Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là của lịch sử

Mã câu hỏi: 11756

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: GDCD

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên? Câu này được giải thích thế nào? Liệu con người và xã hội loài người có phải là sản phẩm của tự nhiên không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Con người là sản phẩm của giới tự nhiên

Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên vì những lí do sau:

Loài người có nguồn gốc từ loài động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần tạo nên mặt xã hội trong con người. Nhờ vậy con người đã tách khỏi đời sống bản năng của động vật. Triết học Mac – Lênin đã khẳng định: Con người không phải được tạo ra bằng sức mạnh thần bí nào nà “tự bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên cùng phát triển với môi trường tự nhiên”.

Xã hội là kết quả phát triển tất yếu của giới tự nhiên: Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hóa lâu đai. Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao. Mọi sự biến đổi của xã hội do hoạt động của con người, sự hợp lực của quần chúng nhân dân tạo nên chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo nên.

Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên cho nên, xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.

=> Vì vậy chúng ta có thể phát biểu: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên.

2. Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử

Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là của lịch sử

Bên cạnh là sản phẩm của tự nhiên, con người còn là sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là chủ thể của lịch sử.

Xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, C. Mác đi đến quan niệm rằng, khuynh hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất - “kết quả của nghị lực thực tiễn của con người”. Hoạt động thực tiễn này, đến lượt nó, lại bị quy định bởi những điều kiện sinh tồn của con người, bởi “một hình thức xã hội đã tồn tại trước khi có những lực lượng sản xuất ấy”. Mỗi thế hệ con người bao giờ cũng nhận được những lực lượng sản xuất ấy do thế hệ trước tạo ra và sử dụng chúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mới. Nhờ sự chuyển giao lực lượng sản xuất này mà con người đã “hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người, hình thành lịch sử loài người”. Lực lượng sản xuất và do đó, cả quan hệ sản xuất - quan hệ xã hội của con người, ngày càng phát triển thì “lịch sử đó càng trở thành lịch sử loài người”. Với quan niệm này, C. Mác kết luận: “Xã hội... là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” và “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người”(6).

Kết luận này cho thấy, trong quan niệm của C. Mác, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, mà còn là chủ thể của hoạt động lịch sử và sáng tạo ra lịch sử. Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạo đời sống xã hội và qua đó, phát triển, hoàn thiện chính bản thân mình. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của tiến trình phát triển lịch sử; con người làm nên lịch sử của chính mình và do vậy, lịch sử là lịch sử của con người, do con người và vì con người.

3. Ví dụ con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử

Con người là chủ thể tạo nên lịch sử: Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta, nhân dân Việt Nam là những người đã đẩy lùi sự xâm lược của kẻ thù, viết nên lịch sử nước Việt nam độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Con người cũng là sản phẩm của lịch sử: Chứng kiến cảnh nước nhà lầm than, nhân dân có cuộc sống đau khổ chính là động lực khiến cha ông ta cầm súng đứng lên đấu tranh dành lại độc lập dân tộc, tạo nên những người anh hùng của lịch sử.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc giải thích câu nói Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đề bài

Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

Lời giải chi tiết

Nói con người là chủ thể của lịch sử vì:

- Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động, từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu.

- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:

+ Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội.

+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người, tạo của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống con người là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học, cảm hứng sáng tạo văn học, nghệ thuật. Chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật,...

- Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

+ Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội.

- Như vậy, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình.

Loigiaihay.com

Câu 2: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

Xem lời giải

Khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, lịch sử xã hội loài người được tạo nên và phát triển bởi các hoạt động có ý thức của con người...Điều này sẽ được chứng minh rõ cho các bạn trong bài học "con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội".

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình :

  • Con người tự tìm ra được công cụ lao động .
  • Chỉ có con người biết sử dụng công cụ lao động . Nhờ công cụ lao động mà con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật .Từ đó lịch sử loài người đựơc bắt đầu

b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội :

  • Để tồn tại và phát triển con người phải lao động s ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
  • Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.
  • Là kết quả của quá trình lao động  và sáng tạo của con người.
  • Ví dụ: - Lương thực,thực phẩm, tư liệu sinh hoạt…
  • Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hóa, tinh thần.
  • Con người là tác giả của các công trình văn hóa, nghệ thuật.
  • Ví dụ: Các kì quan thế giới.
  • Ở Việt Nam: Nhã nhạc cung đình Huế, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Di tích Tràng An, Vịnh Hạ Long…

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

  • Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội , mọi cuộc CMXH đều do con người tạo ra.
  • Ví dụ: từ CXNT-> CHNL->PK->TBCN->XHCN.

2. Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội.

a. Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội.

  • Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội.

b. Chủ nghĩa xã hội và sự phát triển toàn diện của con người

  • Xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, bình đẳng, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêu cao cả của CNXH nói chung,ở nước ta hiện nay nói riêng.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

B. BÀI TẬP

Câu 1: Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

Câu 2: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

Câu 3: Hãy điều tra thực tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người (ví dụ: Việc thực hiện chính sách định canh định cư, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người tàn tật, cô đơn, chính sách đối với giáo dục,...).

Câu 4: Trong cuộc sống hàng ngày có một số người lười lao động nhưng lại thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng. Dựa vào kiến thức con người là chủ thể của lịch sử, em có thể nói với họ điều gì?