Con ngan miền Nam gọi là gì

Ngan và ngỗng là hai loài vật vô cùng quen thuộc, nhất là tại những vùng làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, phân biệt được hai loài vật này dễ dàng có thể làm nhiều người cảm thấy vô cùng khó khăn. Trong bài viết dưới đây, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp các bạn độc giả phân biệt sự khác nhau giữa con ngan và con ngỗng. Tham khảo ngay nhé!

1. Nguồn gốc

Tuy đều là gia cầm, đều có thể bơi, nhưng con ngan và con ngỗng có nguồn gốc xuất xứ hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể theo Wikipedia, con ngan được chăn nuôi (Danh pháp khoa học: Cairina moschata forma domestica) là loại ngan đã được thuần hóa, chọn giống trở thành một loài gia cầm và được đưa vào chăn nuôi rộng rãi để lấy các sản phẩm như thịt, trứng và lông cho nhu cầu của con người.

Ngan được chăn nuôi là loại ngan nhà đã thuần hoá.

Ngan nhà được thuần hóa đầu tiên tại châu Mỹ thời kỳ Thời kỳ tiền Colombo (pre-Columbian times) bởi những người da đỏ bản địa ở đây từ những phân loài ngan hoang dã biết bay. Người Tây Ban Nha đã gọi loài ngan nhà với cái tên là pato criollo hay là vịt creole (vịt của người Creole bản địa), ngoài ra còn có những cái tên bằng tiếng Tây Ban Nha khác để chỉ về giống này như pato casero (tức là vịt backyard) hay pato mudo (tức vịt câm).

 Ngỗng được nuôi phổ biến tại Việt Nam thường là ngỗng sư tử.

Trong khi, đó, loài ngỗng được chăn nuôi tại Việt Nam là ngỗng sư tử. Theo Wikipedia,  Ngỗng sư tử là ngỗng nhà bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi. Ở Việt Nam được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở phía Tây Hà Nội. 

Tại Việt Nam, chúng được đưa vào từ rất lâu cho đến nay nó gần như một giống nội cho sản lượng thịt cao hơn hẳn ngỗng cỏ.

2. Ngoại hình

Bằng mắt thường, bạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa con ngan và con ngỗng dưới đây.

Ngan mái thường có khối lượng từ 2-5kg, ngan trống thường nặng khoảng 5-8kg. Bạn có thể phân biệt con đực, con cái ngay từ ngày đầu tiên, mở lỗ huyệt ra. Con trống sẽ xuất hiện mấu lồi nhô lên, đó là gai giao cấu của chúng, ở con cái, không có mấu lồi đó. Con mái phải có mào đỏ, thân hình thon gọn, cân đối, bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông sáng, bóng áp sát vào thân, vùng xương chậu nở rộng.

Hình ảnh của một con ngan nhà.

Trong khi đó, con ngỗng có tầm vóc khá dữ tợn với bộ lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm. Mắt ngỗng nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to và nặng nhưng thân thịt màu hơi trắng. Mỏ và chân màu đen. 

Thân con ngỗng thường có hình chữ nhật, ngực nở và sâu. Bụng phệ, khi trưởng thành con đực có thể nặng tới 6kg/con, con cái nặng tầm 5kg/con.

Ngỗng thường có mào màu đen – một khối thịt nhô lên ở trán, có màu nâu đen như bờm sư tử. Mào của con ngỗng đực lớn hơn con ngỗng cái. Phần trên cổ có một vệt lông đen từ đầu đến thân, ở dưới có một yếm da thừa. Cánh, lưng, gốc đuôi và hai sườn màu xám đá. Lông ở ngực, bụng màu trắng phớt vàng đất.

3. Tập tính ăn

Tập tính ăn của con ngan và con ngỗng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, ngỗng có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 – 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 – 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở. 

Ngỗng có thể tăng tốc độ lớn kỷ lục nếu được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp. Tuy nhiên, ngỗng cũng có thể ăn rất nhiều thức ăn xanh như cỏ, các loại củ. Ngỗng được đánh giá là loài ăn tạp.

Con ngỗng là loài động vật ăn khá tạp.

Trong khi đó, ngan thường không tăng trọng nhanh như ngỗng nhưng vẫn được đánh giá là dễ nuôi, nhanh lớn, không tiêu tốn nhiều thức ăn, tỷ lệ nuôi sống rất cao cho thấy khả năng sinh tồn tốt.

