "Hệ tư tưởng Đức" được đúc kết ngắn gọn: "Như vậy, sự nhận thức lịch sử đó xuất phát từ chính nền sản xuất vật chất trực tiếp của đời sống, xem xét quá trình sản xuất và hiểu được mối quan hệ hình thức của phương thức sản xuất đó và hình thức chúng sinh ra sự giao tiếp- có nghĩa là, xã hội công dân trên những nấc thang khác nhau- là cơ sở của toàn bộ lịch sử; sau đó cần phải miêu tả hoạt động của xã hội công dân trong lĩnh vực đời sống nhà nước, và giải thích từ đó kết quả và hình thức lý luận khác nhau của ý thức, tôn giáo, triết học, đạo đức v.v. và v.v., và theo dõi quá trình xuất hiện của chúng trên cơ sở đó, nhờ vậy mà, tất nhiên, có thể sẽ miêu tả được toàn bộ quá trình về tổng thể (và cả những mối tác động qua lại giữa các mặt khác nhau của nó). Nhận thức như vậy về lịch sử, trong sự khác biệt với nhận thức duy tâm...giải thích không phải thực tiễn từ tư tưởng, mà tư tưởng được tạo ra từ thực tiễn vật chất và như vậy có kết luận sau- không phải sự phê phán, mà cách mạng mới là động lực thúc đẩy lịch sử" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Hệ tư tưởng Đức. tr.51-52).

2.2. Trong "Hệ tư tưởng Đức", các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, lần đầu tiên đã giải thích sự biện chứng của mối quan hệ tác động qua lại và phát triển giữa lực lượng sản xuất với hình thức giao tiếp (quan hệ sản xuất).

Phát minh vĩ đại này là sự biện chứng của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, nó đưa lại chìa khoá để nhận thức được cấu trúc chung của xã hội, của hình thái xã hội (lực lượng sản xuất- quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội khác như thượng tầng chính trị - pháp luật- là các hình thức của ý thức xã hội) và qui luật chung của sự phát triển lịch sử của xã hội.

Các hình thái xã hội được xem xét ở đây được phân biệt theo các hình thức sở hữu đã, đang và sẽ thống trị trong lịch sử: Bộ lạc - Cổ đại - Phong kiến - Tư bản - Cộng sản, trong đó, sự hình thành và phát triển các hình thức sở hữu cá thể tư bản được phân biệt bằng các giai đoạn: Thủ công nghiệp - công trường thủ công - công nghiệp lớn.

C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: "Những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu; nói một cách khác là mỗi giai đoạn mới của sự phân công lao động cũng qui định những quan hệ giưã cá nhân với nhau, căn cứ vào quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập. Nxb.Sự thật, Hà nội, 1980, t.1, tr.305-306).

Công thức chính của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ qua lại của tồn tại xã hội và ý thức xã hội: "ý thức...không khi nào có thể trở thành cái gì khác, ngoài sự nhận thức được tồn tại...mà sự tồn tại của con người là một quá trình hiện thực cuộc sống của họ...không phải nhận thức qui định cuộc sống, mà cuộc sống qui định nhận thức" (C.Mác và Ph.Ăngghen: "Phoiơbắc. Sự đối lập giữa các quan điểm duy vật và duy tâm", Mátxcơva, 1966, tr.29-30).

Trên cơ sở này đã cho phép chứng minh một cách khoa học về tính tất yếu của giai cấp vô sản, của cách mạng cộng sản là kết quả của sự phát triển của các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ giao tiếp (quan hệ sản xuất) của xã hội tư bản. Phát minh vĩ đại trên cho phép sự nhận thức duy vật về lịch sử trở thành quan điểm tổng hợp và là cơ sở triết học trực tiếp của học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học.

2.3. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" nêu lên:

a. Cơ sở của học thuyết mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

b. Chỉ ra bản chất của nhà nước nói chung và nhà nước tư bản nói riêng; về cách mạng và chủ nghĩa cộng sản:

- Sự vận động của sản xuất vật chất trong điều kiện "hình thức giao tiếp" đã lỗi thời làm cho lực lượng sản xuất không thể tiếp tục phát triển và bị kìm hãm; do vậy cách mạng xã hội tất yếu sẽ nổ ra.

- Sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trong sự đối kháng của "hình thức giao tiếp". Sự thống trị đó được thực hiện thông qua nhà nước: "...giai cấp nào muốn nắm quyền thống trị...phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ...như trong trường hợp của giai cấp vô sản- thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền" C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1980. t.I, tr.294.

- Cuộc cách mạng cộng sản khác về chất so với các cuộc cách mạng trước đó.

c. Về chủ nghĩa cộng sản, trong sự đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội chân chính, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng snả là một phong trào hiện thực, nó xoá bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập. Nxb.Sự thật, Hà nội, 1980, t.1, tr.297).

d. Những nét chung về đặc điểm của xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai:

- Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất bị thủ tiêu. Sở hữu toàn xã hội.

- Sự phân chia giai cấp bị thủ tiêu, do đó, sự thống trị của một giai cấp này đối với các giai cấp khác cũng bị thủ tiêu và nhà nước, với tư cách là công cụ thống trị sẽ không còn nữa.

- Sự phân công lao động mang tính giai cấp bị thủ tiêu, do đó không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn.

- Mọi cá nhân đều là người tự do và phát triển toàn diện, con người làm chủ tất cả những phương tiện, điều kiện vật chất, chủ động và tự giác điều phối chúng để phục vụ cho con người.

- Xã hội cộng sản chủ nghĩa có đầy đủ mọi điều kiện để biến đổi con người thành những con người thực sự với nghĩa hoàn toàn đầy đủ của nó.

Tóm lại, tổ chức của chủ nghĩa cộng sản là có tính chất kinh tế; nó là sự sáng tạo vật chất ra những điều kiện cho sự liên hợp ấy; nó biến những điều kiện hiện có thành những điều kiện của sự liên hợp (sự liên hợp ở đây được hiểu là hình thức cộng đồng các cá nhân trên cơ sở của sở hữu xã hội vad sự liên hợp các cá nhân tự do không bị ràng buộc bởi phân công lao động; sở hữu phục tùng các cá nhân liên hợp lại- tức là toàn xã hội).

Trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen chưa phân biệt hai giai đoạn của hình thái cộng sản chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa). Hai giai đoạn này được trình bày một cách rõ ràng trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875).

2.4. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", lần đầu tiên nêu ra hai nguồn gốc vật chất chính cho công cuộc xây dựng xã hội cộng sản:

Đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản cách mạng. Khi cụ thể hoá nguồn gốc thứ nhất, các tác giả của tác phẩm đã xác định nó là mức độ phát triển cao của nền sản xuất máy móc lớn: "...chỉ cùng với sự phát triển của công nghiệp lớn mới có khả năng triệt tiêu hình thức sở hữu cá thể" (tr.65).

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng nêu lên tính hai quá trình của cách mạng vô sản: Thay đổi điều kiện sống của xã hội, đồng thời thay đổi chính con người đang thực hiện cuộc cách mạng đó (tr.50), các ông cũng lần đầu tiên chỉ ra tính tất yếu của việc giành chính quyền chính trị của giai cấp vô sản (tr.43).

Dựa trên cơ sở nhận thức duy vật - biện chứng về lịch sử, các tác giả của tác phẩm cũng nêu lên tính chất chung của học thuyết về xã hội mới- xã hội cộng sản.

Về sau, lý luận về xã hội cộng sản được bổ sung trong các tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản (1847), chín muồi trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) và cụ thể hơn trong Phê phán Cương lĩnh Gô-ta (1875).

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM.

1. "Hệ tư tưởng Đức" (trong dạng bản thảo) là tác phẩm luận chiến của C.Mác và Ăngghen chống lại chủ nghĩa duy tâm của những người theo phái "Hêghen trẻ" và "chủ nghĩa xã hội chân chính" tiểu tư sản Đức.

2. "Hệ tư tưởng Đức" là sự phát triển những tư tưởng cơ bản của các tác phẩm "Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844", "Luận cương về Phoiơbắc" (1845) v.v.

3. Trong bản thảo này, lần đầu tiên, một quan điểm tổng quát, một phát minh vĩ đại của C.Mác ra đời- nhận thức duy vật về lịch sử (chủ nghĩa duy vật lịch sử)- đó là cơ sở triết học trực tiếp của học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học.

4. Đây là tác phẩm đánh dấu bước tiến mới của các ông trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Tuy không được xuất bản, nhưng trong quá trình sáng tạo đó, chủ nghĩa Mác đã chín muồi trong chất của thế giới quan tổng thể mới. Mọi hoạt động lý luận và thực tiễn về sau của các nhà sáng lập ra thế giới quan đó đều dựa trên thành tựu vĩ đại này./.

Phần đọc thêm:

Thuật ngữ "Hệ tư tưởng" xuất phát từ tiếng HyLạp cổ, có nghĩa là từ, khái niệm, học thuyết.

Hệ tư tưởng là hệ thống quan điểm, tư tưởng nêu ra và đánh giá các quan hệ của con người đối với tự nhiên và giữa con người đối với nhau (những vấn đề và mâu thuẫn trong xã hội, nội dung của mục đích, của chương trình hoạt động xã hội được định hướng lên việc thắt chặt hoặc thay đổi các quan hệ xã hội trong xã hội có giai cấp). Hệ tư tưởng luôn mang tính giai cấp được thể hiện trong lĩnh vực tư tưởng và phản ánh vai trò cuả các giai cấp trong xã hội và nguồn gốc lợi ích của chúng.

Thuật ngữ "Hệ tư tưởng" lần đầu tiên được nhà triết học, nhà kinh tế học người Pháp De Traxi sử dụng trong tác phẩm "Những thành phần của Hệ tư tưởng" (viết từ 1801 đến 1815) dùng để chỉ học thuyết về tư tưởng, góp phần xác định cơ sở chính cho chính trị học, mỹ học, đạo đức học v.v. Trong nghĩa đó, của đại diện của chủ nghĩa duy vật và trường phái duy cảm đã viết nhiều về Hệ tư tưởng. Còn trong thời kỳ Napôlêôn ở Pháp, người ta gọi những người có quan điểm tách rời thực tế trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội và thực tiễn chính trị là hệ tư tưởng.

C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (viết năm 1845-1846) và trong các tác phẩm về sau coi Hệ tư tưởng là:

1) Quan niệm duy tâm cho rằng thế giới là một tập hợp của tư tưởng, tư duy và các nguyên tắc (t.3, tr.12).

2) Loại hình của quá trình tư duy, mà chủ thể của nó là hệ tư tưởng không tạo ra mối liên hệ giữa cấu trúc của mình với lợi ích vật chất của các giai cấp xác định và là lực lượng kích thích hoạt động của chính mình, thường xuyên sử dụng ảo giác về tính độc lập tuyệt đối của ý thức xã hội (t.39, tr.83).

3) Từ đó xuất hiện phương pháp nhận thức duy vật về lịch sử (xem mục: chủ nghĩa duy vật lịch sử) để tiếp cận hiện thực, các phương pháp phân tích khoa học và phê phán hệ tư tưởng.

Nhận thức đó cho rằng, hệ tư tưởng là một hình thái của ý thức xã hội và phụ thuộc vào qui luật chung của ý thức xã hội: Tồn tại xã hội qui định hệ tư tưởng nhưng hệ tư tưởng vẫn có tính độc lập tương đối.

Hệ tư tưởng có tính kế thừa trong sự phát triển của chính mình. Bởi vì trong hệ tư tưởng, tập hợp các tài liệu về tư duy đã được xác định và mỗi một hệ tư tưởng mới mang nội dung phản ánh các điều kiện xã hội mới (tồn tại xã hội mới). Hệ tư tưởng có tác động ngược trở lại lên tồn tại xã hội (lên đời sống vật chất của xã hội).

C.Mác và Ph.Ăngghen không thay đổi thuật ngữ Hệ tư tưởng trong hệ thống quan điểm của mình, nhưng các ông đã tính chất hoá hệ tư tưởng, coi chủ nghĩa Mác là học thuyết khoa học về chủ nghĩa cộng sản; gắn chặt một cách có tổ chức hệ tư tưởng với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản. V.I.Lênin mở rộng khái niệm Hệ tư tưởng và cho rằng, các hệ tư tưởng trước Mác đều có mầm mống khoa học, nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác mới là hệ tư tưởng khoa học chân chính.

Hệ tư tưởng là một hiện tượng tinh thần, có nghĩa là hệ tư tưởng cần phải đánh giá những khái niệm tinh thần như: hệ tư tưởng khoa học hay không khoa học, là chân lý hay giả dối v.v. Mâu thuẫn giữa những hệ tư tưởng khác nhau của các giai cấp khác nhau có ý nghĩa xã hội, là sự thể hiện tính mâu thuẫn về lợi ích giai cấp.

Trong xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng mang tính cách mạng hay tính phản động, tích cực hay tiêu cực, tự do hay không tự do, tính quốc tế hay tính dân tộc v.v (là những khái niệm của chính trị-xã hội). Những tính chất đó phản ánh giá trị bản chất của hệ tư tưởng, khả năng của hệ tư tưởng trong việc định hướng thực tiễn xã hội của giai cấp trong sự phù hợp vơí hệ thống giá trị xác định (như giá trị xã hội, giá trị chính trị v.v.)

Mối liên hệ giữa các lợi ích của các giai cấp xác định là cơ sở của các giá trị định hướng và ý thức của hoạt động xã hội mang tính nguyên tắc: Tính đảng của các hệ tư tưởng, trong đó giai cấp tiến bộ cố gắng xây dựng cho mình một hệ tư tưởng trên cơ sở sử dụng triệt để nhận thức khách quan (thí dụ giai cấp tư sản trong giai đoạn phát triển cực điểm). Sự phù hợp về lợi ích của giai cấp công nhân (chủ thể) với sự phát triển khách quan của xã hội (khách thể) là cơ sở xã hội cho sự xác định tính thống nhất của sự chuyển hoá mang tính đảng, tính giai cấp và tính khoa học khách quan đối với hiện thực trong phạm vi hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.

Thừa nhận hệ tư tưởng có tính giai cấp không có nghĩa là giai cấp sáng tạo ra hệ tư tưởng mà hệ tư tưởng được sáng tạo bởi các nhà tư tưởng đã rút ra những kết luận trong hoạt động thực tiễn của quần chúng, của giai cấp đó. Từ những điều kiện sống của giai cấp xuất hiện không phải hệ tư tưởng mà chỉ là tâm lý xã hội. Từ đây, tạo cơ sở xác định cho giai cấp sáng tạo ra hệ tư tưởng cho giai cấp mình.

V.I.Lênin cho rằng, hệ tư tưởng khoa học không phải xuất hiện cùng với sự lớn mạnh tự phát của phong trào công nhân mà là kết quả sự phát triển của khoa học, cuả văn hoá, của các tư tưởng tiến bộ trong xã hội. Người mang hệ tư tưởng khoa học là đội tiên phong và có ý thức của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân là đảng chính trị của giai cấp công nhân. Đảng này mang hệ tư tưởng khoa học vào quần chúng, vào phong trào công nhân.

Hệ tư tưởng thể hiện mình bằng các hình thái khác nhau của các quan điểm về chính trị, pháp luật, đạo đức, mỹ học, tôn giáo (thần học) và triết học (tức là mọi hình thái của ý thức xã hội). Trong khoa học tự nhiên, tính tư tưởng được thể hiện trong các kết luận mang tính triết học, tức là quan điểm từ những phát minh của khoa học tự nhiên. Các học thuyết khoa học xã hội tự mình mạng chức năng hệ tư tưởng, bởi vì, chúng được sử dụng để giải quyết những vấn đề xã hội xuất hiện, xuất phát từ những định hướng và cơ sở tư tưởng khác nhau.

Bản thân học thuyết hệ tư tưởng là võ trường đấu tranh tư tưởng không khoan nhượng giữa các học thuyết tư bản chống lại chủ nghĩa Mác-Lênin. Đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản trên lĩnh vực tư tưởng là nhiệm vụ của mỗi người mang hệ tư tưởng mácxít./. Nguồn: Từ điển bách khoa toàn thư về triết học. Nxb. Từ điển Xôviết, Mátxcơva, 1989, tr.206

TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỦA CỘNG SẢN

(1847-1848)

C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t.4.

C. Mác và Ph. Ăngghen: Các tác phẩm, Mátxcơva, 1955-1981, t.4. Tiếng Nga.

C. Mác và Ph. Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1974.

DÀN BÀI

I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

1. Nguyên nhân ra đời của tác phẩm.

2. Cấu trúc của tác phẩm.

Lời tựa viết cho những lần xuất bản:

1. bản tiếng Đức 1872;

2. bản tiếng Nga 1882;

3. bản tiếng Đức 1883;

4. bản tiếng Anh 1888;

5. bản tiếng Đức 1890;

6. bản tiếng BaLan 1892;

7. bản tiếng Ý 1893.

II. Nội dung tác phẩm

2.1. Chương I. Những người tư sản và những người vô sản

2.2. Chương II. Những người vô sản và những người cộng sản

2.3. Chương III. Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

2.4. Chương IV. Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập

III. Thay lời kết

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ "LIÊN MINH NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN".

Tiền thân của "Liên minh những người cộng sản" là "Liên minh những người chính nghĩa" (ra đời từ 1836, thành viên lúc đầu hoàn toàn là người Đức), nhiều nhà hoạt động của họ chịu ảnh hưởng các khuynh hướng khác nhau của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Cuối 1846, Liên minh quyết định triệu tập Đại hội Cộng sản quốc tế và khó khăn lớn nhất của họ là khởi thảo Cương lĩnh. Đầu năm 1847, Giô dép Môn- một trong những người lãnh đạo Liên minh, sang Bờruxen gặp C.Mác và sang Pari gặp Ph.Ăngghen đề nghi hai ông gia nhập Liên minh và tham gia soạn thảo Cương lĩnh (trước 1847, C.Mác và Ph.Ăngghen đều từ chối những lời mời tham gia Liên minh).

Tháng 1 năm 1847, C.Mác và Ph.Ăngghen đồng ý nhận lời đề nghị của lãnh đạo Liên minh, tham gia vào việc tổ chức lại Liên minh trên nguyên tắc chủ nghĩa cộng sản khoa học. Việc này được thực hiện tại Đại hội lần thứ I (vào đầu tháng 6 năm 1847) "Liên minh những người cộng sản" ở Luân Đôn, Ph.Ăngghen tham gia Đại hội. Đại hội thông qua chương trình, điều lệ và phương châm mácxít: thủ tiêu xã hội tư sản, xây dựng xã hội mới không có giai cấp và không có chế độ tư hữu. Khẩu hiệu "Tất cả mọi người đều là anh em" được thay bằng "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!"

Tháng 9 năm 1847, C.Mác tích cực tham gia vào vi���c sáng lập báo "Deutsch-Brusselr Zeitung", báo này dần dần trở thành cơ quan của "Liên minh những người cộng sản".

Quá trình soạn thảo ra chương trình mácxít cho "Liên minh những người cộng sản" trải qua ba giai đoạn chính:

Vào đầu tháng 6/1847 (gắn liền với Hội nghị lần thứ 1 Liên minh những người Cộng sản). Ph.Ăngghen đã soạn ra phương án đầu tiên "Phương án biểu tượng cộng sản của niềm tin".

Vào cuối tháng 10/1847, Người đổi tên lại thành "Những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản".

Tháng 12/1847 đến tháng 01/1848, trên cơ sở "Những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản" C.Mác và Ph. Ăngghen viết tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", bản cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản khoa học, trong tác phẩm nêu lên những tư tưởng chính của chủ nghĩa Mác.

Tác phẩm do C.Mác và Ph.Ăngghen viết vào tháng 12/1847 đến tháng 01/1848 theo sự uỷ nhiệm của Hội nghị lần thứ 2 "Liên minh những người cộng sản" (1847) với tính cách là chương trình hành động của tổ chức cộng sản quốc tế đầu tiên của giai cấp vô sản cách mạng.

Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847, Đại hội II "Liên minh những người cộng sản" khai mạc tại Luân Đôn, C.Mác tham gia Đại hội với vai trò quyết định công việc của Đại hội. Đại hội uỷ nhiệm cho C.Mác và Ph.Ăngghen kết thúc bài viết về chương trình của Liên minh những người cộng sản- đó là văn kiện đầu tiên của phong trào cộng sản quốc tế đầu tiên trên thế giới.

Ý nghĩa lý luận mang tính nguyên tắc là bài phát biểu của C.Mác ngày 15 tháng 9 năm 1850 tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương "Liên minh những người cộng sản", nơi Liên minh chia rẽ thành hai phái, trong đó, phái đông hơn do C.Mác và Ph.Ăngghen lãnh đạo, phái ít hơn- nhóm phiêu lưu, do Villix và Sapper đứng đầu.

Tháng 3 năm 1850, trong quá trình đấu tranh tái lập "Liên minh những người cộng sản", C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết (lần thứ nhất) "Lời hiệu triệu của Uỷ ban Trung ương tới Liên minh những người cộng sản", trong đó các tác giả đã đưa ra tư tưởng về cách mạng không ngừng.

Tên gọi của tác phẩm cũng được suy nghĩ rất kỹ; Ph.Ăngghen nhấn mạnh điều này trong Lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 rằng, "năm 1847, người ta thường dùng từ chủ nghĩa xã hội, một mặt để gọi những người theo các hệ thống không tưởng như phái Ô-oen ở Anh và phái Phu riê ở Pháp, mặt khác để gọi những tên lang băm xã hội đủ các cỡ, chúng hứa sẽ không làm hại gì đến tư bản và lợi nhuận mà vẫn chữa khỏi được đủ mọi tệ nạn xã hội bằng đủ mọi thứ biện pháp vá víu (tr.19)".

Trái lại, cái bộ phận công nhân, do nhận thấy rằng chỉ làm những cuộc đảo chính về chính trị thôi thì không đủ nên tuyên bố cần thiết phải cải tạo xã hội về căn bản, thì tự mệnh danh là những người cộng sản. Đó là một chủ nghĩa cộng sản mới phác hoạ ra, hoàn toàn theo bản năng, (...), nhưng nó đã thấy được cái gì là căn bản và đã tỏ ra khá mạnh trong giai cấp công nhân nên mới sinh ra được chủ nghĩa cộng sản không tưởng như kiểu của Cabê ở Pháp và kiểu Vây-đơ-linh ở Đức.

Năm 1847, chủ nghĩa xã hội dùng để chỉ phong trào tư sản, còn chủ nghĩa cộng sản dùng để chỉ phong trào công nhân. Do vậy, Tuyên ngôn là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản".

Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Luân Đôn (bằng tiếng Đức) khoảng 18/02/1848, đúng vào lúc cách mạng Tháng Hai (1848) ở Pháp nổ ra. Tác phẩm chỉ có 23 trang

"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" do M.A.Ba-cu-rin dịch và được xuất bản bằng tiếng Nga tại Giơnevơ năm 1869. Bản dịch của G.V.Plêkhanốp cùng với lời giới thiệu của C.Mác và Ph.Ăngghen cũng được xuất bản tại Giơnevơ vào năm 1882.

V.I.Lênin nhận xét về tác phẩm như sau: "Trong tác phẩm này với sự rõ ràng đến kinh ngạc và cùng với sự miêu tả rõ ràng về thế giới quan mới, tính triệt để, hợp lôgíc của chủ nghĩa duy vật đã bao trùm lên cả lĩnh vực đời sống xã hội. Phép biện chứng- là một học thuyết sâu sắc và toàn diện về sự phát triển, học thuyết đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng lịch sử-thế giới của giai cấp vô sản, của người sáng tạo ra xã hội mới, xã hội cộng sản" (t.26, tr.48).

BÀI GIẢNG

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

1. Nguyên nhân ra đời của tác phẩm.

Mục đích của tác phẩm: "Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của Đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Nxb.Sự thật, Hà Nội,1974,tr. 41).

2. Cấu trúc của tác phẩm.

"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" gồm 4 chương.

Chương I. Những người tư sản và những người vô sản.

Chương II. Những người vô sản và những người cộng sản.

Chương III. Văn hoá xã hội chủ nghĩa và văn hoá cộng sản chủ nghĩa.

Chương IV. Mối quan hệ của những người cộng sản đối với những đảng đối lập khác.

II. NỘI DUNG TÁC PHẨM.

Những nguyên tắc chính của chủ nghĩa Mác được xác định là nội dung lý luận và cấu trúc lôgíc "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản".

Nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn..." gồm tư tưởng cơ bản và chủ đạo sau đây:

"Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội (cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế sinh ra), là hai yếu tố cấu thành cơ sở lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thuỷ tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ, nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đi đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức giai cấp tư sản) được nữa, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi bóc lột, ách áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp,- tư tưởng chủ chốt ấy hoàn toàn và tuyệt đối là của Mác" (Ph.Ăngghen: Lời tựa viết cho bản tiếng Đức, xuất bản năm 1883 /C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1974, tr.13-14).

CHƯƠNG I. NHỮNG NGƯỜI TƯ SẢN VÀ NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN.

1.1. C. Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra cơ sở về tính tất yếu của cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Cơ sở này xuất hiện một cách hợp qui luật từ sự nhận thức duy vật về lịch sử.

Sự diễn giải của cơ sở trên bắt nguồn từ một trong những sự tổng hợp quan trọng nhất: "Lịch sử của những xã hội tồn tại từ trước tới nay (mọi lịch sử trước đó, loại trừ tình trạng nguyên thuỷ)- đã là lịch sử của lịch sử đấu tranh giai cấp" (C.Mác và Ph.Ăng ghen: t.3, tr.433, t.4, tr.424, t.19, tr.208, t.20, tr.25-26, 667).

Người tự do và người nô lệ, quí tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với nhau. (đưa kết quả đấu tranh của các giai cấp đối kháng vào qui luật mâu thuẫn: kết quả của sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập- 1). Giai cấp này phủ định giai cấp kia; 2). Giai cấp này chuyển hoá vào giai cấp kia (chúng đồng nhất với nhau do có nhiều yếu tố giống nhau); 3). Sự diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với nhau dẫn đến sự diệt vong của xã hội: Nhà nước ra đời với tư cách là bộ máy vật chất của giai cấp thống trị về kinh tế, là công cụ đàn áp của giai cấp đó đối với các giai cấp khác)

Cùng với quan niệm trên đây, C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục nghiên cứu xã hội tư bản hiện đại, xã hội đang ngày càng bị phân hoá ra thành hai giai cấp đối kháng là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Khi xem xét quá trình phát sinh (xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến, Ph.Ăngghen.tr.43), hình thành (từ những nông nô thời Trung cổ, đã sinh ra những thị dân các thành thị đầu tiên, từ dân cư thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản, Ph.Ăngghen.tr.44) và phát triển (Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông phát triển mau chóng lạ thường. Sự phát triển này lại tác động trở lại đến việc mở rộng công nghiệp; mà công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thì giai cấp tư sản càng lớn lên, tăng những tư bản của họ lên gấp bội và đẩy lùi các giai cấp do thời Trung cổ để lại, về phía sau, Ph.Ăngghen (tr.45) của chủ nghĩa tư bản.

