Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời là ngôi nhà của Trái Đất và cũng là nơi duy nhất đảm bảo sự tồn tại cho toàn nhân loại hiện nay. Tuy nhiên bạn đã hiểu biết được bao nhiêu về hệ hành tinh "độc nhất vô nhị" - nơi duy nhất có sự sống trong "phần vũ trụ đã biết" này? Hãy cùng tìm hiểu xem có bao nhiêu hành tinh trong Hệ Mặt Trời và chúng gồm những hành tinh nào, thứ tự ra sao?
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh chính?

Trước khi xác định xem có bao nhiêu hành tinh trong Hệ Mặt Trời, chúng ta sẽ cần phải hiểu rõ về khái niệm để xác định được các hành tinh. Cụ thể theo định nghĩa hành tinh được Đại hội đồng Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đưa ra vào năm 2006 thì một thiên thể để được gọi là một hành tinh cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Quay xung quanh một ngôi sao, một hệ sao hay một tàn tích sao (trong trường hợp của chúng ta thì hành tinh đó phải xoay quanh Mặt Trời).

- Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng) do chính nó tạo ra phá hủy được kết cấu của các vật thể rắn, khiến cho nó có dạng cân bằng thủy tĩnh (gần tương tự như hình cầu).

- Đã “dọn sạch” vùng lân cận quanh quỹ đạo của nó (tức là khối lượng của thiên thể này sẽ chiếm gần như tuyệt đối tổng khối lượng của tất cả các thiên thể nằm trong quỹ đạo mà nó đi qua).

Từ định nghĩa trên và theo hiểu biết của con người thì hiện nay, Hệ Mặt Trời đang có 8 hành tinh chính. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu vừa được các nhà thiên văn học phát hiện ra đang cho thấy sự tồn tại của hành tinh thứ 9 và thứ 10 thuộc Hệ Mặt Trời.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có thứ tự cụ thể tính từ trong ra ngoài như sau: Sao Thủy (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune). Chúng được chia đều thành 02 nhóm, nhóm hành tinh nhỏ vòng trong và nhóm hành tinh lớn vòng ngoài. Cụ thể:

Các hành tinh nhỏ vòng trong: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Các hành tinh nhỏ vòng trong do nằm gần với Mặt Trời nên nhiệt độ của chúng thường duy trì ở mức cao. Vì thế cấu tạo chính của các hành tinh này chủ yếu là những chất khó nóng chảy như silicat (khoáng vật tạo đá) bao phủ bên ngoài và sắt hay niken nằm trong lõi. Do đó trọng lượng riêng của chúng cũng khá lớn. Những hành tinh này có rất ít hoặc không có vệ tinh tự nhiên.

► Các hành tinh lớn vòng ngoài: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh vòng ngoài nằm xa Mặt Trời hơn do đó nhiệt độ ở đây khá thấp, đủ để giữ cho các phân tử khí (vốn chiếm tỷ lệ áp đảo trong vũ trụ) tích tụ và ổn định, tạo nên những “hành tinh khí khổng lồ”. Bên cạnh đó, hai hành tinh Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương do ở quá xa nên lượng nhiệt chúng nhận được là rất ít. Điều này dẫn đến việc thành phần chính của chúng chủ yếu là băng (được tạo thành do nước, khí amoniac và khí metan đông đá). Do đó các nhà thiên văn học xếp hai hành tinh này vào nhóm “hành tinh băng khổng lồ”. Bởi vì được tạo nên chủ yếu từ khí và băng nên những hành tinh này có trọng lượng riêng rất thấp, thậm chí Sao Thổ còn có thể nổi được trên mặt nước. Các hành tinh vòng ngoài có khá nhiều vệ tinh tự nhiên.
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

Những hành tinh nắm giữ kỷ lục trong Hệ Mặt Trời

1. Hành tinh lớn nhất

Sao Mộc có đường kính trung bình khoảng 69.911 kilômét (km); diện tích bề mặt khoảng 6,1419x1010 km vuông (km2) với khối lượng khoảng 1,8986x1027 kilôgram (kg), đây chính là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Đường kính Sao Mộc gấp 10,9 lần, diện tích gấp 121,9 lần và khối lượng gấp khoảng 318 lần so với Trái Đất. Đồng thời, khối lượng của hành tinh này cũng bằng khoảng 2,5 lần so với tổng khối lượng của 7 hành tinh còn lại. Hiện nay chúng ta đã phát hiện được khoảng 79 vệ tinh tự nhiên quay xung quanh Sao Mộc. Trong đó vệ tinh Ganymede thậm chí còn có kích thước lớn hơn cả Sao Thủy.
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