4. Sản lượng trứng

Con ngan và con ngỗng cho ra sản lượng trứng rất khác nhau. Cụ thể, con ngan đạt sản lượng trứng từ 69-70 quả/năm, tỷ lệ phối và tỷ lệ nở cao đối với ngan trắng. Ngan loang đen trắng có sản lượng trứng từ 65-66 quả/năm; tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở cao, ngan mái ấp và nuôi con khéo. Và ngan đen, năng suất trứng 50-75 quả/mái/năm, thậm chí giảm xuống 26-36 quả/năm.

Sản lượng trứng của ngỗng khác với ngan. Ngỗng sinh sản theo mùa vụ, vụ đẻ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trứng ngỗng có khối lượng lớn so với các loại gia cầm khi nặng từ 160-180g. Chúng có sức đẻ rất lớn từ 50 – 70 quả/năm.

Những điểm khác nhau giữa con ngan và con ngỗng được Khacnhaugiua.vn tổng hợp trên đây hy vọng có thể mang đến cho các bạn độc giả những thông tin hữu ích nhất có thể áp dụng vào trong thực tế đời sống cũng như công việc chăn nuôi nói riêng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn nhé!

Loại thủy cầm được nuôi phố biến ở Việt Nam từ miền Bắc thường gọi là con ngan, đến miền Nam là con vịt Xiêm, thuộc loài Cairnia niochata với tên là Muscovy

  • Giống vịt Xiêm nội
  • Nhóm vịt Xiêm nhập nội

Vịt Xiêm có sức sống cao, có thể thích nghi với môi trường cạn và môi trường nước, chịu khó kiếm mồi, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con khéo. Ở Việt Nam, vịt Xiêm được phát triển ở hầu hết các địa phương với quy mô gia đình vài con đến vài chục. Vịt đẻ trứng, tự ấp và nuôi con 1 – 2 tháng lại đẻ tiếp lứa sau. Vịt Xiêm nội sinh sản quanh năm, mỗi năm đẻ 3 – 6 lứa phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, nếu không cho ấp thì vịt mái sớm đẻ lại và năng suất trứng cao hơn. Mỗi lứa đẻ khoảng 13 – 20 trứng. Hiện nay, do một số vùng coi vịt Xiêm là loại vịt đặc sản nên kỹ thuật nuôi cũng được cải tiến nhiều theo hướng sản xuất hàng hóa, nhập một số giống vịt Xiêm cao sản của Pháp tạo nên một ngành chăn nuôi mới có nhiều triển vọng phát triển tốt vì vịt Xiêm có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt, kiếm mồi giỏi, khả năng sử dụng thức ăn thô xanh như rau, bèo, cỏ tốt hơn vịt, sau 5 tuần có thể sử dụng 30 – 40% thức ăn thỏ xanh. Thịt vịt Xiêm thơm ngon, da mỏng ít mỡ, cơ ức và cơ đùi dày hơn vịt. Một nhược điểm của vịt Xiêm là trọng lượng vịt mái chỉ bằng 54% trong lượng vịt trống. Ở Việt Nam hiện có một số giống sau:

Giống vịt Xiêm nội

Vịt loang đen trắng (ngan sen): có tầm vóc thanh nhẹ, đi nhẹ nhàng, chiếm tỷ lệ lớn tới 65,41% trong tổng đàn vịt Xiêm. Khi mới nở vịt con có lông vàng rơm với những vết loang đen trên vùng đầu, cổ và thân, vịt trưởng thành có bộ lông loang đen trắng, mỏ và chân thường có màu xám.

Vịt loang đen trắng (ngan sen)

Vịt Xiêm trắng (ngan ré): có bộ lông trắng, dáng thanh nhẹ, chiếm khoảng 30% tổng đàn vịt Xiêm. Khi mới nở vịt con có màu lông vàng chanh, chân và mỏ vàng hoặc xám.

Vịt Xiêm đen (ngan trâu): toàn thân đen có ánh xanh biếc, thân hình to thô, nặng nề hơn hai loại vịt trên, chiếm số ít, khoảng 4, 5% trong tổng đàn.

Vịt Xiêm nội có đặc điểm chung là đầu thanh nhỏ, trán phẳng. Vịt xiêm chậm chạp, hiền lành, thích hợp nuôi trên vườn cũng như dưới nước. Trọng lượng 3 tháng tuổi vịt trống nặng 2,9 – 3 kg, vịt mái nặng 1,6 – 1,8 kg. Lúc 1 năm tuổi vịt trống nặng 3,8 – 3,9kg, vịt mái nặng 2 – 2,2 kg, Vịt Xiêm bắt đầu đẻ trứng lúc 6,5 tháng tuổi nếu nuôi dưỡng tốt, khi nuôi dưỡng kém có thể kéo dài tới 9 – 10 tháng mới bắt đầu đẻ.