C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định:

- Bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt những cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi và giai cấp tư sản đã đóng m���t vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử.

- Trong quá trình phát triển lâu dài đó, mỗi bước phát triển (tăng tư bản (tiền vốn) của giai cấp tư sản và đẩy lùi các giai cấp khác đều có một bước tiến bộ về chính trị tương ứng: nơi nào giai cấp tư sản chiếm được chính quyền thì nó đạp đổ những quan hệ phong kiến; thay vào đó là quan hệ "trả tiền ngay" giữa người và người; biến phẩm giá con người thành một giá trị trao đổi đơn thuần v.v.

Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem sự bóc lột công nhân, y sỹ, luật gia, tu sỹ, thi sỹ, bác học,..., trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng tôn giáo và chính trị của giai cấp phong kiến đối với nông dân.

Để tồn tại, giai cấp tư sản:

- luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ xã hội.

- Giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu, khai thác khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi để đáp ứng nhu cầu về những nơi tiêu thụ mới;

- Giai cấp tư sản biến đổi xã hội theo sự phát triển của nó: Giá rẻ của các sản phẩm bắt tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản; nó buộc tất cả mọi dân tộc phải trở thành tư sản; bắt nông thôn phải phục tùng thành thị; bắt những nước dã man phụ thuộc vào các nước văn minh; bắt những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản; bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây;

- Giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân chia của tư liệu sản xuất, của tài sản và của dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị: tập hợp dân cư (những địa phương độc lập) lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất có tính giai cấp và một thuế quan thống nhất.

- Chính vì sự tồn tại của mình, giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại,...- có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn tiềm tàng trong lòng lao động xã hội.

Như vậy chúng ta thấy:

- những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thành, đã được tạo ra trong lòng chế độ phong kiến và,

- Những tư liệu sản xuất và sự trao đổi ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì ... chế độ sở hữu phong kiến đã không còn phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển, mà cản trở, trở thành xiềng xích của sản xuất chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên. Phải đập tan những xiềng xích ấy và quả nhiên người ta đã đập tan được. Thay vào đó là sự cạnh tranh tự do, với chế độ xã hội và chính trị thích ứng, với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.

1.2. Khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của vô sản hiện đại, C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra kết luận: vô sản hiện đại là lực lượng khách quan sẽ tiêu diệt quan hệ sản xuất tư bản để lực lượng sản xuất hiện đại tiếp tục phát triển.

- “giai cấp tư sản còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy- những công nhân hiện đại, những người vô sản. Giai cấp tư sản, tức là giai cấp tư bản mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại- tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản -cũng phát triển theo.

- Công nghiệp hiện đại đã biến xưởng thợ nhỏ của người thợ cả...thành công xưởng lớn của nhà tư bản công nghiệp. Lao động càng ít cần đến sự khéo léo và sức lực..., nghĩa là công nghiệp hiện đại càng tiến triển thì lao động của đàn ông càng được thay thế bằng lao động của đàn bà và trẻ em (...) Tất cả đều trở thành công cụ lao động mà chi phí thì thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và giới tính.

- Những bộ phận của giai cấp thống trị bị sự tiến bộ của công nghiệp đẩy vào hàng ngũ của giai cấp vô sản.

Cuối cùng, lúc mà cuộc đấu tranh giai cấp đã tiến gần đến giờ quyết định thì quá trình tan rã của giai cấp thống trị...khốc liệt đến nỗi một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng: một bộ phận những nhà tưtưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ cuộc vận động lịch sử.

- Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương và thợ thủ công và nông dân, tất cả những tầng lớp dưới của giai cấp trung gian đều rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ đã bị bọn tư bản lớn đánh bại, một phần sự khéo léo nghề nghiệp của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư.

Thực trạng của giai cấp vô sản, giai cấp công nhân:

- Những người công nhân ấy (...) là một hàng hoá, tức là một món hàng đem bán như bất kỳ món hàng nào khác; vì thế họ phải chịu hết mọi may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường.

- Do sự phát triển của máy móc và phân công lao động, người công nhân trở thành một vật phụ thuộc vào máy móc và thao tác những công việc đơn giản, dễ học nhất. Do đó tiền lương của anh ta chỉ đủ cho sinh hoạt cần thiết và để cho anh ta khỏi mất giống.

...lao động càng trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ.

1.3. Tiếp theo, C.Mác và Ph.Ăngghen phân tích sự phát triển và đấu tranh giữa hai giai cấp cơ bản đó của xã hội tư bản, chỉ ra qui luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng kết thúc bằng cách mạng xã hội và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng của xã hội là động lực phát triển của xã hội.

Ngày nay, trước mắt chúng ta đang diễn ra quá trình tương tự:

Xã hội tư sản hiện đại, (...), đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức mạnh mẽ, thì giờ đây, như một tay phù thuỷ không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên:

Từ hàng chục năm nay, lịch sử công nghiệp và thương nghiệp là lịch sử cuộc nổi dậy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại những quan hệ sản xuất hiện đại, chống lại chế độ sở hữu đang quyết định sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản, biểu hiện bằng những cuộc khủng hoảng thương nghiệp diễn đi, diễn lại một cách chu kỳ và ngày càng đe doạ sự tồn tại của xã hội tư sản.

Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng thừa đó là do những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng đã thành quá mạnh đối với những quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu đang cản trở sự phát triển của chúng (lực lượng sản xuất); và mỗi khi những lực lượng sản xuất xã hội khắc phục được sự cản trở ấy thì chúng lại xô toàn thể xã hội tư sản vào tình trạng rối loạn và đe doạ sự sống còn của sở hữu tư sản.

Chế độ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ sức chứa đựng những của cải đã được tạo ra trong lòng nó nữa.

Các hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản:

Những vũ khí (sự phát triển của lực lượng sản xuất) mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản; đồng thời giai cấp tư sản còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy- những công nhân hiện đại, những người vô sản.

- Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau. Cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời.

- Hình thức đấu tranh ban đầu:

* Thoạt đầu, cuộc đấu tranh được tiến hành bởi những công nhân riêng lẻ, kế đến là của những công nhân cùng một công xưởng, và sau đó là của các công nhân cùng một ngành công nghiệp, cùng một địa phương chống lại người tư sản trực tiếp bóc lột họ: Hình thức đấu tranh trong giai đoạn này là không chỉ đả kích vào quan hệ sản xuất tư sản mà còn đả kích vào ngay cả công cụ sản xuất nữa: Họ phá huỷ hàng ngoại cạnh tranh với họ, đập phá máy móc, đốt các công xưởng và ra sức giành lại địa vị đã mất của người thợ thủ công thời Trung cổ. Tính chất của các cuộc đấu tranh đó chưa mang tính tự giác: giai cấp vô sản còn là một khối quần chúng tản mạn trong toàn quốc và bị cạnh tranh chia xẻ.

* Trong suốt giai đoạn này, giai cấp tư sản huy động lực lượng của giai cấp vô sản để chống lại kẻ thù. Do vậy, giai cấp vô sản chưa đánh kẻ thù của chính mình, mà đánh kẻ thù của kẻ thù mình, tức là những tàn dư của chế độ quan chủ chuyên chế, bọn địa chủ, tư sản phi công nghiệp, bọn tiểu tư sản. Mọi thắng lợi đạt được đều là thắng lợi của giai cấp tư sản.

- Hình thức đấu tranh tiếp theo:

Sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn: lực lượng của họ tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của mình hơn.

Máy móc càng xoá bỏ mọi sự khác nhau trong lao động và càng rút tiền công xuống một mức thấp ngang nhau và do cạnh tranh giữa các nhà tư bản và khủng hoảng thương mại làm cho tiền công ngày càng bấp bênh; cải tiến máy móc làm cho tình cảnh của họ trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

* Hình thức đấu tranh:

Những cuộc xung đột cá nhân giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất những cuộc xung đột giữa hai giai cấp. Công nhân bắt đầu thành lập những hội đồng minh (bản tiếng Anh năm 1888, sau chữ "hội đồng minh" còn có thêm "(những hội nghề nghiệp"). Thậm chí họ đi tới chỗ lập những đoàn thể thường trực để sẵn sàng đối phó khi những cuộc xung đột bất thần xẩy ra. Đây đó, đấu tranh trở thành bạo động.

Những cuộc xung đột đó trong xã hội làm giai cấp vô sản phát triển:

Đôi khi công nhân thắng, nhưng đó là thắng lợi tạm thời. Kết quả thật sự của những cuộc đấu tranh đó nằm ở sự mở rộng sự đoàn kết giữa những người lao động với nhau: Giao thông đường sắt thuận lợi tạo điều kiện tiếp xúc dễ dàng của công nhân ở các địa phương với nhau, những cuộc tiếp xúc như vậy là điều kiện để tập trung nhiều cuộc đấu tranh địa phương mang tính chất giống nhau thành một cuộc đấu tranh toàn quốc, thành một cuộc đấu tranh giai cấp (bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị).

Sự tổ chức như vậy của những người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn được tái lập và luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn. Nó lợi dụng những bất hoà trong nội bộ tư sản để buộc tư sản thừa nhận một số quyền lợi của công nhân.

Trong các cuộc chiến tranh không ngừng chống lại quý tộc, chống lại các bộ phận của chính ngay giai cấp tư sản mà quyền lợi xung đột với sự tiến bộ của công nghiệp và luôn chống lại giai cấp tư sản của các nước ngoài, giai cấp tư sản cần giai cấp vô sản trợ giúp và do đó lôi cuốn giai cấp vô sản vào phong trào chính trị: giai cấp vô sản được giai cấp tư sản trang bị tri thức (bản tiếng Anh năm 1888 dịch là "một bộ phận những tri thức chính trị và tri thức phổ thông của nó") của bản thân nó, nghĩa là những vũ khí chống lại bản thân nó.

Nguồn tri thức của giai cấp vô sản còn được bổ sung bằng những bộ phận của giai cấp thống trị bị sự tiến bộ của công nghiệp đẩy vào hàng ngũ của giai cấp vô sản.

Cuối cùng, lúc mà cuộc đấu tranh giai cấp đã tiến gần đến giờ quyết định thì quá trình tan rã của giai cấp thống trị...khốc liệt đến nỗi một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng: một bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ cuộc vận động lịch sử.

C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra kết luận về vai trò thực sự cách mạng của giai cấp vô sản:

Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều bị suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.

Các tầng lớp trung gian, những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công, nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản vì giai cấp này là một nguy cơ cho sự sống còn của họ, cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ; hơn thế, họ lại là phản động. Nếu họ có thái độ cách mạng thì cũng chỉ vì họ có cơ sắp rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản: lúc đó họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ chứ không bảo vệ lợi ích hiện tại của họ; họ từ bỏ quan điểm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản.

Còn tầng lớp vô sản lưu manh (Tiếng Đức là Lumpen (áo rách) proletariat) là những phần tử mất gốc giai cấp, những lưu manh, ăn mày, ăn cắp v.v. Loại người này không thể tiến hành được cuộc đấu tranh giai cấp có tổ chức. Do tinh thần không vững, có xu hướng phiêu lưu nên họ bị giai cấp tư sản lợi dụng làm những kẻ phá hoại bãi công, tuyển mộ vào đạo quân dùng để tàn sát v.v.), cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối nát của những tầng lớp thấp nhất trong xã hội cũ, thì đây đó có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào; nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho phe phản động hơn.

C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra những đặc điểm của cuộc cách mạng vô sản:

- Những người vô sản chỉ có thể nắm được lực lượng sản xuất xã hội bằng cách xoá

bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy xoá bỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu đã tồn tại từ trước đến nay: họ phải phá huỷ hết thảy những gì từ trước đến nay vẫn đảm bảo và bảo vệ chế độ tư hữu.

- Tất cả những phong trào lịch sử từ trước đến nay đều do thiểu số thực hiện hoặc mưu lợi cho thiêủ số. Phong trào vô sản là phong trào của của tuyệt đại đa số, mưu lợi ích cho đa số. Giai cấp vô sản phải vùng dậy, vươn mình lên khi làm nổ tung toàn bộ những tầng lớp bên trên.

- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản ở nước mình đã.

Như vậy, theo bản chất của chương I, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích hai cơ sở vật chất cơ bản của cách mạng cộng sản khi dựa vào việc quan sát, nghiên cứu sự phát triển của các lực lượng sản xuất mới đang hoạt động trong sự thống trị và lãnh đạo của các nhà tư sản, bị quan hệ tư sản kìm hãm và sự đòi hỏi khách quan phải thủ tiêu quan hệ đó. Các ông chỉ ra rằng, nền sản xuất đại công nghiệp và sự lớn mạnh về lực lượng cũng như ý thức chính trị của giai cấp vô sản hiện đại sẽ là những nhân tố phá sập nền tảng của giai cấp tư sản. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau.

CHƯƠNG II. NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN VÀ NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN

Phần chính của chương này được viết ra để chống lại những quan niệm sai trái về những người cộng sản rằng, những người cộng sản muốn thủ tiêu sở hữu, gia đình, quốc gia, dân tộc, tôn giáo và đạo đức. Trong mối liên hệ về sở hữu lại đụng chạm đến các vấn đề khác như về nhân cách, về sự kích thích đối với lao động và về giáo dục. Trong mối liên hệ về gia đình- vấn đề dạy dỗ, giáo dục. Vấn đề tôn giáo và đạo đức cũng được mở rộng đến vấn đề ý thức xã hội nói chung.

2.1. Mối quan hệ giữa những người cộng sản với toàn thể những người cấp vô sản.

Những người cộng sản bộ phận không tách rời của giai cấp vô sản, đồng thời bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân, bộ phận cổ vũ tất cả những bộ phận khác; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.

Những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Lợi ích của những người cộng sản nằm trong lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản.

Những người cộng sản khác với những đảng vô sản khác trên hai điểm: 1). Trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, những người cộng sản đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích chung cho toàn thể giai cấp vô sản. 2). Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản, họ luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.

Mục đích cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng ở giai đoạn đầu, giai cấp công nhân phải tự xây dựng mình thành giai cấp thống trị (giai đoạn giành lấy dân chủ) với nhiệm vụ trước mắt của Đảng Cộng sản và giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. Đó là nội dung chính trị của cách mạng cộng sản.

Nội dung kinh tế của cách mạng cộng sản là những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất: xoá bỏ chế độ tư hữu- không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản. Chế độ cộng sản không tước bỏ của ai quyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội, mà chỉ tước bỏ sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác.

Trong xã hội tư sản, lao động sống chỉ là một phương tiện để tăng thêm lao động tích luỹ. Trong xã hội cộng sản, lao động tích luỹ chỉ là phương tiện mở rộng, làm phong phú và làm đẹp thêm đời sống của những người lao động.

Hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột những dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ.

Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.

Mười biện pháp cụ thể của giai đoạn đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng được đưa ra trong chương này, có nhiều biện pháp mang tính phổ biến, nhưng cũng có những biện pháp mang tính đặc thù đối với mỗi nước cụ thể.

"Nhưng đối với những nước tiên tiến nhất thì những biện pháp sau đây sẽ có thể được áp dụng khá phổ biến: 1) Tước đoạt sở hữu ruộng đất và bỏ địa tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước. 2). Đánh thuế theo mức luỹ tiến thật cao. 3) Xoá bỏ quyền thừa kế. 4) Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn. 5) Tập trung tín dụng vào tay nhà nước, bằng một ngân hàng quốc gia mà vốn liếng sẽ thuộc về nhà nước và Ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn. 6) Tập trung tất cả phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước. 7). Tăng thêm số công xưởng quốc doanh và công cụ sản xuất; vỡ hoang và cải tạo đất trồng trọt, theo một kế hoạch chung. 8). Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người; tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là cho nông nghiệp. 9) Kết hợp lao động nông nghiệp với lao động công nghiệp; thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. 10) Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em. Xoá bỏ việc dùng trẻ em làm trong các công xưởng như hiện nay> Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất v.v." (Ph.Ăngghen tr.80).

2.2. Về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, các tác giả của "Tuyên ngôn..." viết: cùng với sự thay đổi của tồn tại xã hội của con người thì ý thức của họ cũng thay đổi theo, "...sản xuất tinh thần biến đổi cùng với sự biến đổi của sản xuất vật chất...Những tư tưởng thống trị của bất kỳ thời đại nào cũng luôn chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị" (tr. 445).

2.3. Khi phủ định những quan niệm sai trái chống lại chủ nghĩa cộng sản, các tác giả của "Tuyên ngôn ..." định rõ các mặt của xã hội cộng sản tương lai ở cuối chương. Sau đó, các ông nghiên cứu ba vấn đề chính: cách mạng vô sản, các biện pháp, phương sách của thời kỳ quá độ, tính chất chung của xã hội cộng sản.

2.3.1. Hai nhiệm vụ chung của chuyên chính vô sản (mặc dù thuật ngữ được sử dụng chưa rõ ràng):

1) Triệt để giành lấy toàn bộ tư liệu sản xuất của tư sản và trực tiếp chuyển chúng vào tay nhà nước vô sản, có nghĩa là chuyển hình thức sở hữu cá thể vào hình thức sở hữu toàn xã hội (trong thời kỳ này là sở hữu nhà nước)

2) Mau chóng tăng nhanh số lượng lực lượng sản xuất, có nghĩa là hết sức nhanh chóng phát triển sản xuất.

2.3.2. Tổng quát tính chất chung của xã hội cộng sản trong phần cuối chương 2 rất ngắn, chỉ bao gồm ba điểm: sự khác biệt giữa các giai cấp biến mất, quyền lực tự đánh mất tính chính trị, sẽ bảo đảm cho sự tự do phát triển cho mọi người.

2.3.3. Theo chất đã có trong "Tuyên ngôn ...", thì các tác giả đã chỉ ra những mặt chính của xã hội tương lai: lực lượng sản xuất của xã hội đó (chương 1), quan hệ xã hội và ý thức xã hội (một phần của chương 2), cấu trúc không giai cấp, thượng tầng chính trị bị phủ định, vị trí của con người (cuối chương 2).

Phần lý luận của "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" kết thúc với định nghĩa kinh điển về bản chất của xã hội cộng sản tương lai "Thay cho xã hội tư bản cũ với những giai cấp và những sự đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người" (tr. 447). Kết luận này đã xác định mục đích cuối cùng của xã hội cộng sản và là nguyên tắc nhân đạo nhất của chủ nghĩa cộng sản.

CHƯƠNG III. VĂN HỌC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích và phê phán, phân chia những hình thức tiền khoa học của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Đây là những trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không mác xít đang gây những ảnh hưởng tiêu cực vào phong trào công nhân lúc bấy giờ.

3.1. Xuất phát từ bản chất cổ điển của chúng, các ông đã phân chia chúng thành:

1) Chủ nghĩa xã hội phản động (chủ nghĩa xã hội phong kiến; chủ nghĩa xã hội tôn giáo; chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản; thậm chí tiểu tư sản- về bản chất- của chủ nghĩa xã hội Đức (chủ nghĩa xã hội "chân chính" Đức).

Chủ nghĩa xã hội phong kiến buộc tội giai cấp tư sản đã sinh ra và làm cho giai cấp vô sản cách mạng phát triển.

Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản muốn duy trì chế độ sản xuất nhỏ và chế độ sở hữu nhỏ, quay về với hình thức phường hội trong công nghiệp và gia trưởng trong nông nghiệp.

"Chủ nghĩa xã hội chân chính Đức" phủ nhận cuộc đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản. Chủ nghĩa này đại diện cho lợi ích của giai cấp tiểu tư sản, chống lại giai cấp tư sản, chống lại tự do, bình đẳng tư sản (là những cái chính mà cuộc cách mạng dân chủ tư sản Đức đang cần). Chủ nghĩa này cũng phản đối đấu tranh cách mạng bằng cách tuyên bố đứng trên mọi cuộc đấu tranh giai cấp. ("Chủ nghĩa xã hội chân chính Đức" được xác định là thể nghiệm sự mong muốn thống nhất triết học Đức (của Hêghen và Phoiơbắc) với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng Pháp).

Như vậy, chủ nghĩa xã hội phản động bị các ông phê phán là xã hội tư bản phát triển với vị trí của các giai cấp, bị phủ định bởi sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa xã hội tư sản là mong muốn của một bộ phận tư bản bằng những phương pháp cải tổ xã hội tư bản.

2) Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản.

Là thứ chủ nghĩa luôn tìm cách duy trì chủ nghĩa tư bản, chứng minh tính hợp lý của xã hội tư bản, thủ tiêu đấu tranh cách mạng, không cần sự thay thế chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác.

Xã hội sẽ tốt lên nếu thay đổi những điều kiện sinh hoạt vật chất, cải thiện kinh tế, sửa chữa các thói hư tật xấu trong xã hội tư sản là xã hội đó sẽ thích ứng với lợi ích của giai cấp vô sản.

3) Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán và chủ nghĩa cộng sản không tưởng phê phán (cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX).

Trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích, đánh giá cao các trào lưu này. Hai ông cho rằng các trào lưu đó đã phê phán chế độ tư sản, đấu tranh với chế độ đó, dự kiến đúng về nhiều điểm của mô hình xã hội mới (công của X.Ximông, Phu riê và Ô oen) và cho rằng đây là một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.

Theo hai ông, những học thuyêt này còn có những điểm hạn chế do mâu thuẫn cơ bản của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản chưa chín muồi, phong trào công nhân đang ở giai đoạn tự phát; do vậy, các học thuyết trên không vạch ra được qui luật vận động khách quan của xã hội tư bản; chưa thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân; do vậy, chưa thấy được những biện pháp hiện thực để cải biến xã hội tư sản thành xã hội cộng sản và chính vì vậy, các học thuyết trên dều hy vọng việc cải tạo xã hội là do vai trò tài ba của các vĩ nhân, ở những thành tựu của khoa học xã hội, ở cuộc cải cách giáo dục-văn hoá v.v.

3.2. Mối quan tâm đặc biệt là mục về sự phê phán của các tác giả đối với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng của Ximông, Phuriê và Ôoen và những người theo đuổi các tư tưởng của họ (những xu hướng này được các tác giả của "Tuyên ngôn..." phân biệt với chủ nghĩa cộng sản không tưởng và các ông đặc biệt không chủ tâm nghiên cứu trong tác phẩm này).

Hai ông cũng chỉ ra rằng, đấu tranh giai cấp càng gay gắt thì mọi ảo tưởng đứng trên cuộc đấu tranh đó đều mất hết ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Nếu như những người sáng lập ra những học thuyết đó có nhiều quan niệm cách mạng thì những người theo các học thuyết này lại giữ nguyên những quan điểm đó mà không cải tạo chúng cho kịp với những thay đổi của lịch sử.

Tại phần này đã chỉ ra sự khác biệt mang tính nguyên tắc sâu sắc giữa tất cả các loại của chủ nghĩa xã hội không tưởng với chủ nghĩa cộng sản khoa học và tính chất của các nguồn gốc lịch sử của chủ nghĩa không tưởng (do C.Mác phát hiện ra và viết trong tác phẩm "Sự khốn cùng của triết học").

Hệ thống không tưởng xuất hiện trong giai đoạn, khi mà giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản còn chưa phát triển đến độ. Những nhà không tưởng "chưa thể tìm thấy những điều kiện vật chất cho sự giải phóng giai cấp vô sản" và chính vì vậy họ tự nghĩ và tự tạo ra chúng. Vị trí các điều kiện lịch sử của sự giải phóng, của đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản phải "do một tổ chức của xã hội nghĩ ra cách thức của chúng". Bởi vậy, chúng dễ dàng phủ nhận mọi hành động cách mạng. Các quan niệm của họ- "đó là sự miêu tả tưởng tượng, hão huyền về xã hội tương lai" (tr.455-456). Mặt mạnh của xu hướng đó chỉ nằm ở chỗ nó phê phán mạnh mẽ xã hội tư bản.

Tuy vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định tính qui luật quan trọng trong sự thay đổi của vai trò khách quan của các quan điểm không tưởng với sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp: "Ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng - phê phán nằm trong quan hệ ngược với sự phát triển lịch sử" (tr. 546). Theo mức độ phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, mong muốn khắc phục những mâu thuẫn xã hội bằng con đường ảo tưởng đã loại bỏ mọi ý nghĩa thực tiễn và lý luận. Tính tiến bộ của xu hướng đó đã chuyển hoá vào tính phản động.

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, sự đối lập giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng với chủ nghĩa cộng sản khoa học, là sự thể hiện tự giác các lợi ích của giai cấp vô sản gắn liền với sự nhận thức được vai trò lịch sử - thế giới của giai cấp đó, sự nhận thức tính tất yếu khách quan của công cuộc xây dựng xã hội cộng sản như là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản; sự nhận thức xã hội cộng sản là kết quả hợp qui luật của sự phát triển lịch sử.

CHƯƠNG IV. MỐI QUAN HỆ CỦA NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ĐỐI VỚI NHỮNG ĐẢNG ĐỐI LẬP KHÁC. (chương này chỉ dài 04 trang in khổ 13x18,8)

Trong chương này, các tác giả đã vạch ra những nguyên tắc chính của sách lược của các đảng vô sản-cách mạng: Đó là lập trường cách mạng không ngừng; tinh thần cách mạng triệt để; sách lược liên minh với các đảng dân chủ trong cuộc đấu tranh.

4.1. Cơ sở của sách lược đó là sự phối hợp biện chứng giữa những nguyên tắc chung nhất, có tính đến những điều kiện lịch sử - cụ thể.

Nhận thức được tính qui luật của tiến bộ cách mạng là phải trải qua một vài giai đoạn cho đến thắng lợi cuối cùng của cách mạng vô sản.

Bởi vậy, những người cộng sản ở mọi nơi cần ủng hộ mọi phong trào cách mạng, hướng phong trào đó tới việc chống lại chế độ đương thời và đạt tới sự thống nhất của mọi lực lượng dân chủ.

"Những người cộng sản chiến đấu cho những lợi ích và những lợi ích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào"

Khi đóng vai trò tích cực trong phong trào đó, những người cộng sản đồng thời phải gìn giữ tính độc lập giai cấp của mình, bảo vệ tương lai của nó, đưa vấn đề về sở hữu lên hàng đầu, nhận thức rõ ràng về những mục đích cuối cùng của phong trào cách mạng và đấu tranh để chúng trở thành hiện thực.

4.2. C.Mác và Ph.Ăngghen kết thúc tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" của mình bằng sự tiên đoán khoa học thiên tài: "Mặc cho các giai cấp thống trị đều run sợ khi nghĩ đến cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc đấu tranh cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được toàn thế giới cho mình. Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!" (tr.459).

Tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã là sự tổng kết hợp qui luật phát triển trước đó của học thuyết mácxít. Sự xuất hiện của tác phẩm bất hủ này là sự kết thúc giai đoạn hình thành của chủ nghĩa Mác.

Phần đọc thêm:

Ngày nay, khi trả lời câu hỏi: Thế nào là chủ nghĩa tư bản, chúng ta thường nói: đó là xã hội áp bức và bóc lột, là xã hội được dựng lên trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, về tổ chức lao động và phân phối sản phẩm xã hội. C.Mác đã phân tích bản chất và các qui luật phát triển của xã hội đó. Khi đã định nghĩa khái niệm giá trị thặng dư, chỉ ra cách thức chiếm đoạt sức lao động không trả tiền của nhà tư bản đối với người lao động làm thuê, Người đã chỉ ra điều bí mật về sự bóc lột cuả nhà tư bản nói riêng và của chủ nghĩa tư bản nói chung đối với những người vô sản.

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên sự cưỡng bức kinh tế và chính điều này đã đưa lại tác nhân kỳ diệu cho sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất của xã hội. Cùng với điều đó, chủ nghĩa tư bản mang trong mình mâu thuẫn nội tại giữa tính xã hội của nền sản xuất với hình thức sở hữu tư nhân. Lực lượng sản xuất phát triển càng cao thì mâu thuẫn đó càng lớn, bản chất bóc lột của xã hội tư bản thể hiện càng rõ, xuất hiện sự thích nghi và sự điều chỉnh xã hội một cách có ý thức. Tuy vậy, sự thích nghi và sự điều chỉnh trên bị sở hữu tư nhân, bị mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi xã hội ngăn cản.

Kết quả là trong lòng xã hội tư bản xẩy ra các xung đột, những xung đột này được thể hiện trong những chu kỳ của sự khủng hoảng sản xuất thừa, thể hiện bằng đấu tranh giai cấp và bằng các cuộc cách mạng xã hội. Sự phát triển và tính nhạy cảm của các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản đã qui định xã hội đó sẽ bị lịch sử phủ định, các mâu thuẫn đó qui định sự chuyển hoá hình thái tư bản chủ nghĩa sang hình thái xã hội chủ nghĩa- xã hội sẽ tổ chức ra nền sản xuất xã hội là việc không tránh khỏi.

Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xuất hiện một lực lượng xã hội- Đó là giai cấp công nhân, giai cấp này sinh ra để giải phóng xã hội khỏi áp bức và bóc lột. Các điều kiện lao động trong những nhà máy công nghiệp lớn đã liên kết họ lại, giáo dục họ nhận thức được tính đoàn kết giai cấp trong nhà máy, trong nước và sau này là trên phạm vi toàn thế giới. Được tổ chức mang tính nghề nghiệp và chính trị, giai cấp công nhân mang trong mình sứ mạng lịch sử là giải phóng xã hội khỏi sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Trên đây là nội dung chính của những quan niệm mácxít về chủ nghĩa tư bản và về viễn tưởng phát triển của xã hội tư bản. Những quan niệm trên được C.Mác và Ph. Ăngghen thể hiện trong "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" (1848). Những quan niệm nền tảng của ý thức xã hội mácxít. Những quan niệm luôn giữ được giá trị thực tiễn và luôn mang tính thời sự khi chủ nghĩa tư bản còn tồn tại.

Tuy vậy, những quan niệm đó không thể tồn tại mà không thay đổi, bởi vì chính chủ nghĩa tư bản tự nó cũng chỉ mang tính lịch sử. C.Mác đã cảnh báo trong "Tư bản" rằng, xã hội tư bản "không phải là pha lê cứng, mà là một tổ chức có khả năng vươn tới sự chuyển hoá trong quá trình chuyển hoá liên tục " (C.Mác và Ph.Ăngghen: t.23, tr.11). Chủ nghĩa tư bản- đó là một tổ chức sống và tự phát triển, tổ chức đó chịu được thử thách của thời gian trong chiều dài lịch sử của mình với những dạng khác nhau của sự uyển chuyển. Do vậy, những quan niệm về chủ nghĩa tư bản cũng cần được biến đổi cho phù hợp với sự uyển chuyển đó.

Vai trò của "Tuyên ngôn.." trong mối liên hệ giữa thế giới quan cá nhân với thế giới quan xã hội

Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai hình thức thế giới quan- cá nhân và xã hội- được thể hiện rõ trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848) của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hơn thế nữa, chúng ta nhìn thấy tất cả các phương diện của thế giới quan trong tác phẩm này: phương diện nhận thức, phương diện giá trị và phương diện thực tiễn.

"Tuyên ngôn..." đã thể hiện và luận chứng một cách khoa học bản Cương lĩnh của Đảng Cộng sản như là kim chỉ nam cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong đời sống của giai cấp công nhân và của toàn xã hội. "Tuyên ngôn..." không chỉ đem lại thông tin mô tả về thế giới, mà còn trực tiếp thể hiện mình là thế giới quan xã hội có tính khoa học cao, nghĩa là trong "Tuyên ngôn..." không chỉ thể hiện những tri thức, những giá trị chuẩn mực cần thiết để định hướng hoạt động cho giai cấp vô sản: "Tuyên ngôn" đã giúp cho giai cấp công nhân hiểu được những quyền lợi chính đáng của mình và các phương pháp để giành được những quyền lợi đó, đã chỉ ra con đường đấu tranh vì một xã hội mới. "Tuyên ngôn..." là một học thuyết hoàn chỉnh cùng với lý luận là sách lược, chiến lược cách mạng. Bởi vậy, người ta thường nói trong "Tuyên ngôn..." đã thể hiện đầy đủ thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và đánh giá "Tuyên ngôn..." là điểm đánh dấu giai đoạn C.Mác và Ph. Ăngghen hoàn thành thế giới quan cộng sản của mình.

THAY LỜI KẾT

Các nội dung chủ yếu của những Lời tựa viết cho các bản tiếng Đức xuất bản năm 1872; tiếng Nga xuất bản năm 1882; tiếng Đức xuất bản năm 1883; tiếng Anh xuất bản năm 1888; tiếng Đức xuất bản năm 1890; tiếng BaLan xuất bản năm 1892; tiếng Ý xuất bản năm 1893 của C.Mác và Ph.Ăngghen.

1. Bản tiếng Đức xuất bản năm 1872

Đồng minh những người cộng sản, - một tổ chức công nhân quốc tế...- đã uỷ quyền cho những người ký tên dưới đây (là C.Mác và Ph.Ăngghen), là đại biểu dự Đại hội họp ở Luân Đôn tháng 1-1847, khởi thảo ra một cương lĩnh của Đảng có đầy đủ chi tiết, vừa về mặt lý luận, vừa về mặt thực tiễn, để đưa ra công bố.

Mặc dầu hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong hai mươi lăm năm qua, nhưng cho đến nay, xét về đại thể, những nguyên lý tổng quát trình bày trong Tuyên ngôn này vẫn còn hoàn toàn đúng. Ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần phải xem lại.

Chính ngay trong Tuyên ngôn cũng đã giải thích rõ ràng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử và do đấy, không nên quá câu nệ những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II. Đoạn này, ngày nay mà viết lại thì về nhiều mặt cũng phải viết khác đi. Vì đại công nghiệp đã có những tiến bộ hết sức lớn (...) và giai cấp công nhân cũng đã đạt được những tiến bộ (...) trong việc tự tổ chức thành chính đảng, do có những kinh nghiệm thực tiễn, trước hết là của cách mạng tháng Hai (24-02-1848 tại Pháp), sau nữa và nhất là của Công xã Pa ri (Tháng Sáu 1848), lần đầu tiên đã đem chính quyền lại cho giai cấp vô sản trong hai tháng. Công xã Pa ri đã chứng minh rằng "giai cấp công nhân không thể chỉ nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và bắt nó hoạt động phục vụ mình".

Ngoài ra, ...việc phê phán những văn phẩm xã hội chủ nghĩa chưa được đầy đủ... Và hiển nhiên là những nhận định về thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập (chương I) nếu cho đến nay vẫn đúng trên những nét cơ bản thì trong chi tiết, những nhận định ấy đã cũ rồi...

Tuy nhiên, Tuyên ngôn là một tài liệu lịch sử mà chúng tôi không có quyền sửa lại...

C.Mác, Ph.Ăngghen. Luân Đôn, 24-6-1872

2. Bản tiếng Nga xuất bản năm 1882

Tuyên ngôn cộng sản có nhiệm vụ tuyên bố sự diệt vong không tránh khỏi và sắp xẩy ra của chế độ sở hữu tư sản...

Ngày nay, lời giải đáp duy nhất cho câu hỏi ấy là thế này: nếu cách mạng Nga báo hiệu một cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây và nếu cả hai cuộc cách mạng âý bổ sung cho nhau thì chế độ ruộng đất công cộng ở Nga hiện nay sẽ có thể là khởi điểm của một sự tiến triển cộng sản chủ nghĩa.

C.Mác, Ph.Ăngghen. Luân Đôn, Tháng Giêng 1872

3. Bản tiếng Đức xuất bản năm 1883

C.Mác đã mất nên không thể nói đến việc sửa lại hay bổ sung Tuyên ngôn nữa. Do vậy, tôi thấy cần nêu lên rõ ràng một lần nữa những điều sau đây:

"Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội (cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế sinh ra), là hai yếu tố cấu thành cơ sở lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thuỷ tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của họ, nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đi đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức giai cấp tư sản) được nữa, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi bóc lột, ách áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp,- tư tưởng chủ chốt ấy hoàn toàn và tuyệt đối là của Mác"*. Tôi đã nhiều lần tuyên bố như thế, những bây giờ lời tuyên bố ấy cũng cần phải được ghi lên đầu Tuyên ngôn.

Ph.Ăngghen. Luân Đôn 28-6-1883

* Tôi đã viét trong lời tựa cho bản dịch tiếng Anh:"Tư tưởng đó,- tư tưởng mà tôi cho rằng nó ắt phải đánh dấu cũng một bước tiến trong khoa học lịch sử như học thuyết của Đác uyn trong sinh vật học,- cả hai chúng tôi đều dần dần đạt tới trước 1845...Mùa xuân 1845, khi tôi gặp lại Mác ở Bờ ru xen thì Mác đã đạt tới tư tưởng đó và đã trình bày với tôi cũng gần rõ ràng như tôi trình bày ở đây vậy" (chú thích của Ph.Ăngghen trong lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1890)

4. Bản tiếng Anh xuất bản năm 1888

Tuyên ngôn là cương lĩnh của "Đồng minh những người cộng sản", một hiệp hội công nhân, lúc đầu hoàn toàn là một tổ chức của người Đức, sau đó trở thành một tổ chức quốc tế.

Ph.Ăngghen nêu ra những thất bại của cách mạng vô sản (cách mạng Tháng Hai và cách mạng Tháng Sáu 1848 của Pháp) và nhất là khi các Lãnh tụ của Ban chấp hành Trung ương của Đồng minh những người cộng sản bị bắt và bị kết án tù thì Đồng minh chính thức bị các Lãnh tụ không bị bắt tuyên bố giải tán. Cách mạng thoái trào, người ta cho rằng Tuyên ngôn bị lãng quên.

Chính do các sự biến và do những sự thành bại trong cuộc đấu tranh chống tư bản- do những thất bại nhiều h��n là do những thành công- mà công nhân...không thể không đi tới chỗ nhận thấy tường tận những điều kiện thực sự của công cuộc tự giải phóng của họ...Như vậy là lịch sử của Tuyên ngôn đã phản ánh khá rõ lịch sử của phong trào công nhân đương thời, hiện nay đó là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính quốc tế hơn cả...

Về tên gọi của Tuyên ngôn, Ph.Ăngghen chỉ rõ: "Năm 1847, người ta thường dùng từ chủ nghĩa xã hội, một mặt để gọi những người theo các hệ thống không tưởng như phái Ô-oen ở Anh và phái Phu riê ở Pháp, mặt khác để gọi những tên lang băm xã hội đủ các cỡ, chúng hứa sẽ không làm hại gì đến tư bản và lợi nhuận mà vẫn chữa khỏi được đủ mị tệ nạn xã hội bằng đủ mọi thứ biện pháp vá víu (tr.19)".

Trái lại, cái bộ phận công nhân, do nhận thấy rằng chỉ làm những cuộc đảo chính về chính trị thôi thì không đủ nên tuyên bố cần thiết phải cải tạo xã hội về căn bản, thì tự mệnh danh là những người cộng sản. Đó là một chủ nghĩa cộng sản mới phác hoạ ra, hoàn toàn theo bản năng,..., nhưng nó đã thấy được cái gì là căn bản và đã tỏ ra klhá mạnh trong giai cấp công nhân nên mới sinh ra được chủ nghĩa cộng sản không tưởng như kiểu của Cabê ở Pháp và kiểu Vây-đơ-linh ở Đức.

Năm 1847, chủ nghĩa xã hội dùng để chỉ phong trào tư sản, còn chủ nghĩa cộng sản dùng để chỉ phong trào công nhân. Do vậy, Tuyên ngôn là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Ph.Ăngghen khẳng định rằng, tư tưởng chỉ đạo của nội dung Tuyên ngôn là của C.Mác và nhận xét: "Tư tưởng đó,- tư tưởng mà tôi cho rằng nó ắt phải đánh dấu cũng một bước tiến trong khoa học lịch sử như học thuyết của Đác uyn trong sinh vật học,- cả hai chúng tôi đều dần dần đạt tới trước 1845...Mùa xuân 1845, khi tôi gặp lại Mác ở Bờ ru xen thì Mác đã đạt tới tư tưởng đó và đã trình bày với tôi cũng gần rõ ràng như tôi trình bày ở đây vậy"

Ph.Ăngghen viết tiếp: Mặc dầu hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong hai mươi lăm năm qua, nhưng cho đến nay, xét về đại thể, những nguyên lý tổng quát trình bày trong Tuyên ngôn này vẫn còn hoàn toàn đúng. Ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần phải xem lại.

Chính ngay trong Tuyên ngôn cũng đã giải thích rõ ràng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử và do đấy, không nên quá câu nệ những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II. Đoạn này, ngày nay mà viết lại thì về nhiều mặt cũng phải viết khác đi. Vì đại công nghiệp đã có những tiến bộ hết sức lớn...và giai cấp công nhân cũng đã đạt được những tiến bộ ... trong việc tự tổ chức thành chính đảng, do có những kinh nghiệm thực tiễn, trước hết là của cách mạng tháng Hai (24-02-1848 tại Pháp. ND), của Cách mạng tháng Sáu, sau nữa và nhất là của Công xã Pa ri (18-3 đến 28-5-1871-là chính phủ cách mạng của giai cấp công nhân do cách mạng vô sản thành lập ở Pa ri. Đó là một thử nghiệm lịch sử đầu tiên về chuyên chính vô sản. ND), lần đầu tiên đã đem chính quyền lại cho giai cấp vô sản trong hai tháng...Công xã Pa ri đã chứng minh rằng "giai cấp công nhân không thể chỉ nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và bắt nó hoạt động phục vụ mình".

Ngoài ra, ...việc phê phán những văn phẩm xã hội chủ nghĩa chưa được đầy đủ... Và hiển nhiên là những nhận định về thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập (chương I) nếu cho đến nay vẫn đúng trên những nét cơ bản thì trong chi tiết, những nhận định ấy đã cũ rồi...

Tuy nhiên, Tuyên ngôn là một tài liệu lịch sự mà chúng tôi không có quyền sửa lại"

Ph.Ăngghen. Luân Đôn, 30 tháng Giêng 1888.

5. Bản tiếng Đức xuất bản năm 1890

Ph.Ăngghen cho in lại lời tựa cho lần xuất bản bằng tiếng Đức 1872

...Trong thời kỳ đó (tháng Chạp 1847), địa bàn truyền bá của phong trào vô sản còn hẹp biết bao...Ngày nay, tất cả tình hình ấy đã thay đổi biết bao!

C.Mác và Ph.Ăngghen, Luân Đôn, ngày 21 tháng Giêng năm 1882

... Nhưng ngày 28 tháng Chín 1864, những người vô sản trong phần lớn các nước Tây Âu đã liên hợp lại để lập ra Hội liên hiệp lao đôngj quốc tế...Thật ra, Quốc tế chỉ sống có chín năm. Nhưng sự đoàn kết bất diệt do Quốc tế đã xây dựng được giữa những người vô sản tất cả các nướcvânx tồn tại và càng mạnh hơn bao giờ hết...Bởi vì ngày hôm nay, khi tôi viết những dòng này, giai cấp vô sản châu Âu và châu Mỹ đang điểm lại lực lượng chiến đấu của mình, lực lượng lần đầu tiên được huy động thành một đạo quân duy nhất, dưới cùng một ngọn cờ và nhằm cùng một mục đích...Cảnh tượng ngày hôm nay sẽ chỉ cho bọn tư bản và bọn địa chủ tất cả các nước thấy rằng những ngươì vô sản tất cả các nước đã thực sự đoàn kết với nhau...

Ph.Ăngghen, Luân Đôn, 1 tháng Năm 1890

6. Bản tiếng Ba Lan xuất bản năm 1892

...Còn nước Ba Lan là nước từ năm 1792 đã đóng góp cho cách mạng được nhiều hơn ba nước kia (Ý, Đức, Hung- ND) gộp lại thì đến năm 1863, khi nó ngã quỵ dưới sự tấn công của các lực lượng Nga...nó đã bị bỏ rơi. Giai cấp quý tộc đã bất lực không bảo vệ được và không giành lại được nền độc lập của Ba Lan; giai cấp tư sản thì hiện nay ít ra cũng không thiết tha đến nền độc lập đó...Chỉ có giai cấp vô sản Ba Lan trẻ tuổi mới có thể giành được nền độc lập đó, và nằm trong tay họ, nền độc lập đó sẽ được bảo vệ chắc chắn. Vì đối với công nhân các nước khác ở châu Âu, nền độc lập của Ba Lan cũng cần thiết như đối với bản thân công nhân Ba Lan.

Ph.Ăngghen. Luân Đôn, 10 tháng Hai 1892.

7. Bản tiếng Ý xuất bản năm 1893.

...nếu Cách mạng 1848 không phải là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thì ít ra nó cũng dọn đường, chuẩn bị địa bàn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chế độ tư sản đã làm cho đại công nghiệp phát triển ở tất cả các nước thì đồng thời cũng tạo ra ỏ khắp nơi, trong bốn mươi lăm năm gần đây, một giai cấp vô sản đông đảo, đoàn kết chặt chẽ và mạnh; do đó, nó đã sinh ra, như Tuyên ngôn đã nói, những người đào huyệt chôn nó. Không khôi phục lại độc lập và thống nhất cho từng dân tộc thì về phương diện quốc tế, không thể thực hiện được sự đoàn kết của giai cấp vô sản và sự hợp tác hoà bình và tự giác giữa các dân tộc đó để đạt tới những mục đích chung.

...

Ph.Ăngghen, Luân Đôn, 1 tháng Hai 1893.

BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN

(1873-1886)

Ph. Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971.

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994. t. 20

C. Mác và Ph. Ăngghen: Các tác phẩm, Mátxcơva, 1955-1981, t. 20. Tiếng Nga.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

1. Là tác phẩm của Ph.Ăngghen, viết gián đoạn trong 13 năm, từ 1873 đến 1886, trong đó Người đưa ra quan niệm nhận thức duy vật biện chứng về giới tự nhiên và những vấn đề quan trọng nhất của lý luận khoa học tự nhiên.

1.1. Dự định viết "Biện chứng của tự nhiên" được Ph.Ăngghen thể hiện trong bức thư của Người gửi C.Mác ngày 30 tháng 5 năm 1873. C.Mác đưa bức thư đó cho nhà tự nhiên nổi tiếng C. Soóc-lem-mơ, ông này hoàn toàn tán thành quan điểm của Ph.Ăng ghen trong bức thư.

1.2. Phần lớn các khái niệm về tác phẩm này được hình thành trong những năm 1873-1876. Phần chính của tác phẩm được viết vào những năm 1873-1882. Ngoài ra, Ph.Ăngghen còn tiếp tục viết vào 1885-1886, đưa thêm trích đoạn của bản viết tay đầu tiên tác phẩm "Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" (1886).

Sau khi C.Mác qua đời (1883), Ph.Ăngghen không còn điều kiện để tiếp tục viết "Biện chứng của tự nhiên", Người dành thời gian để hoàn thiện bộ "Tư bản" và lãnh đạo Phong trào công nhân quốc tế.

1.3. "Biện chứng của tự nhiên" là một tác phẩm chưa hoàn thành và chúng ta có được tác phẩm này chỉ ở trong dạng 2 bản thảo: trên dưới 10 chương riêng rẽ, các bài viết và 185 ghi chép và đoạn trích.

"Biện chứng của tự nhiên" lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Đức và tiếng Nga tại Liênxô vào năm 1925 ("Tư liệu của C.Mác và Ph.Ăngghen", Quyển 1).

2. Về cấu trúc lôgíc của tác phẩm, dựa vào hai bản thảo chính được Ph.Ăng ghen viết vào tháng 8 năm 1878, Biện chứng của tự nhiên có thể phân chia thành 11 vấn đề trong đó có thể tập hợp vào 3 nhóm:

- Triết học trong khoa học tự nhiên (vấn đề 1-3);

- Phân chia khoa học và nội dung biện chứng của các khoa học chuyên ngành (vấn đề 4-5);

- Phê phán thuyết bất khả tri, chủ nghĩa duy tâm và siêu hình trong khoa học tự nhiên (vấn đề 6-11).

2.1. Nội dung thực tế của tác phẩm không hoàn toàn trùng khớp với các nhóm, tuy vậy, về tổng thể, phù hợp với thiết kế nội dung, đặc biệt là các trích dẫn ở phần cuối.

Nhiệm vụ đặc biệt khó khăn của việc biên soạn chính xác các chương và các đoạn trích của thiết kế nội dung chung đã được giải quyết trong lần xuất bản vào năm 1941 (do V.K.Bu-rus-lin-xki biên soạn).

2.2. Lần xuất bản mới nhất, trong đó, miêu tả chính xác theo trật tự thời gian tất cả các phần của bản thảo và được in trong tập 26, Phần 1 của C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập vào năm 1985, bằng ngôn ngữ MEGA.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

1. Các quan niệm xác định nội dung chủ yếu của tác phẩm

1.1. Trong "Triết học 2" dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học (Bộ Giáo dục và Đào tạo.Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), xác định nội dung chính của tác phẩm:

1) Tư tưởng về tính thống nhất vật chất của thế giới. Học thuyết về sự vận động và các hình thức vận động cơ bản của vật chất (tr.148).

2) Tư tưởng của Ph.Ăngghen về sự phát triển của giới tự nhiên, nguồn gốc sự sống, con người và ý thức (tr.155).

3) Phép biện chứng duy vật và sự áp dụng nó vào toán học và lịch sử khoa học tự nhiên (tr.161).

1.2. Trong C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.932, số 243) xác định "Biện chứng của tự nhiên" ...trong đó tổng kết những thành tựu quan trọng nhất của khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX trên quan điểm biện chứng, đã phát triển hơn nữa phép biện chứng duy vật và phê phán những quan niệm siêu hình và duy tâm trong khoa học tự nhiên.

1.3. Những tài liệu của "Biện chứng tự nhiên" còn lưu giữ đến nay gồm bốn xấp giấy mà Ph.Ăngghen đã sắp xếp tất cả các bài viết và các bút ký thuộc tác phẩm đó ít lâu trước khi ông mất. Ph.Ăngghen đã đặt cho những xấp đó các nhan đề như sau:

1) "Biện chứng và khoa học tự nhiên";

2) "Sự nghiên cứu giới tự nhiên và biện chứng";

3) "Biện chứng của tự nhiên" ;

4) "Toán học và khoa học tự nhiên. Các vấn đề khác".

Trong bốn xấp giấy (Bản thảo) này, chỉ có xấp thứ hai và xấp thứ ba là có mục lục do Ph.Ăngghen sắp xếp, kê rõ tài liệu trong mỗi xấp. Về xấp thứ nhất và xấp thứ tư thì chúng ta không dám chắc chắn rằng từng tờ trong đó có nằm đúng vào chỗ mà Ph. Ăng ghen đã đặt không. (Sđd, tr.933, số 243).

1.4. Trong Từ điển bách khoa toàn thư về triết học (Nxb. Từ điển Xôviết, Mát xcơva,1989, tr.167) xác định, "...nhiệm vụ chính mà Ph.Ăngghen tự đặt ra cho mình khi viết Biện chứng của tự nhiên được chỉ rõ trong "Lời nói đầu" (không ghi rõ thời gian viết, xem thêm tập. 20, tr.940, số 254 để rõ hơn):

"...vấn đề đi đến chỗ, để trong từng bộ phận tin tưởng vào chân lý này, chân lý, nói chung, không gợi lên cho tôi những sự hoài nghi nào, mà chính nó chỉ ra rằng, trong giới tự nhiên, sự hỗn loạn của những thay đổi vô tận đang mở ra cho mình con đường- những qui luật biện chứng của sự vận động, những qui luật này trong lịch sử đã thống trị sự ngẫu nhiên bề ngoài của các hiện tượng...Với tôi, vấn đề không phải là đưa các qui luật biện chứng vào tự nhiên, mà ngược lại, để phát hiện ra chúng trong tự nhiên và đưa chúng ra ngoài tự nhiên" (C.Mác và Ph.Ăngghen: t. 20, tr.11-12).

Nghĩa là, nhiệm vụ của tác phẩm nằm ở chỗ:

1). Khám phá ra biện chứng khách quan trong tự nhiên và trên cơ sở đó; 2). Chứng minh tính tất yếu của phép biện chứng duy vật trong khoa học tự nhiên; 3). Loại trừ chủ nghĩa duy tâm, siêu hình và thuyết không thể biết ra khỏi khoa học tự nhiên; 4). Đưa ra sự tổng kết những thành tựu quan trọng nhất của khoa học tự nhiên một cách biện chứng duy vật và bằng cách đó; 5). Chứng minh được tính tổng hợp chung nhất của các qui luật cơ bản cuả phép biện chứng duy vật " (Sđd.tr.167)

1.5. Cấu trúc lôgíc của tác phẩm: dựa vào hai bản thảo chính được Ph.Ăngghen viết vào tháng 8 năm 1878, Biện chứng của tự nhiên có thể phân chia thành 11 vấn đề trong đó có thể tập hợp vào 3 nhóm:

1). Triết học trong khoa học tự nhiên (vấn đề 1-3);

2). Phân chia khoa học và nội dung biện chứng của các khoa học chuyên ngành (vấn đề 4-5);

3). Phê phán thuyết bất khả tri, chủ nghĩa duy tâm và siêu hình trong khoa học tự nhiên (vấn đề 6-11).

