Chup pet ct la gi

PET/CT là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu được ứng dụng phổ biến trong một số bệnh như ung thư, tim mạch, thần kinh… Vậy cụ thể, chụp PET/ CT là gì?

Chụp PET/ CT là gì?

Chup pet ct la gi

Hệ thống máy chụp PET/CT

PET (Positron Emission Tomography – ghi hình cắt lớp positron) cung cấp thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. CT (Computed Tomography- chụp cắt lớp vi tính) cung cấp các hình ảnh về giải phẫu và cấu trúc cơ thể. Chụp PET/ CT là gì? Chụp PET/ CT là sự kết hợp của hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu trên nhằm ghi lại chính xác hình ảnh tổn thương bệnh lý, đưa ra hướng điều trị bệnh cụ thể.

Để chụp PET/ CT bệnh nhân được chỉ định chụp CT trước để cung cấp hình ảnh giải phẫu cơ thể sau đó sẽ được tiêm một lượng nhỏ thuốc FDG – một dược chất phóng xạ có cấu trúc tương tự Glucose, trong nguyên tử có chứa nguyên tố phóng xạ Flour – 18.

Tìm hiểu thêm về qui trình: tầm soát ung thư phổi

Chụp PET/ CT trong chẩn đoán bệnh ung thư

Mặc dù các chỉ định PET đã được nghiên cứu và chỉ định ban đầu cho bệnh nhân tim mạch, thần kinh nhưng thực tế có đến 90 – 95% bệnh nhân tiến hành chụp PET/ CT là sử dụng trong ung thư. Đây là phương pháp giúp ghi lại hình ảnh ở mức độ tế bào và mức độ phân tử, giúp chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm, phân biệt khối u lành tính và ác tính, cung cấp thêm thông tin chẩn đoán bệnh khi các phương pháp chẩn đoán khác còn nghi ngờ. Đặc biệt, PET/ CT có vai trò quan trọng nhất trong đánh giá mức độ lan tràn ung thư, đặc biệt là tình trạng ung thư di căn, trên bệnh nhân đã được chẩn đoán mô bệnh học là ung thư.

Chup pet ct la gi

PET/ CT trong chẩn đoán bệnh lý phổi

Khảo sát lâm sàng cho thấy, có nhiều bệnh nhân quyết định thay đổi hướng điều trị sau khi tiến hành chụp PET/ CT. Theo đó, có đến có được các quyết định điều trị đúng, 45 – 60% bệnh nhân đã được thay đổi phương pháp điều trị sau khi chụp PET/CT. PET/ CT ứng dụng rộng rãi trong một số bệnh ung thư là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư hạch, ung thư đầu – cổ…

Theo PGS. TS. Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai thì PET (Positron Emission Tomography) là kỹ thuật ghi hình bằng bức xạ positron (ghi hình cắt lớp phát positron) theo nguyên tắc chuyển hóa, ở mức độ tế bào, mức độ phân tử. PET giúp ghi hình được khối u một cách khá đặc hiệu với cả thông tin về chuyển hóa và hình ảnh giải phẫu của khối u ở giai đoạn rất sớm so với một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.

Trên thế giới, giữa những năm 1980, PET mới lần đầu tiên được sử dụng như một công cụ chẩn đoán. Từ năm 1997 đến nay, kỹ thuật này đã tạo ra bước đột phá mới trong chẩn đoán và nghiên cứu khoa học. Thành tựu của tổ hợp kỹ thuật PET/CT (gắn máy PET với CT.scanner) đã mang lại lợi ích rất lớn trong ung thư lâm sàng và nghiên cứu sinh bệnh học ung thư bởi ghi hình phân tử bằng PET/CT cung cấp những hình ảnh của tế bào bình thường hoặc bất thường ở mức độ phân tử hay gen. Ghi hình phân tử bao gồm các hình ảnh của các quá trình sinh học tế bào, chuyển hóa, protein và gen. Trong một nghĩa hẹp nào đó thì ghi hình phân tử cũng có nghĩa là ghi hình các gen thông minh. Những tín hiệu đặc biệt tích tụ trên hình ảnh cho thấy rõ không gian, thời gian và số lượng của các biểu hiện dịch chuyển gen. Ghi hình gen thông minh cho phép nhìn thấy được các hình ảnh của gen nội sinh, ngoại sinh và các sự kiện sinh học trong tế  bào. Nhờ đó, từ hình ảnh PET/CT có thể nắm bắt được các thông tin về chức năng liên quan đến sinh bệnh học của phân tử, tế bào và mô ung thư cũng như cơ chế tác dụng của các tác nhân điều trị. Tóm lại, giá trị của PET/CT bao gồm: xác định được sớm tính chất, đặc điểm của khối u và di căn của khối u; cung cấp thông tin chính xác để sắp xếp giai đoạn bệnh; phát hiện sớm tái phát bệnh sau điều trị; đánh giá đáp ứng điều trị và lựa chọn phương thức hoặc phác đồ điều trị thích hợp. PET/CT còn đặc biệt có vai trò quan trọng trong mô phỏng lập kế hoạch xạ trị và xạ trị điều biến liều (Intensitive moderation radiotherapy: IMRT).

Ở Việt Nam, kỹ thuật chụp hình bằng máy PET/CT tuy mới được ứng dụng trong những năm gần đây nhưng đã có bằng chứng khoa học qua các nghiên cứu tại Việt Nam về tính ưu việt của nó so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác trong lĩnh vực bệnh lý ung thư, thần kinh, tim mạch...

Theo nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cộng sự (năm 2012), PET và PET/CT có tác dụng đặc biệt đối với chuyên ngành ung thư. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), siêu âm chỉ phát hiện và đánh giá được các tổn thương đã có thay đổi về cấu trúc, giải phẫu, mật độ của tổ chức nên dễ gặp khó khăn hoặc bỏ sót những tổ thương có đường kính dưới 1cm. Trong khi đó, PET hoặc PET/CT có thể phát hiện các bất thường về chuyển hóa, ghi được những hình ảnh bệnh lý sớm, còn nhỏ (chưa có thay đổi cấu trúc). Nhất là đối với bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... các tổn thương thường có thể bị biến dạng, thay đổi cấu trúc nên hình ảnh CT và MRI có nhiều hạn chế trong việc xác định tổ chức còn sót hoặc không phân biệt được tổ chức xơ hóa với tái phát, di căn... Kỹ thuật PET, PET/CT khắc phục được nhược điểm này của CT và MRI do độ nhạy, độ đặc hiệu chẩn đoán ung thư của PET cao hơn rất nhiều. Trở ngại của PET đơn thuần là hình ảnh có độ phân giải thấp hơn hình ảnh của CT và MRI. Sự không rõ các chi tiết giải phẫu của PET làm cho sự định vị kém chính xác tổn thương và rất khó phân biệt ranh giới của tổn thương đó. Tuy nhiên, tổn thương chức năng do PET cung cấp thường là phức tạp, có một phần hoạt động trao đổi chất tích cực hơn phần khác. Vì vậy, để có đầy đủ cả thông tin giải phẫu và thông tin chức năng phải cần có hình ảnh của tổ hợp PET/CT.