Theo tác giả Lưu Kỷ, vịt Xiêm có thể khai thác đẻ trứng giống trong 3 năm, mỗi năm bình quân vịt loang đen trắng được 65 trứng, vịt trắng 69 trứng. Vịt Xiêm ấp và nuôi con giỏi, mỗi vịt mái một năm được khoảng 60 – 65 vịt con tương ứng.

Viện Chăn nuôi quốc gia nghiên cứu trên 2 giống vịt nội loang đen trắng và vịt trắng cho thấy năng suất của vịt Xiêm nội nuôi chăn thả với kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt rất khả quan.

Năng suất thịt của 2 giống vịt Xiêm nội

Khả năng sinh sản của hai giống vịt Xiêm nội

Nhóm vịt Xiêm nhập nội

Vịt Xiêm cao sản là sản phẩm của hãng Grimaud Freres của Pháp được nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90. Với năng suất cao, thịt có phẩm chất tốt, thích nghi cao với điều kiện khí hậu Việt Nam nên vịt Xiêm Pháp phát triển nhanh và mạnh ở các tỉnh phía Bắc. Những năm gần đây thịt vịt Xiêm được coi như món ăn, đặc sản của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Do thịt vịt Xiêm bị kiêng kỵ ở một số vùng nên phát triển chậm ở các tỉnh phía Nam. Hiện nay Viện Chăn nuôi quốc gia đang chọn lọc và phát triển 3 dòng vịt Xiêm cao sản.

Dòng vịt Xiêm R31 loang trắng đen: là dòng vịt nặng cân được tuyển chọn theo hướng siêu thịt. Vịt con mới nở có màu lông vàng chanh với những vết phớt đen ở lưng và đuôi. Vịt trưởng thành bộ lông loang trắng đen, thần hình to thô, nặng nề, ức phẳng. Mỏ trắng có vết đen, chân màu xám. Trọng lượng vịt con mới nở 60 – 65 g, trọng lượng lúc 10 – 11 tuần vịt trống nặng 4,5 kg, vịt mái nặng 2,4 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 68%.

Dòng vịt Xiêm R31 loang trắng đen

Tiêu tốn thức ăn/kg thể trọng là 2,7 – 3,0 kg.

Vịt bắt đầu đẻ lúc 26 – 28 tuần tuổi, vịt mái đẻ theo 2 chu kỳ, chu kỳ 1 từ 26 tuần tuổi kéo dài 24 – 28 tuần, chu kỳ 2 từ 64 – 86 tuần, kéo dài 22 – 24 tuần. Giữa 2 chu kỳ thay lông và ngưng đẻ khoảng 10 – 12 tuần. Sản lượng trứng 2 chu kỳ khoảng 180 – 190 quả, tỷ lệ trứng có phôi cao, 93 – 95 %t tỷ lệ ấp nở khoảng 80%.

Dòng vịt trắng R51: vịt con mới nở lông vàng rơm, con trưởng thành lông trắng tuyền, thỉnh thoảng có đốm đen trên đầu. Thân hình có vẻ nhẹ nhàng hơn dòng vịt loang, mỏ trắng co vết đen, chân vàng. Trọng lượng vịt con 60 – 65 g, có thể xuất thịt lúc 10 – 11 tuần tuổi với trọng lượng trống 4,0 – 4,2 kg, mái nặng 2,1 – 2,3 kg, tiêu tốn 2,8 – 3,0 kg thức ăn cho 1 kg thể trọng. Tỷ lệ thịt xẻ 66 – 67 %, Khả năng sinh sản tương đương với dòng vịt loang R31.

Vịt Xiêm siêu nặng: có bộ lông trắng tuyền, vịt con mới nở màu vàng rơm giống như vịt dòng R51 nhưng khả năng sinh trưởng cao hơn, ức phẳng, đùi lớn. Vịt con mới nở nặng 65 – 70 g, con trống nặng 4,6 – 5, 5 kg và con mái nặng 2, 8 – 3,0 kg lúc 10 – 11 tuần tuổi. Tỷ lệ thịt xẻ 62%. Khả năng sinh sản thấp hơn 2 dòng trên, bắt đầu đẻ lúc 28 tuần, sản lượng trứng 2 chu kỳ là 170 – 180 trứng.

Cả 3 dòng vịt Xiêm Pháp có tính thích nghi cao, có thể phù hợp với nuôi nhốt thâm canh trên sàn hoặc chuồng nền, cũng có thể nuôi thả vườn.

Video liên quan

Chủ đề