Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

QĐND Online – Sáng 23-7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu Quốc hội tại phiên họp. Ảnh: VPQH

Theo đó, giống như nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tiếp tục giữ nguyên cơ cấu với 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

18 bộ gồm:

1. Bộ Quốc phòng;

2. Bộ Công an;

3. Bộ Ngoại giao;

4. Bộ Nội vụ;

5. Bộ Tư pháp;

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

7. Bộ Tài chính;

8. Bộ Công Thương;

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

10. Bộ Giao thông vận tải;

11. Bộ Xây dựng;

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường;

13. Bộ Thông tin và Truyền thông;

14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

16. Bộ Khoa học và Công nghệ;

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo;

18. Bộ Y tế.

4 cơ quan ngang bộ gồm:

1. Ủy ban Dân tộc;

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

3. Thanh tra Chính phủ;

4. Văn phòng Chính phủ.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Cơ quan nào la cơ quan ngang Bộ của Nhà nước Công hóa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp. Ảnh: VPQH

* Trước đó, hôm qua (22-7), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Trong tờ trình, Thủ tướng cho biết, trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, cũng có những ý kiến đề xuất phương án đổi tên một số bộ, ngành và sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối một số bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận rất kỹ lưỡng, khoa học, thận trọng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch Covid-19, Chính phủ phải tập trung chỉ đạo thực hiện "mục tiêu kép" vừa quyết liệt chống dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo, giải quyết an sinh xã hội, ổn định đời sống, an toàn cho nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Đồng thời, căn cứ kết quả công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ đã được Quốc hội đánh giá chung tại Nghị quyết số 161/2021/QH14, việc trước mắt giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 là cần thiết, phù hợp.

PHƯƠNG HẰNG

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:28/09/2018

Tôi nghe người ta thường nhắc đến cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ. Nhưng về các bộ thì tôi sơ bộ cũng nắm được danh sách cụ thể nhưng còn 04 cơ quan ngang bộ của Chính phủ thì tôi chưa biết là bao gồm 04 cơ quan nào. Xin nhờ các bạn cung cấp giúp để tôi được biết?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

    Theo đó, theo quy định tại Nghị quyết 03/2011/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 02/8/2011 thì Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Trong đó, có 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ.

    Theo đó, theo quy định tại Nghị quyết này thì 04 cơ quan ngang bộ của Chính phủ bao gồm:

    1. Ủy ban Dân tộc;

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 13/2017/NĐ-CP thì Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

    Ủy ban Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 13/2017/NĐ-CP

    2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    Theo quy định tại Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

    3. Thanh tra Chính phủ;

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 50/2018/NĐ-CP thì Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

    Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 50/2018/NĐ-CP.

    4. Văn phòng Chính phủ.

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 150/2016/NĐ-CP thì Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

    Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Văn phòng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 150/2016/NĐ-CP.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!


  • Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

    Theo đó, theo quy định tại Nghị quyết 03/2011/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 02/8/2011 thì Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Trong đó, có 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau:

    Danh sách 18 Bộ:

    1. Bộ Quốc phòng;

    2. Bộ Công an;

    3. Bộ Ngoại giao;

    Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao được thực hiện theo quy định tại Nghị định 26/2017/NĐ-CP.

    4. Bộ Nội vụ;

    Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 34/2017/NĐ-CP.

    5. Bộ Tư pháp;

    Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định tại Nghị định 96/2017/NĐ-CP.

    6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2017/NĐ-CP.

    7. Bộ Tài chính;

    Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định 87/2017/NĐ-CP.

    8. Bộ Công thương;

    Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương được thực hiện theo quy định tại Nghị định 98/2017/NĐ-CP.

    9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2017/NĐ-CP.

    10. Bộ Giao thông vận tải;

    Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện theo quy định tại Nghị định 12/2017/NĐ-CP.

    11. Bộ Xây dựng;

    Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 81/2017/NĐ-CP.

    12. Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 36/2017/NĐ-CP.

    13. Bộ Thông tin và Truyền thông;

    Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo quy định tại Nghị định 17/2017/NĐ-CP.

    14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định 14/2017/NĐ-CP.

    15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thực hiện theo quy định tại Nghị định 79/2017/NĐ-CP.

    16. Bộ Khoa học và Công nghệ;

    Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 95/2017/NĐ-CP.

    17. Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo quy định tại Nghị định 69/2017/NĐ-CP.

    18. Bộ Y tế.

    Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế được thực hiện theo quy định tại Nghị định 75/2017/NĐ-CP.

    Danh sách 04 cơ quan ngang bộ:

    1. Ủy ban Dân tộc

    Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo quy định tại Nghị định 13/2017/NĐ-CP.

    2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước 2010.

    3. Thanh tra Chính phủ

    Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 50/2018/NĐ-CP.

    4. Văn phòng Chính phủ

    Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

    Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 150/2016/NĐ-CP..

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!