Như vậy, chúng ta có nhiều quan niệm không đồng nhất tương đối về nội dung chủ yếu của "Biện chứng của tự nhiên".

Từ các cách xác định trên, chúng ta có thể xác định tác phẩm gồm những nội dung cơ bản như sau:

1) Quan niệm duy vật biện chứng về giới tự nhiên;

2) Nêu ra những vấn đề quan trọng nhất của lý luận khoa học tự nhiên.

Tự nhiên thì biện chứng (được chứng minh bằng năm phát minh lớn của khoa học tự nhiên cho đến giữa thế kỷ XI) Khoa học thời kỳ này hoặc còn mang nặng tính siêu hình siêu hình, hoặc còn bị quan niệm duy tâm- chuyển biện chứng của tư duy vào tự nhiên, bắt tự nhiên tuân theo biện chứng của tư duy.

I. QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ GIỚI TỰ NHIÊN.

Quan niệm này được thể hiện trong những vấn đề chính sau đây:

1. Sự phát triển của giới tự nhiên, nguồn gốc sự sống, con người và ý thức của nó. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng nhất của tác phẩm.

Khi chống lại quan điểm siêu hình về tính bất di, bất dịch của giới tự nhiên, Ph.Ăngghen dựa trên năm phát minh vĩ đại nhất của thời kỳ này:

Giả thuyết về sự hình thành, phát triển của Trái Đất và Hệ Mặt trời của Cantơ (1775); Thuyết tiến hoá địa chất của Lâyđen; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mâyơ, Giulơ, Cônđinh (1842); Học thuyết tế bào của Svan và Slâyđen và Học thuyết tiến hoá của Đácuyn (1859) để chỉ ra rằng, chính những phát minh trên đã chứng minh rõ quá trình biện chứng của tự nhiên.

1.1. Sự hình thành và phát triển của giới tự nhiên.

Trong "Giả thuyết về sự hình thành, phát triển của Trái Đất và Hệ Mặt trời" Cantơ (1724-1804, Đức) đã lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng giải thích hệ thống và nguồn gốc của Vũ trụ. Ông cho rằng, thế giới ngày nay là kết quả của quá trình lịch sử phát triển lâu dài, là thế giới vật chất luôn vận động và biến đổi không ngừng, mọi sự vật đều liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua lực hút và lực đẩy.

Cùng với những quan niệm trên, trong thời kỳ trước phê phán (1746-1770) Cantơ đã có hai phát minh quan trọng: 1) Giả thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ từ những hạt bụi vũ trụ; 2) Giả thuyết khoa học về sự lên xuống của nước thuỷ triều do ảnh hưởng giữa Trái Đất và Mặt Trăng (trong Chống Đuy rinh, Ph.Ăngghen đã đánh giá cao những phát minh khoa học này)

"Chính từ những đám hơi cháy trắng cuồn cuộn...mà từ đó hằng hà sa số Mặt Trời và Hệ thống Mặt Trời...đã phát triển ...và nguội dần đi" (xem: Sđd, tr.29-30).

Sự "nguội dần đi" của các thiên thể ngày càng tăng thì sự tác động lẫn nhau của những hình thái vận động vật lý ngày càng nổi lên hàng đầu. Thời gian này, hình thức vận động nhiệt chiếm ưu thế, khi Mặt Trời và Hệ thống Mặt trời nguội đi, hình thức vận động vật lý chiếm ưu thế, tiếp theo là các quá trình phân hoá và hoá hợp các nguyên tố- vận động vật lý chuyển sang vận động hoá học. Trong những điều kiện nhất định (những điều kiện này là gì đến nay chúng ta cũng chưa biết), anbumin hình thành- vận động hoá học chuyển hoá sang vận động sinh học.

Từ thể anbumin hình thành nên tế bào và từ tế bào xuất hiện thực vật và động vật. Các loài thực, động vật phát triển để rồi sau cùng thành động vật có xương sống (có hệ thần kinh đạt tơí sự phát triển đầy đủ), cuối cùng, loài động vật này lại phát triển đến hình thức giới tự nhiên tự nhận thức được mình: đó là con người (xem: Sđd, tr.33-34)- hình thức vận động sinh vật chuyển hoá thành vận động xã hội.

1.2. Nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người.

a. Nguồn gốc sự sống.

Khi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, Ph.Ăngghen nhấn mạnh điều kiện Trái Đất và nguồn gốc hoá học của quá trình hình thành sự sống: do hoá học (do các chất vô cơ C, H, O, N kết hợp với nhau thành chất hữu cơ), thành abumin nên quá trình hoá học đã vượt khỏi khuôn khổ của nó để bước vào lĩnh vực của sự sống hữu cơ có nội dung phong phú hơn.

Ph.Ăngghen chống lại quan điểm duy tâm tôn giáo chứng minh rằng Chúa đã tạo ra sự sống và quan điểm của thuyết tự sinh phủ định sự khác nhau về chất giữa sự sống và không sống (vô cơ). Người cho rằng thật điên rồ "nếu tưởng tượng rằng chỉ dùng một ít "nước thối" mà có thể bắt buộc giới tự nhiên, trong 24 tiếng đồng hồ, phải làm một công việc mà nó đã phải mất hàng triệu năm mới hoàn thành được" (xem: Sđd, tr.479).

Bản chất của sự sống là phương thức tồn tại của các thể anbumin mà yếu tố quan trọng của nó là sự trao đổi chất thường xuyên với tự nhiên bên ngoài bao quanh nó.

b. Nguồn gốc loài người.

Trong tác phẩm "Nguồn gốc loài người" của Đácuyn đã chỉ ra khởi nguyên sinh vật của con người, nhưng không thấy vai trò quyết định của lao động trong quá trình biến vượn thành người và do đó, không thấy được sự khác biệt cơ bản giữa động vật và con người.

Nhờ sự chuyển hoá từ khoa học tự nhiên tới lịch sử xã hội của Ph.Ăngghen đã cho phép Người tạo ra học thuyết về nguồn gốc con người (tr.486-499, 572-625. rus).

Ph.Ăngghen viết: "Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải...Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế...chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người" (phần "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”. tr.641).

+ Lao động làm tăng thêm của cải vật chất cho đời sống con người. Các chất giàu dinh dưỡng làm cho bộ não phát triển hơn và kéo theo là các giác quan và khả năng nhận thức phát triển, cuối cùng là tăng thêm sự phát triển của ý thức.

+ Lao động làm cho bàn tay con người hoàn thiện hơn. Bàn tay không chỉ là khí quan dùng để lao động, mà còn là sản phẩm của lao động.

+ Lao động là nguồn gốc của ngôn ngữ. Nếu thiếu ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) thì không thể hình thành ý thức ở con người. Lao động và ngôn ngữ là "hai sức kích thích chủ yếu" làm cho bộ óc con vượn phát triển thành bộ óc con người, làm cho phản ánh tâm lý ở động vật thành phản ánh ý thức ở con người. Lao động còn là tiêu chuẩn để phân biệt con vật với con người.

2. Trong khi tự nhiên biện chứng như vậy, thì khoa học, tuy phát triển, nhưng chưa quay trở về được với những quan niệm biện chứng duy vật của triết học Hy Lạp cổ đại.

2.1. Ph.Ăngghen nghiên cứu sự phát triển của khoa học tự nhiên, bắt đầu từ thời kỳ nửa cuối thế kỷ XV (Phục hưng- theo cách gọi của người Pháp; Cải cách tôn giáo- của người Đức; Xanh-cơ-xen-tô (những năm thứ năm trăm)- của người Ý):

- "Cô péc níc (1473-1543, Ba Lan), - tuy với thái độ rụt rè và có thể nói là chỉ trong khi hấp hối, đã thách thức uy quyền của Giáo hội trong các vấn đề của giới tự nhiên. Từ đó trở đi, khoa học tự nhiên mới bắt đầu được giải phóng khỏi thần học...từ ngày đó, sự phát triển của các ngành khoa học cũng tiến được những bước khổng lồ và ngày càng mạnh lên..." (tr.461).

- "Trong buổi đầu của thời kỳ thứ nhất này, công việc chủ yếu của khoa học tự nhiên là nắm vững được những tài liệu hiện có trong tay...hình học Ơcờ lít ...cách tính thập phân của người Ả Rập, những kiến thức sơ đẳng về đại số, những chữ số hiện đại và thuật luyện kim...

Trong tình hình ấy, ngành tự nhiên cơ bản nhất, tức là ngành cơ học về các vật thể trên Trái Đất và các thiên thể, lẽ tất nhiên là giữ vị trí hàng đầu, và ...để phục vụ nó, thì có việc tìm ra và cải tiến những phương pháp toán học...Trong lĩnh vực này, người ta đã đạt được những thành tựu lớn" (tr.462): "Những phương pháp toán học trọng yếu nhất đã được xác định trên những nét cơ bản, hình học giải tích ...nhờ Đềcáctơ, lôgarít nhờ Nêpơ, toán học vi phân và tích phân nhờ Lai bơ nít xơ và có lẽ cả Niutơn nữa" (tr.462).

- "Khoa cơ học về thể rắn...những qui luật chủ yếu của nó đã được xác định dứt khoát...trong khoa thiên văn về hệ thống mặt trời, Kê plơ đã phát hiện ra những qui luật vận động của hành tinh, còn Niu tơn thì đã nêu chúng dưới góc độ của các qui luật vận động chung của vật chất... Khoa vật lý ...còn chưa vượt khỏi giai đoạn đầu tiên của nó...Hoá học thì chỉ vừa mới thoát khỏi thuật luyện kim nhờ vào thuyết nguyên tố. Khoa địa chất thì vẫn chưa vượt qua cái đoạn phôi thai là khoáng vật học...Cuối cùng, trong lĩnh vực sinh học, người ta chủ yếu vẫn làm cái việc là gom góp và phân loại một đống tài liệu khổng lồ về động vật học và thực vật học..." (tr.462-463).

Nhưng cái đặc biệt nói lên nét đặc trưng của thời kỳ ấy là việc đề xuất một quan điểm tổng quát riêng biệt của nó mà điểm trung tâm là cái quan niệm về tính tuyệt đối không thay đổi của giới tự nhiên. "Tôi đã xếp cả những nhà duy vật của thế kỷ XVIII vào thời kỳ này". (tr.465).

Theo quan điểm này thì dầu cho bản thân giới tự nhiên đã xuất hiện bằng cách nào đi chăng nữa, nhưng một khi nó đã tồn tại có rồi thì nó vĩnh viễn không thay đổi, chừng nào nó còn tồn tại. Các hành tinh và các vệ tinh của chúng một khi đã được cái "hích đầu tiên" thần bí làm cho vận động, thì cứ tiếp tục chuyển động theo những quỹ đạo...đã được qui định vĩnh viễn như thế...Trái Đất thì vẫn mãi mãi không thay đổi từ bao thế kỷ nay..."Năm châu" hiện có lúc nào cũng vẫn tồn tại...Các loài thực vật và động vật sinh ra như thế nào thì cứ như thế không thay đổi...Người ta phủ nhận mọi sự biến đổi, mọi sự phát triển trong giới tự nhiên..." (tr.463-464).

2.2. Trong phần phê phán của tác phẩm, Ph.Ăngghen đã phân tích, nghiên cứu chủ nghĩa bất khả tri, chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa duy linh của một số nhà khoa học thực nghiệm, chủ nghĩa kinh nghiệm một chiều của các nhà thực chứng, các biểu hiện khác nhau của thế giới quan phản khoa học và phản động trong khoa học tự nhiên.

Trên cơ sở về sự khác nhau của các hình thức vận động cơ bản của vật chất, Ph. Ăngghen phê phán quan điểm siêu hình qui các hình thức vận động cao vào các hình thức vận động thấp, qui sự khác nhau về chất lượng vào sự khác nhau về số lượng. Vì nếu như vậy, theo Ph.Ăngghen, thì tất nhiên chúng ta sẽ đi đến một nguyên lý cho rằng vật chất gồm những hạt nhỏ đồng nhất (xem: Sđd, tr.400).

Ph.Ăngghen viết: "...trong khoa học tự nhiên, nhờ sự phát triển của chính nó nên các quan niệm siêu hình đã không còn chỗ đứng"; rằng: "sự giải phóng phép biện chứng khỏi chủ nghĩa thần bí trở thành sự cần thiết tuyệt đối cho khoa học tự nhiên..."

2.3. Sự phát triển những quan niệm biện chứng trong khoa học tự nhiên.

2.3.1. "Đột phá khẩu đầu tiên trong quan niệm cứng nhắc về giới tự nhiên ấy, không phải do một nhà khoa học tự nhiên mà lại do một nhà triết học mở ra. Năm 1755, cuốn "Lịch sử tự nhiên đại cương và thuyết bầu trời" của Cantơ ra đời:

Vấn đề cái hích đầu tiên của vũ trụ bị loại bỏ; Trái Đất và tất cả hệ thống Mặt Trời hiện ra như là một cái gì đã hình thành trong thời gian...trong điều phát hiện của Cantơ đã có cái khởi điểm của mọi sự tiến bộ sau này.

Một khi Trái Đất là một cái gì đã hình thành thì trạng thái địa chất, địa lý và khí hậu hiện nay của nó, cây cối và động vật sống trên trái đất tất nhiên cũng đã phải là một cái gì đã hình thành; và chúng cũng phải có một lịch sử, không chỉ trong không gian, - dưới hình thức cái này nằm bên cạnh cái kia- mà trong cả thời gian- dưới hình thức cái nọ kế tiếp cái kia" (tr. 466)

- "Trong khi đó vật lý cũng có được những tiến bộ rất lớn...năm 1842, ...May-ơ và Giu-lơ đã chứng minh rằng nhiệt chuyển thành lực cơ giới và lực cơ giới chuyển thành nhiệt...Nhờ thế, các lực vật lý khác nhau...bằng cách này hay cách khác đã biến thành những hình thái vận động và chuyển hoá khác nhau từ hình thái này thành hình thái kia của vật chất theo những qui luật nhất định" (tr.469).

- "Sự phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu của hoá học...Nhờ dùng phương pháp vô cơ để tạo ra những hợp chất từ trước tới giờ chỉ sinh ra trong cơ thể sống, hoá học đã chứng minh rằng, những qui luật hoá học có thể áp dụng cho cả các vật hữu cơ lẫn các vật vô cơ..." (tr.469).

- "Cuối cùng, cả trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học cũng thế...nhất là khi người ta sử dụng kính hiển vi ...và từ khi người ta tìm ra tế bào, ...Thuyết tiến hoá ...1859 được Đác uyn thực hiện một cách thắng lợi... chất nguyên sinh và tế bào ...cùng tồn tại một cách độc lập với tư cách là những hình thái hữu cơ thấp nhất" (tr.471).

" Như thế là chúng ta đã trở về với cái quan niệm của những người sáng lập vĩ đại ra triết học Hy Lạp, cho rằng toàn bộ giới tự nhiên, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, từ hạt cát cho đến các Mặt Trời, từ những sinh vật nguyên thuỷ cho đến con người, nằm trong tình trạng không ngừng sinh ra và diệt vong, lưu động không ngừng, vận động và biến hoá bất tận.

Chỉ có một chỗ khác nhau cơ bản là: cái mà ở người Hy Lạp là trực giác thiên tài, thì đối với chúng ta nó là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học chặt chẽ dựa trên kinh nghiệm và vì vậy nó thể hiện ra dưới một hình thức dứt khoát và rõ ràng hơn nhiều" (tr.471).

Tuy vậy, khoa học "quay lại với phép biện chứng được thực hiện tự phát, bởi vậy, có tính mâu thuẫn và chậm chạp" (tr.343 và 520.rus). Điều này là có thể hiểu được, bởi vì "những ngành khoa học chủ yếu nhất,- khoa thiên văn học về các vì sao, hoá học, địa chất học,- với tư cách là khoa học thì chỉ mới tồn tại được gần một trăm năm, phương pháp so sánh trong sinh lý học mới được gần 50 năm, và các hình thái cơ bản của hầu hết mọi sự phát triển của sự sống, tức là tế bào, thì mới được phát hiện ra cách đây chưa đầy 40 năm !" (tr.472)

2.3.2. Ph.Ăngghen phân chia những tư tưởng biện chứng trong triết học trước Mác thành hai hình thái chính (triết học Hy lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức); phê phán phép biện chứng duy tâm của Hêghen (trong phần Phép biện chứng (tr.510-518) và khảng định vai trò ba phát minh lớn của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XIX (qui luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, tổ chức tế bào và thuyết tiến hoá).

2.3.3. Ph.Ăngghen đưa ra định nghĩa về phép biện chứng (lần đầu tiên trong tác phẩm "Chống Đuy rinh", 1877)- là khoa học về mối liên hệ chung nhất, về những qui luật chung nhất của mọi vận động, về các qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

Đồng thời Người cũng phân chia các qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (lần đầu tiên trong Bản thảo năm 1878, sau đó trong phần "Phép biện chứng" năm 1879). Các qui luật này được xếp thành ba qui luật chính: Qui luật chuyển hoá từ lượng vào chất và ngược lại; qui luật cùng xuất hiện của các mặt đối lập và qui luật phủ định của phủ định.

" Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta rút ra đưọc các qui luật của phép biện chứng. Những qui luật không phải là cái gì khác hơn là những qui luật chung nhất của hai giai đoạn phát triển lịch sử ấy cũng như là của bản thân tư duy. Về thực chất, các qui luật ấy qui lại thành ba qui luật sau đây:

Qui luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại.

Qui luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các đối lập.

Qui luật về sự phủ định của phủ định" (tr.510)

Sau đó Ph.Ăngghen phân tích Qui luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại. (từ tr.510-tr.518)

2.3.4. Ph.Ăngghen cũng phân biệt biện chứng khách quan của giới tự nhiên và biện chứng chủ quan của tư duy, trong đó biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan và cho rằng, phép biện chứng là phương pháp cao nhất của tư duy.

Khi xem xét các qui luật và phạm trù của phép biện chứng, khi phát triển các tư tưởng trong lĩnh vực lôgíc biện chứng và lý luận nhận thức, Ph.Ăngghen đã không đặt mục đích của mình là "lãnh đạo" phép biện chứng.

Người viết: "Chúng tôi không có ý định viết ra ở đây sự "lãnh đạo" đối với phép biện chứng, mà chỉ mong muốn chỉ ra rằng, các qui luật biện chứng là những qui luật hiện thực của sự phát triển của giới tự nhiên, và, điều đó có nghĩa rằng, chúng có sức cho cả lý luận tri thức khoa học tự nhiên" (tr.385, 384-390, 526-527. rus).

"Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duiy biện chứng, thì chỉ là sự phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ thế giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập..." (phần biện chứng. tr. 694)

Phát hiện ra biện chứng của tự nhiên đã đặt ra một nhiệm vụ trước lý luận tri thức tự nhiên- đó là tự giác chiếm lĩnh biện chứng lý tính, biện chứng duy vật (tr.343-372, 500-525. rus).

3. Tư tưởng chính của phần chung (Phần 2), của tác phẩm là sự phân chia các

hình thức vận động của vật chất và tương ứng với sự phân chia đó là sự phân ngành của khoa học tự nhiên (toán học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh vật) nghiên cứu bản chất của sư vận động và đưa ra kết luận:

"Như vậy, chúng ta thấy rằng trong sự phát triển lịch sử của khoa học tự nhiên, lý luận về sự thay đổi vị trí đơn giản, cơ học của các thiên thể và các khối lượng trên địa cầu được nghiên cứu trước tiên; sau đó là lý luận về sự vận động của các phân tử- tức vật lý học và ngay sau đó...là khoa học về sự vận động của các nguyên tử- tức hoá học.

Chỉ khi nào các ngành tri thức khác nhau ấy về những hình thái vận động thống trị trong thế giới vô sinh đã phát triển tới một mức độ cao, thì người ta mới có thể giải thích một cách có hiệu quả những hiện tượng của vận động biểu hiện quá trình sự sống" Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên. Nxb.Sự thật, HàNội, 1971, tr.92-93.

3.1. Định nghĩa vận động (trong phần "Những hình thái vận động cơ bản" tr.519): "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất,- tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất,- thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy" (tr.519).

Ph.Ăngghen giải thích: " Tất cả giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau,...Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động...(tr.520)

Nếu hai vật thể tác động lẫn nhau khiến cho kết quả là một hoặc cả hai vật thể ấy đều di chuyển vị trí...theo thuật ngữ cơ học, thì những lực tác động giữa những vật thể ấy là những lực xuyên tâm...tóm lại là sự đối lập cũ giữa hai lực hút và đẩy (tr. 521)...chúng tôi không quan niệm hút và đẩy là những cái gọi là "lực", mà quan niệm đó chỉ là những hình thái vận động đơn giản" (tr.522).

Sau đó Ph.Ăngghen dành toàn bộ phẩn này để phân tích sự vận động do sự tác động giữa lực hút và đẩy (từ trang 520 đến trang 540), bởi vì Ông cho rằng: "Đương nhiên, nghiên cứu bản chất cuả sự vận động phải bắt đầu từ những hình thức thấp nhất, đơn giản nhất của sự vận động...rồi mới có thể đạt tới một kết quả nào đấy trong việc giải thích những hình thức hình thức cao và phức tạp hơn" (tr.519).

3.2. Mối quan hệ giữa các hình thức vận động của vật chất.

- Khi nghiên cứu các hình thức vận động cơ bản của vật chất (cơ giới, vật lý, hoá học, sinh vật, xã hội); Ph.Ăngghen chỉ ra sự khác biệt giữa các hình thức vận động cơ bản đó: vận động cơ giới (sự dịch chuyển vị trí) là đơn giản nhất, vận động sinh học và xã hội là phức tạp nhất).

- Những hình thức vận động cơ bản mà khoa học tự nhiên như toán học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh vật nghiên cứu là vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học và vận động sinh học.

3.4. Ph.Ăngghen dựa vào qui luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để chỉ ra sự chuyển hóa giữa các hình thức vận động cơ bản của vật chất:

"Vận động cơ giới của các khối lượng chuyển hóa thành nhiệt, thành điện, thành từ; nhiệt và điện chuyển hoá thành phân giải hoá học và ngược lại, quá trình hoá học lại sinh ra nhiệt và điện và thông qua điện mà sinh ra từ; cuối cùng nhiệt và điện lại sinh ra vận động cơ giới của các khối lượng.

Và sự chuyển hoá đó diễn ra như sau: một số lượng nhất định của một hình thức vận động bao giờ cũng tương ứng với một lượng chính xác nhất định của một hình thức vận động khác" Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên. Nxb.Sự thật, HàNội, 1971, tr.106-107.

"Mỗi một hình thức vận động thấp đi qua trực tiếp bằng bước nhảy biện chứng vào hình thức cao. Mỗi một hình thức cao của vận động bao gồm trong mình những yếu tố phụ thuộc của hình thức thấp, nhưng không hợp nhất với hình thức thấp" (tr.391-407, 558-571. rus).

Khi coi năng lượng là thước đo của vận động, (phần "Sự đo vận động,- công" tr.541) Ph.Ăngghen chỉ ra cách đo số lượng của vận động của Đềcáctơ E = mv chỉ được bảo toàn trong vận động cơ học. Nhưng khi chuyển sang hình thức vận động khác, theo Ph.Ăngghen, số lượng của vận động không phải bằng mv, mà bằng mv2/2.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA LÝ LUẬN KHOA HỌC TỰ NHIÊN.

1. Dựa vào quan niệm về sự vận động, cách phân chia vận động thành các hình thức vận động và cách đo sự vận động của vật chất, Ph.Ăngghen tiếp tục nghiên cứu nội dung biện chứng của toán học, cơ học, vật lý, hoá học, sinh vật; nghiên cứu những sự chuyển hoá từ hình thức vận động này sang hình thức khác và tương ứng từ khoa học này tới khoa học khác.

Trong đó, Người nhìn thấy:

1.1. Trong toán học vấn đề tính tiên nghiệm tưởng tượng, bề ngoài của trừu tượng toán học.

"Cần thiết phải nghiên cứu sự phát triển tuần tự của riêng từng ngành khoa học tự nhiên.- Trước hết là thiên văn học...thiên văn học chỉ có dựa vào toán học mới phát triển được" (tr.659)

"Theo truyền thuyết, Pi ta go đã phát hiện ra sự đồng nhất của sao Hôm và sao Mai và cũng phát hiện ra rằng Mặt Trăng nhận được ánh sáng từ Mặt Trời. Cuối cùng ông tìm ra được định lý Pitago" (tr.665) (định lý Pitago: a2 + b2 = c2 trong tam giác vuông, với c là cạnh huyền, a,b là hai cạnh góc vuông).

"Coi âm và dương như nhau, không cần biết bên nào là bên dương, bên nào là bên âm,- điều đó có không chỉ trong hình học giải tích mà còn có nhiều hơn trong vật lý học" (tr.701).

1.2. Trong vật lý- học thuyết về sự chuyển hoá của năng lượng,

1.3. Trong hoá học- vấn đề nguyên tử học,

1.4. Trong sinh học- vấn đề nguồn gốc và bản chất của sự sống, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá.

2. Ph.Ăngghen cũng chỉ ra các lĩnh vực giáp ranh của các khoa học chuyên ngành.

Người lấy ví dụ lĩnh vực giáp ranh giữa vật lý và hoá học: "ở điểm tiếp xúc giữa khoa học phân tử (vật lý) và khoa học nguyên tử (hoá học), (nơi) cả hai ngành đều tuyên bố rằng mình không có thẩm quyền, nhưng chính đó là nơi người ta phải chờ đợi những thành quả (phát minh) to lớn nhất" (xem: Sđd, tr.472)

XXXX

III. Ý nghĩa của tác phẩm.

Khi nghiên cứu biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã dựa trên những thành tựu đã có trong khoa học tự nhiên cùng thời. Thời gian gần đây, sự bùng nổ cách mạng của sự phát triển của tất cả các khoa học tự nhiên đã để lại sau mình nhiều khái niệm cụ thể mà trước đây Ph.Ăngghen dựa vào.

Tuy vậy, quan niệm và phương pháp luận chung của tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" từ đó đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của mình.

Các tư tưởng của tác phẩm được phản ánh trong các tác phẩm "Chống Đuyrinh", "Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức".

Những tư tưởng đó cũng được phát triển tiếp tục trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" của V.I. Lênin và trong những tác phẩm khác của các nhà tự nhiên mácxít./.

Phần đọc thêm.

"Bàn về mối quan hệ giữa tri thức và phát triển" (Chu Hảo- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đăng trên Tạp chí "Giáo dục và Thời đại, số tháng 12 năm 2002")

Tác giả bài viết khảng định: khối lượng tri thức mà con người sáng tạo ra trong thế kỷ XX tương đương với lượng tri thức của nhân loại tích luỹ được trong suốt 500 nghìn năm qua. Trong thế kỷ XXI, khối lương tri thức có thể tăng gấp hai lần lượng tri thức của nhân loại tích luỹ được trong thế kỷ XX.