2. Hành tinh nhỏ nhất

Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất đồng thời cũng là hành tinh nhỏ nhất. Bán kính trung bình của Sao Thủy chỉ khoảng 2.439,7km; diện tích bề mặt khoảng 7,48x107km2 và khối lượng khoảng 330,22x1021kg. Tức là bán kính của hành tinh này chỉ bằng khoảng 0,3829 lần; diện tích bề mặt chỉ bằng 0,147 lần và khối lượng chỉ bằng khoảng 0,055 lần so với Trái Đất. Hành tinh này có lõi bằng sắt tương đối lớn cộng với lớp phủ bề mặt tương đối mỏng. Sao Thủy hầu như không có khí quyển và nó cũng không có vệ tinh tự nhiên.
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

3. Hành tinh nóng nhất

Thông thường hành tinh nào nằm gần sao chủ (như Mặt Trời) nhất sẽ có nhiệt độ cao nhất. Tuy nhiên điều này lại không chính xác ở Hệ Mặt Trời của chúng ta. Mặc dù Sao Thủy nằm gần Mặt Trời nhất nhưng do không có bầu khí quyển cộng với tốc độ quay rất “dị thường” nên nhiệt độ ở đây không thể giữ được đủ lâu và đủ cao - nhiệt độ bề mặt tối đa “chỉ” đạt khoảng 420ᵒC.

Bên cạnh đó, hành tinh thứ 2 tính từ Hệ Mặt Trời là Sao Kim cũng ở vị trí khá gần với sao chủ. Cộng với đó là bầu khí quyển có khối lượng lớn gấp 93 lần khối lượng bầu khí quyển của Trái Đất gồm chủ yếu là CO2 và SO2 để tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh nhất trong số cả 8 hành tinh. Những điều kiện trên là nguyên nhân khiến cho Sao Kim trở thành hành tinh nóng nhất Hệ Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt tối đa ít nhất đạt khoảng 462ᵒC.
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

4. Hành tinh lạnh nhất

Cũng tương tự như trường hợp của Sao Kim và Sao Thủy, trong khi đáng lẽ Sao Hải Vương - hành tinh cách xa Mặt Trời nhất - nắm giữ kỷ lục này thì trong thực tế, Sao Thiên Vương mới đang sở hữu danh hiệu hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt Trời. Theo các nhà thiên văn học, mặc dù Sao Hải Vương nằm xa Mặt Trời hơn so với Sao Thiên Vương, nhưng trong khi Sao Hải Vương phát tán lượng nhiệt năng vào vũ trụ bằng khoảng 2,61 lần năng lượng bức xạ mà nó nhận được từ Mặt Trời thì Sao Thiên Vương chỉ phát tán khoảng 1,1 lần. Điều này khiến cho lượng nội nhiệt của Sao Hải Vương lớn hơn và nó làm cho hành tinh này trở nên nóng hơn, dù chỉ một chút. Vì vậy mà nhiệt độ đo được trong khoảng lặng tầng đối lưu của Sao Thiên Vương xuống tới -224ᵒC còn với Sao Hải Vương là khoảng -221,4ᵒC.
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

Trên đây là một số thông tin để giải đáp cho các câu hỏi Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh, hành tinh nào nóng nhất, hành tinh nào lạnh nhất, hành tinh nào lớn nhất và hành tinh nào bé nhất mà nhiều người thường đặt ra. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm một số kiến thức thú vị và bổ ích về Hệ Mặt Trời - nơi Trái Đất thân yêu của chúng ta đang tồn tại.

Năm 2006, Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) đã đưa ra quy ước mới để xác định một hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Theo đó, Hệ Mặt Trời chỉ còn lại 8 hành tinh thay vì 9 như trước kia.
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

Hành tinh là gì? Thế nào là một hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?

