Chuyên viên quan hệ khách hàng trong ngân hàng

Nhờ tính chất thường xuyên làm việc với giới thượng lưu trong xã hội, nghề chuyên viên quan hệ khách hàng ưu tiên trở nên vô cùng hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp, đời sống. Vậy, cụ thể chuyên viên quan hệ khách hàng là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Trước tiên, ta cần tìm hiểu về khái niệm chuyên viên quan hệ khách hàng là gì? Đây thường là những khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp, sở hữu địa vị cao trong xã hội hoặc tiềm lực tài chính dồi dào. Các khách hàng ưu tiên sẽ được cung cấp dịch vụ với đặc quyền riêng biệt cùng chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?Như vậy, chuyên viên quan hệ khách hàng là những nhân viên đại diện cho doanh nghiệp, làm việc trực tiếp cùng khách hàng ưu tiên để đảm bảo trải nghiệm sử dụng dịch vụ của họ được tiện lợi, sang trọng, thoải mái nhất.

Vậy công việc của một chuyên viên quan hệ khách hàng là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu ở phần tiếp theo bạn nhé!

Công việc của một chuyên viên quan hệ khách hàng

Là một chuyên viên quan hệ khách hàng, công việc của bạn bao gồm những nhiệm vụ chính sau:

  • Tìm kiếm, thẩm định và quản lý danh mục các khách hàng cao cấp của doanh nghiệp.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng ưu tiên.
  • Liên tục cập nhật, tư vấn các gói sản phẩm, dịch vụ mới nhất để thuyết phục khách hàng sử dụng.
  • Lắng nghe, tìm hiểu thông tin về nhu cầu, khả năng tài chính cá nhân của khách hàng để đưa ra lời tư vấn phù hợp nhất.
  • Hỗ trợ giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng ưu tiên một cách nhanh chóng.
  • Thu thập, tổng hợp các ý kiến đóng góp của khách hàng để đề xuất giải pháp tối ưu chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt khách hàng.

👉 Xem thêm: Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì?

Kỹ năng cần thiết của chuyên viên quan hệ khách hàng

Để thực hiện tốt vai trò của một chuyên viên quan hệ khách hàng, bạn cần sở hữu những kỹ năng cần thiết sau đây.

Kỹ năng cần thiết của chuyên viên quan hệ khách hàng
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Nắm bắt được kỹ năng lắng nghe, đưa ra lời khuyên và thể hiện sự đồng cảm sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng, duy trì và nâng cao mối quan hệ với các khách hàng ưu tiên..
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhờ kỹ năng quan trọng này, bạn có thể xác định được phương thức tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề, thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, thỏa đáng nhất.
  • Kỹ năng tư vấn bán hàng: Bạn không chỉ cần hiểu rõ kiến thức, thông tin của sản phẩm, dịch vụ, mà còn tìm hiểu về nhu cầu cá nhân, tâm lý khách hàng và biết cách tư vấn, thuyết phục họ quyết định mua hàng.
  • Kỹ năng thẩm định khách hàng: Trong quá trình thẩm định khách hàng, để đưa ra đánh giá xác thực nhất, chuyên viên quan hệ khách hàng ưu tiên cần nắm vững thông tin về các yếu tố sau: lý lịch pháp lý, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo,…
  • Kỹ năng quản lý chất lượng dịch vụ: Kỹ năng này giúp bạn tạo được cái nhìn tổng quan về mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đó mà có thể đề xuất các phương án cải thiện, nâng cao sáng suốt.

👉 Xem thêm: RM trong ngân hàng là gì? Tổng hợp toàn bộ thông tin về RM

Học ngành gì để làm chuyên viên quan hệ khách hàng?

Nhà tuyển dụng thường yêu cầu các ứng viên của vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng sở hữu bằng tốt nghiệp cử nhân một số ngành nghề tiêu biểu như:

  • Ngành kinh tế
  • Ngành tài chính ngân hàng
  • Ngành quan hệ công chúng
  • Ngành tiếp thị
  • Ngành quản trị kinh doanh
Học ngành gì để làm chuyên viên quan hệ khách hàng?Bạn đọc có thể tham khảo danh sách các trường đại học uy tín hàng đầu trong nước đào tạo các chuyên ngành trên dưới đây.
  • Trường Đại học Ngoại thương CS1 & CS2
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Tài chính
  • Trường Đại học Kinh tế TP HCM
  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, mức lương khởi đầu của chuyên viên quan hệ khách hàng thường dao động trong khoảng 3.000.000 – 10.000.000 VND/ tháng (Theo Salaryexplorer).