1. Các cuộc cách mạng tri thức và thời gian diễn ra các cuộc cách mạng đó trong lịch sử:

1.1. Kỷ nguyên nguyên thuỷ và kỷ nguyên nông nghiệp tồn tại cùng loài người đến khi Thuyết địa tâm của Pácmêlít (thế kỷ I tr.c.n) bị Thuyết nhật tâm của Côpécníc (1473-1543, Balan) phủ định.

Có thể coi Thuyết nhật tâm là cuộc cách mạng tri thức lần thứ nhất và cùng với cuộc cách mạng đó, loài người bước vào thời kỳ Phục hưng, bỏ lại sau mình những đêm dài mộng mị thời Trung cổ.

1.2. Hơn một thế kỷ sau, thiên tài Niutơn (1642-1727, Anh) đã làm cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai bằng Định luật vạn vật hấp dẫn. Từ đây loài người bước vào kỷ nguyên công nghiệp với hai lần đổi mới kỹ thuật sản xuất mang tính cách mạng:

1.2.1. Cuối thế kỷ XVIII, việc phát minh ra máy hơi nước của James Watt (1736-1819, Xcốtlen) đã tạo ra nền công nghiệp cơ khí cho nhân loại. Khu vực kinh tế nông nghiệp mất vai trò chủ đạo. Thành tựu này đã làm cho C.Mác và Ph.Ăng ghen thừa nhận:"Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ..."

1.2.2. Cuối thế kỷ XIX, máy phát điện của Êđixơn (1847-1931, Mỹ) ra đời, kéo theo sự ra đời của các qui trình công nghệ mang tính hệ thống và điều khiển được.

1.3. Đầu thế kỷ XX, Thiên tài nhất thế kỷ- Anhxtanh (1879-1955, Đức) đã châm ngòi cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba với Thuyết lượng tử và Thuyết tương đối (thu hẹp). Quá trình vi điện tử-bán dẫn hoá xẩy ra trong những năm 50 của thế kỷ, cùng với nó là sự hình thành của các ngành công nghệ cao, như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá. Cách mạng công nghệ, quá trình tin học, Intenét diễn ra từ đầu những năm 80 cho đến nay.

2. Kết luận.

2.1. Mỗi một cuộc cách mạng khoa học đều kéo theo các cuộc cách mạng công nghệ. Hệ quả là năng suất lao động của con người lại tăng lên gấp bội, lực lượng sản xuất lại đạt đến một nấc thang mới, cao đột biến so với trình độ trước đó.

2.2. Nền kinh tế mới chính là đặc điểm nổi bật nhất của thế kỷ XXI. Và dù tên gọi của nó có là gì đi chăng nữa thì nội dung khoa học kỹ thuật của nó vẫn chỉ là một. Đó là khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp- thông tin và tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành nguồn tài nguyên quí hơn nhiều so với đất đai, khoáng sản và các tài nguyên vật thể khác, hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng, công nghệ thông tin (đặc biệt là Internet) là phương tiện lao động phổ biến và có hiệu quả nhất.

- Nền kinh tế mới này, trước hết được hình thành và phát triển ở các nước phát triển, sau đó mới lan truyền sang các nước khác. Sự lan truyền này sẽ nhanh hơn và mãnh liệt hơn ba cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật trước đó, bởi vì, bản chất của cuộc cách mạng này dựa vào thông tin tri thức, mà việc vận chuyển thông tin tri thức trong điều kiện hiện nay, qua các mạng máy tính-viễn thông nhanh và dễ dàng hơn nhiều so với việc vận chuyển tri thức ở các thế kỷ công nghiệp.

- Trong một chừng mực nào đó, chúng ta có thể coi nền kinh tế công nghiệp chỉ mang tính quốc gia, còn nền kinh tế mới (có người gọi là nền kinh tế hậu công nghiệp, nền kinh tế tri thức) mang tính quốc tế hoá.

- Buổi đầu, các thành tố chủ yếu của nền kinh tế mới (theo ý kiến của Gs. Bùi Minh Hạc, gồm: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghệ năng lượng) sẽ thẩm thấu vào mọi hoạt động kinh tế-xã hội ở các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ truyền thông, sau đó các thành tố đó sẽ xuất hiện khu vực kinh tế mới (chẳng hạn công nghiệp phần mềm v.v.) trong lòng nền kinh tế cũ. Và cuối cùng, cả nền kinh tế cũ sẽ chuyển hoá vào nền kinh tế mới.

- Dứt khoát là sẽ nổ ra cuộc cách mạng công nghệ mới sẽ nổ ra. Nhưng liệu cuộc cách mạng này có phải đợi chờ cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư dẫn lối đưa đường?

Dứt khoát là sẽ nổ ra cuộc cách mạng long trời, lở đất đó để khắc phục những hạn chế và bất cập của các lý thuyết khoa học hiện có. Từ Niutơn đến Anhxtanh mất hai thế kỷ, còn từ Anh-xtanh đến cuộc cách mạng lần thứ tư mất bao nhiêu thời gian?

- Mỗi cuộc cách mạng khoa học cần phải hội tụ đủ cả ba điều kiện: Các bằng chứng thực nghiệm đủ tin cậy, công cụ toán, lý đủ mạnh và phải xuất hiện một thiên tài mới, cỡ Cô-péc-níc, Niu-tơn, Anh-xtanh, cỡ thiên tài có khả năng đột phá khuôn mẫu khoa học đương thời. Chỉ thiếu một trong ba điều kiện đó, cách mạng khoa học không thể xẩy ra. Giữa hai cuộc cách mạng kế tiếp là thời kỳ phát triển bình thường của khoa học./.

CHỐNG ĐUY RINH

(1876-1877)

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. tập 20.

C. Mác và Ph. Ăngghen: Các tác phẩm, Mátxcơva, 1955-1981, tập 20. Tiếng Nga.

DÀN BÀI

I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

1. Giới thiệu tên gọi của tác phẩm.

2. Tính cấp thiết về lý luận và chính trị của tác phẩm.

3. Thời gian viết tác phẩm.

4. Giới thiệu tóm tắt về Đuyrinh.

5. Cấu trúc của tác phẩm.

II. Nội dung của tác phẩm

1. Lời nói đầu: Tóm tắt sự phát triển của triết học và cơ sở tất yếu của sự hình thành chủ nghĩa Mác.

1.1. Tính khách quan của sự ra đời và phát triển của phép biện chứng.

1.2. Sự chuyển hoá của chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực xã hội.

2. Phần Triết học: Nêu những vấn đề chính của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

2.1. Về chủ nghĩa duy vật: giải quyết biện chứng và duy vật vấn đề cơ bản của triết học.

2.2. Về phép biện chứng:phép biện chứng không chỉ là khoa học về tư duy, phép biện chứng còn là khoa học về những qui luật chung nhất của vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

3. Phần Kinh tế chính trị: Xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.

4. Phần Chủ nghĩa xã hội khoa học:tóm tắt về lịch sử và học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.

III. Những nội dung chủ yếu của tác phẩm

1. Vấn đề cơ bản của triết học

2. Một số vấn đề về phép biện chứng

3. Một số vấn đề về lý luận nhận thức

IV. Ý nghĩa của tác phẩm

BÀI GIẢNG

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

1. "Chống Đuy rinh" là tên gọi đã đi vào lịch sử các tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác của "Cuộc đảo lộn trong khoa học do Ngài Ơghênhi Đuyrinh thực hiện" do Ph. Ăng ghen và C.Mác viết chung.

1.1. Đây là tác phẩm dùng để chống lại nhà tư tưởng tiểu tư sản Đức Ơ.Đuyrinh, bao gồm nội dung ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học).

1.2. V.I.Lênin nhận xét về tác phẩm: "Trong đó nghiên cứu những vấn đề lớn nhất thuộc lĩnh vực triết học, khoa học tự nhiên và các khoa học xã hội...Đó là tác phẩm có nội dung thuyết phục và có hiệu quả nhất" (t.2, tr. 11).

2. Tác phẩm "Chống Đuy rinh" được viết ra không chỉ vì tính cấp bách về lý luận mà còn vì tính cấp bách về chính trị.

2.1. Vào năm 1875, E.Đuyrinh, người có những tư tưởng tầm thường, hỗn độn và chiết trung trong triết học duy vật siêu hình, thực chứng và duy tâm, thể hiện trong các hình thức khác nhau của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đã công khai viết một loạt bài công kích gay gắt chủ nghĩa Mác. Sự công kích đó đã làm ảnh hưởng tới niềm tin của một phần những thành viên mới được thống nhất vào đảng xã hội - dân chủ Đức.

2.2. Trước tình hình đó, V.Libờ-khơ-nhekt tha thiết đề nghị Ph.Ăngghen đứng lên chống lại khuynh hướng đó. Những vấn đề mà Đuyrinh đưa ra trong những bài viết của mình đã mang lại cho Ph.Ăngghen khả năng, cùng với sự phê phán những quan điểm của Đuyrinh, phát triển những quan điểm mácxít trong các lĩnh vực hết sức khác nhau. Đó là hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm bút chiến mãnh liệt về hình thức, có tính từ điển-tổng hợp về nội dung.

3. Ph.Ăngghen bắt đầu viết tác phẩm "Chống Đuyrinh" vào mùa xuân năm 1876, chương nói về lịch sử kinh tế chính trị (Phần thứ hai) do C.Mác viết.

3.1. Từ tháng Giêng năm 1877 đến tháng Bảy năm 1878, "Chống Đuyrinh" được in trong dạng các bài cùng chủ đề của tờ Tiến lên (Vorwarts)- Cơ quan Trung ương của Đảng xã hội dân chủ Đức. Sau lần xuất bản này, luật pháp không cho phép xuất bản những tác phẩm của những người xã hội chủ nghĩa trên đất Đức.

- Khi Ph.Ăngghen còn sống, "Chống Đuyrinh" được xuất bản ba lần (Lépzích- 1878, Zurích- 1886, Stútgát- 1894).

- Vào năm 1880, theo đề nghị của P.La-pharg, Ph.Ăngghen chỉnh lý lại 3 chương của "Chống Đuyrinh" và được phổ biến dưới dạng bản thảo "Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học"- Đây là một trong những tác phẩm được phổ biến rộng rãi nhất trongnhững tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác.

Theo lời của C.Mác, "Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học" là "...khái luận về chủ nghĩa xã hội khoa học" (C.Mác và Ph.Ăngghen:t.19, tr. 245).

Vào năm 1892, Ph.Ăngghen viết lời mở đầu cho lần xuất bản bằng tiếng Anh, lời nói đầu bằng tiếng Đức được Người cho in với tên gọi "Về chủ nghĩa duy vật lịch sử".

3.2. Như vậy, chúng ta có một tác phẩm trong các tên gọi: "Cuộc đảo chính trong khoa học do Ngài Epghênhi Đuyrinh thực hiện"; "Chống Đuyrinh"; "Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học" và "Về chủ nghĩa duy vật lịch sử".

4. Giới thiệu tóm tắt về E.Đuyrinh: Duhring (1833-1921) nhà triết học Đức nghiên cứu những vấn đề thuộc về kinh tế chính trị, pháp luật và lịch sử văn học.

4.1. Về triết học, Đuyrinh xây dựng hệ thống "Triết học hiện thực".

Hệ thống triết học này khẳng định phương pháp nhận thức mới: coi triết học là học thuyết tiên nghiệm về những chân lý cao siêu hoặc chân lý cuối cùng. Thế giới không có tận cùng, nhưng có khởi đầu trong thời gian mà nhờ đó, trước hết, thế giới tồn tại trong trạng thái đứng im tuyệt đối. Sự chuyển hoá từ trạng thái đứng im sang trạng thái vận động của thế giới là nhờ "lực cơ học" nào đó, dường như bằng sự hiện diện của vật chất.

Như vậy, Đuyrinh muốn tránh quan niệm về "sự tác động đầu tiên", đồng thời cũng tránh quan niệm duy vật về vận động với tính cách là một trong những đặc tính của vật chất. Đuyrinh cũng tách thời gian khỏi không gian và vật chất. Như vậy, đây là phương pháp nhận thức sử dụng hỗn hợp các yếu tố của chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa Cantơ.

4.2. Về xã hội học, Đuyrinh đứng trên quan niệm của chủ nghĩa duy tâm.

Nguyên nhân của sự bất bình đẳng, của bóc lột và của nghèo đói là bạo lực và cưỡng chế. Nguyên nhân này tác động trực tiếp đến cấu trúc kinh tế của xã hội, tới sự tồn tại của các giai cấp, của sự không công bằng xã hội.

Sự thành lập xã hội xã hội chủ nghĩa cần phải tránh đảo chính cách mạng và phải đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản của Pruđông, tức là bằng con đường hợp tác của những nhà sản xuất nhỏ.

Đuyrinh chống lại kinh tế chính trị, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác.

Các tư tưởng của Đuyrinh nhận được sự đồng tình của một số các nhà lãnh đạo đảng xã hội-dân chủ Đức. Chính điều này đã thôi thúc Ph.Ăngghen đứng lên chống lại ảnh hưởng đó của Đuyrinh và chỉ ra những tư tưởng của Đuyrinh chỉ là những tư tưởng chiết trung và không tương xứng với tư tưởng khoa học.

5. Cấu trúc của tác phẩm.

Tương xứng với ba thành phần cấu thành chủ nghĩa Mác, tác phẩm "Chống Đuyrinh" cũng được cấu thành từ ba bộ phận chính: Lời nói đầu; "Triết học"; "Kinh tế chính trị học" và "Chủ nghĩa xã hội khoa học".

Nội dung chính của tác phẩm là cuộc đấu tranh vì sự triệt để của chủ nghĩa duy vật biện chứng. V.L.Lênin nhận xét tác phẩm: "Hoặc là chủ nghĩa duy vật đến cùng, hoặc là sự dối trá và sự lộn xộn của triết học chủ nghĩa duy tâm,- đó là vấn đề được đưa ra trong từng mục của "Chống Đuyrinh"..." (t.18, tr.359).

II. NỘI DUNG TÁC PHẨM

1. Trong phần "Lời nói đầu", Ph.Ăngghen tóm tắt sự phát triển của triết học và cơ sở tất yếu của sự hình thành chủ nghĩa Mác.

1.1. Người chứng minh tính khách quan của sự thay đổi của những giai đoạn chính trong lịch sử triết học: bắt đầu từ phép biện chứng cổ đại đến phép siêu hình của thế kỷ XVII-XVIII sang phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức rồi tiến tới phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác.

1.2. Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, sự chuyển hoá của chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực nhận thức lịch sử xã hội đã tạo ra cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, soạn ra những phương án của học thuyết về giá trị thặng dư, mà nhờ hai phát minh vĩ đại đó của C.Mác (nhận thức duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư) chủ nghĩa xã hội chuyển từ không tưởng sang khoa học.

2. Trong phần "Triết học", Ph.Ăngghen nêu lên những vấn đề chính của chủ nghĩa duy vật và của phép biện chứng.

2.1. Về chủ nghĩa duy vật: Ngay từ đầu, Người đã giải quyết biện chứng và duy vật triệt để vấn đề cơ bản của triết học:

Khi phê phán quan điểm duy tâm của E.Đuyrinh cho rằng: những nguyên lý được rút ra từ tư duy chứ không phải được từ thế giới khách quan; những nguyên lý hình thức phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và loài người và do vậy, giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với chúng.

Ph.Ăngghen khẳng định: Ý thức là sản phẩm của não người, còn con người lại là sản phẩm của tự nhiên. Tư duy là sự phản ánh của tồn tại. Bởi vậy, những qui luật của tư duy và những qui luật của tự nhiên phối hợp, điều hoà với nhau.

Ngay cả những định lý và các khái niệm của toán học cũng được trừu tượng hoá từ thế giới hiện thực (chương 3). Khả năng của nhận thức thì không có giới hạn, chính quá trình nhận thức cũng vô hạn; chân lý tuyệt đối có được nhờ thực hiện một loạt chân lý tương đối không giới hạn (chương 3 và 9).

Khi phê phán tư tưởng của Đuyrinh qui tính tồn tại của thế giới vào tính thống nhất của thế giới; Người cho rằng: Sự thống nhất của thế giới nằm ở tính vật chất của nó, còn tính tồn tại là tiền đề của tính vật chất (chương 4). Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó và tính chất này được chứng minh không phải chỉ bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.

Khi coi vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, Ph.Ăngghen coi không gian và thời gian gắn liền với vật chất vận động và cũng vô cùng, vô tận như vật chất vận động: Thế giới là vô cùng vô tận trong không gian và thời gian.

Không gian và thời gian là những hình thức chính của tồn tại (chương 5).

Cái vĩnh viễn trong thời gian, cái vô tận trong không gian...là ở chỗ,...không có điểm tận cùng về một phía nào cả, cả ở đằng trước lẫn đằng sau, cả ở trên lẫn ở dưới, cả ở bên phải lẫn bên trái.

Khi phê phán quan điểm siêu hình qui vận động vào lực cơ học và coi đó là hình thức cơ bản của vận động của Đuyrinh; Ph.Ăngghen cho rằng, vật chất không có vận động thì cũng không có ý nghĩa như vận động không có vật chất. Bởi vậy, vận động không thể mất đi và cũng không thể bị triệt tiêu- giống như vật chất (chương 6). Các hình thức khác nhau của vận động (cơ học, vật lý, hoá học, sinh học) là đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác nhau (chương 6-7).

Tất cả các khoa học có thể được phân chia ra thành ba nhóm chính: Khoa học về thế giới vô cơ, khoa học về các tổ chức sống và khoa học lịch sử, đồng thời còn có khoa học nghiên cứu về tư duy của con người được phân ra thành lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng (chương 9); xác định mối quan hệ qua lại giữa các hình thức khoa học đó, so sánh sâu sắc mối quan hệ qua lại giữa lôgíc hình thức với lôgíc biện chứng đối với mối quan hệ qua lại giữa toán học sơ cấp với toán học cao cấp.

2.2. Một số vấn đề về phép biện chứng: phép biện chứng không chỉ là khoa học về tư duy, phép bi��n chứng còn là khoa học về những qui luật chung nhất của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội và tư duy(chương 15). Nhất là việc áp dụng phép biện chứng vào triết học, trong đó, vào chủ nghĩa duy vật lịch sử và vào những vấn đề của khoa học tự nhiên.

Trước hết, Ph.Ăngghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy khoa học và là cái đối lập với tư duy siêu hình.

- Về phép siêu hình, Ph.Ăngghen viết: "Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và hiện tượng được phản ánh vào tư duy (tức là các khaí niệm), đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn và được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với cái kia".

Thế giới quan siêu hình là sự phát triển tự nhiên, không tránh khỏi, hợp qui luật của tư duy trong giai đoạn phát triển nhất định của nhận thức khoa học- đó là giai đoạn nghiên cứu những chi tiết của bức tranh tổng thể về thế giới: "Muốn nhận thức được những chi tiết ấy, chúng ta buộc phải tách chúng ra khỏi mối liên hệ tự nhiên hay lịch sử của chúng, phải nghiên cứu riêng từng chi tiết một theo đặc tính của chúng...tất cả những cái đó đã là những điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ...Nhưng phương pháp nghiên cứu ấy đồng thời cũng truyền lại cho chúng ta một thói quen là xem xét những vật thể tự nhiên và quá trình tự nhiên trong trạng thái biệt lập...vĩnh viễn không biến đổi".

- Về sự đối lập giữa phép biện chứng mácxít với phép biện chứng duy tâm của Hêghen: "Có thể nói rằng, hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử".

Phép biện chứng duy vật là sự tổng kết toàn bộ quá trình phát triển của triết học và khoa học tự nhiên, đồng thời là sự khái quát các qui luật khách quan của giới tự nhiên và xã hội: "không thể là đưa những qui luật biện chứng từ bên ngoài vào giới tự nhiên mà là phát hiện ra chúng trong giới tự nhiên và rút chúng ra từ giới tự nhiên" (C.Mác và Ph.Ăngghen: t. 20, tr.11-12).

Phép biện chứng không chỉ là khoa học về tư duy (lôgíc biện chứng), mà còn là khoa học về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy (chương 13).

- Các qui luật cơ bản của phép biện chứng: Mâu thuẫn là bản chất của vận động; sự chuyển hoá của lượng vào chất; phủ định của phủ định (chương 12-13). Mỗi qui luật này phản ánh những mặt riêng lẻ của quá trình phát triển duy nhất của tự nhiên.

Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen nghiên cứu những vấn đề khác nhau của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; chỉ ra ý nghĩa của học thuyết về nguồn gốc vũ trụ của Cantơ (chương 1và 6); thuyết tiến hoá của Đácuyn (chương 7); vai trò của tổ chức tế bào và bản chất sự sống (chương 8); tính giai cấp của đạo đức (chương 9); bình đẳng xã hội (chương 10); mối quan hệ giữa tự do và tính tất yếu (chương 11).

3. Trong phần "Kinh tế chính trị", Ph.Ăngghen dựa vào học thuyết kinh tế của C.Mác để xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học (chương 1).

Người vạch trần quan niệm duy tâm cho rằng sự cưỡng chế là yếu tố của sự phát triển xã hội; vai trò của kinh tế trong sự phát triển quân đội và quyền lực chính trị; nghiên cứu hai con đường của sự xuất hiện giai cấp; những tiền đề kinh tế của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và vai trò cách mạng của sự cưỡng chế trong sự thay đổi của xã hội cũ bằng xã hội mới (chương 2 - 4).

Người cũng đưa ra sự nhận thức mácxít về giá trị, về lao động giản đơn và lao động phức tạp, tiền vốn và giá trị thặng dư, địa tô (chương 5 - 9). Trong chương 10, C.Mác đã nghiên cứu về một số vấn đề về lịch sử của kinh tế chính trị.

Vạch trần quan niệm duy tâm cho rằng sự cưỡng chế là yếu tố của sự phát triển xã hội, trong chương IX, Ph.Ăngghen đã đưa ra lý luận về bạo lực, Người khẳng định rằng, chừng nào mà năng suất lao động con người còn thấp đến nỗi, ngoài số cần thiết cho đời sống của mình, chỉ cung cấp được một số ít vật liệu thừa, thì sự phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nhà nước và pháp luật v.v. chỉ có thể thực hiện được nhờ sự phân công lao động...tạo ra một số người có đặc quyền chuyên trách lãnh đạo lao động, công việc của nhà nước v.v... từ trước đến nay, tất cả những mâu thuẫn lịch sử giữa giai cấp bóc lột với các giai cấp bị bóc lột, giữa các giai cấp thống trị với các giai cấp bị thống trị đều do ngay cái năng suất lao động còn kém phát triển đó mà ra. Chừng nào mà dân cư còn bị thu hút vào lao động tất yếu của mình đến nỗi không còn thời gian để tham gia các công việc chung của xã hội- như việc lãnh đạo lao động, công việc nhà nước, các vấn đề pháp lý, nghệ thuật, khoa học v.v.- thì luôn luôn cần phải có một giai cấp đặc biệt, thoát ly lao động để chuyên về các công việc đó và chính nhờ vậy mà giai cấp đặc biệt này bắt buộc quần chúng phải lao động ngày càng nặng nề hơn cho lợi ích của mình.

Chỉ có sự phát triển lớn mạnh của lực lượng sản xuất do nền đại công nghiệp mang lại mới cho phép người ta phân phối được lao động cho tất cả mọi thành viên trong xã hội, không trừ một người nào, và do đó giới hạn được thời gian lao động của mỗi người đẻ cho ai cũng còn có thời gian rảnh rang tham gia vào công việc chung của xã hội, về cả lý luận cũng như về thực tiễn. Chỉ đến lúc ấy, mọi giai cấp bóc lột đều trở thành thừa, thậm chí còn trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của xã hội, và chỉ đến lúc ấy, giai cấp đó mới bị tiêu diệt thẳng tay, dù cho nó còn nắm được đến đâu chăng nữa "bạo lực trực tiếp".

4. Trong phần "Chủ nghĩa xã hội khoa học", Ph.Ăngghen đưa ra những tóm tắt về lịch sử và học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học.

Người chỉ ra rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học là sự biểu hiện bằng lý luận của phong trào vô sản và là tính chất của xã hội tương lai- xã hội cộng sản. Chủ nghĩa xã hội khoa học, khi dựa trên nhận thức duy vật về lịch sử đã vạch ra mâu thuẫn chính của chủ nghĩa tư bản: Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa tính xã hội của nền sản xuất với tính cá thể của sự chiếm hữu. Mâu thuẫn này thể hiện là sự đối kháng giữa cách tổ chức sản xuất trong từng xí nghiệp với tính vô chính phủ trong toàn xã hội, như là sự đối kháng giữa vô sản với tư sản. Mâu thuẫn đó thể hiện trong sự khủng hoảng mang tính chu kỳ, chỉ có thể giải quyết bằng cách mạng vô sản. Khi vô sản nắm được chính quyền vào tay mình, chuyển tư liệu sản xuất vào sở hữu xã hội:

*Sự vô chính phủ trong sản xuất được thay thế bằng tổ chức kế hoạch trong phạm vi toàn xã hội.

*Bắt đầu phát triển dần và nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Trên cơ sở đó, sự phân chia lao động là không còn cần thiết, mọi thành viên của xã hội đều tham gia vào lao động sản xuất.

*Lao động chuyển từ gánh nặng sang nhu cầu.

*Sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn sẽ biến mất.

*Sự khác nhau về giai cấp sẽ bị triệt tiêu dẫn đến việc nhà nước cũng không còn lý do để tồn tại, hình thái gia đình cũng thay đổi, giáo dục đi đôi với lao động, tôn giáo biến mất, con người sẽ trở thành những chủ nhân của xã hội một cách tự giác, và do vậy họ cũng trở thành chủ nhân của tự nhiên, nhân loại hoàn thành bước nhảy từ sự thống trị của tất yếu sang sự thống trị của tự do.

III. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM

1. Vấn đề cơ bản của triết học.

1.1. Quan niệm duy tâm của Đuyrinh cho rằng, những nguyên lý được rút ra từ tư duy và tự nhiên và loài người phải áp dụng những nguyên lý đó một cách phù hợp, tức là quan niệm cho rằng ý thức quyết định tự nhiên và xã hội.

Khi phê phán quan niệm đó của Đuyrinh, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng Đuyrinh đã "đặt lộn ngược sự vật và cấu tạo thế giới hiện thực từ tư duy... của ... một Hêghen nào đó". Thực chất là những nguyên lý được rút ra "...không phải từ bộ óc, mà chỉ nhờ bộ óc- từ thế giới bên ngoài".

Cùng với việc phê phán quan niệm duy tâm của Đuyrinh về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Ph.Ăngghen đã đưa ra quan niệm duy vật về vấn đề cơ bản của triết học: vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức v.v.