Trước đây, hành tinh được định nghĩa là một thiên thể có khối lượng không đủ lớn để tạo ra phản ứng nhiệt hạch của chính nó đồng thời có thể chuyển dộng có quỹ đạo quanh một sao, hệ sao hay tàn dư sao hoặc di chuyển tự do trong không gian. Tuy nhiên, thiên văn học hiện đại đã quy ước lại định nghĩa về hành tinh. Cụ thể:

Hành tinh là một thiên thể chuyển động có quỹ đạo xung quanh một ngôi sao, hệ sao hay tàn dư sao (thường gọi là sao chủ hoặc sao mẹ), có đủ khối lượng để lực hấp dẫn của chính nó thắng được độ rắn của vật chất và tạo thành trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh đồng thời khối lượng này không quá lớn để phản ứng nhiệt hạch xảy ra. Hiểu một cách đơn giản hơn, một hành tinh là một thiên thể có hình cầu hay gần hình cầu (trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh) xoay quanh một ngôi sao, hệ sao hay tàn dư sao và có khối lượng không quá lớn để phản ứng nhiệt hạch xảy ra khiến hành tinh đó nóng lên và phát sáng như một ngôi sao.

Ngoài ra, theo quy ước của IAU, một hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời phải thoả mãn 3 điều kiện sau:

- Chuyển động có quỹ đạo quanh sao chủ là Mặt Trời.

- Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn thắng được độ rắn của vật chất và tạo nên trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh (có hình cầu hay đúng hơn là gần hình cầu).

- Chiếm ưu thế tuyệt đối về khối lượng trong quỹ đạo của mình (các thiên thể khác nằm trong cùng quỹ đạo có khối lượng không đáng kể, trừ vệ tinh của chính nó).

Như vậy theo quy ước trên, Hệ Mặt Trời sẽ gồm 8 hành tinh theo thứ tự là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Trước khi quy ước này được đưa ra, mọi người công nhận thêm một hành tinh thứ 9 thuộc Hệ Mặt Trời là Sao Diêm Vương. Tuy nhiên, hiện nay Sao Diêm Vương đã bị “giáng cấp” và trở thành một hành tinh lùn. Để biết vì sao Sao Diêm Vương bị loại ra khỏi các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, các bạn có thể tìm hiểu Tại Đây.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời được chia thành 2 nhóm:

- Hành tinh nhóm trong bao gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả. Đây là các hành tinh đá có thành phần cấu tạo chính là đất đá và các vật chất rắn.

- Hành tinh nhóm ngoài bao gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Đây là các hành tinh khí, có thành phần cấu tạo chính không phải đất đá và các vật chất rắn. Chúng có khối lượng lớn hơn rất nhiều lần so với các hành tinh nhóm trong.

Ngoài ra, vào năm 2016 các nhà thiên văn học đã tính toán và xác nhận sự tồn tại về mặt lý thuyết của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật hiện nay vẫn chưa cho phép loài người quan sát trực tiếp hành tinh này.
 

Kích thước và khối lượng của các hành tinh, hành tinh nào lớn nhất trong Hệ Mặt Trời?

Sao Thuỷ: Đường kính 4.878 km, khối lượng 3,3 x 10^23 kg.

Sao Kim: Đường kính 12.104 km, khối lượng 4,87 x 10^24 kg.

Trái Đất: Đường kính 12.756 km, khối lượng 5,98 x 10^24 kg.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Những điều ít người biết về Trái Đất - Hành tinh của chúng ta

Sao Hoả: Đường kính 6.787 km, khối lượng 6,42 x 10^23 kg.

Sao Mộc: Đường kính 142.796 km, khối lượng 1,9 x 10^27 kg.

Sao Thổ: Đường kính 120.660 km, khối lượng 5,69 x 10^23 kg.

Sao Thiên Vương: Đường kính 51.118 km, khối lượng 8,68 x 10^25 kg.

Sao Hải Vương: Đường kính 48.600 km, khối lượng 1,02 x 10^26 kg.
 

Có bao nhiều hành tinh lớn hơn Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

 

Như vậy các thông số trên đã trả lời cho câu hỏi hành tinh nào lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, đó chính là Sao Mộc. Hành tinh này nắm giữ kỷ lục cả về kích thước lẫn khối lượng. Đồng thời, nó có đường kính lớn hơn gấp 10 lần, khối lượng lớn hơn gấp 318 lần và thể tích lớn hơn gấp 1.321 lần thể tích Trái Đất của chúng ta. Lớn như vậy nhưng bán kính sao Mộc chỉ lớn bằng 0,1 lần bán kính Mặt Trời và khối lượng cũng chỉ bằng 0,001 lần.

Trên đây là những thông tin về kích thước, khối lượng của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức thú vị và hữu ích để hiểu hơn về Hệ Mặt Trời của chúng ta.