👉 Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên quan hệ khách hàng chi tiết nhất

Tìm việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng với JobsGO

JobsGO là một trong những nền tảng tiên phong trong việc kết hợp công nghệ thông tin để hỗ trợ quy trình tìm kiếm, ứng tuyển việc làm của các ứng viên trong lĩnh vực liên quan đến quản lý quan hệ khách hàng. Nhờ hệ thống AI tân tiến, các bạn sẽ được gợi ý công việc phù hợp nhanh chóng dựa theo các tiêu chí hàng đầu như: địa điểm, ngành nghề, công ty, loại hình,…

Tìm việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng cùng JobsGO

Đồng hành cùng JobsGO, bạn sẽ được trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị trên hành trình tìm kiếm việc làm, chạm tới công việc ước mơ. Đặc biệt có thể kể đến các nhà tuyển dụng hàng đầu tại JobsGO như FPT, Vinhomes, TPBank, BIDV,…

Việc chuẩn bị CV và quy trình ứng tuyển của các ứng viên liên quan đến chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng thoải mái hơn bao giờ hết với JobsGO. Một số tính năng nổi bật của trợ lý tuyển dụng JobsGO như: đồng bộ thông tin từ LinkedIn, tự động dịch CV, kho mẫu CV đa dạng, thiết kế chuyên nghiệp, hiện đại.

Hiện tại, JobsGO đã được thiết lập trên nền tảng websites và ứng dụng thông minh, tương thích với mọi thiết bị.  Đăng ký JobsGO ngay hôm nay để nhận một khóa học miễn phí bất kỳ trên Unica sau khi tạo CV thành công nào!

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ chuyên viên quan hệ khách hàng là gì. JobsGO mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ bạn phần nào trên hành trình chạm đến ước mơ về công việc tài chính ngân hàng này nhé!

Được làm việc tại ngân hàng là mong ước của nhiều người bởi vì môi trường làm việc tốt và nhận được đãi ngộ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đạt được thì cũng tồn tại không ít thách thức và áp lực.

Chuyên viên quan hệ khách hàng là một trong những vị trí luôn được các ngân hàng tuyển dụng rất nhiều. Nếu bạn có ý định ứng tuyển vào vị trí này thì bạn nên tìm hiểu kỹ các vấn đề sau:

  • Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì?
  • Công việc như thế nào?
  • Cần phải có kỹ năng gì?
  • Sẽ nhận được những cơ hội nào?
  • Phải đối mặt với những khó khăn gì?

Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì?1

Công việc chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là rất quan trọng và không thể thiếu tại ngân hàng. Vậy cụ thể công việc này là gì? sẽ được nêu rõ sau đây:

Khái niệm “Khách hàng cá nhân” là gì?

Theo Wikipedia khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm.Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong đó, đối tượng khách hàng bên ngoài gồm có:

  • Khách hàng cá nhân
  • Doanh nghiệp hoặc người làm kinh doanh,
  • NGOs, cơ quan nhà nước, tổ chức thiện nguyện.
  • Các bên có quyền lợi liên quan

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là những người tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với khách hàng để tư vấn và bán các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Các sản phẩm ấy có thể là các khoản vay nợ, gửi tiết kiệm hoặc thẻ,….. đồng thời họ cũng là những người tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng trước khi chuyển cho bộ phận có liên quan thẩm định lại.

Đối với các ngân hàng, vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng khá quan trọng bởi vì họ là những người đại diện cho ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là rào chắn bảo vệ những rủi ro đặc thù trong ngành. Do đó mà điều kiện tuyển dụng thường rất khắt khe.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là gì?

Công việc của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Công việc dành cho chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân rất đa dạng vì thế đòi hỏi họ phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Công việc cụ thể của họ là:

– Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng.

– Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn cho họ những sản phẩm, dịch vụ, tiện ích và cách hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo quy định của ngân hàng dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của khách hàng.

– Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng. Thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn như uy tín, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay,….

– Làm báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.

– Chuyên viên quan hệ khách hàng phải lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên quan.

– Khi khách hàng có yêu cầu giải ngân thì chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo các quy định về giải ngân của ngân hàng.

– Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc cùng lãi vay theo hợp đồng của khách hàng.

– Trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi,.. chuyên viên quan hệ khách hàng phải thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, thúc giục khách hàng trả nợ.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân bán các sản phẩm nào?