Tuy nhiên, chính quan niệm về vấn đề cơ bản của triết học cũng chỉ được Ph. Ăngghen đưa ra một cách chính xác, khoa học hơn trong tác phẩm "Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" vào năm 1886 (tức là khoảng gần mười năm sau khi "Chống Đuyrinh" ra đời): "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t21, tr.403) và trong các Giáo trình triết học của nước ta đều lấy câu trích này để xác định vấn đề cơ bản của triết học. Thí dụ, "Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học" (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình Triết học Mác-Lê nin. Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.7).

Khi phê phán quan niệm của Đuyrinh chỉ coi trong lý tính, coi trọng toán học thuần tuý, Ph.Ăngghen đã mở rộng quan niệm coi tư duy là sự phản ánh tồn tại vào lĩnh vực này: "đối tượng của toán học... là những hình thức không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực...", đồng thời Ph.Ăngghen nhấn mạnh: chính thực tiễn là cơ sở thực sự của sự phát triển của khoa học, trong đó có toán học.

1.2. Quan niệm siêu hình của Đuyrinh qui vận độngthành lực cơ học và coi đó là hình thức cơ bản của vận động: Trước hết, thế giới tồn tại trong trạng thái đứng im tuyệt đối. Sự chuyển hoá từ trạng thái đứng im sang trạng thái vận động của thế giới là nhờ "lực cơ học" nào đó.

Khi phê phán quan niệm siêu hình đó về vận động của Đuyrinh, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, trạng thái đứng im của thế giới chuyển sang trạng thái vận động nhờ "lực cơ học" là duy tâm, bởi vì trong thế giới đó chúng ta không thể tìm ra "lực cơ học" nằm ở đâu, nếu như không muốn nói "lực cơ học" này chính là "một cái đẩy" của Thượng đế.

Khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, không có vật chất đứng im, vận động cũng như vật chất không thể sáng tạo ra cũng không thể bị triệt tiêu, Ph. Ăngghen đã phân loại các hình thức vận động cơ bản của vật chất (vận động cơ học; vận động vật lý; vận động hoá học; vận động sinh học và vận động xã hội) và chỉ ra mối liên hệ giữa các hình thức vận động cơ bản đó của vật chất: vận động vật lý thể hiện dưới hình thức nhiệt, điện hoặc từ ; phân giải và hóa hợp hoá học v.v. đều nằm dưới hình thức này, hình thức kia của những hình thức vận động... hoặc nằm dưới nhiều hình thức cùng một lúc.

1.3. Khi phê phán quan niệm của Đuyrinh coi tồn tại là đặc tính duy nhất thể hiện tính thống nhất của thế giới, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, tính tồn tại của thế giới vật chất chỉ là tiền đề của tính thống nhất vật chất của thế giới. Tính thống nhất thật sự của thế giới nằm ở tính vật chất của nó.

1.4. Khi phê phán quan niệm của Đuyrinh tách thời gian khỏi không gian và vật chất, Ph.Ăngghen coi không gian và thời gian gắn liền với vật chất vận động và cũng vô cùng, vô tận như vật chất vận động: "cái vĩnh viễn trong thời gian, cái vô tận trong không gian...là ở chỗ, ở đây không có điểm tận cùng ở về phía nào cả, cả ở đằng trước lẫn đằng sau, cả ở trên lẫn dưới, cả ở bên phải lẫn bên trái".

1.5. Phần đọc thêm: Ngày nay, thuyết tương đối (rộng và hẹp) của Anbe Anhxtanh còn chứng minh được tính không tách rời của không gian và thời gian và gọi chúng là không-thời gian bốn chiều.

Chúng ta đều biết rằng, từ thời Ơcờlít (Euclide), khoa học đã phân biệt thời gian với không gian. Nhưng Anhxtanh (Eistein) đã làm đảo lộn cái ý nghĩa dễ hiểu ấy của không gian và thời gian bằng cách đặt không gian trong thời gian và thời gian trong không gian.

Thoạt nhìn, không gian và thời gian dường như chẳng có quan hệ gì. Một bức ảnh cho phép ta phân biệt hai khái niệm này khi làm ngưng lại một khoảng thời gian và in ra các hình khối. Thế nhưng, cách nhìn ấy lại là sai lầm. Theo Anhxtanh, hình ảnh của các vật thể có khoảng cách khác nhau chuyển động với vận tốc ánh sáng trước khi tới vật kính của máy ảnh và do đó những hình ảnh này càng "già" nếu khoảng cách của chúng càng xa nhau. Trên một bức ảnh, có một khoảng chênh lệch khoảng nửa triệu giây giữa toà nhà ở phía sau và em bé ở phía trước. Như vậy, các hình trên bức ảnh không hoàn toàn là tức thời: nó không chỉ nắm bắt được một phần của không gian mà còn cả một phần của thời gian nữa.

Tuy nhiên, cho tới tận đầu thế kỷ XX, khoa học cổ điển vẫn chưa làm đảo lộn gì ý nghĩa thông thường của không gian và thời gian. Chẳng hạn, trong không gian cổ điển, được xây dựng ba thế kỷ trước công nguyên dựa trên những nguyên lý của Ơcờlít, tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ và thời gian cổ điển lại được điểm từng tiếng bởi một chiếc đồng hồ đặt khắp nơi cùng một nhịp thời gian, và hai cấu trúc này chẳng có quan hệ gì với nhau.

Galilê là người đầu tiên dám trộn không gian vào thời gian từ một nhận xét rất đơn giản về chuyển động: được đặt ngồi yên trên ghế xếp dài với hai mắt nhắm lại, hành khách trên một chiếc tàu thuỷ sẽ không thể nào biết được con tàu của họ có chuyển động hay không? Trong cả hai trường hợp đó (tức tàu chuyển động hay không chuyển động) người hành khách chịu sự chi phối của cùng các định luật của tự nhiên. Chuyển động của con tàu, nếu là chuyển động thẳng đều, thì từ bên trong ta không thể nhận biết được và chuyển động này chỉ tồn tại đối với một vật qui chiếu ở bên ngoài, chẳng hạn như bờ biển gần đó, chỉ cần ta mở mắt và nhìn về phía bờ là biết được ngay con tàu có chuyển động hay không.

Vào năm 1905, Anbe Anhxtanh, với thuyết tương đối hẹp, là người đầu tiên nhận ra cái vận tốc giới hạn ẩn giấu trong suy luận của Galilê chính là vận tốc ánh sáng. Bất kể được đo như thế nào, thực tế ánh sáng đều truyền với vận tốc luôn có giá trị là 300.000km/s. Giá trị này là rất lớn nhưng không phải là vô hạn. Thế là thế giới của Galilê sụp đổ. Sự phân biệt quá ư thuận lợi giữa không gian và thời gian cũng không còn nữa: Từ nay chiều dài và khoảng thời gian sẽ trộn vào nhau; những khoảng cách không còn là tuyệt đối nữa mà thay đổi tuỳ theo vận tốc tương đối của người đo chúng; cũng sẽ không còn một chiếc đồng hồ áp đặt nhịp điệu thời gian đơn điệu của nó, mà mỗi đồng hồ có một thời gian riêng, trôi theo nhịp độ riêng của nó.

Một không-thời gian...hõm xuống.

Với thuyết tương đối rộng ra đời năm 1915, Anhxtanh còn đi xã hơn nữa. Bằng phương trình chính của mình, một phương trình rất phức tạp, ông đã chứng tỏ khối lượng đã làm cho không-thời gian chúng ta cong đi như thế nào: Khối lượng của Trái Đất làm cho không-thời gian bị hõm xuống và chính chỗ hõm này đã gây ra gia tốc chuyển động. Do vậy, người nhảy vào không trung không phải chịu tác dụng của lực hút nó xuống phía dưới mà là chịu tác dụng của trường gia tốc làm nhiếu động sự dịch chuyển của anh ta.

Bạn có thể hỏi làm mọi chuyện phức tạp lên như thế để làm gì? Ban đầu thì làm cho mọi thứ đều trở nên tương đối, sau đó thì trộn lẫn không gian với thời gian, rồi cuối cùng lại làm cho nó...cong đi. Thực ra điều mà ta nói ở đây là trong không-thời gian bốn chiều và sự mô tả không-thời gian cong này lại cần tới những công cụ toán học mà những người "ngoại đạo" khó có thể hiểu được. Ngay cả một chuyên gia tầm cỡ về thuyết tương đối rộng như Jean Ein-sen-sta-edt cũng phải thú nhận: "Cộng đồng các nhà vật lý cũng đã phải mất gần 15 năm mới quen được những đảo lộn của không-thời gian".

Nhưng chưa hết! Bởi vì, nếu như lý thuyết của Anhxtanh mô tả được cấu trúc của không-thời gian ở những thang lớn, thì nó lại không tương thích với những điều mà người ta biết về hiện trạng của không-thời gian ở những thang rất nhỏ, nơi mà lực hấp dẫn rất yếu. Thế giới vi mô này hiện được mô tả bởi một lý thuyết vĩ đại khác, đó là vật lý lượng tử, trong đó các định luật lại còn khó hiểu hơn nữa. Vậy ở những thang vô cùng bé đó, không gian và thời gian có mối liên hệ như thế nào? Lực điện từ và các lực hạt nhân có phải những biến dạng vi mô của không-thời gian như lực hấp dẫn ở những thang lớn không? Chưa ai biết.

Tất cả hiện vẫn chỉ là những giả thuyết. Chẳng hạn một số người nghĩ rằng hình học của những hạt không-thời gian vô cùng bé đó có số chiều cao hơn, một số khác thì cho rằng, hình học đó phải là hình học Fractal v.v. Tuy nhiên, hiện nay có một điều chắc chắn: giữa không gian và thời gian có một mối liên hệ và mối liên hệ đó rất phức tạp. (Theo Tạp chí Science et Vie)

1.6. Tự do và tất yếu.

Trong lịch sử triết học, Hêghen là người đầu tiên trình bày đúng đắn mối quan hệ giữa tự do và tất yếu: Tự do là nhận thức được tính tất yếu "Tính tất yếu chỉ là mù quáng chừng nào người ta chưa hiểu được nó".

Tự do không phải là ở trong sự độc lập tưởng tượng ra đối với những qui luật của tự nhiên, mà là ở trong sự nhận thức những qui luật đó và ở trong khả năng- do sự nhận thức trên mà có- vận dụng những qui luật đó một cách có kế hoạch vào những mục đích nhất định. Điều đó là đúng đối với những qui luật của tự nhiên khách quan cũng như đối với những qui luật chi phối đời sống vật chất và đời sống tinh thần của bản thân con người (qui luật xã hội) là hai loại qui luật ...chúng ta chỉ có thể phân chia trong ý nghĩ mà không thể phân chia chúng trong thực tế.

Như vậy, tự do của ý chí là năng lực quyết định khi đã nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng. Cho nên, phán đoán của một người về một vấn đề (sự vật, hiện tượng) nhất định, càng được tự do bao nhiêu, thì sự tất yếu quyết định nội dung phán đoán đó càng lớn bấy nhiêu...Vì vậy, tự do là ở chỗ chúng ta có thể chi phối được chính bản thân chúng ta và căn cứ vào sự nhận thức những điều tất yếu của tự nhiên, chi phối được giới tự nhiên khách quan; do đó, tự do là một sản phẩm tất nhiên của sự phát triển của lịch sử.

Những con người đầu tiên tách ra khỏi giới động vật, về những mặt chủ yếu, họ đều ít được tự do, chẳng khác gì loài vật. Nhưng trải qua mỗi bước tiến của văn minh lại là một bước tiến của con người tới tự do: Vào buổi đầu của lịch sử nhân loại, có sự phát hiện ra vận động cơ học chuyển hoá thành nhiệt- tức là do cọ xát mà làm ra lửa...ngày nay, có sự phát hiện ra nhiệt chuyển hoá thành vận động cơ học- tức là máy hơi nước, và mặc dù máy hơi nước đã làm nên cuộc cách mạng giải phóng vĩ đại, nhưng ý nghĩa của nó thua xa việc lấy lửa bằng cọ xát. Vì rằng, lửa do cọ xát làm ra đã khiến con người lần đầu tiên chi phối được một lực lượng tự nhiên, và do đó tách hẳn con người ra khỏi giới động vật. Máy hơi nước sẽ không bao giờ có thể thực hiện được một bước nhảy vọt mạnh mẽ như thế trong sự phát triển của loài người, mặc dầu đối với chúng ta, nó tiêu biểu cho tất cả những lực lượng sản xuất hùng mạnh, và nhờ những lực lượng sản xuất ấy mới có thể thực hiện được một chế độ xã hội không còn phân biệt giai cấp, không còn phải lo âu về tư liệu sinh sống cá nhân, và trong đó, lần đầu tiên, có thể nói tới sự tự do thật sự của con người, nói tới một đời sống ăn nhịp với những qui luật tự nhiên đã được nhận thức.

2. Một số vấn đề về phép biện chứng.

Như ở trên đã viết, phép biện chứng là vấn đề trung tâm của Phần "Triết học". Để chống lại những quan niệm siêu hình của Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã phân tích phép biện chứng và áp dụng nó vào tất cả các lĩnh vực của triết học, trong đó, trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen tập trung vào việc áp dụng phép biện chứng vào chủ nghĩa duy vật lịch sử và vào những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên- làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để.

2.1. Trước hết, Ph.Ăngghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy khoa học và là cái đối lập với phép siêu hình.

2.1.1. Phép siêu hình (xem phần trên)

2.1.2. Phép biện chứng (xem phần trên)

2.2. Các qui luật cơ bản của phép biện chứng (chương 12 và 13)

Khái quát lịch sử phát triển của triết học, của khoa học tự nhiên, khoa học lịch sử và khoa học kinh tế chính trị, Ph.Ăngghen đã chỉ ra các qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và coi mỗi qui luật phản ánh những mặt khác nhau, riêng lẻ của quá trình phát triển duy nhất trong thế giới hiện thực.

2.2.1. Khi nghiên cứu qui luật mâu thuẫn (qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập), Ph.Ăngghen đã chỉ ra tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy:

- Mâu thuẫn biện chứng trong vận động được thể hiện trong sự vận động và đứng im: cái đối lập với vận động là tĩnh tại: "Sự đối lập này chỉ là tương đối bởi vì không có đứng im tuyệt đối, không có sự thăng bằng vô điều kiện. Vận động cá biệt thì có xu hướng cân bằng, song vận động toàn thể thì lại loại trừ sự thăng bằng".

- Mâu thuẫn biện chứng trong không gian và thời gian được thể hiện trong cái vô tận của chúng: "cái vô tận là một mâu thuẫn, chính cái vô tận chỉ gồm những đại lượng có hạn cộng thành cũng đã là mâu thuẫn rồi".

- Mâu thuẫn biện chứng cũng diễn ra trong các hình thức vận động khác nhau của vật chất. Nếu như coi vận động cơ giới đã là một mâu thuẫn thì "sự sống cũng là một mâu thuẫn..., không ngừng nảy sinh ra và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn ấy chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xẩy đến".

- Trong tư duy cũng vậy, mâu thuẫn biện chứng thể hiện ở năng lực nhận thức vô hạn của con người với chính khả năng thực tế của nó "bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài và đang nhận thức hạn chế". "Tư duy của con người vừa là tối cao vừa là không tối cao, và khả năng nhận thức của con người vừa là vô hạn vừa là có hạn. Tối cao và vô hạn khi xét theo bẩm tính, sứ mệnh, khả năng và mục đích cuối cùng. Không tối cao và có hạn khi xét theo sự thực hiện cá biệt và thực tế trong mỗi thời điểm nhất định". Mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết trong sự nối tiếp nhau vô tận của các thế hệ người.

- Mối quan hệ giữa lôgíc hình thức với lôgíc biện chứng cũng thể hiện mâu thuẫn biện chứng: Khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng là tĩnh tại (lôgíc hình thức)... chúng ta không gặp phải một mâu thuẫn trong các sự vật, hiện tượng đó... Nhưng khi nghiên cứu cũng chính sự vật, hiện tượng đó trong sự vận động và phát triển thì chúng ta sẽ gặp phải mâu thuẫn. Mâu thuẫn này chỉ được phản ánh và giải quyết bằng tư duy biện chứng, lôgíc biện chứng. Người ví mối quan hệ giữa lôgíc hình thức với lôgíc biện chứng tương tự như mối tương quan giữa toán học về các đại lượng không đổi với toán học có các đại lượng biến đổi.

2.2.2. Tương tự như qui luật mâu thuẫn, qui luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại (qui luật lương đổi-chất đổi) cũng có tính khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Bản chất của qui luật này nằm ở chỗ: sự thay đổi về chất là kết quả của những thay đổi về lượng; quá trình chuyển hoá từ chất này sang chất khác là sự đứt đoạn trong liên tục, là sự nhảy vọt về chất. Song, đồng thời với quá trình trên cũng diến ra quá trình ngược lại, chuyển hoá từ sự biến đổi về chất thành sự biến đổi về lượng.

2.2.3. Qui luật phủ định của phủ định cũng có tính khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Bản chất của qui luật này nằm ở chỗ: sự vật, hiện tượng mới dường như trở lại sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn (sự vật, hiện tượng mới ra đời qua sự phủ định của phủ định và sau mỗi lần phủ định, sự vật, hiện tượng ngày càng hoàn thiện hơn).

Cuối cùng, Ph.Ăngghen kết luận: vậy phủ định của phủ định là gì? Là một qui luật cực kỳ phổ biến... và có tầm quan trọng và một ý nghĩa cực kỳ to lớn của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy.

Ph.Ăngghen cũng chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phủ định biện chứng với phủ định siêu hình: "Phủ định trong phép biện chứng không phải chỉ có nghĩa là nói không, hoặc giả tuyên bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá huỷ sự vật ấy theo cách nào đó", mà phủ định biện chứng là sự phủ định gắn liền với sự phát triển, là sự kế thừa biện chứng của sự vật, hiện tượng mới những yếu tố, những hạt nhân hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ sau khi đã cải tạo chúng cho phù hợp.

Qui luật phủ định của phủ định chỉ được thực hiện hoàn toàn ở trong cái nguyên vẹn, cái đã thực hiện xong một cách tương đối của quá trình phát triển, nghĩa là sau khi đã trải qua các mắt xích của các sự chuyển hoá qua lại, chúng ta đã có thể xác định được kết quả (theo quan điểm hướng của sự phát triển) cuối cùng.

Tóm lại, ba qui luật trên là ba qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nếu qui luật mâu thuẫn chỉ ra nguyên nhân của sự phát triển, qui luật lượng đổi chất đổi là cách thức của sự phát triển thì qui luật phủ định của phủ định chỉ ra phương hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

3. Một số vấn đề về lý luận nhận thức.

Trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã dành sự chú ý của mình vào sự áp dụng phép biện chứng vào lý luận nhận thức.

3.1. Bác bỏ quan niệm siêu hình của Đuyrinh coi nhận thức là sự nhận biết các chân lý tối cao, tuyệt đối, Ph.Ăngghen cho rằng, tư duy cũng chịu sự tác động của các qui luật của phép biện chứng, bởi vì tư duy chỉ là sự phản ánh giới tự nhiên đang phát triển vĩnh viễn với vô vàn các mối liên hệ đa dạng. Đồng thời, tư duy là thuộc tính của não người, nên nó mang tính lịch sử-xã hội: phụ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của xã hội loài người.

3.2. Chân lý và sai lầm, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối.

Bác bỏ quan niệm siêu hình của Đuyrinh về những chân lý bất biến và tuyệt đỉnh cuối cùng, Ph.Ăngghen cho rằng, "chân lý và sai lầm, ...tư duy đang vận động trong những mặt đối lập hoàn toàn, chỉ có giá trị trong một phạm vi cực kỳ hạn chế". Người nhấn mạnh tới đặc tính tương đối của nhận thức và cho rằng, nhận thức của con người là vô hạn theo bản tính của nó, nhưng lại có hạn trong mỗi giai đoạn lịch sử và đối với mỗi con người cụ thể.

Bác bỏ quan niệm của Đuyrinh coi việc phát hiện ra "cái chân lý vĩnh cửu" là nhiệm vụ chính của nhận thức, Ph.Ăngghen cho rằng, việc xác nhận những chân lý của sự kiện như: nói chung, không có lao động thì người ta không thể sống được"; "người ta thường chia ra thành kẻ thống trị và người bị trị" hoặc "Napôlêông chết ngày 05 tháng 5 năm 1821" v.v. là điều nhạt nhẽo, nhàm tai bậc nhất mà trên thực tế, các khoa học khác nhau không coi đó là mục đích; và sự nghiên cứu của các khoa học khác nhau cũng không bao giờ đạt tới.

IV. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm "Chống Đuyrinh" là sự tổng kết quá trình hình thành và phát triển sau ba mươi năm của chủ nghĩa Mác. Dưới hình thức bút chiến, Ph.Ăngghen đã trình bày tương đối hoàn chỉnh thế giới quan mácxít: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế-chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học; chỉ ra mối liên hệ không tách rời và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác.

Những tư tưởng của tác phẩm này được tiếp tục phát triển trong những tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" (1873-1886), "Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước" (1884), "Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức" (1886) của Ph.Ăngghen và trong những tác phẩm của V.I.Lênin. "Chống Đuyrinh" trở thành sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ./.

Tài liệu tham khảo:

1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. t. 20.

2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Các tác phẩm, Mátxcơva, 1955-1981, t. 20. Tiếng Nga.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1977.

4. Triết học 2. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

5. Giáo trình triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

6. Giáo trình triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

7. PGS.TS Vũ Tình: Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học. Tạp chí Triết học số 3 (142), 3-2003.

8. Phạm Văn Thiều: Tạp chí Tia sáng (Bộ Khoa học và Công nghệ) Số 19 (tháng 10 năm 2003), tr.25.

LÚTVÍCH PHOIƠBẮC VÀ SỰ CÁO CHUNG

CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC (1886)

C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21

C. Mác và Ph. Ăngghen: Các tác phẩm, tập 21, Mátxcơva, 1955-1981. Tiếng Nga.

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

2. Nội dung của tác phẩm

3. Những nội dung chủ yếu của tác phẩm

3.1. Vấn đề cơ bản của triết học.

3.2. Đánh giá triết học của Hêghen.

3.3. Đánh giá chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc.

3.4. Thực chất cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác – Ph.Ăngghen thực hiện.

4. Ý nghĩa của tác phẩm

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM.

1. Nguyên nhân ra đời của tác phẩm.

Tác phẩm được Ph.Ăngghen viết vào đầu năm 1886 nhân dịp tác phẩm "LútVích Phoiơbắc" của nhà triết học người Đan Mạch C.N.Starke (Stútgát, năm 1885) ra đời để giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa triết học mácxít đối với triết học cổ điển Đức, đặc biệt đối với triết học của Hêghen và Phoiơbắc.

Nội dung của tác phẩm trình bày các cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử một cách hệ thống.

"Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" lần đầu tiên được in trong tác phẩm lý luận của đảng xã hội-dân chủ Đức "Die Neue Zeit" (Stútgát, 1886, số 4-5), sau đó tác phẩm này được xuất bản riêng có Lời nói đầu của Ph.Ăngghen và Phụ lục "Luận cương về Phoiơbắc" của C.Mác (Stútgát, 1888).

Năm 1892, tại Giơnevơ, nhóm "Giải phóng lao động" xuất bản tác phẩm "Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" bằng tiếng Nga với bản dịch của G.V.Plêkhanốp.

V.I.Lênin nhận xét rằng, cùng với những tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", "Chống Đuyrinh", "Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" là "cuốn sách gối đầu giường của mọi người công nhân có ý thức" (t.23, tr.43).

2. Cấu trúc của tác phẩm.

"Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung..." gồm Lời tựa và 4 chương.

Cấu trúc của tác phẩm cho ta thấy, Ph.Ăngghen muốn chỉ ra tiền đề lý luận của triết học Mác là triết học của Hêghen và triết học của Phoiơbắc, trong đó chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là khâu trung gian giữa triết học Hêghen và triết học Mác. Do kế thừa những giá trị triết học trước đó và do khái quát thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học, triết học Mác là hình thức phát triển cao của lịch sử triết học.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM.

Chương I. Đánh giá lại triết học của Hêghen.

Ph. Ăngghen khảng định triết học Hêghen là sự hoàn thiện mang tính cách mạng của triết học cổ điển Đức và của mọi sự phát triển của triết học trước đó; là một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.

Ph.Ăngghen khảng định triết học Phoiơbắc bắt nguồn từ triết học Hêghen, sau đó đoạn tuyệt với triết học Hêghen, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học.

Bởi vậy, đã đến lúc đánh giá triết học Hêghen một cách khoa học hơn.

Thứ nhất, đó là mâu thuẫn giữa phép biện chứng với hệ thống triết học của Hêghen.

Nếu phép biện chứng là "hạt nhân hợp lý", là mặt tiến bộ của triết học Hêghen, thì ngược lại, hệ thống triết học của ông lại duy tâm và siêu hình. Đặc điểm này của triết học Hêghen phản ánh sự thoả hiệp của giai cấp tư sản Đức- nhỏ bé về số lượng, yếu hèn về kinh tế-chính trị, nên đã không đủ sức làm cuộc cách mạng như cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) mà chỉ mong muốn có những cải cách ôn hoà của giai cấp thống trị.

Thứ hai, Ph.Ăngghen đã mô tả quá trình phân chia của triết học Hêghen.

Chính mâu thuẫn trên đây đã làm nảy sinh những trường phái khác nhau của triết học Hêghen. Phái "Hêghen già" (Hê-sen, Hin-rích-xơ, Háp-lơ, Vây-xơ, Phích-têm v.v.)- là phái bảo thủ, chỉ muốn bám lấy hệ thống của triết học Hêghen. Ngược lại, phái "Hêghen trẻ" (Stơ-rau-xơ, anh em nhà Bau-ơ v.v.) lại bám lấy phương pháp biện chứng của triết học Hêghen.

Cuộc đấu tranh của hai phái này xoay quanh hai vấn đề lớn là tôn giáo và chính trị. Tuy là phái cấp tiến, nhưng phái "Hêghen trẻ" lại đề cao vai trò của "tự ý thức", coi "tự ý thức" có vai trò to lớn đối với hiện thực. Nhưng đông đảo những người kiên quyết nhất của phái "Hêghen trẻ" bị những tất yếu thực tiễn của cuộc đấu tranh của họ chống lại tôn giáo hiện có đã kéo họ trở về chủ nghĩa duy vật Anh-Pháp thế kỷ XVII-XVIII.

Phoiơbắc với tác phẩm Bản chất đạo Thiên chúa giáo đã giải quyết sửa chữa được mâu thuẫn của triết học Hêghen và phục hồi được chủ nghĩa duy vật.

Như vậy, khi phân tích mâu thuẫn giữa các mặt cách mạng và bảo thủ của triết học Hêghen, giữa phương pháp biện chứng và hệ thống giáo điều, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, ý nghĩa lịch sử của triết học Hêghen và tính cách mạng của nó nằm ở phép biện chứng.

Thứ ba, đánh giá chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc.

Đánh giá cao vai trò của triết học Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật và cho rằng, tư tưởng duy vật của Phoiơbắc có ảnh hưởng to lớn đến thế giới quan triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời kỳ đầu. Nhưng triết học Phoiơbắc có những (ba) hạn chế sau:

Chủ nghĩa duy vật (của thế kỷ đó- XVIII) chủ yếu là có tính máy móc.

Chủ nghĩa duy vật đó chủ yếu là có tính siêu hình, có nghĩa là không biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật đó không triệt để, duy tâm trong cách hiểu về những hiện tượng xã hội.

Chương II. Đối tượng của triết học mácxít.

1. Người định nghĩa vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy;

1.1. "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, t.VI, tr.372)

1.2. Chia vấn đề cơ bản của triết học ra thành hai mặt (về tính thứ nhất của tồn tại và tính nhận biết của thế giới); phân chia triết học ra thành hai trường phái chính (chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm); chỉ ra bản chất của chủ nghĩa duy vật và của chủ nghĩa duy tâm;

1.3. Trên cơ sở phân tích vấn đề cơ bản của triết học và phân chia triết học ra thành hai trường phái chính, Ph.Ăngghen xác định đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học là nghiên cứu sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm diễn ra xoay quanh vấn đề cơ bản của triết học.

2. Phê phán thuyết bất khả tri;

3. Chỉ ra vai trò của thực tiễn xã hội và nhận thức;

4. Chỉ ra sự phụ thuộc của sự phát triển của triết học vào sự phát triển của khoa học và sản xuất vật chất;

Ph.Ăngghen phê phán quan điểm duy tâm coi lịch sử triết học là lịch sử phát triển của những tư tưởng độc lập, là sản phẩm tư duy thuần tuý của các nhà triết học, tách rời lịch sử triết học khỏi lịch sử phát triển kinh tế, xã hội.

Người viết: "Nhưng trong suốt thời kỳ lâu dài từ Đềcác [Rơnê Đềcáctơ, 1596-1650, Pháp. "Đêcáctơ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học"- lời của Hêghen trong "Những bài giảng về lịch sử triết học, các tác phẩm", M-L, 1935, t.XI, tr.256 (tiếng Nga)] đến Hêghen (Gióocgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen, 1770-1831, Cổ điển Đức) và từ Hốpxơ (Tômát Hốp xơ, 1588-1679, Anh. "người hệ thống hoá chủ nghĩa duy vật của Ph. Bêcơn"- lời của C.Mác) đến Phoiơbắc (Lútvích Phoiơbắc, 1804-1872, Cổ điển Đức), cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, hoàn toàn không phải chỉ riêng sức mạnh của tư duy thuần tuý, như họ tưởng tượng. Trái lại, cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp. Ở những người duy vật, thì điều đó hiện ra rõ ràng ngay từ đầu" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, t.VI, tr.372 / Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức (1886).)

Như vậy, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến vai trò của khoa học và của công nghiệp trong sự phát triển của tư tưởng triết học. Khi khảng định nội dung của triết học chịu sự quyết định của quá trình phát triển các quan hệ kinh tế-xã hội, Người cũng coi triết học là một trong những hình thái của cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp trong xã hội.

5. Nêu ra tính hạn chế của chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII là cơ học, siêu hình và duy tâm trong nhận thức về lịch sử.

Chương III. Phê phán tính không triệt để của triết học Phoiơbắc.

Ph.Ăngghen phê phán nhận thức duy tâm về lịch sử, thể hiện trong triết học tôn giáo và trong đạo đức học của Phoiơbắc.

1. Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là không biện chứng và những quan niệm về xã hội của ông là duy tâm. Phoiơbắc viết: "Đi lùi lại đằng sau, tôi hoàn toàn nhất trí với các nhà duy vật chủ nghĩa, nhưng khi tiến lên phía trước; tôi không nhất trí với họ" (Dẫn theo Sđd. tr.383). Cho nên, theo Ph.Ăngghen, Phoiơbắc là nhà duy vật ở nửa dưới, còn nửa trên ông lại là nhà duy tâm: Phoiơbắc phê phán chủ nghĩa duy tâm, coi nó là tự biện, trừu tượng, nhưng sang lĩnh vực xã hội, Phoiơbắc xem xét con người, xã hội cũng trừu tượng không kém.

2. Khi chỉ ra những hạn chế của triết học Phoiơbắc, Ph.Ăngghen cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Người viết: " Đó là lỗi tại những điều kiện thảm hại ở Đức hồi đó...những ghế giáo sư triết học đều do bọn chiết trung chủ nghĩa...chiếm đoạt hết, còn Phoiơbắc, người vượt...bọn đó một trời một vực, lại buộc phải nông dân hoá và rầu rĩ trong một làng nhỏ..." (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, t.VI, tr.382 / Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức (1886).)

3. Triết học tôn giáo.

Phoiơbắc cho rằng hình thức cao nhất của tôn giáo là tình yêu nam nữ, là quan hệ thương yêu giữa con người với nhau. Từ khi có loài người, có những qui định khác nhau của các nhà nước khác nhau về hôn nhân, song tình bạn, tình yêu là không thay đổi. Triết học phải hoà vào tôn giáo, bởi vì các thời đại lịch sử loài người chỉ khác nhau ở sự thay đổi về tôn giáo.

Ph.Ăngghen cho rằng, Phoiơbắc không đặt vấn đề xoá bỏ tôn giáo mà muốn hoàn thiện tôn giáo và như vậy, chủ nghĩa duy tâm của Phoiơbắc nằm ở chỗ ông coi mối quan hệ giữa con người với nhau là tôn giáo và đó là thứ tôn giáo không cần Thượng đế.

4. Đạo đức học.

Phoiơbắc cho rằng, sự mong muốn hạnh phúc là cơ sở của đạo đức. Để thực hiện sự mong muốn đó, con người phải tự hạn chế hợp lý bản thân và tình yêu giữa con người với con người là những qui tắc cơ bản của đạo đức.

Ph.Ăngghen cho rằng, quan niệm của Phoiơbắc về đạo đức như vậy là một quan niệm trừu tượng, bởi vì trên thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có tiêu chuẩn đạo đức riêng của mình và những tiêu chuẩn đạo đức đó luôn bị vị phạm.

Tóm lại, vì quan niệm về con người của Phoiơbắc là trừu tượng, bởi vậy đạo đức của Phoiơbắc cũng trừu tượng, phi lịch sử.

Chương IV. Ph.Ăngghen đã:

1. Tóm tắt nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và tính đặc biệt trong nhận thức duy vật về lịch sử;

2. Sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử là cuộc cách mạng trong triết học;

3. Khẳng định sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử triết học;

3.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình cải biến cách mạng phép biện chứng duy tâm của Hêghen và khắc phục tính phiến diện, không triệt để của chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc.

3.2. Đưa ra định nghĩa kinh điển về phép biện chứng duy vật và chỉ ra tính thứ nhất của biện chứng khách quan và tính thứ hai của biện chứng chủ quan (biện chứng của "ý niệm" chỉ là sự phản ánh vào ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới khách quan).

3.3. Cơ sở khoa học tự nhiên dẫn đến sự tiêu vong của phép siêu hình và xuất hiện của phép biện chứng duy vật là do sự phát triển của khoa học từ khoa học mô tả, sưu tập về "những vật chất bất biến" sang khoa học hệ thống hoá.

"...đến cuối thế kỷ trước, khoa học tự nhiên chủ yếu là một khoa học sưu tập tài liệu, một khoa học về các sự vật nhất thành bất biến thì ở trong thế kỷ của chúng ta, khoa học tự nhiên thực chất đã trở thành một khoa học chỉnh lý tài liệu, khoa học về các quá trình, về sự phát sinh và sự phát triển của các sự vật đó và về mối liên hệ kết hợp quá trình đó của tự nhiên thành một chính thể lớn...Sự nhận thức về mối liên hệ lẫn nhau của các quá trình diễn ra trong tự nhiên đã tiến lên một cách rất nhanh chóng, đặc biệt..." Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức (1886)

3.4. Nhiệm vụ của chủ nghĩa duy vật lịch sử là phải loại bỏ những mối liên hệ nhân tạo và phải tìm ra những mối liên hệ hiện thực, nhất là phải phát hiện ra các qui luật chung chi phối sự phát triển của lịch sử.

Qui luật tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên. Trong tự nhiên, các qui luật diễn ra tự động (khách quan).

Cả hai loại qui luật đều bị sự chi phối của vô số những ngẫu nhiên, chúng ta chỉ có thể phát hiện ra qui luật nội tại thông qua vô số cái ngẫu nhiên đó.

Qui luật lịch sử là đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong xã hội, các qui luật diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Đặc trưng của các qui luật xã hội là "con người làm ra lịch sử của mình...bằng cách là mỗi người theo đuổi những mục đích riêng, mong muốn một cách có ý thức, và chính kết quả chung của vô số những ý muốn tác động theo nhiều hướng khác nhau đó và của những ảnh hưởng muôn vẻ của những ý muốn đó vào thế giới bên ngoài đã tạo nên lịch sử" Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức (1886)

Động lực của lịch sử nằm ở cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn xoay quanh những lợi ích của chúng: giai cấp địa chủ quý tộc- giai cấp tư sản- giai cấp vô sản, trong đó và xét cho đến cùng là vì lợi ích kinh tế.

4. Chỉ ra sự chuyển hoá của phép biện chứng vào phép biện chứng duy vật và sự chuyển hoá của chủ nghĩa duy vật vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, kéo theo sự phát triển sang nhận thức xã hội và lịch sử của xã hội;

5. Người cũng định nghĩa phép biện chứng duy vật là khoa học về những qui luật chung nhất của sự vận động của thế giới bên ngoài cũng như của tư duy con người; là học thuyết về sự phát triển và của những mối liên hệ chung nhất trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy; chỉ ra sự đối lập của phép biện chứng duy vật đối với phép siêu hình;

6. Chỉ ra ý nghĩa quyết định của các quá trình tự nhiên được thể hiện bằng ba phát minh lớn trong khoa học tự nhiên của thế kỷ XIX: Học thuyết tế bào; qui luật bảo toàn và chuyển hoá của năng lượng và thuyết tiến hoá đối với sự nhận thức mối liên hệ qua lại của các quá trình trong tự nhiên.

7. Khi chuyển sang phân tích xã hội và các qui luật phát triển của nó, Ph. Ăngghen chỉ rõ:

7.1. Hoạt động đối tượng của con người là đặc tính sự phát triển của xã hội;

7.2. Chỉ ra động lực hiện thực, vật chất của lịch sử được ẩn giấu sau động cơ (kích thích) tư tưởng của con người;

7.3. Chỉ ra các nguyên nhân xuất hiện của giai cấp và đấu tranh giai cấp;

7.4. Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa kinh tế và chính trị, hạ tầng và thượng tầng;

7.5. Đưa ra sự phân tích triết học đối với nhà nước, pháp luật, triết học, tôn giáo;

7.6. Chỉ ra sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu của triết học; chỉ ra sự chuyển hoá của triết học vào khoa học chân chính- vào thế giới quan duy vật-biện chứng

III. Ý nghĩa của tác phẩm.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN

(1908)

(V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1980, tập 18)

(V.I.Lênin: Toàn tập, In lần thứ 5, tập 18, Mátxcơva, 1958-1965. Tiếng Nga.)

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

2. Nội dung của tác phẩm

3. Những nội dung chủ yếu của tác phẩm

3.1. V.I.Lênin giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật mác xít.

3.2. V.I.Lênin phê phán nhận thức luận của chủ nghĩa Makhơ và phát triển nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

3.3. Những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức khoa học – vấn đề chân lý.

3.4. V.I.Lênin phê phán “thuyết tượng trưng”. Vai trò của thực tiễn trong nhận thức.

3.5. Sự phân tích của V.I.Lênin về “cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên” và phát triển lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

3.6. V.I.Lênin phát triển những quan điểm triết học về xã hội của C.Mác.

3.7. V.I.Lênin nhận xét về bản chất các quan điểm xã hội của Makhơ và những người theo Makhơ.

3.8. V.I.Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa tín ngưỡng và những kẻ bảo vệ chủ nghĩa duy tâm.

4. Ý nghĩa của tác phẩm

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

1. Nguyên nhân ra đời của tác phẩm.

Tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" là những ghi chép mang tính phê phán các học thuyết triết học phản động (chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Makhơ, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa bất khả tri, chủ nghĩa nội tại v.v.), được Người viết từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1908, sau thất bại của cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 ở nước Nga và lần đầu tiên được xuất bản vào tháng 5 năm 1909.

Trong điều kiện chính trị phản động, triết học tư sản đã thể hiện mình là vũ khí và là kẻ dẫn đường cho sự phản động đó. V.I.Lênin xuất phát từ luận điểm cho rằng, sự truyền bá của triết học tư sản là một trong những thủ đoạn chính trong cuộc đấu tranh của tư bản chống lại phong trào công nhân, do vậy, trong "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", đã nêu lên tính chất phản động của triết học tư sản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, trong đó V.I.Lênin phê phán các trường phái triết học tư sản như: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Makhơ, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa bất khả tri, chủ nghĩa nội tại v.v.mang nội dung của những nguyên tắc chung nhất sự phân tích khoa học- phê phán đối với triết học tư sản.

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" V.I.Lênin đã đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phức tạp về phương pháp luận, những vấn đề được sinh ra từ sự phát triển của xã hội cũng như từ sự phát triển của khoa học. Trong tác phẩm này, bao gồm nội dung về một loạt những vấn đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phê phán những luận thuyết triết học tư sản về những vấn đề nhận thức luận và những vấn đề về xã hội.

2. Cấu trúc của tác phẩm .

Tác phẩm gồm Lời tựa, Thay lời nói đầu, VI chương, Kết luận, Viết thêm cho tiết 1 của chương IV và các phụ lục cho lần xuất bản lần thứ nhất và lần thứ hai.

2.1. Lời tựa.

2.2. Thay lời nói đầu.

Trong phần này, V.I.Lênin, trong kết quả của sự tập hợp lại những quan niệm của Béccơli và của những người theo chủ nghĩa Makhơ, nhấn mạnh rằng, những lý lẽ (chứng cớ) của những người theo chủ nghĩa Makhơ dùng để chống lại những nhà duy vật đều trùng khớp với những lý lẽ của Béccơli (xem. t.18, tr.31).

2.3. Chương I, II và III. Phân tích mang tính phê phán học thuyết nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, đồng thời đưa ra những vấn đề nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

2.4. Chương IV. Xem xét mối quan hệ của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với các trường phái triết học khác của chủ nghĩa duy tâm

2.5. Chương V. Phân tích các nguyên nhân của sự xuất hiện, bản chất và ý nghĩa của chủ nghĩa "duy tâm vật lý".

2.6. Chương VI. Phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán trong lĩnh vực khoa học xã hội và sự phát triển những vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM.

1. V.I.Lênin giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật mác xít.

1.1. Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (chủ nghĩa Makhơ)

Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XIX ở Áo và Đức. Đây là tư tưởng triết học duy tâm chủ quan chống lại chủ nghĩa Mác, đại diện chủ yếu của tư tưởng triết học này là Enxtơ Makhơ (Áo) và Avênariút (Đức).

Để chống lại chủ nghĩa Mác, Makhơ và Avênariút lấy triết học Cantơ làm vũ khí để đi đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa bất khả tri của G. Beccơli(1685-1753, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan) và Đ.Hium [(1711-1776, nhà triết học, sử học, nhà kinh tế học người Anh. Ông là người sáng lập những nguyên tắc cơ bản của "thuyết không thể biết" ở châu Âu thời cận đại].

Trước hết, Makhơ và đồng bọn chống lại thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật:

- Lảng tránh vấn đề cơ bản của triết học, tức là lảng tránh cơ sở phân chia các nhà triết học thành hai trường phái chính là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học (mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy).

Theo Makhơ, cơ sở của thế giới vật lý và thế giới tâm lý là "những yếu tố".

"Những yếu tố của kinh nghiệm chúng ta" được tạo thành từ những "tài liệu trực tiếp", tức là những tri thức mang lại nhờ cảm giác (5 giác quan), tức là sự vật, hiện tượng là phức hợp của những thuộc tính đã được gắn liền với cảm giác và được gọi là "những yếu tố".

"Những yếu tố" không phải là vật chất, cũng không phải là tinh thần, không phải là vật lý, cũng không phải là tâm lý. "Những yếu tố" là cái "trung gian" giữa vật chất và tinh thần, giữa vật lý và tâm lý. Và, theo Makhơ, như vậy, "những yếu tố" là thuật ngữ mới dùng để khắc phục sự tranh cãi bấy lâu giữa các nhà duy vật và duy tâm. Từ quan niệm này, những người theo phái Makhơ ở nước Nga coi "những yếu tố" là phát minh vĩ đại, là cơ sở để hợp nhất chủ nghĩa Makhơ với chủ nghĩa Mác.

Avênariút đã hoàn toàn duy tâm chủ quan khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Ông ta cho rằng, không có chủ thể và cũng không có khách thể; không có cái gì lại không tồn tại cùng với sự suy nghĩ, cùng với ý thức, tức là Avênariút phủ nhận sự thật là giới tự nhiên có trước con người, tồn tại khách quan ngoài ý thức con người.

Xuất phát từ quan niệm về "những yếu tố", Makhơ đã đặt nhiệm vụ cơ bản cho khoa học là nghiên cứu "phức hợp những yếu tố", nghĩa là nghiên cứu phức hợp của cảm giác, bởi vì cái vật lý và cái tâm lý đã hoà lẫn với nhau trong "những yếu tố", mà không phải nghiên cứu hiện thực khách quan. Nhiệm vụ cơ bản của khoa học là:

1) Nghiên cứu những qui luật về mối liên hệ giữa các biểu tượng (tâm lý học).

2) Tìm ra những qui luật về mối liên hệ giữa các cảm giác (vật lý học).

3) Giải thích những qui luật về mối liên hệ giữa cảm giác và biểu tượng (tâm lý và vật lý).

Như vậy, thực chất quan niệm trên của chủ nghĩa Makhơ là phủ nhận thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác; coi nhiệm vụ của khoa học chỉ là nghiên cứu và mô tả những tri thức có tính kinh nghiệm. Chính vì vậy, người ta gọi chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa thực chứng của Makhơ là chủ nghĩa kinh nghiệm.

1.2. Chỉ rõ những tính chất trên của chủ nghĩa Makhơ và đồng bọn được các nhà tư tưởng nước Nga tiếp thu và truyền bá, V.I.Lênin, trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" của mình đã chỉ ra vấn đề cơ bản của triết học và vấn đề nhận thức phạm trù "Vật chất" có một ý nghĩa hệ tư tưởng và phương pháp luận hết sức to lớn.

Một lần nữa Người nhấn mạnh rằng: "Nếu cho rằng cái thứ nhất là giới tự nhiên, là vật chất, là thể chất, là thế giới bên ngoài và cho rằng cái thứ hai là ý thức, là cảm giác, là tinh thần, là tâm lý v.v. đấy,- đó là vấn đề cội rễ, vấn đề trên thực tế tiếp tục phân chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn" (tr.356).

Đồng thời, khi chỉ ra sự biện chứng của cái tuyệt đối và cái tương đối trong sự đối lập giữa vật chất với ý thức, V.I.Lênin chỉ ra rằng, "...sự đối lập giữa vật chất và ý thức có nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp đã biết, loại ra khỏi phạm vi vấn đề nhận thức luận cơ bản rằng, cái gì được xác định là cái thứ nhất và cái gì được xác định là cái thứ hai. Ra khỏi phạm vi đó, tính tương đối của sự đối lập đó là chắc chắn, là hoàn toàn hiển nhiên" (tr.151).

Sự phát triển như vũ bão của khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những phát minh vĩ đại trong ngành vật lý đã làm lộ rõ tính tương đối của những tri thức vật lý cụ thể, đòi hỏi phải có sự thay đổi của các khái niệm đang tồn tại về cấu trúc của vật chất, về mối quan hệ qua lại của các hình thái khác nhau của vật chất. Trên cơ sở đó xuất hiện một trường phái triết học duy tâm, được gọi là "duy tâm vật lý" với khẩu hiệu "Vật chất biến mất".

V.I.Lênin chỉ ra rằng, những khái niệm vật lý cụ thể về cấu trúc của vật chất không đủ mức độ để đồng nhất với phạm trù triết học "vật chất" (tr.131), Người đã chỉ ra hai nguồn gốc xuất hiện trong cuộc khủng hoảng của khoa học tự nhiên: sự phát triển cách mạng của khoa học và ý đồ phản động của triết học duy tâm.

Khi phê phán sâu sắc ý đồ phản động của triết học duy tâm, V.I.Lênin đã đưa lại sự tác động duy vật - biện chứng cho các quá trình phát triển của khoa học tự nhiên, đưa ra một loạt những khái niệm triết học nền móng, được sáng tỏ và khảng định dần trong những bước đi của sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật.

2. V.I.Lênin phê phán nhận thức luận của chủ nghĩa Makhơ và phát triển nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng (Những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức khoa học- vấn đề chân lý ; V.I.Lênin phân tích cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và phát triển lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng)

Chú ý đến sự thay đổi tình thế của cuộc đấu tranh triết học đang xẩy ra từ thời của C.Mác và Ph.Ăngghen cho tới nay, V.I.Lênin viết: "C.Mác và Ph.Ăngghen, lớn lên từ Phoiơbắc và dũng cảm lên trong cuộc đấu tranh chống lại những người Crô-pa-ten, tất nhiên các ông đã chú ý nhiều đến việc xây dựng triết học đến tận ngọn, có nghĩa là xây dựng triết học không trên nhận thức luận duy vật, mà trên nhận thức duy vật về lịch sử...Những người theo chủ nghĩa Makhơ của chúng ta là những người muốn trở thành những người mácxít, đã tiến tới chủ nghĩa Mác và họ đã hoàn toàn tách rời khỏi giai đoạn lịch sử đó, họ tiến đến chủ nghĩa Mác trong thời gian, khi mà triết học tư sản đã được chuyên môn hoá đặc biệt đến vấn đề nhận thức luận..." (tr.350).

Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy tâm (Makhơ) đã lợi dụng những thành tựu của vật lý học nói riêng và của khoa học nói chung để giải thích duy tâm về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, về tính nhận biết của thế giới, tính biện chứng của quá trình nhận thức để chống lại chủ nghĩa duy vật.

Những vấn đề trên đây làm cho lý luận nhận thức trở thành vấn đề nóng bỏng trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thời kỳ này.

3. V.I.Lênin phân tích "cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên" và phát triển lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bốn phát hiện lớn Nguyên tử có cấu trúc phức tạp (phát minh 1895- tia X), có thể bị phân ra và chuyển hoá (phát minh 1896- hiện tượng phóng xạ của nguyên tố hoá học U-ra-ni-um), không phải là đơn vị nhỏ nhất của vật chất (phát minh 1897- phát hiện ra điện tử và chứng minh được rằng điện tử là một trong những thành phần tạo nên nguyên tử.) và nguyên tử có khối lượng biến đổi khi vận tốc của điện tử tăng và do vậy không thể đồng nhất vật chất với khối lượng (phát minh 1901- khối lượng của điện tử biến động) đòi hỏi triết học phải đưa ra những kết luận mới, thay thế những kết luận cũ của vật lý về kết cấu của vật chất.

Các nhà khoa học "giỏi về khoa học nhưng kém cỏi về triết học" và những nhà triết học duy tâm đã vội vã tuyên bố "vật chất biến mất!" và như vậy chủ nghĩa duy vật cũng phải biến mất.

V.I.Lênin chỉ ra rằng, trong khoa học tồn tại đồng thời hai khuynh hướng tiến bộ và khuynh hướng không tiến bộ vừa bài trừ, vừa liên hệ với nhau:

Khuynh hướng tiến bộ thể hiện bằng những thay đổi căn bản và nhanh chóng của các khái niệm trong khoa học tự nhiên. Khuynh hướng này xuất hiện là do những tiến bộ của khoa học, và, thực tế bốn phát minh trên đây đòi hỏi sự thay đổi của những lý thuyết vật lý cũ bằng cách áp dụng những sự giải thích mang tính biện chứng duy vật đối với các hiện tượng vật lý trên.

Khuynh hướng không tiến bộ trong triết học và trong vật lý học trước các phát minh trên đây thể hiện ở chỗ, từ phát minh ra sự phóng xạ của nguyên tố U-ra-ni-um (nguyên tử có thể bị phá huỷ) và từ phát minh nguyên tử có khối lượng biến đổi khi vận tốc của điện tử tăng (khối lượng của điện tử biến đổi) họ đi đến kết luận là không có một vật chất nào, không có một nguyên tử nào là hiện thực khách quan cả, do vậy, phạm trù vật chất chỉ là dấu hiệu của cảm giác con người!

Những kết luận siêu hình trên đây đã được các nhà triết học duy tâm (Makhơ, Avêna riút, Ôxtơvanđơ v.v.) sử dụng để khôi phục chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực khoa học và được những người theo chủ nghĩa Makhơ ở nước Nga (Bôgđanốp, Badarốp, Valentinốp v.v.) sử dụng để chống lại chủ nghĩa duy vật, chống lại triết học mác xít.

V.I.Lênin chỉ ra rằng, những phát hiện của con người về giới tự nhiên đã làm tăng thêm sự hiểu biết của con người về tự nhiên. Sự lạc hậu của hiểu biết về vật chất chỉ chứng tỏ tính giới hạn nhận thức của con người về vật chất, bởi vì, nhận thức của chúng ta là một quá trình và luôn phát triển và nhận thức của con người về những thuộc tính của vật chất chỉ là tương đối và nhận thức đó phải biến đổi.

Cách khắc phục cuộc "khủng hoảng vật lý", theo V.I.Lênin, là phải thay chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Kết luận vấn đề này, V.I.Lênin đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đưa lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác của con người".

Khi phát triển toàn diện lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác, dựa trên cơ sở học thuyết về sự phản ánh, V.I. Lênin đã nêu ra bản chất duy tâm khách quan- là cơ sở chính của nhận thức luận E.Makhơ và R.Avenariux ở chỗ, cảm giác được chuyển hoá vào tấm phên, liếp ngăn, vào bức tường nào đó, cô lập ý thức với thế giới bên ngoài.

Người viết: "Cảm giác,- đó là mối quan hệ thẳng, trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngoài, là sự chuyển hoá năng lượng kích thích bên ngoài vào vào thực tại của nhận thức" (tr.39). Những thực tại đó của nhận thức thể hiện mình là bản cóp-pi, là sự miêu tả các sự vật và các quá trình hiện thực, đang xẩy ra trong tự nhiên, còn chính nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh bằng ý thức về thế giới khách quan.

V.I.Lênin đã đưa ra ba kết luận quan trọng về nhận thức luận macxít:

1) Sự vật tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức của chúng ta.

2) Giữa hiện tượng và "vật tự nó" không có một sự khác biệt có tính nguyên tắc nào cả.

3) Sự nhận thức hiện thực phát triển từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ nhận thức chưa đầy đủ, chưa chính xác đến nhận thức đầy đủ và chính xác hơn.

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", các vấn đề quan trọng của học thuyết về sự phản ánh được xem xét một cách toàn diện. Đó là những vấn đề như: chân lý, tính khách quan và tính cụ thể của chân lý, biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối.

Đồng thời V.I.Lênin cũng làm phong phú thêm học thuyết mácxít về thực tiễn, Người nhấn mạnh rằng: "Quan điểm của cuộc sống, của thực tiễn cần phải trở thành quan điểm đầu tiên và quan điểm cơ sở của lý luận nhận thức" (tr.145).

Khi bảo vệ và phát triển học thuyết mácxít về nhận thức, V.I.Lênin cũng chỉ ra sự thống nhất bên trong, không tách rời của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự thống nhất của những luận giải duy vật với tự nhiên, với xã hội, với con người và tư duy của nó, tạo thành đặc tính của triết học mácxít.

4. V.I.Lênin phê phán thuyết tượng trưng. Vai trò của thực tiễn trong nhận thức.

4.1. Phê phán thuyết tượng trưng.

"Thuyết tượng trưng" (đại biểu nổi bật là Hem hôn txơ) là một hình thức biến dạng của thuyết "bát khả tri". "Thuyết tượng trưng" coi cảm giác và biểu tượng chỉ là những ký hiệu, những tượng trưng, tượng hình của hiện thực khách quan chứ không coi cảm giác là sự phản ánh hiện thực khách quan.

V.I.Lênin chỉ ra rằng, nếu chỉ coi cảm giác là ký hiệu, tượng trưng không có gì giống với sự vật thì có nghĩa là chúng ta đã nghi ngờ sự tồn tại của sự vật và điều này dẫn chúng ta đến thuyết "bất khả tri".

V.I.Lênin đồng thời cũng phê phán Plê-kha-nốp đã từ bỏ thuyết phản ánh của chủ nghĩa Mác để đi theo thuyết "bất khả tri" của Hem hôn txơ khi Plêkhanốp khẳng định rằng, cảm giác của chúng ta chỉ là những tượng hình. Những tượng hình này không giống với những sự kiện thực mà chúng thông tin cho chúng ta.

V.I.Lênin chỉ ra sự khác nhau giữa các khái niệm "hình ảnh" và "tượng trưng".

Hình ảnh về sự vật không hoàn toàn phù hợp với sự vật, nhưng hình ảnh của sự vật là sự phản ánh hiện thực khách quan của sự vật đó. Còn tượng trưng thì không thể như vậy, cảm giác của chúng ta không phải là những "ký hiệu" có điều kiện , mà là sự chụp lại sự vật tồn tại một cách khách quan.

4.2. Vai trò của thực tiễn trong nhận thức.

Phát triển quan điểm của C.Mác về việc con người cần phải chứng minh tính chân lý trong thực tiễn, nghĩa là phải chứng minh tính hiện thực, chứng minh sức mạnh của tư duy, V.I.Lênin viết: "Quan điểm về đời sống; về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức" (tr.145).

Thực tiễn có vai trò là cơ sở của quá trình nhận thức, là mục đích và là tiêu chuẩn (thước đo) của chân lý. Tuy nhiên, khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý cũng có tính vừa tương đối, vừa tuyệt đối: Về thực chất, không thể xác nhận hoặc bác bỏ hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, cũng không cho phép các hiểu biết của con người trở thành một cái "tuyệt đối".

5. V.I.Lênin nhận xét về bản chất các quan điểm xã hội của Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ; phát triển những quan điểm về triết học xã hội của C.Mác.

5.1. V.I.Lênin nhận xét về bản chất các quan niệm về xã hội của Makhơ và những người theo Makhơ.

"...thì về mặt xã hội học cũng vậy, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, dù có thành thật tán thành những kết luận của chủ nghĩa Mác đi nữa, thì cũng chỉ đi đến chỗ xuyên tạc chủ nghĩa duy vật lịch sử bằng những lời nói rỗng tuếch và huênh hoang về sinh học và về duy năng luận".

Bôgđanốp là một trong những người muốn là người mácxít nhưng lại cho rằng chủ nghĩa Makhơ có thể dung hoà được với chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông ta đã xuyên tạc chủ nghĩa duy vật lịch sử và đứng trên quan điểm duy tâm khi xem xét vấn đề tồn tại xã hội và ý thức xã hội: phủ nhận quan niệm ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, đồng nhất tồn tại xã hội với ý thức xã hội; phủ nhận vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội.

V.I.Lênin chỉ ra rằng những quan niệm trên đây của Bôgđanốp "hoàn toàn không có chút gì giống với chủ nghĩa Mác cả". Sai lầm của Bôgđanốp nằm ở chỗ đã phủ nhận các quan hệ vật chất xã hội khách quan và những qui luật phát triển của các mối quan hệ đó, những mối quan hệ không phụ thuộc và quyết định vào ý thức của con người.

V.I.Lênin còn kịch liệt phê phán Bôgđanốp xuyên tạc chủ nghĩa duy vật lịch sử bằng cách dùng qui luật sinh học để giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội thay cho qui luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng làm cho giai cấp công nhân không hiểu được các qui luật phát triển xã hội, do vậy không làm cuộc cách mạng giải phóng giai cấp mình, giải phóng quần chúng bị áp bức bóc lột.

Tóm lại, thử nghiệm của những người xét lại ở nước Nga và ở các nước khác định "đồng nhất" chủ nghĩa duy vật lịch sử với chủ nghĩa Makhơ có ý nghĩa không chỉ là sự phủ định các cơ sở triết học của học thuyết kinh tế và học thuyết về lịch sử của C.Mác, mà còn là việc không nhận thức được vai trò của thực tiễn và ý nghĩa của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong hệ thống triết học mácxít.

V.I.Lênin chỉ ra rằng, triết học mácxít- đó là một hệ thống triết học hoàn chỉnh, trực tiếp và không khoan nhượng, đối lập với thế giới quan phản động của chủ nghĩa duy tâm. Bởi vậy, trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" có nhiều sự soạn thảo tiếp theo về nhiều vấn đề cội nguồn của chủ nghĩa duy vật lịch sử: về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội (tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội), về tính khách quan của các qui luật của sự phát triển của xã hội và tính nhận biết của những qui luật đó, về những đặc thù của những qui luật xã hội và sự khác biệt của những qui luật đó đối với các qui luật của tự nhiên, về mối quan hệ qua lại của tất yếu khách quan với sự tự do của con người, về vai trò của cá nhân và của những tư tưởng trong tiến bộ xã hội.

6. V.I.Lênin đấu tranh chống "chủ nghĩa tín ngưỡng" và những kẻ bảo vệ chủ nghĩa duy tâm

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" V.I.Lênin đã chỉ ra tính đối lập giữa thế giới quan mácxít với thế giới quan thần học: thế giới quan mác xít (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) hoàn toàn giống như khoa học tự nhiên thừa nhận tính khách quan của thế giới vật chất, vật chất tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người, con người với ý thức của mình là một bộ phận của thế giới và là sản phẩm cao nhất của sự phát triển của vật chất.

Chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (chủ nghĩa Makhơ), V.I.Lênin chỉ rõ:

1) Thế giới vật lý tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người và đã tồn tại trước sự xuất hiện của con người.

2) Tâm lý, ý thức v.v. là sản phẩm tối cao của vật chất (nghĩa là của vật lý), là chức năng của khối vật chất đặc biệt phức tạp được gọi là bộ não người.

Khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, V.I.Lênin chỉ ra tính vật chất và tính qui luật của thế giới. Người chỉ rõ, tất cả những người theo chủ nghĩa duy tâm, từ Platôn () đến những người theo chủ nghĩa Makhơ, chủ nghĩa Cantơ mới, chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh v.v. đều ra sức tấn công vào phạm trù vật chất, thậm chí những nhà triết học duy vật siêu hình cũng đồng nhất phạm trù vật chất với những dạng cơ bản của vật chất, những trạnh thái vật lý xác định (nguyên tử, khối lượng v.v.).

V.I.Lênin nhấn mạnh, "đặc tính" duy nhất của vật chất là tồn tại với tư cách là thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức của con người.

V.I.Lênin cũng vạch ra tính không toàn diện về lý luận và tính phản động của cái gọi là "sự xây dựng thần thánh" muốn dàn hoà chủ nghĩa xã hội khoa học với tôn giáo, đồng thời Người đã xây dựng những nguyên tắc phương pháp luận chính để phê phán chủ nghĩa tín ngưỡng- thứ chủ nghĩa "...nói chung, bác bỏ khoa học, chủ nghĩa đó bác bỏ khoa học chỉ vì "những tham vọng quá đáng" của khoa học, những tham vọng tới chân lý khách quan" (tr.127). V.I.Lênin chỉ ra vai trò phản động khách quan của các trường phái duy tâm được thể hiện rõ ràng trong việc phục vụ cho chủ nghĩa tín ngưỡng.

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" cũng đã nêu lên nguyên tắc mácxít về tính đảng của triết học, nêu lên ý nghĩa mang tính nguyên tắc và phân biệt rõ ràng và chuẩn xác những xuất phát điểm của một trường phái triết học xác định để giải thích mối liên hệ của nó với những hướng triết học chính và tính cho đến cùng, giải thích mối liên hệ của nó với những lợi ích của nhóm người này, hoặc giai cấp khác, nêu lên mối liên hệ của trường phái triết học đó với sự tiến bộ xã hội: "Đằng sau nhận thức luận kinh viện của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, không thể không thấy cuộc đấu tranh giữa các đảng trong triết học, cuộc đấu tranh, tính cho đến cùng, thể hiện những xu hướng và hệ tư tưởng của những giai cấp đối địch trong xã hội hiện nay. Triết học hiện đại cũng mang tính đảng, giống như hai ngàn năm trước đây" (tr.380).

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM.

Tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" là tác phẩm triết học chủ yếu của V.I.Lênin. Thực tiễn sự phát triển của các tư tưởng triết học sau khi tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" ra đời đã khảng định tính chân thực của những kết luận trên của V.I.Lênin, khảng định tính chính xác của các nguyên tắc duy vật-biện chứng khoa học. Tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" của V.I.Lênin đã tạo ra một thời đại trong sự phát triển của triết học mác-xít và là tấm gương cho sự chinh phục sáng tạo những vấn đề của sự phát triển xã hội, của những thành tựu khoa học và là mẫu mực của sự phê phán sâu sắc hệ tư tưởng tư sản và chủ nghĩa xét lại./.

BÚT KÝ TRIẾT HỌC

(1914-1916)

(V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 29)

(V.I.Lênin: Toàn tập, In lần thứ 5, tập 29, Mátxcơva, 1958-1965. Tiếng Nga.)

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

2. Nội dung của tác phẩm

3. Những nội dung chủ yếu của tác phẩm

3.1. Tư tưởng của V.I.Lênin về phép biện chứng là khoa học về sự phát triển.

3.2. Những tư tưởng của V.I.Lênin về sự áp dụng phép biện chứng lý luận nhận thức và lôgic học.

3.3. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu trong tác phẩm.

4. Ý nghĩa của tác phẩm

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

1. Nguyên nhân ra đời của tác phẩm.

"Bút ký triết học" bao gồm những đoạn trích dài từ những tác phẩm của Arítxtốt, Ph. Hêghen, L.Phoiơbắc, C.Mác, Ph.Ăngghen, Látxan và những người khác của V.I. Lênin trong thời gian từ 1914-1916 với mục đích:

+ Phát triển hơn nữa phép biện chứng duy vật: chỉ ra 16 yếu tố của phép biện chứng.

+ Áp dụng phép biện chứng duy vật để phân tích, khái quát những kinh nghiệm xã hội trong thời kỳ mới.

+ Chống lại chủ nghĩa tiến hoá tầm thường, chủ nghĩa chiết trung và thuyết nguỵ biện của những kẻ cơ hội trong Quốc tế II (mưu toan phủ nhận cả hệ thống triết học Mác, kết hợp học thuyết kinh tế của C.Mác với chủ nghĩa Can-tơ, chủ nghĩa thực chứng v.v...).

Kết quả: Mặc dù "Bút ký triết học" chưa viết xong, nhưng những tư tưởng cơ bản của của nó thực sự là kho tàng lý luận triết học có giá trị to lớn. Cụ thể:

+ "Bút ký triết học" đã đạt được mục đích đặt ra.

+ Bài "Về vấn đề phép biện chứng" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong đó V.I. Lê- nin đã trình bày khái quát nhưng sâu sắc và ngắn gọn phép biện chứng duy vật.

Như vậy, "Bút ký triết học" là một tác phẩm triết học, trong tác phẩm đó V. I. Lênin soạn ra một loạt những qui tắc có tính nguyên tắc về phép biện chứng như là về lôgíc học và học thuyết nhận thức của chủ nghĩa Mác, đồng thời về các phạm trù của phép biện chứng. "Bút ký triết học" lần đầu tiên được xuất bản tại Liên xô vào năm 1929-1930.

2. Cấu trúc của tác phẩm.

"Bút ký triết học" được chia làm ba phần:

Phần I. Gồm mười bài tóm tắt các tác phẩm triết học của Arítxtốt, Ph. Hêghen, L. Phoiơ bắc, C.Mác, Ph.Ăngghen, Látxan và những người khác. Trong đó có hai đoạn trích sơ thảo rất quan trọng là Dàn mục của phép biện chứng (Lôgíc của Hêghen) và Về vấn đề phép biện chứng.

Phần II. Gồm những ghi chú về các sách, các bài báo và các bài phê bình từ 1903 đến 1916.

Phần III. Gồm những ý kiến và bút tích ghi trong các sách từ 1908 đến 1911.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM.

1. Tư tưởng của V.I.Lênin về phép biện chứng là khoa học về sự phát triển.

Phép biện chứng duy vật là khoa học về sự phát triển là một trong những nội dung cơ bản của "Bút ký triết học".

Sở dĩ V.I.Lênin chú ý đến vấn đề phép biện chứng trong tác phẩm này, bởi vì sức ép của những thành tựu trong khoa học tự nhiên đã buộc những nhà triết học bảo thủ nhất trong triết học siêu hình thừa nhận sự phát triển. Tuy nhiên họ lại hiểu không đúng về sự phát triển.

V.I.Lênin cho rằng, lúc này vấn đề không còn là có thừa nhận hay không thừa nhận nguyên lý về sự phát triển, mà là quan niệm như thế nào về sự phát triển?

Khi cho rằng phép biện chứng duy vật là học thuyết toàn diện nhất về sự phát triển, V.I.Lênin khẳng định, phát triển không phải là sự lớn lên, tăng thêm, giảm bớt đơn giản, phổ biến và vĩnh viễn (vì như vậy thì: 1) Phải hiểu sự tiến hoá là sự sinh ra và mất đi của mọi vật, là sự chuyển hoá lẫn nhau. 2) Nếu tất cả đều phát triển thì sự phát triển đó có áp dụng cho những khái niệm và những phạm trù chung nhất của tư duy hay không? Nếu có, tức là có phép biện chứng của những khái niệm và phép biện chứng của nhận thức).

Khi nghiên cứu những tác phẩm của Ph.Hêghen và nhận thấy tính không hợp lý của phép biện chứng Hêghen, V.I.Lênin đã vạch ra tính duy tâm và thần bí của phép biện chứng đó. Đồng thời, Người nhấn mạnh rằng, nếu thiếu sự phê phán để khắc phục những tính chất đó thì phương pháp tư duy mácxít không thể hình thành và tồn tại. Chính Hêghen là người đầu tiên đoán rằng "...trong sự thay đổi, trong mối liên hệ phụ thuộc của tất cả các khái niệm, trong sự đồng nhất của chúng trong các mặt đối lập, trong các sự chuyển hoá của một khái niệm này vào khái niệm khác, trong sự thay đổi vĩnh viễn, trong sự vận động của các khái niệm, (thì đó cũng) chính (là) mối quan hệ (như vậy) của mọi sự vật, của tự nhiên" (V.I.Lênin: t.29, tr.179).

"Sự đồng ý" với nguyên tắc phát triển, mà không chuyển hoá chúng vào lôgíc và nhận thức luận- theo V.I.Lênin- chỉ làm tầm thường hoá và vô vị hóa phép biện chứng. Bởi vậy, Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa đặc biệt, qui luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển; cho phép thể hiện sự tự vận động trong hệ thống các khái niệm.

V.I.Lênin chỉ ra hai quan niệm đối lập nhau về sự phát triển là quan niệm biện chứng và quan niệm siêu hình và thực chất của sự khác biệt, đối lập đó nằm trong cách giải thích khác nhau về nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Quan niệm siêu hình về sự phát triển cho rằng: sự phát triển là tăng lên hoặc giảm đi, lặp lại. Đối với quan niệm này, nguồn gốc, động lực của sự phát triển nằm ở ngoài sự vật, hiện tượng. Đây là quan niệm chết cứng, nghèo nàn. Quan niệm biện chứng về sự phát triển cho rằng: sự phát triển là sự thống nhất giữa các mặt đối lập (tức là sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập ấy). Đối với quan niệm này, nguồn gốc của sự "tự vận động" là hướng nhận thức chủ yếu. Đây là quan niệm sinh động, nó mang lại cho con người chìa khoá của sự "tự vận động" của toàn bộ mọi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chỉ có cách hiểu như vậy mới cho con người chìa khoá của những bước "nhảy vọt" của sự "gián đoạn của tính tiệm tiến", của sự "chuyển hoá thành mặt đối lập", của sự 'tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh của cái mới". Bởi vậy, Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa đặc biệt, qui luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Người viết "Phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập".

Để xác định tính chất của mối quan hệ giữa các mặt đối lập bên trong thể thống nhất toàn vẹn, V.I.Lênin đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau như: sự thống nhất, giống nhau, đồng nhất, tác động cân bằng. Những thuật ngữ này chỉ ra sự cùng nhau xuất hiện, cùng nhau chuyển hoá của các mặt đối lập "Phép biện chứng là học thuyết nói về điều: làm thế nào và thường ra sao (trở thành như thế nào) bằng cách đồng nhất của các mặt đối lập,- ở trong những điều kiện nào thì chúng thường đồng nhất, khi chuyển hoá mặt này vào mặt kia,- tại sao trí tuệ của con người lại không nên nắm bắt lấy những mặt đối lập đó như nắm bắt lấy những mặt đối lập chết cứng, đông đặc, phủ băng mà phải nên nắm bắt lấy những mặt đối lập đó như nắm bắt lấy những mặt sống động, ước lệ, có điều kiện, linh hoạt, nên nắm bắt lấy những mặt đối lập đó như nắm bắt lấy những mặt đang chuyển hoá từ mặt này vào mặt kia" (tr.98).

Trong tác phẩm "Bút ký triết học", ngoài việc xác định qui luật mâu thuẫn là nguyên nhân và động lực của sự phát triển, V.I.Lênin còn bàn đến qui luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những những biến đổi về chất và ngược lại và qui luật phủ định của phủ định: Nếu như qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (qui luật mâu thuẫn) chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, qui luật chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức của sự phát triển, thì qui luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển và tính kế thừa, tính lặp lại và tiến bộ của sự phát triển.

V.I.Lênin đòi hỏi phải chỉ ra được ý nghĩa của phạm trù vật chất và phải làm sâu sắc phạm trù đó, phân chia những yếu tố, những bước đi, những mức độ, những điểm ngoặt trong quá trình nhận thức của phạm trù này, chúng "định hướng từ chủ thể tới khách thể, được thực tiễn kiểm tra và đi qua sự kiểm tra này tới chân lý..." (tr.301). "Về một mặt, cần phải làm sâu sắc nhận thức vật chất tới nhận thức (tới khái niệm) thực thể để tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng. Mặt khác, nhận thức hiện thực của nguyên nhân là làm sâu sắc nhận thức từ vẻ bên ngoài của các hiện tượng đến thực thể" (tr.142-143).

V.I.Lênin yêu cầu chú ý đến tính cần thiết phải sử dụng để nghiên cứu và diễn đạt phép biện chứng và lôgíc nói chung của "Tư bản", trong đó C.Mác đã tạo ra mẫu mực cho cách phân tích biện chứng duy vật về hiện thực. Trong "Tư bản", C.Mác áp dụng lôgíc, phép biện chứng và lý luận nhận thức (không cần ba từ: đó là cùng một cái duy nhất) của chủ nghĩa duy vật. Trong ba yếu tố này, nếu như phép biện chứng là khoa học về những qui luật chung nhất của bất kỳ sự vận động và phát triển nào, trong đó có cả nhận thức, thì lý luận về nhận thứclại là khoa học về mối quan hệ của ý thức đối với thế giới xung quanh, về sự nhận thức về thế giới của con người.

Học thuyết (gồm 16 yếu tố) về phép biện chứng của V.I.Lênin có ý nghĩa phương pháp luận to lớn khi cho rằng, học thuyết này cần phải trở thành tổng số kết quả, thành sự cô đặc, sự tổng hợp toàn bộ lịch sử nhận thức, bao gồm lịch sử của sự phát triển trí tuệ của loài người và của cá nhân, lịch sử ngôn ngữ, sinh học của các cơ quan cảm giác, lịch sử triết học, lịch sử của tất cả các ngành khác của tri thức.

V.I.Lênin đánh giá cao tư tưởng của Hêghen cho rằng, sự phát triển của triết học-lịch sử khi được giải phóng khỏi những cái ngẫu nhiên của các hình thái lịch sử, cần phải đặt vào sự phát triển đó nội dung đang tồn tại của khoa học triết học.

Trong sự nhận thức quá trình hình thành và áp dụng các phạm trù lôgíc vào lịch sử nhận thức và triết học, V.I.Lênin nhấn mạnh sự thành công của mẫu hình Hêghen về "vòng của các vòng"- mẫu hình trong sự đối lập của niên biểu đơn giản và của sự nhận biết kinh nghiệm đã mở ra tính mâu thuẫn, tính phức tạp, tính nhiều mặt, tính vòng xoáy (lò-xo, trôn ốc) của quá trình nhận thức

Khi phân tích Dàn mục của phép biện chứng(Lôgíc của Hêghen), V.I.Lênin nhấn mạnh rằng, trong sự nhất quán, triệt để, hợp lôgíc, những sự trình bày, diễn giải các phạm trù cần phải tìm sự phản ánh bước đi chung sự vận động của nhận thức con người.

Trong "Bút ký triết học", V.I.Lênin đã đưa ra chương trình nghiên cứu mang tính triết học, sự nghiên cứu đó bao gồm cả nhiệm vụ soạn ra phép biện chứng duy vật như là một khoa học triết học thống nhất và hoàn chỉnh, chinh phục sâu những thành tựu của triết học cổ điển và sắc bén, mang tính nguyên tắc khi phê phán triết học tư sản.

2. Những tư tưởng của V.I.Lênin về sự áp dụng phép biện chứng lý luận nhận thức và lôgic học.

V.I.Lênin đã vận dụng học thuyết về sự phát triển vào quá trình nhận thức. Phép biện chứng không đầy đủ khi thiếu sự thể hiện của vận động trong lôgíc của các khái niệm, có nghĩa là, phép biện chứng đó có tư tưởng chân thực như lôgíc và lý luận nhận thức. Trong mối quan hệ này, phạm trù thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng. Phạm trù này trong dạng duy tâm đã bắt đầu được đưa vào lôgíc học của Hêghen.

Đối tượng của hoạt động được V.I.Lênin coi là cơ sở cho việc hình thành cấu trúc, kết cấu phạm trù, lôgíc của tư duy, trong đó phép biện chứng nhớ lại, tái tạo lại thế giới khách quan. Bởi vậy, phép biện chứng như là khoa học triết học- đó đồng thời là Bản thể luận (học thuyết về tồn tại) vừa là Nhận thức luận (Lý luận nhận thức), là lôgíc nội dung, lôgíc này nhất thiết, dù ở trong chừng mực nào đó, không được dẫn tới mô hình chung, mô hình minh hoạ cho "tổng số các tấm gương" (tr.316).

V.I.Lênin nhấn mạnh tính tích cực của nhận thức, tìm thấy sự thể hiện tính tích cực đó trong sự cải tạo tự nhiên và trong hoạt động xã hội của con người, trong sự sáng tạo ra nền văn hoá trên cơ sở nhận thức được các qui luật khách quan của thế giới: "ý thức của con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn sáng tạo ra thế giới đó" (tr.194).

3. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu trong tác phẩm.

Tiếp tục phát triển phép biện chứng, V.I.Lênin đã chỉ đường cho chủ nghĩa duy vật chiến đấu, khi Người vạch trần sự mê tín dị đoan, thần bí, là những tính chất của chủ nghĩa duy tâm, khi phê phán Hêghen vì sự xuyên tạc lịch sử triết học, V.I.Lênin đã đưa ra những nguyên tắc của sự phê phán mang tính duy vật biện chứng đối với chủ nghĩa duy tâm, khi nhận xét về tính không đầy đủ của sự phê phán và những đánh giá của Plêkhanốp và của một số những nhà mácxít khác đối với chủ nghĩa Cantơ, chủ nghĩa Makhơ và một số chủ nghĩa khác, Người viết: "Những người mácxít đã phê phán (vào đầu thế kỷ XX) những người theo chủ nghĩa Cantơ và chủ nghĩa Hium thiên về kiểu Phoiơbắc (và Bukhnherốp) nhiều hơn, chứ không thiên về kiểu Hêghen (như Plêkhanốp và của một số những nhà mácxít khác đang làm)" (tr.161).

Khi tóm tắt tác phẩm "Gia đình thần thánh" của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin tiếp tục quá trình chuyển hoá những quan niệm của họ sang vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời Người đã phân chia những yếu tố chính của quá trình đó:

1) Tiếp cận "tới tư tưởng của các mối quan hệ xã hội của nền sản xuất";

2) Phê phán học thuyết bác ái, nhân từ của chủ nghĩa xã hội không tưởng và nhận thức được vai trò cách mạng của giai cấp vô sản;

3) Phân tích hướng đó của chủ nghĩa duy vật bè phái, hướng đang dẫn đến chủ nghĩa xã hội.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

"Bút ký triết học" đóng vai trò lớn lao trong sự phát triển của triết học Mác-Lênin, xác định được phương hướng nghiên cứu cho những nhà triết học mácxít./.

TS. Nguyễn Thái Sơn biên soạn

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

-------------------------------------------------------------

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.