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thường xuyên gặp mặt khách hàng để tư vấn, chăm sóc và giới thiệu các sản như:

Nhóm sản phẩm tiền gửi

  • Theo kỳ hạn: có kỳ hạn và không kỳ hạn.
  • Theo thời gian gửi: 1 tuần, 2 tuần,…. đến 60 tháng là dài nhất.
  • Theo kỳ trả lãi: lãi trả trước, trả sau và trả định kỳ hàng tháng.
  • Theo sản phẩm đặc thù: truyền thống/rút gốc linh hoạt/hưu trí/cho con/Online/ Mobile,…

Nhóm sản phẩm cho vay

  • Theo tài sản: cho vay thế chấp (có tài sản đảm bảo) & cho vay tín chấp (không có tài sản bảo đảm).
  • Theo thời hạn: cho vay ngắn hạn (<= 12 tháng), trung hạn (> 12 tháng, <= 60 tháng) và dài hạn (> 60 tháng).
  • Theo mục đích: cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh.
  • Phân loại khác: cho vay thấu chi, cho vay qua thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm,….

Nhóm sản phẩm thẻ

  • Thẻ ghi nợ (Thẻ Debit).
  • Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid).
  • Thẻ tín dụng (Thẻ Credit).
  • Các dịch vụ khác: chuyển tiền, bảo hiểm, kiều hối, dịch vụ Ngân hàng điện tử,…

Kỹ năng cần có

  • Sự trung thực: mọi hành vi không trung thực sẽ mang đến nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân và ngân hàng.
  • Sự nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, khả năng tư duy và biết nắm bắt cơ hội tốt. Những yếu tố này sẽ giúp bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng và khiến họ hài lòng để tiến đến mục đích sử dụng sản phẩm mà bạn tư vấn.
  • Cần có kiến thức chuyên môn về tín dụng và kiến thức kinh tế tổng hợp.
  • Phải có khả năng phân tích nhanh, hiệu quả và sự quyết đoán trong công việc.

Những cơ hội nhận được

Mặc dù công việc vất vả và áp lực nhưng những người chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân sẽ có được rất nhiều cơ hội quý báu trong nghề như:

  • Môi trường làm việc tốt: hầu hết các ngân hàng đều được trang bị đầy đủ vật dụng và thiết bị cần dùng cho công việc. Ngoài ra, đồng nghiệp đều là những người năng động, trẻ trung, thân thiện và hòa đồng.
  • Vì tính chất công việc của quan hệ khách hàng cá nhân là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên bạn sẽ có cơ hội cải thiện khả năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ của mình sau nhiều năm làm việc.
  • Chế độ đãi ngộ, lương + thưởng tốt: nếu bạn hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra thì bạn sẽ nhận được chế độ lương thưởng rất cao.
  • Cơ hội thăng tiến: nếu bạn liên tục hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong nhiều tháng liền thì bạn sẽ nhận được sự đánh giá tích cực và có khả năng được ứng tuyển nội bộ tại các vị trí cao hơn trong ngân hàng.

Nâng cao khả năng giao tiếp

Những áp lực phải đối mặt6

Công việc gì cũng có áp lực riêng. Những người làm chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ phải thường xuyên đối mặt với những áp lực và thách thức như:

  • Áp lực về thời gian: chẳng có một cấp trên hoặc một khách hàng nào thích người chậm chạp, rề rà. Tốc độ xử lý công việc là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong các nghề dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng.
  • Áp lực về doanh số: đa số các ngân hàng đều dùng chỉ tiêu doanh số để thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên. Nếu không đạt doanh số, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như giảm lương, không nhận được tiền thưởng, sự trách phạt, thậm chí là đuổi việc,…..
  • Áp lực về sự chính xác: chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là khâu đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, nên bên cạnh yếu tố tốc độ còn cần sự chính xác. Nếu việc thẩm định hồ sơ thiếu chính xác sẽ dẫn đến nhiều tác hại lớn.
  • Áp lực về trách nhiệm công việc: vì chuyên viên quan hệ khách hàng tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ,… nên phải chịu trách nhiệm trước những tổn thất có thể gây nên cho ngân hàng do khách hàng không trả được nợ.

Bên cạnh những cơ hội đạt được thì chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cũng tồn tại nhiều thách thức lớn. Nếu bạn cảm thấy mình phù hợp với tất cả những điều kiện trên và có thể chịu được áp lực công việc thì còn chần chờ gì mà không lập tức ứng tuyển vị trí này. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề